Mỹ và NATO phải tấn công chiến lược đe dọa của Vladimir Putin

Harlan ullman | DCVOnline

Liệu ba cuộc đàm phán trong tuần này giữa Nga và Mỹ, NATO và OSCE có làm giảm bớt, trì hoãn hay làm trầm trọng thêm căng thẳng về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đang hù dọa ở biên giới Ukraine và những gì Tòa Bạch Ốc coi là yêu sách về an ninh không thể chấp nhận được của Moscow?

Putin

Những phản ứng hiện tại của phương Tây rất rõ ràng. Thứ nhất, ngoại giao là phương tiện Mỹ và NATO ưa chuộng để hòa giải và xoa dịu cuộc khủng hoảng này. Thứ hai, hành động gây hấn hơn nữa của Nga đối với Ukraine phải được ngăn chặn bằng những lời đe dọa trừng phạt và hành động trả đũa trừng phạt khác. Thứ ba, những đề nghị đáp trả của Mỹ gồm việc hạn chế sử dụng hỏa tiễn và tập trận quân sự như một biện pháp xây dựng lòng tin. Cuối cùng, Moscow đã được thông báo rõ ràng về những hậu quả đau đớn nếu nhữngcuộc đàm phán thất bại.

Cách giải quyết của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại này là việc dễ hiểu, có thể dự đoán được và thông thường. Với nhiều áp lực đồng thời lên Tòa Bạch Ốc, từ đại dịch Covid và lạm phát cho đến những trở ngại ngăn cản việc thông qua nhữngdự luật về Quyền bỏ phiếu và Xây dựng trở lại tốt hơn, thì  thời gian để suy ngẫm và tạo ra một kế hoạch chiến lược cho Ukraine là có thể hiểu được là hạn chế. Liệu một cách đối phó ít thông thường có thể tỏ ra hiệu quả hơn khi đối phó với Putin, đặc biệt là khi Trung Hoa nhìn vào?

Với tư cách là tác giả chính của học thuyết “sốc và kinh hãi”, tôi thường lo lắng vì khái niệm này đã bị hiểu sai, bị bóp méo và áp dụng sai một cách tồi tệ như thế nào. Mục đích của “sốc và kinh hãi” là giành chiến thắng bằng cách không chiến đấu hoặc chiến thắng mà không sử dụng vũ lực quân sự bằng cách tác động, gây ảnh hưởng và thậm chí kiểm soát ý chí và nhận thức của đối thủ.

Phương án này có thể giúp chúng ta đối phó với Putin không? Câu trả lời chắc chắn là có. Mục tiêu là chuyển sang đe dọa chống lại Putin bằng cách tấn công chiến lược đe dọa của ông ta.

Putin đang sử dụng một lối đe dọa bai bản sơ cấp. Cẩm nang này gồm những lời hùng biện đe dọa, sử dụng vũ lực quân sự để báo hiệu ý định, những yêu cầu không thể chấp nhận được, đưa tin sai để đánh lạc hướng, thông tin sai, tác động đến những hoạt động và vũ khí hóa những nguồn cung cấp năng lượng.

Putin cũng tin chắc rằng ông đang ở một vị trí vững vàng khi ông có sáng kiến trong khi phương Tây chỉ có phản ứng. Có lý khi cho rằng ông ta sẽ khai thác bất kỳ sự khác biệt và lỗ hổng nào trong ba cuộc đàm phán hiện tại.

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong tiến trình này của Putin là ngăn chặn sự phát triển của NATO về phía đông và chia rẽ và bất lực hóa liên minh. Thay vì hạn chế NATO, giả sử những hành động của Putin ở và xung quanh Ukraine, và có thể cả Kazakhstan, có ảnh hưởng ngược lại với việc kích động sự phát triển của NATO hay không?

