Dịch COVID-19 đang bùng nổ, tại sao thành công của khu vực sông Mekong lại kết thúc?
Alastair McCready (Phnom Penh), Wanpen Pajai (Bangkok), Govi Snell (Phú Quốc / Sài Gòn) | DCVOnline
Dù ba tháng trước gần như không có, số người chết mỗi ngày ở Việt Nam là con số cao nhất trong 4 nước vùng châu thổ song Cửu Long, cao hơn cả số người chết ở Thái Lan dù nước này có số người nhiễm COVID-19 nhiều hơn. Nguyên nhân lớn nhất chỉ có thể vì Việt Nam không chuẩn bị mua thuốc từ trước nên không có để có thể chích ngừa nhanh trong lúc dịch bệnh đang bùng phát.
Cho đến thời gian gần đây các nước ở khu vực sông Mekong đã được ca ngợi vì đã xuất sắc kiểm soát được sự lây lan của Covid-19. Nhưng những tuần gần đây số người nhiễm bệnh đang bùng nổ trên khắp Campuchia, Thái Lan và Lào, khiến Việt Nam phải đề cao cảnh giác và giới quan sát đặt câu hỏi chuyện gì đã xảy ra.
Những người đạp xích lô chờ khách ở một góc vắng vẻ tại Phnom Penh. Ảnh: Alastair McCready
Rất ít lần đi chơi ở hộp đêm có thể gây ra hậu quả thảm khốc như cuộc tụ tập vào đầu tháng 2 tại N8, một địa điểm giải trí dành cho người lớn không có cửa sổ ở một quận không ngờ của thủ đô Phnom Penh của Campuchia.
Hai phụ nữ, vô tình mang biến thể Alpha của Covid-19 lây nhiễm mạnh hơn, tên dễ gọi là biến thể Alpha, sẽ lây nhiễm cho rất nhiều ở N8 vào đêm 8 tháng 2 khi họ giao tiếp giữa đám đông. Họ là hai trong số bốn phụ nữ — từ Dubai đến một ngày trước đó trên một máy bay tư nhân, trong làng mãi dâm cao cấp của thành phố — đã được một ma cô vo danh đưa ra khỏi vòng kiểm dịch tại khách sạn Sokha sang trọng vào tối hôm đó.
Trong cuộc tập hợp gọi là Sự kiện cộng đồng ngày 20 tháng 2, 31 người lây nhiễm được liên kết với cuộc tụ tập vào đêm 8 tháng 2 tại N8 và những ngày tiếp theo. Một trong hai phụ nữ được cho là đã quay lại hộp đêm năm lần trước khi cả hai bị bắt trở lại khu vực cách ly vào ngày 16 tháng Hai.
Hai tháng kể từ khi sự việc xảy ra, tổng số người nhiễm COVID-19 trên toàn quốc đã tăng theo chiều xoắn ốc từ hàng trăm đến hàng nghìn khi hệ thống y tế của Campuchia sụp đổ. Chuyên gia dịch tễ, bác sĩ Kinzer, một viên chức thuộc dịch vụ y tế công cộng của Hoa Kỳ đang công tác tại văn phòng Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh ở Campuchia, nơi ông giữ nhiệm vụ giám đốc chương trình an ninh y tế toàn cầu. Bs Michael Kinzer, cho biết, tất cả các bằng chứng hiện có cho sự gia tăng lây nhiễm nhanh chóng này đều tập trung vào một nơi. Ông nói,
“Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ trường hợp nào của [Campuchia] không liên quan đến một người đã nhiễm COVID-19 nhập cảnh ngày 20 tháng 2.”
Dr Michael Kinzer
Mặc dù Campuchia đã trải qua những đợt dịch nhỏ trước đây, nhưng sự xuất hiện ngày càng nhiều của biến thể Alpha đã làm vượt quá khả năng kiểm soát và truy nguyên của họ. Kinzer nói thêm,
“COVID-19 có thể lây lan rất nhanh trong khi chúng tôi đang cố gắng đuổi theo. Chúng tôi vẫn chưa kiểm soát được đợt bùng phát này. Trong vài ngày qua, chúng tôi đã ghi nhận những con số phá kỷ lục người nhiễm bệnh hàng ngày.”
