Tại sao Châu Á trở thành điểm nóng của biến thể Delta

Timothy McLaughlin | DCVOnline

Một khu vực đang trên quỹ đạo bay lên đang thấy triển vọng phát triển  của nó bị coronavirus phá hủy nặng nề.

Paul Lakatos / SOPA / LightRocket / Getty

Ngay sau khi Jarrett Wrisley đến Bangkok vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ập đến ngành truyền thông, buộc các công ty phải cắt giảm ngân sách. Wrisley, một nhà báo về ẩm thực và du lịch, nhận thấy cơ hội viết lách của mình đang sụt giảm nhanh chóng, vì vậy ông ấy đã chuyển sang việc duy nhất mà ông ấy biết làm: nấu ăn. Vào tháng 9 năm 2010, Wrisley mở Soul Food Mahanakorn, bán những món ăn miền bắc và đông bắc Thái Lan tại khu phố Thonglor thời thượng của thủ đô. Nhà hàng này đã giúp Bangkok, luôn nổi tiếng với các món ăn đường phố, khẳng định mình như một thành phố ẩm thực cao cấp và sôi động so với những thành phố ẩm thực lâu đời hơn trong khu vực như Hong Kong và Singapore. Những biến động bất thường — kể cả đảo chính, bạo loạn và thỉnh thoảng có ngập lụt — không ngăn cản dòng du khách dường như bất tận đến viếng Thái Lan: Năm 2019, Thái Lan đón khoảng 40 triệu khách du lịch nước ngoài.

Nhưng vào ngày 13 tháng 1 năm 2020, một du khách từ Vũ Hán đến thăm Thái Lan đã xét nghiệm bị nhiễm COVID-19, đánh dấu người nhiễm bện đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Hoa. Wrisley nói với tôi, những nhà hàng ở Bangkok, cảm thấy rằng căn bệnh này có thể là một sự kiện lớn cho kỹ nghệ của họ, đã tuân thủ những hạn chế, e rằng dịch ​​sẽ bùng phát trở lại trong vài tháng. Nhưng nhiều tháng trôi qua, ông nói, thông điệp từ chính phủ “trở nên rất, rất lộn xộn.” Đã có những vụ đóng cửa, cấm rượu bừa bãi và sự hỗ trợ không bao nhiêu cho nghành ngề này, khiến các chủ nhà hàng phần lớn phải tự lo lấy. Vào mùa hè này, Wrisley, một cựu cộng tác viên của Atlantic, đã đóng cửa Soul Food Mahanakorn. “Vợ tôi và tôi đặt mọi thứ vào công việc kinh doanh của mình, vì vậy, phải bỏ rơi nhóm nhân viên đã gắn bó với chúng tôi trong cả 10 năm, để đóng cửa lần cuối cùng, tôi sẽ không bao giờ quên cảm giác đó.”

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, đã tàn phá một số nền kinh tế Đông Nam Á, sự phát triển và tăng trưởng trong khu vực, nếu có phần chững lại và không đều, đã phát triển rất mạnh. Những người lạc quan trong khu vực có một chiêu trò bán hàng đã được diễn tập kỹ lưỡng: Các quốc gia tạo thành Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, một khối khu vực, có tổng dân số khổng lồ (khoảng 650 triệu người) và tổng sản lượng quốc nội chung đáng kinh ngạc (2,8 nghìn tỷ USD). Trong những năm gần đây, các đề cập về độ tuổi trung bình trẻ của cư dân và tên tuổi của một trong những kỳ lân kỹ thuật của Indonesia đã cập nhật các điểm đáng nói cho thời đại trực tuyến nhiều hơn.

Cựu Tổng thống Barack Obama, mặc dù ông không bao giờ có thể xoay chuyển hoàn toàn Hoa Kỳ đến châu Á như ông đã hình dung, nhưng là một vị khách thường xuyên đến khu vực này, ông thường kể lại thời trẻ của mình ở Indonesia. Sau khi khu vực Đông Nam Á bị chính quyền Trump phớt lờ, Tổng thống Joe Biden đã bắt đầu chú ý đến nó hơn: Phó Tổng thống Kamala Harris đã bắt đầu chuyến thăm Singapore và Việt Nam vào cuối tuần này. Những nước từ lâu đã kêu gọi Hoa Kỳ để thu hút sự tham gia của khu vực với hy vọng rằng sau khi Mỹ rút lui khỏi Afghanistan không kèn không trống, mục tiêu này cuối cùng có thể thành hiện thực.

Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra, những người ủng hộ luận cứ đó có thể trình bày về khu vực này của thế giới không còn quá huy hoàng nữa. Một khu vực nằm trên một quỹ đạo bay lên dường như không ngừng như vậy nà đang thấy ​​triển vọng tiến triển của nó bị thiệt hại nặng nề vì coronavirus.

