Người lãnh đạo đảng Bảo thủ tiếp theo có thể là Thủ tướng. Tại sao họ không được phỏng vấn đàng hoàng?
Ban biên tập Globe and Mail | DCVOnline
Cuộc tranh cử vào vị trí lãnh đạo của Đảng Bảo thủ, đã bị khoét lỗ hổng vì một trong hai ứng cử viên hàng đầu bị loại một cách bí ẩn, rồi lỗ hổng thành hố bom, khi ứng cử viên chính còn lại đã từ chối tham gia một cuộc tranh luận vào tuần tới.
Pierre Poilievre, người đang dẫn đầu cuộc đua, đã đưa ra một tin khó hiểu vào tuần trước nói rằng ông ta quá bận rộn vận động đảng viên đi bỏ phiếu nên không bận tâm đến bất cứ điều gì không quan trọng như một cuộc tranh luận bày ra chỉ để kiểm tra khí phách của một ứng cử viên lãnh đạo.
Một ứng cử viên khác, Leslyn Lewis, cho biết bà sẽ chỉ tham gia tranh luận nếu ban tổ chức đồng ý đặt câu hỏi về các vấn đề quan trọng như Diễn đàn Kinh tế Thế giới và ảnh hưởng phụ của vaccine COVID-19.
Những việc này xảy ra sau việc đảng Bảo thủ loại Patrick Brown, một người thuộc phe tiến bộ và là đối thủ hàng đầu của ông Poilievre, vì những cáo buộc về chiến thuật tranh cử không phù hợp — những cáo buộc đó lại thay đổi từ tuần này sang tuần khác.
Cuộc-tranh-luận-không-có-người-tranh-luận sẽ tước đi cơ hội để một trong những người tiến bộ khác trong cuộc đua, Jean Charest, củaông ấy để bắt kịp ông Poilievre, ứng cử viên được các dân biểu, thượng nghị sĩ và ban tổ chức đảng ủng hộ nhất cho đến nay — lại được củng cố trong tuần này khi Stephen Harper ủng hộ ông Poilievre vào vị trí lãnh đạo.
Chúng tôi muốn tạm dừng cho một Phút di sản. Chủ đề: mức độ phức tạp và quy mô của nơi mà tất cả chúng ta gọi là nhà.
Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới. Nó có nền kinh tế trị giá 2,2 nghìn tỷ đô la và ngân sách của chính phủ liên bang trong năm nay là 462 tỷ đô la. Là một liên bang, nó được xây dựng và liên kết với nhau bằng một hiến pháp phân chia trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, khiến nhu cầu hợp tác trở thành một thực tế của cuộc sống.
Canada là láng giềng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ, và là một phần của hiệp định thương mại tự do cuat châu Mỹ. Đó là một quốc gia Đại Tây Dương, một quốc gia Thái Bình Dương và một quốc gia Bắc Cực. Nó là một phần của Nhóm Bảy cường quốc G7, NATO, Tổ chức Thương mại Thế giới, Khối thịnh vượng chung và một loạt các tổ chức quốc tế khác mà qua đó, một chính phủ phải tăng cường lợi ích quốc gia về mặt ngoại giao.
Canada được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên, và luôn cần tìm sự cân bằng giữa kinh tế và môi trường. Nó cũng phải đối phó với những thách thức nghiêm trọng, từ khủng hoảng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đến tăng trưởng năng suất thấp kinh niên, biến đổi khí hậu, chiến tranh ở Ukraine, sự trỗi dậy của Trung Hoa và làn sóng COVID-19 mới.
Tất cả điều đó có nghĩa là công việc của thủ tướng — người đứng đầu chính phủ liên bang — là công việc lớn nhất và quan trọng nhất ở vùng đất rộng lớn và quan trọng này. Điều đó có liên quan đến cuộc đua giành vị trí lãnh đạo Đảng Bảo thủ.
Hoặc ít nhất nó nên là như thế.
Phương pháp lựa chọn lãnh đạo mới của đảng đã được đưa vào thí nghiệm ba lần kể từ khi ông Harper từ chức sau cuộc bầu cử năm 2015. Nó tiếp tục chứng tỏ là thiếu sót, trong số những việc khác, hệ thống bỏ phiếu có xếp hạng buộc các ứng cử viên phải tìm sự ủng hộ của các nhóm ngoài rìa chiếm ưu thế trong khối đảng viên.
Người lãnh đạo trước đó, Erin O’Toole, nhận thấy mình đã cố gắng và thất bại khi xoay chuyển khỏi những vị trí khó chịu mà ông đã giữ để giành lấy một nhóm nhỏ gồm các đảng viên trong đảng, những người bỏ phiếu lựa chọn một người lãnh đạo, theo quan điểm ôn hòa hơn của khối cử tri lớn hơn, những người quyết định trong các cuộc bầu cử liên bang.
Vấn đề là mang tính hệ thống và cuộc đua giành vị trí lãnh đạo Đảng Bảo thủ năm nay đang diễn ra theo đúng kịch bản, và hơn thế nữa. Ông Poilievre đã ủng hộ tiền điện tử, đi hơi xa ủng hộ đoàn xe tự do, ve vãn những kẻ chống vaccine và chơi chân với các thuyết âm mưu về Diễn đàn Kinh tế Thế giới — tất cả đều giúp ông bán được nhiều thẻ đảng viên của đảng.
Ban vận động của ông Poilievre đã tcổ xúy cho rất nhiều ý tưởng từ bên ngoài và nó đã đem lại kết quả tốt cho ông ấy. Nhưng nó đã giúp được gì cho đảng chưa? Hay cho Canada chưa? Như đã thấy trong cuộc chạy đua lãnh đạo trước đó, nỗi ám ảnh của hàng chục nghìn đảng viên đảng Bảo thủ không phải là nỗi ám ảnh của hàng triệu cử tri Canada. Khi những người tiền nhiệm của ông Poilievre cố gắng xoay chuyển từ việc ve vãn đảng viên đảng Bảo thủ sang việc thu hút người cử tri trên toàn quốc, họ đã mất uy tín.
Bước ngoặt lần này là người lãnh đạo đảng Bảo thủ tiếp theo có thể có xác suất cao hơn trung bình để giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tiếp theo, vào năm 2025, vì chính phủ của Trudeau đến lúc đó đã nắm quyền 10 năm, trong lịch sử là điểm hết hạn cho một đảng cầm quyền.
Và điều đó có nghĩa là một quy trình không được thành lập chính xác để chọn ra người giỏi nhất để điều hành một quốc gia phức tạp như Canada có thể là quy trình trao cho chúng ta thủ tướng tiếp theo của chúng ta.
© 2022 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: The next Conservative leader could be PM. Why aren’t they getting a proper job interview? | The Editorial Board · The Globe and Mail · July 30, 2022