Dr Michael Kinzer
Campuchia không phải là nơi duy nhất bị COVID-19 lây lan nhanh chóng kể từ tháng Hai. Trong khi thảm họa sức khỏe cộng đồng đang diễn ra ở Ấn Độ đang là tiêu đề trên báo chí toàn cầu, một cuộc khủng hoảng bùng phát chậm hơn đang xuất hiện trên khắp vùng châu thổ sông Mekong của Đông Nam Á, với Thái Lan và Lào cũng thấy số người lây nhiễm tăng đột biến trong những tuần và tháng gần đây.
Từng được ca ngợi là nghiên cứu trường hợp độc nhất (unique case studies) trong việc ngăn chặn được virus một cách thành công, dường như miễn nhiễm với những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe của nó, ba quốc gia này hiện đang bùng phát dịch bệnh do các biến thể virus lây nhan, biên giới lỏng lẻo và tụ tập ngày nghỉ lễ. Với việc virus lây lan ngay trước cửa nhà, nhà chức trách Việt Nam đang lo lắng chuẩn bị cho những gì dường như không thể tránh dược của một cuộc bùng phát. Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, nhưng nước này hiện đã tham gia cùng các nước láng giềng trong cuộc chiến ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 trước khi vượt quá tầm kiểm soát tại một khu vực có gần 200 triệu người.
Bác sĩ Jessica Manning, một nhà nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia (NIH), nói với Globe rằng biến thể Alpha đã bóc tẩy nhiều huyền thoại được cho là khu vực sông Mekong có khả năng chống lại virus.
Manning, người đã nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm ở Campuchia từ năm 2017, quay sang theo dõi Covid-19 tại đây từ tháng Giêng cho biết,
“Chúng tôi nghĩ rằng có bí ẩn này ở sông Mekong, rằng có thể Đông Nam Á đang phát triển tốt hơn so với những nơi khác trên thế giới vì khả năng miễn dịch đã có từ trước.
Dr Jessica Manning
Nhưng với những biến thể mới đã bùng phát, điều tồi tệ hơn rất nhiều là chúng ta không còn giữ những suy nghĩ về việc người Campuchia, người Thái hoặc người Việt Nam có một số lá chắn liên quan đến khả năng miễn dịch đã có từ trước. Biến thể Alpha đã bắn nát tất cả những điều đó.”
Dịch bùng phát ở Thonglor và vượt sông Mekong
Trong ký ức gần đây, Campuchia vẫn tự hào về một số thống kê y tế công cộng tốt nhất về việc phòng chống Covid-19 trên toàn cầu. Tính đến cuối tháng 1, Vương quốc này ghi nhận số người nhiễm bệnh trên đầu người thấp thứ tư trên toàn thế giới và cũng là quốc gia lớn nhất về dân số khi báo cáo không có người chết nào trong số những nước có hơn 20 người nhiễm bệnh. Tại thời điểm đó, các biện pháp y tế công cộng đơn giản đã đủ hiệu quả trong việc ngăn chặn virus.
Manning cho biết: “Với loại virus hoang dã [thời kỳ đầu], Campuchia dường như có kết quả tốt với các biện pháp y tế công cộng như kiểm dịch, phong tỏa, đóng cửa trường học, truy tìm tiếp xúc tốt.
Nhưng kể từ đêm bất hạnh đó, số người nhiễm bệnh đã tăng từ 516 vào ngày 20 tháng 2 lên 17,621 vào ngày 7 tháng 5. Biến thể Alpha, hiện nay là biến thể thống trị tại Campuchia, theo Kinzer và Manning, đã lây lan với hiệu quả tàn nhẫn. Số người chết cũng bắt đầu tăng lên với 114 người chết khi báo lên mạng — xóa tan một huyền thoại khác về dân số trẻ, kiên cường của Campuchia. Kinzer nói,
“Tôi không nghĩ rằng chỉ có một yếu tố duy nhất, nhưng sự căng thẳng chắc chắn đã góp phần. Chúng tôi biết rằng đó là một biến thể dễ lây nhiễm hơn, có ý kiến cho rằng đó là một biến thể nghiêm trọng hơn. Khả năng lây nhiễm đã thực sự thể hiện qua việc các con số đã tăng lên nhanh chóng như thế nào.”
