Rạn nứt trong khối chính sách đối ngoại bảo thủ

Jimmy Quinn | DCVOnline

Từ nhiều năm qua, một tiếng nói chính sách đối ngoại có ảnh hưởng của phe cánh hữu, Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute) nhận thấy họ có mâu thuẫn với phe diều hâu trong Đảng Cộng hòa .

Kori Schake trong một cuộc phỏng vấn của Viện Hoover vào năm 2016. (Viện Hoover / YouTube)

Trong khi nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump đã chỉnh lại cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của cánh phải, thì việc điều chỉnh lại đó đã không đáp ứng được những dự đoán về một thời kỳ phục hưng của chủ nghĩa biệt lập. Trump đã đưa các quan điểm không chính thống, chống chủ nghĩa can thiệp vào dòng chính của phong trào bảo thủ, nhưng phần lớn về thành công chính sách đối ngoại của ông được những viên chức chính phủ diều hâu từ chính cơ sở mà ông vận động chống lạitạo ra — những người làm việc để chống lại Đảng Cộng sản Trung Hoa, kiềm chế Iran, tạo dựng các thỏa thuận hòa bình Trung Đông và ngăn chặn sự xâm lược của Nga.

Sau thất bại của Trump, một mạng lưới các chuyên gia chính sách đối ngoại bảo thủ đã được tự do kết giao với những người đã chọn không liên hệ với chính quyền của cựu tổng thống và một số tổ chức bảo thủ — Quỹ để Bảo vệ những nền Dân chủ và Viện Hudson, hai tổ chức tiêu biểu — tăng lên với sự có mặt của những viên chức thuộc chính phủ cuối cùng. Ở những nhóm này, kết quả là phần nào khôi phục lại quan điểm truyền thống của Đảng Cộng hòa trong các vấn đề đối ngoại.

Nhưng một thành trì lâu đời của tư tưởng bảo thủ chủ đạo, Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute, AEI), đã đi theo một hướng khác, theo những người thuộc nhóm lập chính sách đối ngoại diều hâu. Theo họ, dưới quyền giám đốc chính sách đối ngoại mới của tổ chức tư vấn, AEI đã tách mình ra khỏi khuynh hướng của phong trào.

Kori Schake, một viên chức chính phủ thuộc Bộ Ngoại giao và Ngũ Giác Đài, đã nắm quyền điều hành bộ phận chính sách đối ngoại và quốc phòng của tổ chức tư vấn vào năm 2019 trong thời kỳ đang thay đổi. Bà nhận việc dưới quyền chủ tịch AEI lúc đó mới được bổ nhiệm, Robert Doar, một chuyên gia chính sách phúc lợi không có kiến thức về chính sách đối ngoại, sau một thời gian thành công tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế. Ở Washington, bà ấy là một chuyên gia được đánh giá cao về các vấn đề quốc phòng.

Nhưng sau hai năm trong nhiệm kỳ, sự thù địch đối với lập trường của Schake lan rộng trong một số người thuộc giới bảo thủ. Những người chỉ trích đặt vấn đề với việc bà ấy bênh vực cho thỏa thuận hạch tâm với Iran, phản đối các lệnh trừng phạt giết đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 của Nga và chỉ trích đảng Cộng hòa vì đã lên tiếng chống lại lý thuyết chủng tộc phê phán (critical race theory, CRT) trong quân đội. Một đảng viên cao cấp của đảng Cộng hòa nói với National Review,

“Những gì bà ấy làm đã thực sự khiến Quốc hội trở nên mâu thuẫn về AEI. Không ai chú ý đến các sự kiện của họ, và không ai đọc bản tin của họ nữa.”

Kori Schake

Một số phụ tá khác của Đảng Cộng hòa lặp lại ý kiến đó trong các cuộc phỏng vấn về tương tác của họ với AEI, với một nhân viên cao cấp nói rằng nghiên cứu của AEI có “giả định là phủ nhận” khi nó đến mặt bàn làm việc của ông.

Tuy nhiên, Schake không nhìn mọi thứ theo cách đó, và nói với NR,

“Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang làm rất nhiều điều tốt với những người bảo thủ ở Quốc hội.” Bà trích dẫn bảy học giả AEI đang làm việc thường xuyên với các nghị sĩ Cộng hòa ở quốc hội về mọi chuyện từ Trung Hoa đến Afghanistan để lập ngân sách quốc phòng. Trong AEI, bà nói, có một “điểm chung của các nguyên tắc bảo thủ”, nhưng nhiều học giả khác nhau có quan điểm khác nhau về một loạt các vấn đề chính sách.

“Ý tôi muốn nói là, chúng tôi đang có một cuộc tranh cãi nội bộ ngay bây giờ về việc liệu có một mối đe dọa quân sự ngắn hạn đối với Đài Loan hay không. Và các học giả Trung Hoa của chúng tôi có nhiều quan điểm khác nhau về chuyện đó. Và chúng tôi không chỉ tôn trọng quyền tự do học thuật của họ, chúng tôi ca tụng việc đó.”

