Tại sao nước Mỹ cứ lặp đi lặp lại những sai lầm như trước?
Robert Wright | DCVOnline
Khi cuộc chiến dài nhất của Mỹ chính thức kết thúc, chúng ta sẽ thấy rất nhiều “bài học kinh nghiệm từ Afghanistan”. Đây tựa đề bài nộp dự thi của tôi trong loạt bài học kinh nghiệm quan trọng nhất: “chúng ta không bao giờ thuộc bài.”
Một số sai lầm lớn nhất của Mỹ ở Afghanistan trong 20 năm qua là những sai lầm mà Mỹ đã mắc phải — và nổi tiếng — trong các cuộc chiến trước đây. Những quốc gia khác cũng vấp phải những sai lầm trong những chiến tranh hủy diệt hàng loạt của riêng họ — các cuộc chiến bắt đầu không có lý do hoặc kéo dài không có lý do chính đáng hoặc cả hai. Khi nói đến chiến tranh, nhân loại chúng ta có vẻ hơi chậm chạp trong việc học để rút kinh nghiệm.
Tôi có một số suy nghĩ về những phần nào của bản chất con người khiến chúng ta lập lại những sai lầm đã vấp phải và tôi hy vọng sẽ khám phá chủ đề đó trong các số tới. Có thể tôi sẽ đưa ra một lý thuyết thống nhất vĩ đại — hoặc, ít nhất, một vài phỏng đoán nửa vời — về những khía cạnh tâm lý của chúng ta khiến chiến tranh trở thành một đặc điểm lâu năm (cho đến nay) của kinh nghiệm loài người. Nhưng bây giờ tôi sẽ tạm dừng đào sâu về tư tưởng lớn và chỉ trích dẫn ba bài học lớn rút ra từ chiến tranh Afghanistan cũng là bài học từ Việt Nam. Tôi nghĩ những bài học này bổ túc cho bài học thứ tư: Chúng ta nên cố gắng thực sự, hết sức để tránh những can thiệp quân sự trong tương lai.
Bài học chưa thuộc số 1: Sự hiện diện của quân đội nước ngoài có thể tăng cường sức mạnh cho kẻ thù bằng vì được dân chúng ủng hộ nhiều hơn.
Ở Việt Nam, Mỹ đã xem thường sự ủng hộ ở địa phương của đối thủ do hiểu sai bản chất của đối thủ. Nhiều người trong giới hữu trách Hoa Kỳ coi Việt Cộng về cơ bản là hậu thân của ý thức hệ Cộng sản — và ở một mức độ nào đó, là sự sản phẩm của các thế lực Cộng sản bên ngoài. Họ không thấy rằng phần lớn đó là hiện thân của chủ nghĩa dân tộc, của cuộc kháng chiến lâu dài chống lại các cường quốc phương Tây – trước đó là Pháp rồi đến Hoa Kỳ. Vì vậy, họ (cộng sản Việt Nam) không đánh giá cao sự hiện diện của quân đội Mỹ là một loại nhiên liệu cho kẻ thù.
Sự hiểu lầm này là chủ đề chính trong cuốn sách năm 1972 của Frances FitzGerald, Fire in the Lake. Tác phẩm đã được giải thưởng Pulitzer và là sách bán chạy nhất của Thời báo New York —đủ để giữ cho quan điểm của FitzGerald phổ biến trong một thời gian dài.
Rõ ràng là không đủ lâu. Ở Afghanistan, chúng ta lại thất bại không thấy sự hiện diện của quân đội nước ngoài có thể tiếp thêm sức mạnh cho chủ nghĩa dân tộc và mở rộng căn cứ của kẻ thù. Theo một cách nào đó, việc chúng ta không thấy cảnh tượng này là điều dễ hiểu; Taliban trước hết dường như là một tổ chức tôn giáo, và ở mức độ nó có bản sắc thế tục, bản sắc đó dường như bắt nguồn từ nhóm dân Pashtun nhiều hơn là dân Afghanistan. Nhưng chính sức mạnh của quân đội nước ngoài khiến dân Afghanistan đoàn kết — đặc biệt là quân đội mà máy bay không người lái của họ thỉnh thoảng giết thường dân — mà những người mang ngọn đuốc chủ nghĩa dân tộc không chắc có thể có được.
Tôi hoàn toàn không hiểu điều này cho đến khi tôi nghe câu chuyện gần đây qua podcast Pushback của Aaron Mate. Daniel Sjursen, một sĩ quan đã nghỉ hưu từng phục vụ ở cả Iraq và Afghanistan và đã giảng dạy tại West Point, nói với Mate rằng
“chúng ta đã tạo ra Taliban… Những gì chúng ta đã làm bằng chính sự hiện diện của chúng ta là khiến họ trở thành một tổ chức kháng chiến quốc gia mà họ luôn muốn.”