Trên vùng biên giới phía tây bắc của Campuchia, những tuần gần đây cũng đã thấy sự leo thang đáng kể trong nhưng vụ lây nhiễm được xác nhận ở Thái Lan. Quốc gia này hiện đang trải qua đợt lây nhiễm thứ ba trong đợt bùng phát tồi tệ nhất.
Tháng vừa qua Thái Lan đã kết thúc thành công tương đối trong việc ngăn chận lây truyền trong phần lớn năm 2020. Cho đến ngày 5 tháng 4 năm nay, đã có tổng số 29.321 người lây nhiễm và 95 người chết kể từ người nhiễm bệnh đầu tiên được ghi nhận ở Thái Lan vào ngày 13 tháng 1, 2020. Chỉ tính riêng trong ngày 7 tháng 5, cả nước đã đạt mực nhiễm cao kỷ lục với 2.044 người mới nhiễm bệnh và 27 người chết, thêm vào tổng số 78.855 người nhiễm bệnh và 363 người chết.
Số người nhiễm bệnh hàng ngày bắt đầu tăng vọt vào tuần đầu tiên của tháng 4, tăng gần 10 lần từ 58 người vào ngày 2 tháng 4, lên 559 người vào ngày 9 tháng 4. Những người lây nhiễm này phần lớn bắt nguồn từ một nhóm mới xuất hiện từ các hộp đêm ở khu giải trí về đêm nổi tiếng của Bangkok, Thonglor.
Bác sĩ Rick Brown, giám đốc chương trình y tế cấp cứu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới ở Thái Lan cho biết:
“Bằng chứng tốt nhất mà chúng tôi có là sự gia tăng bắt đầu do sự lây truyền ở khu vực [Thonglor] giữa những người tương đối trẻ, những người rất hay di chuyển.”
Dr Rick Brown
Dịch bùng nổ tại Bangkok có liên quan đến việc phát giác ra biến thể Alpha trong 24 trên 504 người nhiễm COVID-19 từ các địa điểm vui chơi giải trí, những người lây nhiễm địa phương đầu tiên được biết đến liên quan đến biến thể Alpha này. Brown ước tính 98% những người bị nhiễm đang lưu hành ở Thái Lan là do biến thể Alpha.
“Bởi vì [ổ dịch ở Thonglor] phần lớn ảnh hưởng đến những người tương đối trẻ, nhiều người trong số đó không có triệu chứng hoặc họ chỉ có các triệu chứng rất nhẹ. Điều đó đã tạo ra một tình trạng đưa đến việc lây lan của dịch.”
Vào giữa tháng 4, đợt bùng phát ở Thái Lan đã lan sang Lào, một quốc gia gần như hoàn toàn không bị ảnh hưởng đến sức khỏe vì COVID-19 cho đến thời điểm đó. Bác sĩ Chansaly Phommavong, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Hợp tác thuộc Bộ Y tế CHDCND Lào, cho biết những người mắc bệnh này liên quan đến việc bất thường qua biên giới chung và lỏng lẻo của Lào và Thái Lan.
Ông nói với Globe,
“Chúng tôi đã biết rằng có những trường hợp nhập cảng từ Thái Lan vào Lào. “[Những người đã có bệnh Covid] đã không đi qua các trạm kiểm soát chính thức, họ bí mật nhập cảnh vào Lào xung quanh các khu vực gần sông Mekong.”
Dr Chansaly Phommavong
Một trường hợp liên quan đến một công dân Lào đã gặp hai công dân Thái Lan bị nhiễm bệnh đã vượt qua bờ sông Mekong của Lào bằng phương tiện không chính thức vào ngày 6 tháng 4. Một trường hợp thứ hai liên quan đến một công dân Lào đã đến Bangkok để sửa sắc đẹp vào ngày 7 tháng Tư, qua lại bằng các phương tiện không chính thức đến thủ đô Viêng Chăn của Lào khi bị nhiễm bệnh. Vụ thứ ba liên quan đến một người đàn ông đang làm việc ở Bangkok và đã qua Lào bằng thuyền vào ban sớm ngày 11 tháng 4 trước khi có kết quả xét đã nhiễm COVID-19.