Kori Schake

Tất nhiên, thay vì liên minh về mặt thể chế với Đảng Cộng hòa, AEI từ lâu đã cổ xúy một bộ giá trị cốt lõi, gồm sức mạnh và vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới. Trên thực tế, những cam kết ý thức hệ đó về mặt lịch sử cho thấy ảnh hưởng trí tuệ trong các liên minh bảo thủ và các đảng viên Cộng hòa đã được bầu. Ví dụ chính về điều này là vai trò hàng đầu của AEI trong việc xây dựng chiến lược đối phó với sự trỗi dậy của Iraq năm 2007 cho chính quyền Bush, trong đó các khía cạnh của báo cáo do Fred Kagan của AEI, “Chọn Chiến thắng”, được những chỉ huy trên thực địa áp dụng. Nhưng không chỉ khi Đảng Cộng hòa nắm quyền thì AEI mới có ảnh hưởng. Khi GOP bị đưa đi vào vùng hoang dã trong thời Obama, các chuyên gia chính sách đối ngoại của AEI đã đưa ra những phản đối bảo thủ đối với thỏa thuận Iran và cách ứng xử mềm mỏng với Nga của Tòa Bạch Ốc. Không quá lời khi nói rằng AEI là đội tiên phong trong chính sách đối ngoại của Đảng Cộng hòa.

Nhưng điều đó bắt đầu thay đổi trong thời Trump, khi các chuyên gia AEI lên tiếng chống lại bản năng chống can thiệp của cựu tổng thống; trong khi đó, Tòa Bạch Ốc có ít cựu thành viên của AEI hơn so với thời chính quyền Bush. Tuy nhiên, theo thời gian, một số tiếng nói chính sách đối ngoại hàng đầu của AEI đã ca ngợi những thành công trong chính sách đối ngoại của Trump. Người viết diễn văn cho Bush, Marc Thiessen đã trở thành một người, nói chung, ủng hộ Trump trên các trang quan điểm của Washington Post, và Danielle Pletka, người tiền nhiệm của Schake, bắt đầu viết các bài chính luận ca ngợi một số chiến thắng trong chính sách đó. Bà ấy thậm chí còn công khai giải thích lý do tại sao bà ấy đang xem xét để bỏ phiếu cho ông ấy vào năm 2020 — điều mà bà ấy không thể chấp nhận vào năm 2016.

Ngược lại, Schake đã vượt ra khỏi những khác biệt nhất thời với Trump, báo hiệu sự phản đối của bà đối với một số nguyên lý cốt lõi của học thuyết chính sách đối ngoại bảo thủ. Một ví dụ gần đây đã thu hút các quan sát viên biết chuyện về nhiệm kỳ của Schake tại AEI là vào tháng trước, bà ấy nói trên một buổi phát thanh (podcast) rằng “khoan nhượng để cho [Iran mua vũ khí hạch tâm] thực sự là một lựa chọn tốt hơn chiến tranh.” Các chuyên gia chính sách đối ngoại có khuynh hướng ủng hộ chủ nghĩa biệt lập đã tán dương những bình luận này như một tín hiệu cho thấy AEI theo truyền thống diều hâu muốn để Iran phát triển vũ khí hạch tâm. Nhưng Schake, người đã tán thành thỏa thuận hạch tâm với Iran 2015 và phản đối việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận đó, nói với NR rằng đó không phải là ý của bà ấy.

“Tôi chỉ nghĩ rằng chính sách hiện tại của chúng ta không đáng tin cậy và chúng ta cần đưa ra những cách đáng tin cậy hơn, những lời đe dọa đáng tin cậy hơn mà chúng ta đưa ra. Bởi vì tôi nghĩ rằng chúng ta có chính sách này, người Iran đang tiếp tục đạt được tiến bộ và chúng ta cần tìm cách làm giảm giá trị của những tiến bộ mà họ đang đạt được đối với họ.”

Kori Schake

Trong khi đó, cuộc tranh luận về sự tỉnh táo trong quân đội đã trở thành một điểm nóng khác. Bà đã công khai chỉ trích Thượng nghị sĩ Tom Cotton, Thượng nghị sĩ Ted Cruz, và những người khác vì được cho là chính trị hóa quân đội bằng cách chống lại Lý thuyết Chủng tộc Phê phán. Bà ấy nói với Politico, 

“Các chính trị gia như Thượng nghị sĩ Cruz đang cố gắng lôi kéo quân đội vào các cuộc chiến văn hóa gây khủng khiếp cho sự bền chặt trong quân đội của chúng ta.”

Kori Schake

 Lập trường của bà ấy đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ với những người Cộng hòa ở Điện Capitol. Một nhân viên GOP của Thượng viện cho biết,

“Khá nhiều thượng nghị sĩ GOP lo ngại về sự tỉnh thức trong quân đội. Đó là một vấn đề đồng thuận giữa đảng và phong trào. Tại sao bất kỳ nhân viên GOP nào lại lấy bất cứ điều gì từ AEI, đặc biệt là về những vấn đề mà họ chỉ biết những điểm căn bản, khi họ biết AEI hoàn toàn đứng về phía sai trong một vấn đề đồng thuận?”  

