Úc có phải chọn giữa thương mại với Trung Hoa hay đứng về phía Mỹ trên Hồng Kông, Biển Đông hay không?

John Power | DCVOnline

Canberra đã báo hiệu rằng họ sẽ không đứng về phía Washington trong một cuộc chiến tranh lạnh mới với Bắc Kinh – những người hoài nghi hỏi liệu họ có cách nào không?

Hải quân Úc và Nhật Bản đã tham gia với Hải quân Hoa Kỳ trong các cuộc tập trận gần đây ở Biển Đông. Ảnh: Handout

Úc là một trong những đồng minh an ninh đáng tin cậy nhất của Mỹ, nhưng làm đối tác thương mại lớn nhất giận, họ sẽ phải trả giá đắt

Tuần trước khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi thành lập một “liên minh những nước dân chủ” chưa được xác định rõ ràng để đối phó với Trung Hoa, Úc là một trong những quốc gia mà ông có thể đã nghĩ đến.

Tuần này, giới chức ngoại giao và quốc phòng hàng đầu của Úc đã nói rõ rằng Canberra sẽ không đồng bộ với đồng minh hiệp ước – ngay cả khi họ cùng những đối tác Hoa Kỳ nhấn mạnh lợi ích chung và có lời chỉ trích Bắc Kinh mạnh nhất. Hôm thứ ba, sau khi Ngoại trưởng Úc Marise Payne và bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold kết thúc cuộc hội đàm thường niên với ông Pompeo và bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Payne cho biết,

“Tuy đồng minh  cùng làm việc trên cơ sở nhưng ‘giá trị chung’, nhưng Úc ‘có quyết định riêng của mình’”.

Marise Payne

Đáng chú ý, Payne đã nói rõ về hy vọng của Canberra về mối quan hệ mang tính xây dựng với Bắc Kinh, đối tác thương mại lớn nhất của Úc – hoàn toàn trái ngược với tuyên bố gần đây của ông Pompeo cho rằng quan hệ của Mỹ với Trung Hoa là một thí nghiệm thất bại.

Pompeo kêu gọi tất cả các quốc gia khác  chống lại Trung Hoa trong chuyến thăm Vương quốc Anh. Nguồn: SCMP

“Mối quan hệ mà “chúng tôi có với Trung Hoa rất quan trọng và chúng tôi không có ý định làm gây thiệt hại cho nó, nhưng chúng tôi cũng không có ý định làm những việc trái với lợi ích của mình.”

Marise Payne

Kết quả cuộc Tham vấn hàng Bộ trưởng giữa  Úc và Hoa Kỳ (AUSMIN) hàng năm phản ảnh sự cân bằng tế nhị mà Canberra đang tìm cách giữ vững khi cần một lập trường cứng rắn hơn đối với các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Hoa trong khu vực trong khi vẫn giữ khoảng cách với các chính sách và nhưng luận cứ táo bạo nhất của chính quyền Trump .

James Laurenceson, giám đốc Viện Quan hệ Úc–Trung cho biết dù Canberra cảm thấy ngày càng thoải mái khi phải đẩy lùi Bắc Kinh, nhưng họ sẽ không “thay  chủ nghĩa thực dụng bằng ý thức hệ như là hệ thống chính trong quan hệ với Trung Hoa.”

Nhắc đến tờ báo lá cải dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa thường xuyên đăng các bài xã luận bốc lửa chỉ trích Canberra, Laurenceson nói,

“Trong bối cảnh căng thẳng chính trị và các bài xã luận chan chát trên tờ Thời báo Hoàn cầu, rất dễ bỏ lỡ những yếu tố quan trọng trong mối quan hệ song phương, như hợp tác thương mại và nghiên cứu, vẫn ở tình trạng rất lành mạnh.”

James Laurenceson
Ngoại trưởng Úc Marise Payn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper. Ảnh: Reuters

“Cho đến nay, cả Canberra và Bắc Kinh đều khôn khéo để những gia đình và doanh nghiệp Úc và Trung Hoa thực hiện nhưng điều mà họ coi là vì lợi ích của họ. Cho đến khi chuyện đó thay đổi, các nguyên tắc kinh tế cơ bản sẽ chiếm ưu thế, dù có một mớ hỗn độn bên rìa.” J

ames Laurenceson

Hy vọng vấn đề sẽ biến mất?

Nhưng Hugh White, giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng tại Đại học Quốc gia Úc ở Canberra, cho biết chính phủ vẫn chưa có “chính sách rõ ràng” về cách giải quyết sự thù nghịch Mỹ–Trung mặc dù rõ ràng Úc sẽ không hỗ trợ một “cuộc chiến tranh lạnh mới với Bắc Kinh”.