Cho đến ngày 9 tháng 4 năm nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 49 người nhiễm COVID-19. Tính đến ngày 6 tháng 5, theo số liệu có gần đây nhất, con số này đã tăng lên 1.177 người được xác nhận nhiễm bệnh, mặc dù Vientiane bị đặt trong tình trạng phòn tỏa bán phần gần hết tháng Tư. Số người chết vẫn ở con số không.
Theo văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Lào, tính đến ngày 28 tháng 4, có bảy nguồi nhiễm biến thể Alpha được xác nhận trong nước. Tuy nhiên, Bác sĩ Chansalay vẫn lạc quan khi nói chuyện với Globe. Ông nói,
“Hy vọng rằng trong tuần tới, chúng tôi sẽ kiểm soát được sự bùng phát của dịch bệnh.”
Tìm những bí ẩn của đại dịch ở vùng đồng bằng song Cửu Long
Những ổ dịch bùng phát gần như đồng loạt trên khắp khu vực đã khiến giới chuyên gia về virus xắp xếp những bí ần để trả lời một câu đố phức tạp xuyên biên giới.
Trong khi ở Campuchia, biến thể Alpha có nguồn gốc rõ ràng và chắc chắn, và Lào có thể nói vì đường biên giới lỏng lẻo và nhập virus từ Thái Lan sang, mối liên hệ virus giữa hai vương quốc vẫn còn là một điểm suy đoán. Cuộc di cư xuyên biên giới lâu đời giữa Campuchia và Thái Lan, chậm lại nhưng không dừng lại trong đại dịch, là một con đường quan trọng để tìm hiểu đối với hầu hết mọi người.
Manning cho biết,
“Thực tế là Thái Lan, Lào và Campuchia luôn có biên giới lỏng lẻo và sự di cư của người dân, thật tắc trách nếu chúng ta không hiểu rằng nó không liên hệ theo một cách nào đó.
Bất chấp những nỗ lực tốt nhất của các quốc gia này trong việc ngăn chặn người dân của họ, chúng tôi biết hàng triệu người đã di chuyển qua những biên giới này mỗi năm và vẫn phải có một làn di dân ngay cả trong tình hình hiện tại.”
Dr Jessica Manning
Trong chưa khẳng định về nguyên nhân người qua biên giới, Brown đồng ý rằng dựa trên các mốc thời gian ổ dịch bùng phát, có “bằng chứng gián tiếp” cho rằng sự lây lan đi từ Campuchia sang Thái Lan. Bản thân Manning rất muốn khám phá ra mối liên kết này, nhưng nói rằng cần có sự hợp tác đáng kể trong khu vực để xác lập một cách dứt khoát điểm xuất phát.
“[Liệu đợt bùng phát này có xuất hiện ở Campuchia hay không] sẽ khó biết nếu không có lịch trình chính xác. Nếu xác định trình tự tất cả các mẫu virus này từ các quốc gia khác nhau, chúng tôi có thể cho bạn đọc biết chúng được kết nối với nhau như thế nào hoặc chúng khác xa nhau về mặt di truyền như thế nào trong một khoảng thời gian nhất định.
Chúng tôi dựa vào Viện Pasteur để biết thông tin xác định trình tự của chúng tôi ở Campuchia, và họ chưa dùng thuật ngữ biến thể Campuchia.”
Dr Jessica Manning
Kinzer cho biết các cuộc thảo luận liên quan đến những nỗ lực hợp tác lớn hơn để theo dõi virus đang được tiến hành giữa các phòng thí nghiệm của Viện Pasteur trong khu vực, một mạng lưới các nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định trình tự của virus ở Campuchia và trên toàn khu vực.
Ông nói:
“Tôi biết rằng Viện Pasteur Campuchia, là phòng thí nghiệm xác định trình tự dẫn đầu, đang thảo luận với các phòng thí nghiệm ở Việt Nam và Thái Lan.”
