Công nhân ở Việt Nam sống trong các nhà máy để giữ sản phẩm của Samsung trên kệ hàng trong đại dịch
Lam Le | Trà Mi
Khi Covid-19 đe dọa chuỗi cung ứng kỹ thuật, một số công ty, kể cả các xưởng cung cấp cho Apple, đã cố gắng hết sức sản xuất không ngừng.
Khi một khách hàng hân hoan mở hộp đựng chiếc điện thoại Samsung mới tinh có lẽ không biết người cuối cùng chạm vào nó có thể là công nhân ở một khu kỹ nghệ ở miền Bắc Việt Nam. Quốc gia này là cơ sở sản xuất lớn nhất của Samsung trên thế giới, sản xuất điện thoại di động và máy tính bảng của công ty Nam Hàn này ở phía bắc và đồ gia dụng điện tử như máy giặt và tủ lạnh ở phía nam.
Hàng chục nghìn công nhân của Samsung sống trong những ký túc xá trống trơn, nghèo nàn hoặc những căn nhà cho thuê chật chội, vào những năm 2010, mọc lên từ những cánh đồng lúa quanh khu nhà máy. Hầu hết, họ đã bỏ gia đình, quê quán, di cư đến làm việc ở những khu kỹ nghệ vì hy vọng sẽ có đời sống ổn định và được trả lương cao hơn. Lái xe qua, và người ta sẽ thấy logo của các công ty lớn như Canon và Foxconn, xưởng máy cung cấp chính của Apple, nằm trên các biển hiệu.
Trong suốt năm 2020 và đầu năm nay, Việt Nam đã nổi tiếng — và không thể giải thích được — dường như đã đẩy lùi được coronavirus. Mức xuất cảng hàng điện tử của nó tăng vọt. Nhưng đến cuối tháng 5, bất chợt, số bệnh nhân nhiễm Covid-19 bắt đầu tăng; các ổ dịch xẩy ra xung quanh các trung tâm sản xuất ở phía bắc, và cuộc sống ở các thành phố và trung tâm sản xuất, thường ồn ào, bắt đầu khựng lại.
Những công ty kỹ thuật lớn, đang gặp trở ngại lướn vì sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở các nơi khác trên thế giới, không thể ngừng sản xuất ở Việt Nam. Vì thế, họ cố giữ cho các nhà máy hoạt động bằng mọi cách có thể: cô lập công nhân, bắt họ phải xét nghiệm virus nghiêm ngặt, bỏ tiền thuê chỗ ở, tăng lương cho công nhân — thậm chí, một số đã tìm cách cho công nhân được chích ngừa sớm.
Khi khách tiêu dùng ở phương Tây được thông báo rằng những mọn quà của họ có thể sẽ không đến kịp dịp Giáng sinh năm nay, do tình trạng thiếu chip trên toàn cầu và các cảng vận chuyển khó khăn, chính phủ Việt Nam đã đưa ra tối hậu thư cho các chủ nhà máy: Đóng cửa hoặc tìm cách an toàn để cách ly công nhân với phần còn lại của dân số. Vào khoảng cuối tháng 5, các nhân viên của Samsung Display ở tỉnh kỹ nghệ Bắc Ninh của Việt Nam đứng trước một lựa chọn tương tự: Ở nhà không có việc, hoặc chuyển đến một không gian do công ty chỉ định và vẫn làm những công việc đó — với một khoản lương phụ trội, theo một số công nhân, đó như là ly nước giải khát giữa mùa hè.
Nam, một thanh niên 23 tuổi dễ tính, làm việc trong bộ phận an toàn môi trường, đã chọn tiếp tục làm việc. Ông ấy chẳng có nhiều để mất. Nhiều ngày sau, ông và hơn chục bạn đồng nghiệp đến ở một ngôi trường gần đó, trong một lớp học bỏ hoang không có giường, quạt hay máy điều hòa trong cái nóng 38 độ C của mùa hè oi ả. Rất ít đồng nghiệp của ông đeo mặt nạ. Nam nói với Rest of World
“Ở đó, điện thoại là người bạn duy nhất của tôi.”