Daniel Sjursen
Taliban trở thành “sách lược duy nhất” cho những người theo chủ nghĩa dân tộc; Taliban có thể nói, “Tôi là một người Afghanistan thực sự. Tôi là một người theo chủ nghĩa dân tộc Afghanistan. Những người ở Kabul đều đang làm việc với người Mỹ.”
Sjursen nói thêm, “Và chúng tôi không bao giờ hiểu được điều đó. Chúng ta nghĩ rằng, được rồi, quân sự hóa nhiều hơn sẽ giải quyết được vấn đề quân sự hóa đang là vấn đề.”
Bài học chưa thuộc số 2: Các báo cáo về một cuộc can thiệp quân sự đi qua các kênh quân sự là đối tượng của tham nhũng có hệ thống.
Một cuốn sách lớn khác về Việt Nam xuất bản năm 1972 là The Best and the Brightest, của David Halberstam. Một điểm mà Halberstam đưa ra là, mặc dù giới lãnh đạo quân sự có thể đánh giá đúng những cạm bẫy và nguy cơ của một cuộc chiến đang được đề nghị, nhưng một khi chiến tranh đã xảy ra, những đánh giá của Ngũ Giác Đài chuyển từ tiêu cực sang tích cực; không một vị tướng chỉ huy nào muốn báo cáo rằng họ đang thất bại, vì vậy họ luôn thu thập bằng chứng về sự tiến bộ và giảm bớt bằng chứng về sự thất bại — và sở thích của những tướng lãnh đó đối với tin tốt có khuynh hướng được biết đến và được yêu thích, ở các cấp thấp hơn trong chuỗi chỉ huy.
Ở đây, một lần nữa, kinh nghiệm của Sjursen là thích đáng. Ở Afghanistan, ông đã giúp quản lý một chương trình “trả tiền mặt cho việc làm”, liên quan đến việc đưa tiền cho người Afghanistan để làm những công việc cần làm (và đôi khi là những công việc không cần làm). Sjursen kết luận, trên cơ sở bằng chứng gián tiếp, rằng một số tiền từ chương trình này sẽ được chuyển cho Taliban — một loại thuế mà Taliban đánh vào người lao động để đổi lấy việc để chương trình tiếp tục mà không bị gián đoạn bằng bạo lực.
Vì đổ tiền cho kẻ thù không chính xác là mục tiêu nhiệm vụ quan trọng, Sjursen nghĩ rằng ông ta nên nói với viên đại tá mà anh ta đã báo cáo về nhược điểm có thể xảy ra này của chương trình trả tiền mặt cho việc làm. Ông ta nói, vị đại tá trả lời,
“Nghe này, lữ đoàn trưởng thích các số liệu thống kê về tiền mặt cho việc làm. Ông đã có kết quả tốt nhất cho chương trình đó trong tiểu đoàn, có thể trong lữ đoàn. Đây là một tin vui lớn dành cho ông.”
Không cần phải nói, sự nghi ngờ của Sjursen trong chuỗi chỉ huy không bao giờ đi cao hơn viên đại tá đó.
Tốc độ mà quân đội Afghanistan sụp đổ vào mùa hè này và sự dễ dàng mà Taliban đánh chiếm hết thành phố này đến thành phố khác, đã khiến khá nhiều người trong giới chức Mỹ phải ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên đó không làm chúng ta ngạc nhiên, vì những viên chức này đã nhận được ý kiến đóng góp về cuộc chiến, có thể đoán trước, là thiên về hướng tích cực.
Bài học chưa thuốc số 3: Những quốc gia thực sự phức tạp, có lòng trung thành tròng chéo và căng thẳng nội bộ mà cần phải hiểu nếu sắp xâm lược và chiếm đóng nhưng nước đó.
Ở Việt Nam, phần lớn dân số theo đạo Phật, nhưng phần lớn giới tinh hoa chính trị và quân sự là Công giáo, di sản của chế độ thực dân Pháp. Liên minh của Hoa Kỳ với giới tinh hoa — với hai tổng thống Công giáo Diệm và Thiệu, và các tướng lĩnh Công giáo khác — do đó có ý nghĩa thứ hai, một ý nghĩa đặc biệt trở nên khó khăn khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa do Công giáo đứng đầu đàn áp các cuộc biểu tình ngày càng tăng của Phật giáo. Mỹ không chỉ là một quốc gia phương Tây bị coi là mối đe dọa đối với bản sắc dân tộc của Việt Nam mà còn là một quốc gia Cơ đốc giáo bị coi là mối đe dọa đối với bản sắc tôn giáo của Việt Nam.