White nói,

“Thoái thác chiến tranh lạnh của Pompeo là một chuyện, nhưng nói rõ cách ứng phó thay thế là một chuyện khác. Họ có vẻ như vẫn còn hy vọng rằng vấn đề sẽ biến mất. Điều đó sẽ không xảy ra.”

Hugh White

Những cuộc đàm phán AUSMIN được theo dõi sát cho thấy ​​Canberra và Washington đã cam kết hợp tác lớn hơn trong những lĩnh vực gồm quốc phòng, an ninh mạng và sức khỏe để đẩy nhanh sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch Covid-19 và tăng cường sự ổn định, thịnh vượng và khả năng phục hồi của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Dù tránh xa luận điệu diều hâu của chính quyền Trump, tuyên bố chung của cuộc họp  vẫn có lời chỉ trích trực tiếp và chắc chắn nhất đối với Bắc Kinh cho đến nay. Hai bên nhấn mạnh sự đàn áp người Uygur và những dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương; luật an ninh quốc gia ở Hong Kong đã “làm chế độ pháp trị bất ổn và làm suy yếu các quyền tự do ngôn luận, gồm cả quyền cho giới báo chí, và quyền tự do tập hợp trong hòa bình”; và những tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là “không có giá trị theo luật quốc tế”.

Một bảng công báo của chính phủ Hoa lục về luật an ninh quốc gia ở Hong Kong. Đạo Luật này đã gây ra xích mích giữa Úc và Trung Hoa. Ảnh: AFP

Nhưng Úc cũng không cam kết Canberra sẽ cùng Mỹ tham gia tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bất chấp những lời Washington kêu gọi họ làm như vậy.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Linda Reynold chỉ nói rằng vấn đề này là một “chủ đề để thảo luận”. Bà nhận định như vậy sau khi Canberra tuần trước đưa ra một thay đổi lớn trong chính sách, lần đầu tiên cùng Washington tuyên bố những tuyên bố chủ quyền quá mức của Bắc Kinh tại Biển Đông là bất hợp pháp. Bắc Kinh tuyên bố khoảng 90% vùng biển – nơi có trữ lượng dầu khí lớn chưa được khai thác và là đường vận chuyển khoảng một phần ba hàng hóa toàn cầu – bất chấp phán quyết năm 2016 của tòa án quốc tế rằng tuyên bố của Trung Hoa không có cơ sở trong luật pháp quốc tế.

Theo Ashley Townshend, giám đốc chính sách đối ngoại và quốc phòng tại Đại học Nghiên cứu Hoa Kỳ, Đại học Sydney,

“Úc và Hoa Kỳ có mối quan hệ rất chặt chẽ khi nói đến trật tự khu vực và chính sách của Trung Hoa nhưng những lợi ích đó không hoàn toàn đối xứng. Nó đã như vậy trong những năm trước đây và sẽ vẫn như thế trong tương lai.”

Ashley Townshend
Các thủy thủ Mỹ quan sát hàng không mấu hạm USS Ronald Reagan từ USS Nimitz trong lúc hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: EPA

Tòa Đại sứ Trung Hoa tại Úc hôm thứ Tư đã đưa ra một tuyên bố lên án tài liệu AUSMIN về “những cáo buộc và tấn công vô căn cứ đối với Trung Hoa về các vấn đề liên quan đến Hong Kong, Tân Cương và Biển Đông”. Bản tuyên bố viết,

“Tuyên bố của họ, bất chấp các sự kiện căn bản, đã vi phạm luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản lèo lái những mối quan hệ quốc tế và can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Hoa.”

CHNDTrung Hoa

Bản tuyên bố cũng thúc giục Úc “làm nhiều việc có lợi cho sự tin tưởng lẫn nhau và sự hợp tác giữa Hai nước”.

“Chúng tôi nhắc lại rằng phía Trung Hoa không nao núng trong việc giữ vững chủ quyền quốc gia, an ninh và các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia. Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và an ninh khu vực.”

CHNDTrung Hoa

Canberra, một đồng minh đang tin cậy của Hoa Kỳ đã tham chiến trong mọi cuộc chiến lớn của Mỹ kể từ Thế chiến II, đã thấy mình bất hòa với Bắc Kinh trong những tháng gần đây về các vấn đề khác gồm những cáo buộc gián điệp và các vụ phân biệt chủng tộc đối với người Trung Hoa ở Úc.