Trong giai đoạn đầu của đại dịch năm ngoái, nhiều quốc gia trên khắp Đông Nam Á đã đạt được thành công đáng chú ý, tránh được dịch bùng phát lớn và chết chóc hàng loạt. Nhưng sự xuất hiện của biến thể Delta có thể truyền nhiễm nhanh và nhiều hơn vào mùa hè này và tình trạng thiếu thuốc chích ngừa đã khiến số người mắc bệnh tăng lên. Một nhóm chuyên gia đã viết trong tuần này trên tạp chí y khoa Nature Medecine, những yếu tố này, kết hợp với việc giám sát kém và sự di chuyển dễ dàng các quốc gia, thường là không chính thức, có nghĩa là Đông Nam Á đang “trở thành một điểm nóng khu vực mới trong cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19”. Họ đã được cảnh giác rằng khu vực này của thế giới “có thể cản trở thành công toàn cầu của việc kiểm soát COVID-19 trong chặng đường cuối cùng của nó.”

Cuộc khủng hoảng y tế đang bùng phát này đã đụng đầu và trong một số trường hợp, đã trở nên trầm trọng hơn, làm dấy lên sự bất bình chính trị. Quân đội Myanmar đã giết hơn 1.000 người kể từ khi họ mở cuộc đảo chính thảm khốc vào tháng Hai, khiến hệ thống y tế của quốc gia này ngày càng xấu đi. Thủ tướng Malaysia từ chức trong bối cảnh bị chỉ trích về cách giải quyết đại dịch của ông. Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra hàng ngày ở Thái Lan về phản ứng với COVID-19 của chính phủ. Sự thay đổi trong chính phủ Việt Nam đã làm chậm kế hoạch chích ngừa ở đó.

Chiến thuật “5K” không chích ngừa chống dịch của Việt Nam. Nguồn TTXVN

Theo Roland Rajah, kinh tế gia hàng đầu và giám đốc chương trình kinh tế-quốc tế tại Viện Lowy, tại Úc, về mặt kinh tế, làn sóng lây nhiễm mới và các biện pháp hạn chế đối mà chính phủ áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của virus sẽ làm trì trệ việc phục hồi. Ông ấy nói với tôi, mặc dù sự gia tăng mới của đại dịch sẽ không hoàn toàn làm trật bánh khu vực, nhưng đại dịch,

“chắc chắn sẽ khiến nó lùi lại một biên độ lớn. Nhiều người trước đây đã thoát nghèo và ngày càng trở thành người tiêu dùng trung lưu sẽ mất việc làm và sinh kế và bị đẩy lùi lại.”

Roland Rajah

Myanmar có lẽ là ví dụ điển hình nhất về sự thay đổi này. Đất nước này đang bắt đầu tiến trình tự do hóa kinh tế và phát triển dân chủ một phần vào năm 2011. Myanmar cũng đã tái hợp tác với Hoa Kỳ sau nhiều chục năm như một nước cầu bơ cầu bất, một thay đổi được coi là một chiến thắng chính sách đối ngoại đặc trưng của chính quyền Obama. Nhưng những cáo buộc quân đội diệt chủng, cuộc đảo chính hồi tháng Hai và sự lan truyền tràn lan của COVID-19 đã đảo ngược gần như tất cả những thành tựu trong thập kỷ qua, cả về chính trị và kinh tế. Một Báo cáo giám sát do Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng trước đã lên tiếng cảnh giác về sự suy giảm 18% nền kinh tế của nước này. Cùng với sự tăng trưởng yếu trong năm trước, nền kinh tế nhỏ đi khoảng 30% so với dự tính ​​nếu COVID-19 không lan rộng và việc đảo chánh quân sự không xảy ra. Khoảng 1 triệu việc làm có thể bị mất.

Một cuộc khủng hoảng ngân hàng âm ỉ kể từ cuộc đảo chính có nghĩa là mọi người phải chờ đợi hàng giờ, thường không có kết quả, để lấy ra được một số tiền mặt hạn chế từ các ngân hàng và máy ATM. Một số người, nhìn thấy cơ hội kiếm tiền từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra, hoạt động như người môi giới tiền tệ (trong khi thu một khoản lệ phí khổng lồ), chào hàng kinh doanh trong một nhóm Facebook được tạo ra cho những người giữ tiền của họ gửi vào một trong những ngân hàng lớn nhất của Myanmar. Đồng thời, hệ thống y tế vốn đã cực kỳ yếu kém từ nhiều chục năm không được đầu tư đã phải vật lộn để đối phó với biến thể Delta. Những lời cầu xin về oxy và các bài đăng bán lại thuốc đã phổ biến trên phương tiện truyền thông xã hội trong thời kỳ đỉnh điểm của một đợt tăng đột biến gần đây.