Nam, công nhân của Samsung Display
Tên của ông, và tên của những công nhân khác, đã được thay đổi để bảo vệ họ khỏi bị trả thù.
Công nhân phàn nàn trong hai ngày. Sau đó, họ được chuyển đến cơ sở của nhà máy. Ranh giới giữa nơi làm việc và nhà của họ đã biến mất. Trong gần ba tuần, Nam ngủ với chăn trên nệm trong một nhà kho cùng với khoảng 100 đồng nghiệp nam giới khác, đi từ đó qua căng tin công ty và khu dây chuyền sản xuất trong cảm giác owr thế giới mù mờ của một công việc không ngừng nghỉ. Cuộc sống của ông chỉ xoay quanh những chiếc màn hình. Là sản phẩm chính của nhà máy, chúng là nguồn sinh kế của Nam. Đến giờ nghỉ ngơi, sự chú ý của anh ấy sẽ thu hẹp vào chiếc điện thoại, cách duy nhất để liên lạc với gia đình và bạn bè.
Đây là cách Samsung Display đã áp dụng một trong những ví dụ sớm nhất về phương án “ba tại chỗ”, một phương án ngăn chặn Covid-19 nơi công nhân làm việc, ăn và ngủ trong cùng một khu vực. Lê Hồng Hiệp, thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Shak ở Singapore cho biết, nói rộng hơn, chính phủ Việt Nam đang chịu áp lực chứng minh chiến lược zero Covid-19 và bảo đảm với giới đầu tư nước ngoài rằng chuỗi cung ứng của họ sẽ tiếp tục tung ra sản phẩm với tốc độ nhanh. Samsung Display từ chối bình luận cho bài viết này.
Đối với công nhân, cái giá phải trả cho sự sắp xếp này là sự cô lập, mệt mỏi và đơn điệu đến tê liệt. Những người nói chuyện với Rest of World đã mô tả một mùa hè lfm việc dường như vô tận, kết hợp với giấc ngủ ít và không có sự riêng tư. Trong những cuộc trò chuyện đó, và công khai trên TikTok và Facebook, họ đã chia sẻ những câu chuyện về việc xếp hàng và xét nghiệm liên tục, và những ngày làm việc kết thúc bằng giấc ngủ trên thảm, giường các-tông hoặc trong lều.
Julien Brun, chủ nhân quản lý tại CEL, một công ty tư vấn chuỗi cung ứng ở Hà Nội, cho biết:
“Những công nhân đó… có lẽ đã cứu nền kinh tế Việt Nam. Nếu không có [họ], sẽ chỉ có các nhà máy đóng cửa, không hoạt động.”
Julien Brun
Bước sang thiên niên kỷ, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành kỹ nghệ điện tử. Samsung khai trương nhà máy sản xuất điện thoại thông minh vào năm 2009 tại Bắc Ninh; Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Nam, nơi có truyền thống thu hút những người di cư mong muốn đổi đời, đã thấy Intel mở một nhà máy sản xuất và thí nghiệm chip đồ sộ vào năm 2010.
Nhưng phía bắc chưa phát triển mới là phần thưởng lớn, với nhiều đường bộ nối liền với thủ đô Hà Nội, hải cảng Hải Phòng, và đường đi qua biên giới Trung Hoa. Trong hai mưới năm, từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, ký kết các hiệp định thương mại tự do và giảm thuế doanh nghiệp, đồng thời cung cấp lao động giá rẻ dồi dào, nhiều công ty lớn bắt đầu tìm đến.
