Dù là Pierre Poilievre hay Jean Charest, chính sách biến đổi khí hậu có thể nhận chìm người sắp lãnh đạo Đảng Bảo thủ

Chantal Hébert | DCVOnline

Cử tri bình thường chứ không phải những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường đang dẫn đầu trong cuộc tranh đấu để có cách đối phó nghiêm ngặt hơn với vấn đề này.

Ứng cử viên lãnh đạo Đảng Bảo thủ Pierre Poilievre dự tiệc nướng ở Calgary vào ngày 9 tháng 7 năm 2022. JEFF MCINTOSH/Canadian Press

MONTREAL — Không có sự khác biệt chính sách đáng kể giữa hai ứng cử viên hàng đầu tranh vị trí lãnh đạo của đảng Bảo thủ liên bang. Nhưng về sự cần thiết của một thay đổi căn bản trong chính sách biến đổi khí hậu của Canada, họ giống nhau.

Đảng Bảo thủ — cho dù do Pierre Poilievre hay Jean Charest lãnh đạo sau ngày 10 tháng 9 — sẽ tìm cách tháo dỡ cơ sở hạ tầng chống biến đổi khí hậu do những người của đảng Tự do của Justin Trudeau đưa ra trong bảy năm qua.

Nó sẽ bắt đầu bằng cách bãi bỏ những đạo luật liên quan đến tiến trình đánh giá môi trường của những dự án lớn liên quan đến năng lượng.

Dưới thời chính phủ Bảo thủ do Poilievre hoặc Charest lãnh đạo, thuế carbon liên bang cũng sẽ bị loại bỏ.

Charest đã trình bày phác thảo của một kế hoạch thay thế để đáp ứng các cam kết cắt giảm khí thải của Canada theo thỏa thuận Paris và để đạt được nền kinh tế không thêm carbon vào năm 2050. Vấn đề là chi tiết.

Về phần Poilievre, ông đã im lặng về việc liệu có — như Stephen Harper đã làm trong thời gian tại vị — rút Canada ra khỏi hiệp ước biến đổi khí hậu toàn cầu mới nhất hay không.

Nhưng sự cạnh tranh thực sự giữa hai ứng cử viên trong suốt chiến dịch lãnh đạo đã không xoay quanh việc người nào tự hào về kế hoạch chống biến đổi khí hậu tốt nhất.

Thay vào đó, trọng tâm ở mỗi phe là đưa ra một chương trình nghị sự tích cực nhằm tăng sản lượng và xuất khẩu dầu khí của Canada.

Ví dụ, một chính phủ liên bang do Charest lãnh đạo sẽ tìm cách đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng lớn mà nó cho là vì lợi ích quốc gia. Nó cũng sẽ trang trải chi phí của bất kỳ vụ kiện tụng nào xảy ra theo cách của những người thúc đẩy các chủ trương như vậy.

Cả ông và Poilievre đều sẽ đặt tất cả hậu thuẫn của chính phủ liên bang đằng sau việc hồi sinh một nhà máy LNG lớn ở vùng Saguenay của Quebec, một dự án bị cả chính quyền liên bang và tỉnh bang hiện tại từ chối.

Việc ít biến đổi khí hậu là một vấn đề trong cuộc vận động tranh cử lãnh đạo phản ảnh sự mất kết nối từ lâu giữa đảng viên trung kiên của đảng bảo thủ, sẽ lựa chọn lãnh đạo tiếp theo của đảng, và người dân Canada nói chung.

Mặc dù có sự đồng thuận rộng rãi trong giới cử tri rằng việc giảm lượng khí thải carbon của Canada là một ưu tiên, nhưng đảng Bảo thủ là đảng của thiểu số cử tri, những người không coi việc giảm thiểu biến đổi khí hậu là cấp bách hoặc thậm chí cần thiết.

Cách đây chưa đầy một năm, đa số đại biểu tham dự đại hội toàn quốc cuối cùng của đảng Bảo thủ đã từ chối thông qua một nghị quyết để khẳng định rằng vấn đề biến đổi khí hậu cần phải được giải quyết.

Người ta có thể xác định rõ ràng khởi đầu của sự sụp đổ cuối cùng của Erin O’Toole với tư cách là lãnh đạo đảng cho đến ngày ông xoay quanh việc định giá carbon trong thời gian dẫn đầu cuộc vận dộng tranh cử liên bang vào mùa hè năm ngoái.

Với thành công hạn chế, đảng Bảo thủ đã vận động hai lần với lời hứa sẽ giải tỏa cơ sở hạ tầng chống biến đổi khí hậu của Trudeau và loại bỏ thuế carbon. Những cam kết của phe Tự do đó đã làm hạn chế triển vọng của đảng Bảo thủ bên ngoài khu vực cận Tây hơn là nâng cao chúng.

Trong cả hai chiến dịch bầu cử trước đây, biến đổi khí hậu nổi lên như một vấn đề lớn hơn mà cử tri quan tâm.

Đối với nhiều người, việc đảng Bảo thủ quyết tâm quay ngược đồng hồ sang một chính sách thân thiện với sự phát triển tài nguyên hơn là một dấu hiệu cho thấy sự thiếu cam kết đối với một chính sách giảm biến khí hậu nghiêm ngặt hơn.

Giữa cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt, đảng Bảo thủ dưới quyền của người lãnh đạo tiếp theo của họ luôn có thể hy vọng rằng các cử tri quan tâm đến khí hậu sẽ có khuynh hướng ủng hộ đảng về môi trường hơn so với những năm 2019 và 2021. Nhưng trên bối cảnh của một loạt các tình tiết liên quan đến khí hậu, việc tái đấu lại cuộc chiến ủng hộ đường ống dẫn thực sự là một canh bạc lớn.

Về điểm đó, đảng Bảo thủ có thể nên chú ý đến những gì đã xảy ra ở Quebec trong mùa hè trước cuộc bầu cử tỉnh bang ở đây.

Khi Thủ tướng Quebec François Legault chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào tháng 10 mà mọi cuộc thăm dò đều cho thấy ông nằm phần thắng, đảng CAQ của ông đã dành nhiều thời gian để dập những đống lửa trên mặt trận môi trường.

Tình trạng hoạt động của một mỏ khoáng chất ở Abitibi trong nhiều năm được cho phép phát thải hàng tấn kim loại nặng vào không khí ở mức vượt qua mức những tiêu chuẩn môi trường rất xa đã là những tít lớn trên báo trong phần lớn mùa hè năm nay.

Tuần này, sự gia tăng những yêu cầu khai thác khoáng sản cần thiết để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về pin và xe điện đã khiến dư luận báo động.

Để giải quyết những lo lắng đó, hôm thứ Năm Legault tuyên bố rằng không có mỏ nào được phép hoạt dộng nếu không có sự chấp nhận đáng kể của xã hội.

Điều làm cho cả hai cuộc chiến địa phương đó đáng chú ý về mặt chính trị là chúng nhanh chóng vươn lên vị trí quan trọng của tỉnh bang, và đó là những cử tri trung bình chứ không chỉ là giới hoạt động đi đầu trong cuộc tranh đấu để có cách đối phó nghiêm ngặt hơn đối với các vấn đề môi trường.

Tác giả | Chantal Hébert là một nhà báo tự do viết chuyên mục về chính trị cho The Star, làm việc tại Montreal. Liên lạc với tác giả qua email: [email protected] hoặc đọc trên Twitter: @ChantalHbert

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Whether it’s Pierre Poilievre or Jean Charest, climate change policy could sink the next Conservative leader  | Chantal Hébert  | The Star | August 20, 2022.