Dr Michael Kinzer
Những người khác đã tiến một bước xa hơn trong việc thiết lập đường Campuchia đến Thái Lan. Bác sĩ Yong Poovorawan, một chuyên gia về virus tại Khoa Y của Đại học Chulalongkorn làm việc với Bộ Y tế Thái Lan, đã tuyên bố vào đầu tháng 4 về việc phát giác ra một “biến thể Campuchia”, mà ông suy đoán đã lây lan sang Thái Lan do di cư bất thường. Trên trang Facebook của mình với hơn 146.000 người dùng theo dõi, Yong viết ngày 10 tháng 4,
“Biến thể mới nhất tìm thấy ở Thái Lan không khớp 100% với biến thể Alpha hoặc các biến thể khác, nhưng lại giống 100% với biến thể Campuchia.”
Dr Yong Poovorawan
Đó là một tuyên bố táo bạo và mặc dù Manning hoặc Kinzer đều đồng ý rằng điều đó không phải là không thể, nhưng đó không phải là điều mà cả hai đã thấy/có bất kỳ bằng chứng nào. Kinzer nói,
“Tôi chưa nghe thấy điều đó. Chúng tôi dựa vào Viện Pasteur để biết thông tin xác định trình tự của chúng tôi ở Campuchia, và họ chưa dùng thuật ngữ biến thể Campuchia.”
Globe không thể nói chuyện với Yong trước khi đưa tin.
Tuy nhiên, nó đã đến và lan rộng trong khu vực; tất cả đều đồng ý rằng sự xuất hiện của biến thể Alpha là một yếu tố quan trọng trong việc dịch bùng phát ở khu vực này. Nhưng kết hợp với biến thể lây nhan này là thời điểm không may, với số người nhiễm gia tăng trùng với lễ kỷ niệm năm mới giữa tháng 4 ở cả ba quốc gia.
Ở Thái Lan, những vụ lây nhiễm đã xảy ra ngay trước Songkran, ngày lễ năm mới của vương quốc này, tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 4. Từ ngày 28 đến 3 tháng 4, số lây nhiễm chỉ được báo cáo ở 14 tỉnh, với hầu hết có ít hơn 10 người nhiễm. Đến ngày 16 tháng 4, tất cả 77 tỉnh thành đã có người nhiễm bệnh, với 29 tỉnh báo cáo có từ 50 người nhiễm bệnh trở lên.
Brown nói:
“Thật khó để nói một cách dứt khoát, nhưng những gì chúng tôi quan sát được là ở giai đoạn đầu của đợt bùng phát này, các trường hợp tập trung ở Bangkok và các khu vực lân cận. Ngay sau đó, trong khoảng thời gian mọi người đi du lịch, có những trường hợp xuất hiện ở nhiều tỉnh.”
Dr Rick Brown
Mặc dù Campuchia đã áp dụng lệnh cấm liên tỉnh trước Tết của người Khmer, được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4, tuần sau đó đã thấy có một sự gia tăng đáng kể về đô người mới nhiễm. Không rõ kỳ nghỉ đã ảnh hưởng đến điều này như thế nào.
Theo Chansaly, tại Lào, đợt bùng phát liên quan đến Pi Mai là quan trọng trong việc đẩy nhanh sự lây lan. Đến ngày 30/3, chỉ có thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Savannakhet mới có những người bệnh. Đến ngày 27 tháng 4, sau khi mọi người đi du lịch trong nước trong các lễ mừng năm mới tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4, chỉ có bốn trong số 18 tỉnh của Lào là không có Covid.
Chansaly nói:
“Nó đã đi xuống cấp cộng đồng như một ổ dịch đợt bùng phát trong nước và không phải là một đợt bùng phát nhập cảng nữa”.
COVID-19 gõ cửa Việt Nam
Trong khi phần còn lại của khu vực sông Mekong đang vật lộn để be bờ sự bùng phát của virus, thì tại Việt Nam, nhà chức trách vẫn đang cố gắng ngăn chặn không để khủng hoảng bắt rễ. Nhưng sau hơn một năm xảy ra đại dịch, các dấu hiệu của sự tự mãn đối với virus có lẽ đã bén rễ trong cộng đồng nói chung, ngay cả khi biến thể Alpha [thực ra là biến thể Delta] tung ra thử thách khắc nghiệt nhất cho đến nay.