Sau Samsung là các xưởng máy cung cấp của Apple như Foxconn, Luxshare, GoerTek, v.v. Những cánh đồng lúa rộng lớn ở Bắc Ninh và Bắc Giang đã biến thành đường xa lộ, khu tập thể và các nhà máy không cửa sổ hiện đại, lắp ráp điện thoại và máy tính bảng để sau cùng chuyển đến tay người tiêu dùng, đồng thời sản xuất đồ phụ tùng điện tử đi suốt chuỗi cung ứng. Đến năm 2020, Việt Nam đã vươn lên, xếp hạng thứ 11 trên thế giới trong khu vực xuất cảng hàng điện tử — tăng 35 bậc so với hai mươi năm trước.
Sự trỗi dậy của Việt Nam cũng bị cuốn theo những thay đổi lớn hơn. Trong khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến nhiều ngành sản xuất hơn đã dọn sang nước này, thì đại dịch đã ngăn chặn khuynh hướng đó, điện thoại Apple AirPods và Google Pixel hoãn việc mở rộng nhà máy sản xuất.
Cú sốc thực sự đầu tiên xảy ra vào tháng 5 năm 2021, khi các nhà cung cấp cho Samsung và Apple được biết là đã thấy biến thể Delta rất dễ lây lan như cháy rừng qua các khu nhà ở chật chội của công nhân. Số bệnh nhân hàng ngày ở các khu sản xuất phía Bắc ở Bắc Giang và Bắc Ninh chiếm phần lớn trong tổng số các trường hợp lây nhiễm ở Việt Nam vào thời điểm đó. Vào ngày 17 tháng 5, nhà chức trách tỉnh Bắc Giang đã ra lệnh khóa cửa bốn khu kỹ nghệ và huyện Việt Yên của Bắc Giang; Các nhà máy Foxconn và Luxshare, cả hai xưởng máy cung cấp cho Apple, đã buộc phải đóng cửa hoạt động trong 10 ngày.
Mười tám tháng ‘thoát khỏi’ đại dịch đã tạo được niềm tin, và các công ty đã gặp phải sự bất ngờ. Nhớ lại cách khách hàng của mình – những công ty sản xuất đồ điện tử, dệt may và đồ nội thất – phải ứng biến khi họ tìm ra cách giả quyết “ba tại chỗ”, Brun nói, “Không ai chuẩn bị. Không ai đến với một đáp án hoàn hảo và nói, ‘Chào quý vị đến khách sạn.’ Không phải như vậy. Đó là, “OK, chúng ta chỉ có hai ngày. … Quý vị ghi danh làm việc hai tháng… Hãy mang theo đồ đạc và chúng ta sẽ xem nó diễn ra như thế nào.’”
“Tôi cảm thấy rất may mắn. Nếu tôi ở nhà, tôi không thể chắc rằng cho đến bây giờ tôi đã không bị lây nhiễm.”
So với những người ở Samsung Display, một số công nhân đã may mắn được đưa vào khách sạn, đôi khi với chi phí không nhỏ. Vào tháng 7, Việt, một nhà thầu phụ trong một dự án của Intel, đã bị đưa khỏi nhà ở “vùng đỏ” của Thành phố Hồ Chí Minh — có nghĩa là khu vực bị nhiễm Covid-19 — và tái định cư trong một khách sạn năm sao, nơi ông sống một cuộc sống xa hoa thư thả, cứ lặp đi lặp lại, chụp ảnh đường chân trời, ngồi xổm và hít đất, xem phim trên TV màn hình phẳng và dự thánh lễ trực tuyến vào Chủ Nhật. Việt nói với Rest of World
Vì công việc của anh rất quan trọng và khó thay thế — viện dẫn các quy tắc bảo mật, Việt từ chối nói rõ đó là gì — ông không có bạn cùng phòng, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Vào thời điểm đó, ngay cả những gia đình giàu có ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang hoảng sợ về việc kiếm đủ lương thực. Mỗi ngày làm việc, Việt đi qua thành phố im ắng, khóa kín trên một chiếc xe buýt, một trong số 15 công nhân lèo tèo trên chiếc xe 50 chỗ chạy qua những con đường vắng.
