Nước Mỹ thất bại trước Covid-19

Paul Krugman | Trà Mi

Chung cuộc, ngày đánh bại coronavirus chưa xảy ra vì Mỹ không thể thắng. Cũng không phải vì chúng ta là một quốc gia không có khả năng đáp ứng. Không, chúng ta đã thua vì Trump và những người xung quanh ông ta đã quyết định, vì lợi ích chính trị của họ, để cho virus hoành hành.

Nhưng không phải vì là vì văn hóa của chúng ta mà vì tập đoàn lãnh đạo của chúng ta.

Nguồn: Pete Marovich cho Thời báo New York

Từ lúc nào thì Mỹ bắt đầu thua cuộc chiến chống lại coronavirus? Làm thế nào chúng ta trở thành hạ đẳng trên trường quốc tế, thậm chí không được phép đi du lịch châu Âu?

Tôi cho rằng chúng ta đã vào bước ngoặt từ ngày 17 tháng 4, ngày mà Donald Trump đã tweet

“GIẢI PHÓNG MINNESOTA”, rồi “GIẢI PHÓNG MICHIGAN” và “GIẢI PHÓNG VIRGINIA.” Làm như vậy, ông đã tuyên bố một cách hiệu quả sự hỗ trợ của Tòa Bạch Ốc đối với những người biểu tình đồi chấm dứt lệnh ở-tại-nhà mà các thống đốc đã ban hành để đưa đại dịch Covid-19 vào vòng kiểm soát.

Bất chấp những tweet mà Trump đã gởi đi, các thống đốc đảng Dân chủ vẫn giữ vững lập trường. Nhưng các thống đốc đảng Cộng hòa ở Arizona, Florida, Texas và các nơi khác đã tức thời dỡ bỏ lệnh ở-tại-nhà và chấm dứt nhiều hạn chế đối với hoạt động kinh doanh. Họ cũng, theo sự dẫn dắt của Trump, không buộc mọi người đeo mặt nạ, và Texas và Arizona không cho phép chính quyền địa phương quyền áp dụng những diều lệ đó. Họ gạt đi những lời cảnh cáo của giới chuyên gia y tế cho biết việc mở cửa lại sớm và bất cẩn có thể dẫn đến một làn sóng lây nhiễm mới.

Và virus đã đến

Đáng lẽ ổ dịch đầu tiên của Covid-19, tập trung ở New York đã dạy chúng ta bài học về cảnh giác. Lúc đầu tỷ lệ lây nhiễm gia tăng có vẻ như là một mối quan tâm nhỏ, đặc biệt là nếu người ta không có xét nghiệm đầy đủ, cho đến khi độ lây nhiễm bùng nổ với tốc độ kinh hoàng.

Nhưng cả giới chính khách đảng Cộng hòa lẫn chính quyền Trump đều không sẵn lòng chú ý đến bài học đó. Vào tuần thứ hai của tháng 6, số người lây nhiễm Covid-19 mới đã tăng mạnh ở Arizona và rõ ràng là đang gia tăng ở Texas. Tuy nhiên, các thống đốc của cả hai tiểu bang đó đã bác bỏ những lời kêu gọi tạm dừng mở cửa trở lại, khăng khăng cho rằng họ đang kiểm soát được mọi thứ.

Và vào ngày 16 tháng 6, dĩ nhiên, Tạp chí Phố Wall đã đăng một bài nghị luận ​​của Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố rằng không có và sẽ không có một đợt sóng thứ hai của coronavirus. Với thành tích của chính quyền Trump, điều này hầu như đảm bảo rằng làn sóng virus sắp đổ xập đến. Và nó đã đến.

Trong ba tuần qua, tình hình đã nhanh chóng trở nên rất nghiệt ngã. Các bệnh viện ở Arizona và Texas đang khủng hoảng. Và, vâng, chính việc mở lại sinh hoạt sớm đã trực tiếp gây ra hậu quả đó, và gián tiếp bằng cách gửi tín hiệu cho mọi người rằng nguy hiểm đã qua.

Nhưng tại sao nước Mỹ lại làm hỏng việc diệt dịch Covid-19 như vậy?

Đã có một nhiều lời bình luận về tác động của việc ứng phó với đại dịch cho rằng thất bại của chúng ta đã có sẵn từ nguồn gốc của văn hóa Mỹ. Lập luận đó cho rằng chúng ta quá tự do, quá mất lòng tin vào chính phủ, quá [vị kỷ] không bằng lòng chấp nhận những bất tiện nhỏ để bảo vệ người khác.