Những du khách đeo mặt nạ đã sát vai nhau ở sân bay Tân Sơn Nhất của Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày đầu tiên trong bốn ngày cuối tuần [mừng chiến thắng] của Việt Nam từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5, khi du lịch nội địa bùng nổ trên cả nước. Một điểm đến phổ biến là Phú Quốc — danh lam thắng cảnh của Việt Nam, dù ngày càng ô nhiễm, là hòn đảo đi nghỉ ngơi ở phía nam. Tại Tân Sơn Nhất, du khách trong nước chen chúc trên một chiếc xe buýt chỉ có chỗ đứng, chạy chậm đến nhức nhối đưa cả nhóm lên máy bay chở họ đến điểm du lịch.
Nhưng trong khi việc đeo mặt nạ được thực thi nghiêm túc trên các chuyến bay và trong sân bay, thì khi đến đảo, hầu hết mọi người đều gỡ mặt nạ khi họ đổ xô ra những bãi biển, nhà hàng và quán rượu chật cứng.
Bác sĩ Todd Pollack, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm và giám đốc quốc gia của Đối tác vì Tiến bộ Y tế tại Việt Nam (HAIVN), cho biết thái độ buông thả đối với việc đeo đeo mặt nạ của công chúng cũng dễ hiểu sau một thời gian dài ngăn chặn virus thành công như vậy. Ông nói với Globe,
“Tôi nghĩ đó là điều đương nhiên. Tôi vẫn tin tưởng rằng nếu và khi các vụ lây nhiễm cộng đồng bắt đầu tăng lên, mọi người sẽ nhanh chóng trở lại với bản thân đề cao cảnh giác của họ.”
Dr Todd Pollack
Bất kể bầu quan điểm của người dân như thế nào, Pollack cho biết chính phủ đã đề cao cảnh giác trước kỳ nghỉ nhân ngày 30 tháng 4. Ông nói,
“Mối quan tâm trong chính phủ có vẻ khác, họ e rằng cuối tuần này có thể dẫn đến một điều gì đó.”
Tại Phú Quốc, kỳ nghỉ kéo dài 4 ngày diễn ra dù đang lo ngại về cuộc khủng hoảng Covid-19 đang gia tăng ở Campuchia có thể tràn vào Việt Nam qua các cửa bất thường ở biên giới. Nằm cách bờ biển Campuchia chỉ 50 km trong Vịnh Thái Lan, Phú Quốc từ lâu đã trở thành một điểm nóng cho các cuộc xâm nhập không chính thức từ Vương quốc Campuchia. Cho đến nay trong năm nay, có sáu trường hợp như vậy đã được báo cáo với hơn 39 người đến đảo. Gần đây nhất, vào ngày 21 tháng 4, năm người Việt Nam trở về đã bị bắt sau khi trên đường trở về từ Campuchia.
Hoàng Anh, một hướng dẫn viên du lịch địa phương ở An Thới, cho biết,
Biên giới trên đất liền của Việt Nam cũng là mối quan tâm chính, với việc chính phủ tăng cường canh gác trên đường biên giới dài với Lào và Campuchia. Vào ngày 13 tháng 4, một cặp vợ chồng đã bị chặn lại và cách ly khi họ cố vượt qua tỉnh An Giang ở Đồng bằng sông Cửu Long từ Campuchia. Cả hai sau đó đều xét nghiệm có kết quả đã nhiễm virus. ]. Trương Hữu Khanh, một bác sĩ ở Sài Gòn, chuyên về các bệnh truyền nhiễm trong hơn 35 năm, nói với Globe,
“Ở đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều gia đình người Khmer, một số sống ở Campuchia và một số sống ở Việt Nam, vì vậy họ qua lại nhiều lần trong năm [giữa hai nước].”
Dr Trương Hữu Khanh
Khi số người nhiễm bệnh bùng lên, chính phủ Việt Nam có lợi ích sát sường để hỗ trợ các nước có chung biên giới dập tắt các cuộc khủng hoảng của họ. Họ đã bắt đầu hỗ trợ láng giềng với Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn và 35 chuyên gia y tế sẽ đến Lào vào ngày 4 tháng 5. Những nỗ lực tương tự cũng đang được tiến hành với Campuchia.