Tại Foxconn, giá trị của công nhân cũng rõ ràng như vậy. Xưởng cung cấp Apple có trụ sở tại Đài Loan cũng biết chính xác họ phải làm gì. Hai nhân viên từ một công ty con địa phương nói chuyện với Rest of World đã mô tả một chương trình tập hợp cao về mã theo dõi QR, khử trùng và tách biệt — và thậm chí cả việc ưu đãi được chích ngừa sớm.
Đạt, 25 tuổi, đã làm việc tại Foxconn trong 3 năm trong lĩnh vực sản xuất dây sạc iPhone, cho biết ông đã được tăng lương và tăng gần một phần ba mức lương hàng tháng, lên đến khoảng 13 triệu đến 14 triệu đồng Việt Nam (khoảng 575 USD). Ông ta đã được tiêm chủng vào giữa tháng 6, ngay sau khi nhà máy được phép hoạt động trở lại, đưa anh ta vào số 2% đầu tiên ở Việt Nam có khoảng 100 triệu dân được tiêm một liều thuốc.
Đổi lại, ông ấy thức dậy lúc 6 giờ sáng mỗi ngày làm việc và sẽ nhanh chóng cùng 7 người bạn cùng phòng đợi chiếc xe buýt đến đón trong cái nắng chói chang. Đạt quét mã QR của mình trên ghế xe buýt — lần nào cũng cùng một mã — và một lần nữa vào giờ ăn trưa, ở căng tin được ngăn thành các buồng riêng để ngăn các giọt nhỏ lan đi.
Khi ngồi ăn tại bàn, ông nhìn chằm chằm vào tấm biển nghiêm khắc mà anh nhớ lại, dặn dò: “Ăn xong phải đi ngay. Không nói chuyện.”
Trên thực tế, những quy định nghiêm ngặt đã khiến Đạt yên tâm. Ông nói, “Tôi tôn trọng sức khỏe của chính mình.”
Các công ty này đã chi tiêu lơn. Intel đã tốn 140 tỷ đồng (khoảng 6 triệu USD) trong hơn một tháng, điều mà hãng cho rằng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến việc lập ngân sách và kế hoạch sản xuất. Trong một bình luận với Rest of World, Intel xác nhận rằng công nhân đã ở trong khách sạn hơn hai tháng trong chiến dịch “một con đường, hai điểm đến” [doanh nghiệp tổ chức cách ly tập trung công nhan tại khu tạm trú bên ngoài và có phương tiện vận chuyển công nhân đến phân xưởng] và ghi nhận “khả năng phục hồi” và “sự hy sinh cá nhân” của lực lượng công nhân để duy trì hoạt động trong suốt mùa hè. Foxconn đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Tuy nhiên, việc đóng cửa nhà máy ở nhiều nơi là việc không thể tránh khỏi. Nhà máy sản xuất điện tử tiêu dùng của Samsung tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phải đóng cửa trong một thời gian ngắn trước khi tiếp tục sản xuất với chính sách ‘ba tại chỗ’. Foster Electric, một xưởng cung cấp của Apple tại tỉnh Bình Dương, đã cho công nhân của trong lều. Một số nhà máy điện tử áp dụng ‘ba tại chỗ’ đã có những ổ dịch bùng phát.
Brun nói,
“Đó là những người nổi tiếng có khuynh hướng tránh mọi rủi ro về hình ảnh xấu. Nếu đó chỉ là một nhà thầu phụ mà không ai biết, thì tôi đã chứng kiến sự lạm dụng quyền lực”.
