‘Thế giới không quên chúng ta,’ dân Rohingya

Wai Wai Nu | DCVOnline

Một người hoạt động Rohingya lên tiếng cùng lúc Myanmar bị cáo buộc chủng

Wai Wai Nu, người vận động nhân quyền ở Miến Điện và là người phát ngôn của nhóm thiểu số Rohingya của nước này, phát biểu tại cuộc họp báo khai mạc Diễn đàn Tự do Oslo 2017 vào ngày 22 tháng 5 năm 2017 tại khách sạn Intercontinental ở trung tâm thành phố Oslo. Nguồn: Julia Reinhart tại Nur Nuroto qua Getty Images

Wai Wai Nu là một người hoạt động Rohingya, cựu tù nhân chính trị, và người sáng lập Mạng lưới Hòa bình Phụ nữ ở Myanmar. Kể từ khi ra tù năm 2012, Nu đã hết mình làm việc cho dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là nhân danh những phụ nữ bị thiệt thòi và các thành viên của dân tộc mình, sắc tộc thiểu số Rohingya. Xuất thân từ tiểu bang Rakhine, Myanmar, Nu được TIME chọn là Người Lãnh đạo Thế hệ tiếp theo năm 2017, và hiện đang học tại Đại học Columbia với học bổng của Quỹ Obama. Tuần này, Nu có mặt tại Tòa án Công lý Quốc tế, tòa án cao của U.N., ở The Hague, Hòa Lan để xét xử trong một vụ kiện mang tính bước ngoặt khi tuyên bố Myanmar đã vi phạm công ước năm 1948 về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng. Aung San Suu Kyi, nhân vật lãnh đạo của Myanmar, đang dẫn đầu khốii biện hộ cho Myanmar và hôm thứ Tư nói rằng “ý định diệt chủng không thể là kết luận duy nhất.”

Có mặt tại The Hague tuần này, tôi rất đau đớn và rất xúc động. Thật đau đớn khi thấy người mà chúng ta coi là một người lãnh đạo, như một biểu tượng dân chủ và là một tranh đâu cho hòa bình đứng lên và bảo vệ quân đội và tội ác của họ, trong khi xem thường sự đau khổ của người dân, thảm kịch và bạo lực và phủ nhận sự hiện hữu của chúng tôi.

Tôi rất hy vọng rằng điều này sẽ dẫn đến những tiến trình công lý thực tế. Nhiều người trong chúng ta ở Myanmar và ngoài Myanmar, những người hoạt động vì nhân quyền, hòa bình và công lý, và người Rohingya từ khắp nơi trên thế giới rất vui mừng khi thấy điều này. Đây là lần đầu tiên chúng tôi có cơ hội nói thật và thảo luận cởi mở, xác nhận sự đau khổ và có cơ hội cùng nhau lắng nghe tất cả mọi khuynh hướng. Tiến trình này có thể mất nhiều thời gian, nhưng đây là một khai mạc và đây là sự khởi đầu.

Gia đình tôi ở Rakhine đã sống trong một địa ngục trần gian, sống trong các nhà tù mở trong làng của họ, nhưng không có quyền xây dựng lại nhà cửa. Dì và chú của tôi bị mắc kẹt trong các trại Người di tản nội địa ở Sittwe, và anh em họ của tôi đang sống trong các trại mà không có cơ hội việc làm và đi học. Họ đã bị tước đi cuộc sống không được tận hưởng một đời sống như những con người khác.

Bà tôi 86 tuổi, có vấn đề sức khỏe nhưng không được chăm sóc. Những hạn chế trong việc di chuyển có nghĩa là bà tôi không thể thể đến bệnh viện đúng cách, và ở Rakhine không có  các cơ sở chăm sóc sức khỏe thích hợp cho người Rohingya.

Văn phòng Cao Ủy Tị nạn LHQ tại Buthidaung, Rakhine. Nguồn: OntheNet

Bà tôi đã sống ở làng Buthidaung, tiểu bang Rakhine suốt đời của cụ. Bà đã có một kinh nghiệm của cả  một đời lớn lên ở đó; Cụ như một nữ hoàng trong làng khi bà còn nhỏ, gia đình giàu có và có học thức, họ chăm sóc tất cả dân làng và thành phố và họ có rất nhiều đất đai.

May mắn là nhà của bà tôi không bị đốt cháy khi cả làng bị tấn công vào năm 2017. Đó là lần đầu tiên bà gọi cho chúng tôi và cụ nói hãy mang tôi đến bất cứ nơi nào tôi có thể làm được. Đó là những lời đau đớn nhất đôi với bà tôi mà chúng tôi từng nghe. Bà tôi không bao giờ muốn rời khỏi ngôi làng của mình hoặc căn nhà của mình bởi vì nhà và mộ của tổ tiên của chúng tôi ở đó, di sản của chúng tôi ở đó. Bây giờ bà tôi là một người xứ lạ và sống như một tù nhân trong nhà của mình mà không có đủ quyền có thức ăn và được chăm sóc sức khỏe.

Khi nói đến các vi phạm nhân quyền cốt lõi, như diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh, cộng đồng quốc tế có trách nhiệm bảo vệ theo luật pháp quốc tế. Đồng thời, tất cả chúng ta là con người có trách nhiệm trân trọng cuộc sống và sự hiện hữu của chúng ta, nhân loại của chúng ta và bảo vệ nó. Điều cần thiết là khi các cuộc khủng bố xảy ra ở một nơi nào đó, chúng ta đứng lên và chúng ta giúp đỡ sự sống còn và quyền được sống của người khác.

Aung San Suu Kyi biện hộ cho Myanmar chống lại cáo buộc diệt chủng Rohingya tại The Hague. Nguồn: TIME.com

Aung San Suu Kyi và chính thủ phạm đã liên tục phủ nhận tội ác và sự hiện hữu của chúng tôi trong nhiều chục năm, vì vậy đã đến lúc cộng đồng quốc tế phải đứng lên. Kinh nghiệm này đã khiến tôi cảm thấy rằng thế giới đã không quên chúng ta. Chúng ta cần nhiều sự lãnh đạo hơn cho nhiều cuộc khủng bố và tất cả các vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới – chứ không chỉ cho người Rohingya.

Tôi tin vào uy tín của tòa án, và tôi tin rằng điều này sẽ dẫn đến công lý thực sự cho các nạn nhân và sự đổi mới trong nước. Chính phủ Myanmar sẽ thực hiện các hành động cần thiết theo nghĩa vụ của họ đối với công ước diệt chủng, để ngăn chặn tội ác tàn bạo hơn nữa, để sửa chữa và bồi thường và mang lại công lý cho các nạn nhân. Và quan trọng hơn, mang lại sự bình đẳng và hòa bình cho người Rohingya và những người sắc tộc khác trong nước. Đây là những gì tôi đang mong đợi và tôi hy vọng sẽ thấy. Đây là một khoảnh khắc mà chúng ta có cơ hội để thừa nhận, nhận ra và sửa chữa.

Như đã nói với Suyin Haynes. Cuộc phỏng vấn này đã được tóm tắt và hiệu đính cho rõ ràng.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: ‘The World Has Not Forgotten Us.’ A Rohingya Activist Speaks as Myanmar Faces Genocide Case | Wai Wai Nu | TIME | Dec 11, 2019.