Kori Schake

Nhưng Schake bảo vệ quan điểm mà các phụ tá của GOP cho rằng đã làm thiệt hại đến danh tiếng của AEI.

“Quan điểm rất mạnh của tôi là việc Hoa Kỳ kéo quân đội của chúng ta vào các cuộc tranh luận chính trị hóa là điều rất tệ, và đã có một số chuyện đó diễn ra ở cả hai đảng.”  

Kori Schake

Bà cũng quy lỗi cho Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, vì đã “lội vào cuộc trò chuyện về lý thuyết chủng tộc phê pháng,” do đó gây ra một cuộc tranh cãi chính trị.

Khi Schake mở đầu giải thích cho NR về lý do tại sao bà ấy phản đối các lệnh trừng phạt Nord Stream 2 (cho rằng họ không cần thiết phải chống lại một đồng minh là Đức), bà ấy khẳng định: “Điều đầu tiên là tôi có quyền đưa ra quan điểm của mình.” Tuy nhiên, đảng Cộng hòa lo ngại rằng Schake đã làm cho thương hiệu của AEI ở Quốc hội trở nên không ngon lành về mặt chính trị.

Một mối quan tâm khác là bà ấy đang sử dụng thượng vị của mình để mở lại thế giới chính sách đối ngoại bảo thủ cho những người ủng hộ các chính sách biệt lập. Về căn bản, điều này gồm mạng lưới các chuyên gia chính sách đối ngoại do Viện Charles Koch nuôi dưỡng, gồm một số các nhóm thúc đẩy việc Mỹ đắp luỹ lai trong bối cảnh xung đột toàn cầu và phản đối việc đối đầu với các đối thủ độc tài của Mỹ. Năm nay, Schake đã làm nhiều người khó chịu khi phát biểu tại một hội nghị do CKI tài trợ và tham gia hội họp với các chuyên gia từ Quincy Institute, một tổ chức tư vấn gây tranh cãi được tài trợ Koch và George Soros’s Open Society Foundations tài trợ.

Đặc biệt, Quincy đã khiến dư luận sửng sốt khi ủng hộ hợp tác ngoại giao với Đảng Cộng sản Trung Hoa, và một số học giả của đảng này đã hạ thấp — và trong ít nhất một trường hợp đã lặp lại sự phủ nhận của Bắc Kinh về tội ác diệt chủng người Uyghur. Nhưng sự nổi bật ngày càng tăng của Quincy và lập trường sai lầm của nó, Schake nói, chính là lý do tại sao bà ấy ủng hộ sự tham gia mặc dù có bất đồng trong cửa đảng của mình. Bà nói,

“Có nhiều quan điểm khác nhau, với một số người cảm thấy rằng hànhđộng của Viện Quincy đến thời điểm này là đủ để chúng ta không nên cho họ một sân khấu, rằng chúng ta không nên tham gia với họ và những người khác cảm thấy, như tôi làm, rằng các lập luận của chúng ta có thể dễ dàng đánh bại các vị trí mà họ đang cố gắng thu hút. Và nếu chúng ta không tham gia tranh luận, họ sẽ có thêm lực kéo về những ý tưởng mà chúng ta cho là nguy hiểm cho đất nước.”

Kori Schake

Hướng của AEI vẫn chưa ổn định. Trong khi Schake đại diện cho bộ mặt của các sáng kiến quốc phòng và chính sách đối ngoại của tổ chức tư vấn này, các nhân viên bảo thủ của Quốc hội đã chỉ ra các học giả lâu năm của AEI, những người mà họ vẫn nghĩ là đang làm công việc quan trọng, phần lớn về Trung Hoa và Iran. Và Schake đã thu hút một số nhân viên mới thú vị, gồm các học giả xem xét về các chủ đề chính sách quốc phòng tiên tiến liên quan đến việc Bắc Kinh sử dụng các công ty kỹ thuật để thúc đẩy các mục tiêu quốc gia và cách Đảng CSTH đang suy nghĩ thông qua một cuộc xâm lược có thể xảy ra vào Đài Loan.

Sự bất bình chung của phe diều hâu bảo thủ với AEI có thể dễ dàng bị bác bỏ vì chỉ có một nhóm nhỏ các chuyên gia về chính sách đối ngoại của D.C. quan tâm. Bây giờ, có lẽ nó là thế. Tuy nhiên, khi AEI lập biểu đồ cho những bước tiếp theo, có thể nhích dần khỏi các vòng kết nối GOP chính thống, nó có thể để lại một khoảng trống trí tuệ ở bên phải mà các tổ chức khác vẫn chưa lấp đầy. Ít tổ chức có trọng lượng như AEt.

Tác giả | Jimmy Quinn là một chuyêngia nghiên cứu William F. Buckley về Báo chí Chính trị tại National Review Institute. @james_t_quinn

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: A Rift in the Conservative Foreign-Policy World | Jimmy Quinn | National Review | Dec. 23, 2021.