Julien Brun
Một công ty con của công ty sản suất đồ phụ tùng máy móc Nhật Bản Nidec là một trong những xưởng máy tai tiếng nhất: Vào ngày 17 tháng 8, nhà máy của Nidec tại thành phố Hồ Chí Minh đã bị chính quyền địa phương yêu cầu đóng cửa vì không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sau khi tìm thấy nhiều công nhân nhiễm Covid-19 trong số những người ở trong những chiếc lều đầy một cao ốc ba tầng trông giống như một bãi đậu xe. Trước đó, vào tháng 7, hoạt động của công ty đã bị đình chỉ sau khi các công nhân xét nghiệm đã lây nhiễm COVID-19.
Từ tháng 7, các nhà máy có thể thở phào trở lại: Cuộc vật lộn bắt đầu có kết quả. Sau khi giảm đột ngột vào tháng 6, chỉ số sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học của Việt Nam đã một lần nữa được cải thiện so với tháng trước. Đến tháng 9, chỉ số này đã vượt xa mức của cùng tháng hai năm trước — mặc dù nó vẫn thấp hơn năm ngoái.
Những công ty đã điều chỉnh. Liên, một nhà thầu phụ ở Samsung Display, nói với Rest of World, sau những lời phàn nàn, Samsung Display đã sửa đường ống nước, lắp đặt vòi hoa sen và cấp thêm chăn và chiếu cho các nữ công nhân. Liên nói rằng nỗi sợ hãi của cô ấy đã nguôi ngoai. Các công nhân được xét nghiệm thường xuyên từ hai đến ba lần một tuần. Liên nói, “Nếu ai đó kéo mặt nạ của họ xuống, họ sẽ được yêu cầu xét nghiệm ngay lập tức.”
Một số đồng nghiệp củaLiên lo lắng đã chọn rút lui và ở nhà, điều này đồng nghĩa với việc khối lượng công việc lớn hơn đối với những người ở lại.
Cuộc sống của những công nhân này thường không rõ ràng đối với người ngoài, do các điều kiện hạn chế về việc chia sẻ thông tin. Một số công nhân cho biết khi vào xưởng, camera điện thoại của họ được niêm phong, để tránh rò rỉ thông tin sản phẩm.
Và do đó, một số clip TikTok đã xuất hiện, khi công nhân nhà máy Việt Nam chia sẻ những ấn tượng về cuộc sống của họ. Ở đây, những bài hát u sầu đan xen với những đoạn clip về những thói quen hàng ngày. “Sai lầm lớn nhất của (tôi) tuổi trẻ / Là cởi đồng phục học sinh để mặc đồng phục của công nhân nhà máy”, một điệp khúc nhạc đệm, dùng trong hơn 3.000 video. Một số miêu tả các tòa nhà nhà máy rộng lớn; một số khác cho thấy hàng dài thanh niên lái xe máy đi vào một nhà máy; ở một clip khác là một công nhân lắp ráp điện thoại.
Đây là nơi họ cũng tận dụng tối đa sự chánh chường của mình trong thời ‘ba tại chỗ’. Để đón Tết Trung thu, các công nhân đã làm lồng đèn bằng móc treo quần áo và đồ ngủ. Ở những nơi khác, phụ nữ trong một nhà máy nhảy dây và chơi vũ cầu. Trên Facebook, một số đăng sơ lược tiểu sử để hẹn hò nửa-đùa-nửa-thật, phàn nàn về sự bắt buộc cô độc của họ.
Một người đã đăng một đoạn video về những chiếc lều trong một nhà kho bị ngập nước và hỏi: “Bạn cảm thấy thế nào về những chiếc lều tại chỗ như thế này?”
Một cảnh khác cho thấy những người phụ nữ đang tự tay giặt quần áo và gội đầu bên ngoài một nhà máy theo giai điệu của một bài hát về những khó khăn của một người khi phải làm việc xa gia đình. (Tuy nhiên, người đăng tải đã cố gắng nâng cao tinh thần của bạn đồng nghiệp với chú thích: “Ba tại chỗ như thế này vẫn tốt hơn cuộc sống của sinh viên trong ký túc xá ngày xưa. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng hết sức mình!”)