Phụ thuộc vào thương mại với Trung Hoa

Đồng thời, Úc phụ thuộc vào Trung Hoa như một nước có một phần ba hàng hóa xuất cảng của mình, với thương mại hai chiều trong năm 2018–2019 lên tới 235 tỷ đô la Úc (168 tỷ đô la Mỹ). Sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào Trung Hoa đã nổi bật trong năm nay khi Bắc Kinh áp đặt hạn chế việc nhập cảng lúa mạch và thịt bò Úc – những hành động được coi là sự trả đũa cho lời kêu gọi của Canberra về một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của đại dịch.

Hạt lúa mạch tại một nông trại ở Victoria, Australia. Các hạn chế của Bắc Kinh đối với lúa mạch và thịt bò Úc được coi là sự trả đũa đối với các cuộc gọi của Canberra cho một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của coronavirus. Ảnh: Bloomberg

Tuần này, Michael Clifton, Giám đốc điều hành của nhóm chuyên gia cố vấn China Matters nghĩ rằng “bầu không nhí nhiễm độc” đã ngăn chặn các doanh nghiệp Úc tham gia vào cuộc tranh luận về Trung Hoa vì sợ bị dán nhãn là những kẻ biện hộ cho Bắc Kinh. Trong một bản tin do nhóm chuyên gia cố vấn phát hành hôm thứ Tư, ông nói,

“Doanh nghiệp của Úc biết rằng họ sẽ phải chịu thiệt thòi nếu có sự đóng băng dài hạn trong mối quan hệ với Trung Hoa [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, PRC]. Tuy nhiên, trừ khi nó nói một cách quyết đoán hơn về lợi ích thương mại giữ Úc–PRC, thì đây sẽ là kết quả.”

Michael Clifton

Clifton nói rằng nhiều người Úc sẽ

“Cảm thấy nhẹ nhõm và niềm tự hào thầm lặng khi nghe Marise Payne nói rằng ‘chúng tôi tự đưa ra quyết định, phán đoán của riêng mình vì lợi ích quốc gia Úc và về việc bảo vệ an ninh, thịnh vượng và giá trị của chúng tôi’.”

Michael Clifton

Alistair Nicholas, một chuyên gia tư vấn thương mại độc lập, cho biết ông thấy các tín hiệu ngoại giao tại AUSMIN là cơ hội để xây dựng cầu nối với Bắc Kinh. Nicholas, trước đây đã lãnh đạo China Matters, cho biết

“Phần lớn mối quan hệ chúng ta có với Trung Hoac, được xây dựng trong hơn 30 năm gắn bó tích cực, và còn phạm vi đáng kể để tìm cơ hội cải thiện mối quan hệ này.”

Alistair Nicholas

Ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ đang xem xét lệnh cấm đối với TikTok và các ứng dụng khác của Trung Hoa, đồng thời ca ngợi Google, Facebook, Twitter

“Mối quan hệ tốt là lợi ích chung của chúng ta. Tất nhiên, cả hai bên cần phải cố gắng; cả hai bên cần bớt lại những luận điệu và cần có tính chất ngoại giao hơn trong giao tiếp, kể cả về sự khác biệt ở những vấn đề chính.”

Mike Pompeo

Nhưng Richard McGregor, một thành viên cao cấp tại Viện Lowy có trụ sở tại Sydney, đã bày tỏ sự hoài nghi về sự hợp tác mang tính xây dựng vì có quá nhiều “hành trang nặng nề” giữa hai bên.

McGregor nói, “Úc cho rằng họ còn có thể quan hệ mang tính xây dựng nhưng không có nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh làm như vậy” và nói thêm người ta nghi ngờ rằng Trung Hoa nhận thấy “ý nghĩa quan trọng” trong lập trường của Úc khác với Mỹ.

“Hiện tại, các bộ trưởng Trung Hoa đang từ chối nói chuyện với các đối tác Úc. Có rất ít cơ sở để đi đến sự cải thiện đáng kể trong quan hệ hai nước.”

Richard McGregor

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Wang Yi (Vương Nghị) kêu gọi đối tác Hoa Kỳ Mike Pompeo chấm dứt những “hành động và lời nói sai lầm”

Tác giả | John Power gia nhập SCMP từ 2018 sau gần một chục năm làm báo ở khu vực châu Á. Ông là phóng viên của Asia Desk và This Week in Asia, với trọng tâm đặc biệt về Nam Hàn

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Must Australia choose between trade with China and siding with US on Hong Kong, South China Sea? | John Power | SCMP | July 30, 2020.