Ở Afghanistan, sự chia rẽ sắc tộc ít được đánh dấu bằng tôn giáo hơn là ngôn ngữ. Tuy nhiên, họ đặt ra cùng một vấn đề chung mà Hoa Kỳ đã gặp phải ở Việt Nam: người Mỹ đôi khi thấy mình bị liên kết với một nhóm dân tộc này khiến nhóm dân tộc khác cảm thấy bi xa lánh, thù ghét.
Như Sjursen giải thích, những người lính trong quân đội Afghanistan có khuynh hướng đến từ phương Bắc, và nhiều người không nói tiếng Pashto, ngôn ngữ thống trị của miền nam. Vì vậy, khi họ cố gắng cảnh sát các khu vực người Pashtun, mọi thứ thường không suôn sẻ.
Sjursen nói rằng đại tá của ông đã chậm, không nắm bắt được vấn đề này. Và một vị tướng một sao
“đã rất ngạc nhiên khi tôi giải thích với ông ấy rằng tôi đang gặp rắc rối vì những người lính Afghanistan đồng minh của tôi… từ phía bắc được xem gần như là những người ngoài cuộc như tôi, và đôi khi họ khá tàn bạo, vì vậy điều đó đã trở thành một rất nhiều người hướng về Taliban.”
Daniel Sjursen (Cựu thiếu tá)
Vị tướng một sao này có lẽ không phải là quan chức Mỹ duy nhất bị bất ngờ trước lời kể của Sjursen. Và lý do đưa chúng ta trở lại Bài học chưa thuộc số 2. Theo Matthew Hoh, một thủy quân lục chiến từng phục vụ ở chiến trường Iraq và ở Afghanistan như một viên chức Bộ Ngoại giao, sự vắng mặt gần như hoàn toàn của người Pashtun trong quân đội Afghanistan đã bị thông tin sai lệch có hệ thống che khuất. Hoh nói,
“Nếu bạn hỏi một vị tướng, nếu bạn hỏi một quan chức Afghanistan, nếu bạn hỏi người dân ở Washington DC, có bao nhiêu phần trăm quân đội Afghanistan là người Pashtun, họ sẽ nói 40 phần trăm [gần như 100% người Pashtun trong dân số Afghanistan nói chung].”
Matthew Hoh
Ông nhớ lại cuộc họp với với một thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và nói về việc có rất ít người Pashtun trong quân đội Afghanistan. “Và một trong những người của anh ấy, khi tôi trình bày điều này, bà ấy nói, ‘Không, ông ấy sai rồi — người Pashtun chiếm 40% quân đội Afghanistan.”
Hóa ra, như chúng ta biết, người Pashtun chưa bao giờ chiếm nhiều hơn 3% trong quân đội Afghanistan. ” (Tôi đã mời Hoh nói trên podcast cách đây 11 năm, sau khi ông ấy từ chức khỏi Bộ Ngoại giao để phản đối chính sách Afghanistan. Có lẽ nếu giới chức Mỹ dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe anh ấy và bớt thời gian cố gắng làm giảm uy tín của anh ấy, cuộc chiến này sẽ kết thúc sớm hơn.)
Bài học chưa học số 4: Chúng ta nên cố gắng thực sự, thực sự cố gắng hết sức để tránh các can thiệp quân sự.
Điều này xảy ra sau — không hoàn lay chuyển được, nhưng hợp lý — từ các bài học chưa thuốc số 1, 2 và 3. Nếu thực sự (Bài 1) sự hiện diện của quân đội nước ngoài có khuynh hướng tiếp thêm sức mạnh chu đối phương và mở rộng sự chống đối trong dân chúng; và nếu thực sự (Bài 3) vấn đề này, cùng với các vấn đề khác, càng trở nên trầm trọng hơn do khó khăn trong việc điều hợp những phức tạp xã hội và chính trị về sắc tộc và các phức tạp xã hội và chính trị khác — những phức tạp mà chúng ta có khuynh hướng chỉ hiểu lơ mơ; và nếu thực sự (Bài 2) cố gắng đào sâu sự hiểu biết đó và điều hợp những phức tạp này, sẽ thất vọng vì sự thối nát có hệ thống của thông tin liên quan — được như thế thì có thể tỷ lệ thành công sẽ khá cao. Và kể từ khi xác nhận được độ dốc của khuynh hướng đó khiến hàng tấn người thiệt mạng, có lẽ chúng ta nên bỏ việc lặp lại những sai lầm đó.
Tác giả | Robert Wright tác giả của Nonzero, The Moral Animal, The Evolution of God, Why Buddhism Is True. Chủ biên Bloggingheads, MeaningLifeTV, NonzeroNews, https://nonzero.substack.com
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Why does America keep making the same mistakes over and over? | Robert Wright @robertwrighterr | https://nonzero.substack.com/ | Aug. 30, 2021.