Vào tháng 8, Bộ Công Thương thông báo công nhân đang ngày càng mệt mỏi và cái giá pahri trả cho chiến dịch ‘ba tại chỗ’ đang lên quá cao. Vào cuối tháng 9, Việt Nam báo hiệu sẽ không theo đuổi chiến lược Zero Covid-19 nữa. Lú đó, thay vì đóng cửa toàn bộ nhà máy sau khi có một vài công nhân lây nhiễm, chỉ những người tiếp xúc gần với công nhân nhiễm bệnh mới phải được cách ly. Các công ty đã có thể thử nghiệm việc sắp xếp công việc linh hoạt hơn cho nhân viên được tiêm chủng đầy đủ.
Cả khu kỹ nghệ phía Nam và phía Bắc đều thấy cuộc sống dần trở lại bình thường. Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa trở lại, và các nhà hàng đầy ắp người dân địa phương đang nhâm nhi tô mì, phở thơm lừng. Việt, nhân viên của Intel, cuối cùng đã có được kiểu tóc mà anh hằng ao ước trong thời gian khóa máy.
Một số trong giới phân tích đã đánh giá đây là thời điểm cần tính đến của chuỗi cung ứng kỹ thuật toàn cầu hóa. Họ cho thấy rằng lý do tại sao sản xuất ở Việt Nam phục hồi, phần lớn là do khả năng chịu đựng của công nhân với điều kiện làm việc mới hơn, khắc nghiệt hơn. Những người khác đặt câu hỏi về mức độ lựa chọn của công nhân, nếu có.
Joe Buckley, một chuyên gia về các vấn đề lao động Việt Nam cho biết:
“Đây không phải là ‘lao động cưỡng bức’t heo nghĩa công nhân bị bó vào lều hoặc thấy mình bị trói buộc vì nợ nần và do đó bị ép buộc vào hoàn cảnh. Nhưng ở một mức độ khác, tất cả lao động đều là lao động cưỡng bức, vì người lao động cần phải bán sức lao động của mình để có tiền sinh sống. Đây là những gì chúng tôi đã thấy ở Việt Nam — việc cưỡng chế mang tính kinh tế và cấu trúc, khiến nhiều người lao động không có nhiều sự lựa chọn.”
Joe Buckley
Hầu hết các công nhân nói chuyện với Rest of World đều mô tả mùa hè khó khăn của họ với sự chấp nhận: Họ nói, “đã quen với điều đó.” Nguy hiểm lớn hơn là nếu điều gì đó xảy ra với việc làm của họ. Hoa, một công nhân Foxconn cho biết, “Khó khăn là vậy nhưng mọi người đã cùng hội cùng thuyền. Nếu công ty phá sản thì sao?”
Trong một cuộc trò chuyện riêng, Nam làm cho Samsung Display cũng lặp lại ý kiến tương tự. “Ai đó đã phải có mặt để duy trì hoạt động sản xuất. Điều gì sẽ xảy ra nếu công ty ngừng hoạt động?”
Sự ép buộc tiếp theo của họ đã đến ở phía chân trời. Khi người lao động trở về quê hương của họ, mệt mỏi với áp lực của thành phố và nguy cơ đóng cửa trong tương lai, một cuộc khủng hoảng lao động dường như đang diễn ra ở những khu kỹ nghệ của Việt Nam. Những ông nhân mà Rest of World đã trao đổi vẻ ngoài đã cam chịu thực tế đó, vì họ có mọi thứ khác — một thực tế không ngạc nhiên cho một nhóm chung quy lại, không thể coi họ là bất cứ thứ gì khác ngoài một mắt xích khác trong chuỗi cung ứng kỹ thuật.
Tác giả | Lam Le là một nhà báo tự do tại Hà Nội, Việt Nam.
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Workers in Vietnam lived inside factories to keep Samsung’s products on shelves during the pandemic | Lam Le | Rest of The World | 22 November, 2021.