Và chắc chắn những điều này đã góp một phần đưa đên hậu quả hôm nay. Tôi không nghĩ rằng bất kỳ quốc gia tiên tiến nào khác (nhưng chúng ta vẫn là một quốc gia tiên tiến phải không?) Có số lớn người phản ứng với một cơn thịnh nộ tương đương khi được yêu cầu đeo mặt nạ trong siêu thị. Chắc chắn không có bất kỳ quốc gia tiên tiến nào khác, có những người biểu tình chống lại các biện pháp y tế công cộng sẽ vác súng đi vòng quanh và xâm chiếm quốc hội của tiểu bang. Và đảng Cộng hòa, ít nhiều cũng là độc nhất trong số các đảng chính trị lớn của phương Tây có cái nhìn thù địch với khoa học nói chung.

Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên, khi nhìn vào thất bại đại dịch một cách phi thường của Mỹ thì đó là cả một thất bại, từ trên xuống dưới.

Nguồn: Mou (Theo Moudakis), Toronto Star

Những cuộc biểu tình chống lệnh giới nghiêm này không phải là sự tự phát, hay do quần chúng thúc đẩy. Nhiều cuộc chống đối do giới hoạt động chính trị bảo thủ tổ chức và điều hợp. Những người đó có quan hệ chặt chẽ với ban vận dộng tranh cử của Trump và được giới tỷ phú cánh hữu tài trợ.

Và sự vội vã mở cửa hoạt động xã hội và kinh tế trở lại ở các bang miền nam khổng phải để trả lời cho yêu cầu của quần chúng mà vì thống đốc Cộng hòa đi theo sự dẫn dắt của Trump.

Động lực chính đằng sau việc mở cửa trở lại, theo như tôi có thể nói, là chính quyền, mong muốn có được số việc làm tăng lên trên đường đến tháng 11, để họ có thể làm những gì họ biết – khoe khoang về thành công kinh tế. Trên thực tế, việc đối phó với đại dịch vừa không phải là những việc Trump có thể làm được.

Tuy nhiên, trong trường hợp đó, tại sao Trump từ chối đeo mặt nạ hoặc khuyến khích người khác làm như vậy? Việc dùng mặt nạ nhiều hơn trong quần chúng sẽ là một cách để hạn chế lây nhiễm  mà không phải đóng cửa nền kinh tế.

Đấy là sự phù  phiếm của Trump – ông ấy tin rằng đeo mặt nạ khiến ông ta trông ngớ ngẩn, hoặc làm hỏng trang điểm của mình, hoặc một cái gì đó – chắc chắn đã ảnh hưởng đến việc Trump quyết định không đeo mặt nạ. Nhưng cũng đúng là mặt nạ nhắc mọi người rằng chúng ta chưa dẹp được coronavirus – và Trump muốn mọi người quên đi sự thật bất tiện đó.

Điều trớ trêu là việc Trump sẵn sàng đánh đổi cái chết của người dân để lấy được việc làm và lợi ích chính trị đã phản tác dụng.

Việc mở cửa trở lại đã dẫn đến sự gia tăng việc làm lớn vào tháng Năm và tháng Sáu, vì khoảng một phần ba số công nhân bị sa thải do hậu quả của đại dịch đã thuê làm việc lại. Nhưng tỉ lệ người ủng hộ cách làm việc của Trump và tương lái tái đắc cử của Trump vẫn tiếp tục trượt dốc.

Và ngay cả chỉ bàn đến điều kiện kinh tế thuần túy, việc vội vàng mở cửa trở lại có lẽ đã thất bại. Số việc làm chính thức sau cùng là con số tóm lược tình hình kinh tế từ tuần thứ hai của tháng Sáu; một loạt các chỉ số ngắn hạn cho thấy tăng trưởng đã chậm lại hoặc thậm chí đã đảo ngược ngay sau đó, đặc biệt là ở những tiểu bang mà Covid-19 đang bùng phát.

Rốt cuộc, ngày đánh bại coronavirus chưa xảy ra vì Mỹ không thể thắng. Cũng không phải vì chúng ta là một quốc gia không có khả năng đáp ứng. Không, chúng ta đã thua vì Trump và những người xung quanh ông ta đã quyết định, vì lợi ích chính trị của họ, để cho virus hoành hành.

Paul Krugman là một bỉnh bút ​​từ năm 2000 và cũng là một giáo sư xuất sắc tại City University of New York Graduate Center. Ông đã được trao giải thưởng Nobel năm 2008 về khoa học kinh tế nhờ công trình nghiên cứu về thương mại quốc tế và địa lý kinh tế. @PaulKrugman

© 2020 DCVOnline


Nguồn: How America Lost the War on Covid-19| Paul Krugman | The New York Times | July 6, 2020.

The New York Times cam kết đăng nhiều loại thư gởi ban biên tập. Chúng tôi muốn nghe những gì bạn đọc nghĩ về bài này hoặc bất kỳ bài viết nào của chúng tôi. Và đây, Email của chúng tôi: [email protected].

Bài này đã đăng trong ấn bản ngày 7 tháng 7 năm 2020, Phần A, Trang 18 của tờ New York với tiêu đề: How America Lost the War on Covid-19.