Điều này đáng để tìm hiểu thêm. NATO sẽ có lựa chọn nào khác ngoại trừ việc xem xét nhận thêm quốc gia thành viên và tăng cường sức mạnh quân sự của liên minh ở sườn phía đông của mình, vòng đàm phán hiện tại có thể thất bại không? Đe doạ có ảnh hưởng nhiều chiều.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hiện nay, Phần Lan và Thụy Điển gần đây đã bày quan tâm nhiều hơn đến tư cách thành viên NATO. Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2008 ở Bucharest, để đút lót cho Gruzia và Ukraine vì không được nhận là Thành viên Kế hoạch Hành động, Tổng thống Mỹ George W. Bush gần như thản nhiên đưa ra lời hứa về việc trở thành thành viên liên minh trong tương lai cho cả hai nước. Vào thời điểm đó, Putin được cho là rất tức giận. Điều này dẫn đến việc Nga chiếm đóng Nam Ossetia của Georgia vào cuối năm đó.

Việc khẳng định lại cam kết của NATO với Gruzia và Ukraine cũng như suy ra rằng nhữngcuộc thảo luận với Phần Lan và Thụy Điển có thể sắp diễn ra chính là kết quả mà Putin hiện đang cố gắng ngăn chặn.

Và để làm rõ hơn quan điểm của mình, NATO phải áp dụng Hiến chương NATO-Ukraine năm 1997 kêu gọi tham vấn “bất cứ khi nào Ukraine nhận thấy mối đe dọa trực tiếp đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của mình.

Nguồn: Post Hill Press (December 14, 2021)

Đồng thời, một chiến dịch thông tin rất quan trọng để cho thấy Nga sẽ tốn kém như thế nào đối với một cuộc tấn công vào Ukraine. Tham chiếu rõ ràng và đau đớn là cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô, bắt đầu vào cuối năm 1979. Ukraine cũng là nơi diễn ra một số cuộc giao tranh đẫm máu nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Số lượng người Ukraine sẵn sàng bảo vệ đất nước của họ ngày nay vượt xa số lượng những chiến binh Afghanistan đã đánh bại Liên Xô.

Ước tính về khả năng người Nga thiệt mạng và bị thương sau một cuộc xâm lược Ukraine mới nên được công bố rộng rãi. Có thể có 30.000 người thương vong trở lên. Những kế hoạch về Phòng thủ Nhím (được đề cập chi tiết trong cuốn sách mới nhất của tôi) nên được củng cố bằng những báo cáo về hỏa tiễn phòng không và chống giáp Stinger và Javelin cũng như Mìn nổ cải tiến (IED) trên đường tới Ukraine.

Bước ngoặt từ cuộc đối đầu hiện tại đối với Putin sẽ là một cấu trúc giúp châu Âu an toàn hơn, an ninh hơn và ổn định hơn. Đây là một cái gì đó mà cả hai bên có thể nhận là có công.

Tất nhiên, một chiến lược chống lại sự đe dọa có thể thất bại và khiến mối nguy hiểm leo thang. Nhưng đây không phải là Munich vào năm 1938. Trong hầu hết mọi hạng mục sức mạnh quân sự, ba mươi thành viên của NATO đều vượt trội hơn so với Nga.

Đã đến lúc phải đấu với Putin. Khiến ông ta không chống chọi nổi với một ảnh hưởng ngược của một cú sốc và kinh ngạc. Hẳn là ông ấy sẽ gục.

Tác giả | Tiến sĩ Harlan Ullman là Cố vấn cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương và là tác giả chính của “sốc và kinh ngạc.” Cuốn sách mới nhất của ông là The Fifth Horseman and the New MAD: How Massive Attacks of Disruption Became the Looming Existential Danger to a Divided Nation and the World at Large.

© 2021 DCVOnline   

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net” 


Nguồn: The US and NATO must attack Vladimir Putin’s intimidation strategy | Harlan Ullman |The Atlantic Councils | JANUARY 10, 2022