Các nơi khác trong khu vực phải đối mặt với những thách thức khác nhau nhưng có vẻ như sẽ chịu số phận tương tự. Nicholas Mapa, một chuyên gia kinh tế cao cấp tại ING Bank ở Manila, nói với tôi rằng ông ấy kỳ vọng tăng trưởng kinh tế ở Philippines sẽ bị đình trệ và đảo ngược do các biện pháp khóa cửa được khôi phục từ tháng 4 đến giữa tháng 5. Đất nước này phụ thuộc vào kiều hối, du lịch và ngành dịch vụ, những khu vực đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch. Indonesia, quốc gia có 3,8 triệu người nhiễm COVID-19 và hơn 118,833 người đã chết (cả hai con số được cho là chưa được thống kê hết), năm ngoái đã thấy ​​nền kinh tế của họ lần đầu tiên thu hẹp kể từ cuối những năm 1990, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra. Sự phục hồi sau này hiện có thể bị làn sóng mới do Delta hoành hành đè nặng. Tại Việt Nam, sự gián đoạn do các biện pháp phòng ngừa đang diễn ra đặc biệt được nhận thấy ở các trung tâm kinh tế của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến cắt giảm nhân viên và mất việc làm. Linh Nguyễn, phó giám đốc công ty tư vấn Kiểm soát Rủi ro cho biết, chính phủ Việt Nam, đã được khen ngợi trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng coronavirus vì đã thành công trong việc ngăn chặn dịch không lây lan và  số người thiệt mạng rất thấp, “đã áp dụng những biện pháp tương tự, không khác với những gì họ đã làm trong giai đoạn đầu của đại dịch — đó là vấn đề.

Bà nói với tôi, Việt Nam nên tích cực mua thuốc và dùng thuốc chích ngừa (từ sớm).

Hộp cát Phuket, Thái Lan. Nguồn: thaiembassy.com/

Thái Lan, từ lâu đã phụ thuộc rất nhiều vào du lịch, đã thử nghiệm một loạt các chương trình sáng tạo trong nỗ lực vực dậy lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Sau một chương trình cách ly chơi gôn cho phép người chơi cù qua thời gian cách ly của họ tại một khu nghỉ mát ở sân gôn, quốc gia này vào tháng trước đã tung ra bong bóng du lịch ở Phuket, hòn đảo lớn nhất của Thái Lan, được coi là bước đầu tiên hướng tới bình thường. “Hộp cát Phuket” như nó được đặt tên, là một thử nghiệm sáng tạo về mặt du lịch cho một thế giới bị dịch bệnh thay đổi: Những du khách đã chích ngừa từ các quốc gia được coi là có nguy cơ thấp có thể không phải qua 14 ngày kiểm dịch bắt buộc ở những nơi khác tại Thái Lan và tự do dạo chơi trên đảo. Mặc dù đang diễn ra, kết quả của những bong bóng du lịch vừa không rõ và phức tạp do số lây nhiễm trong lúc gần đây và số người chết vì COVID-19 gia tăng kỷ lục.

Arthon Uengprasert, người điều hành một chuỗi spa trên hòn đảo, nói với tôi, nhưng giao thông đi bộ vẫn chưa trở lại đường phố. Ông nói, các khách sạn rẻ hơn đang bị ảnh hưởng khi các khu nghỉ mát sang trọng đưa ra mức giá thấp hơn. Đặc biệt, khách du lịch Trung Hoa, mà ông ước tính chiếm từ 60 đến 70 phần trăm khách hàng của mình, đã không quay trở lại. (Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi chiến lược “Zero COVID” để đối phó với đại dịch, một chính sách khiến phần lớn  Hoa lục bị phong tỏa, và thậm chí du lịch nội địa đôi khi bị đình chỉ và bất chợt bị phong tỏa.) Ông ấy nói với tôi là “còn hơn không”, nhưng những con số lây nhiễm mới đang đe dọa chương trình thí nghiệm và “rất nhiều người ở Phuket không cảm thấy như chương trình sandbox này thực sự có ích”.

Những khó khăn về kinh tế này sẽ gây ảnh hưởng dây chhuyền. Nguyen, của Control Risks, cho biết, “Thất nghiệp không chỉ là một vấn đề kinh tế mà còn đặt ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng khác.”  Bà ấy đang đề cập đến Việt Nam, nhưng ảnh hưởng đó có thể áp dụng cho cả khu vực. Tại Bangkok, các cuộc biểu tình chống lại chính phủ, vốn đã túm thâu quyền lực bằng cuộc đảo chính vào năm 2014, đã được khơi lại sau một thời gian tạm dừng. Những người biểu tình đang kêu gọi thủ tướng từ chức. Phần lớn sự tức giận nhắm vào nhà chức trách và phản ứng gay gắt của họ đối với sự bùng phát. Trong những tuần gần đây, những người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát, và cảnh sát đã sử dụng hơi cay với vòi rồng để giải tán người biểu tình.

Wrisley, chủ nhà hàng, nói với tôi:

“Chính phủ này vô cùng hoài nghi và hoàn toàn không đủ khả năng, và họ không có lòng tin của người dân. Có rất nhiều sự bất mãn nghiêm trọng và đáng lo ngại.”

Tác giả | Timothy McLaughlin là một nhà báo ở Hong Kong viết cho The Atlantic.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: How Asia Became a Delta Hot Spot | Ha Timothy McLaughlin | The Atlantic | Aug. 22, 2021.