Họ đã đóng cửa một thời gian rồi, nhưng [virus] đang gõ mạnh hơn vào cửa ra vào và cửa sổ, cố để xâm nhập.
Tính đến lúc đưa tin, Việt Nam đã có 121 trường hợp lây truyền tại địa phương kể từ ngày 27 tháng 4. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa xác định được sự lây lan của Covid-19 có liên quan đến sự bùng phát ở Campuchia hoặc Lào, và Pollack cho rằng các trường hợp lây nhiễm mới là “ngẫu nhiên”. Sự lây nhiễm cục bộ hiện nay có thể tập trung thành cụm ở các tỉnh phía Bắc Hà Nam và Vĩnh Phúc, và gần đây nhất là ở bệnh viện Hà Nội, xa biên giới Campuchia hoặc Lào.
Các biện pháp có hiệu quả cao, được ghi chép đầy đủ của Việt Nam để ngăn chặn coronavirus đã khiến đất nước này tương đối bình yên, chỉ có 35 người chết cho đến nay. Nhưng mặc dù nó vẫn chưa bị ảnh hưởng vì sự gia tăng Covid-19 trong khu vực, ngững người vuột biên giới không chính thức là mối quan tâm hàng đầu.
Pollack nói:
“Bạn vừa có nhiều biến thể lây nhiễm hơn và nhiều người nhiễm bệnh hơn, vì vậy có xác xuất cao hơn bất kỳ người ngẫu nhiên nào bỏ qua kiểm dịch đang mang virus. Nhưng điều đáng quan tâm hơn là chưa biết — những người có thể đã hoặc có thể chưa nhập cảnh hoặc tiếp xúc với công dân Việt Nam từ các nước có chung biên giới trong kỳ nghỉ cuối tuần.”
Dr Todd Pollack
Dựa trên thời gian ủ bệnh kéo dài một tuần trước khi có triệu chứng và một tuần nữa đối với các triệu chứng nghiêm trọng, Pollack cho biết những người lây nhiễm từ kỳ nghỉ lễ dài ngày gần đây của Việt Nam có thể mất khoảng hai tuần mớ có thể phát giác ra được.
Vẫn còn phải xem liệu những nỗ lực đã được ca ngợi của Việt Nam trong việc chống lại virus coronavirus tại nhà có tiếp tục có hiệu quả trong đợt bùng phát khu vực này hay không.
Pollack tin rằng mức độ tiêm chủng thấp và số lây nhiễm tăng đột biến dọc theo biên giới của nó có nghĩa là virus có thể đang ụp vào Việt Nam. Pollack nói,
Tình trạnh lây lan ở Việt Nam từ ngày bài báo này được đăng đến nay đã thay đổi một cách rất bi quan, nhất là ở Việt Nam: Thuốc chủng ngừa vẫn thiếu, độ chủng ngừa vẫn chậm do đó số người lây nhiễm và thiệt mạng đã tăng một cách chưa bao giờ thấy.
Tỉ lệ chủng ngừa hiện nay: Cambodia (52%, dùng thuốc của Sinopharm và Sinovac); Thái Lan (24%); Lào (19%, dùng thuốc của Trung Hoa), Việt Nam (11%).
Số người nhiễm COVID hiện nay cho thấy hai nước Cambodia và Lào có tỉ lệ chủng ngừa cao đang có số lây nhiễm thấp hơn Việt Nam
Dù ba tháng trước gần như không có, số người chết mỗi ngày ở Việt Nam là con số cao nhất trong 4 nước vùng châu thổ song Cửu Long, cao hơn cả số người chết ở Thái Lan dù nước này có số người nhiễm COVID-19 nhiều hơn. Nguyên nhân lớn nhất chỉ có thể vì Việt Nam không chuẩn bị mua thuốc từ trước nên không có để có thể chích ngừa nhanh trong lúc dịch bệnh đang bùng phát.
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: As virus cases explode, why has the Mekong region success story ended? | Alastair Mccready, Wanpen Pajai & Govi Snell | Southeast Asia Globe | MAY 7, 2021. DCVOnline bổ túc minh họa với biểu đồ và số liệu của Our World in Data.