Bước ngoặt vào ma trận

Cam Holmstrom | DCVOnline

Bài học hôm nay về cách tận dụng Thời gian Hỏi Đáp ở Quốc hội để gây ảnh hưởng lớn nhất, và những rủi ro xẩy ra khi không bảo vệ được hậu cứ.

Hôm nay là ngày mà phần nào áp suất chính trị tích tụ ở Ottawa lẽ ra có thể được giải tỏa. Cách mà sự việc đang diễn ra trong tuần này khiến xác suất cho những chuyện đó không lớn lắm. Và thành thật mà nói, mặc dù Thời gian Hỏi Đáp ở Quốc hội hôm nay không tệ như tôi dự đoán, nhưng nó vẫn phóng đại những khó khăn chung của chúng ta, tất cả là do một loạt câu hỏi hơi quá tự mãn của người Lãnh đạo đảng Bảo thủ Pierre Poilievre. Đó không phải là một ví dụ tuyệt vời về cách một người lãnh đạo phe đối lập có thể dùng cơ hội như thế để truy tố đối thủ của họ trước công chúng.

Ví dụ điển hình nhất mà tôi từng thấy là cựu Lãnh đạo đảng Tân Dân chủ (NDP) Thomas Mulcair, người đã dùng Thời gian Hỏi Đáp ở Quốc hội để đặt áp lực lên chính phủ về những vụ bê bối của Đảng Bảo thủ với sự chính xác và kỷ luật của một luật sư dầy dặn kinh nghiệm. Ông Poilievre không có được kinh nghiệm nào như vậy để dựa vào, nhưng người ta hy vọng với 18 năm trong Quốc hội, kể cả tấm gương của Mulcair mà ông là nhân chứng, có thể gây được nguồn cảm hứng. Điều này không có nghĩa là Poilievre ngày hôm nay quá tồi, vì ông ấy không tồi chút nào. Ông ấy điềm tĩnh, với giọng điệu chừng mực trong phần lớn thời gian Hỏi Đáp, đặt câu hỏi ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Nhưng điều đó mờ dần khi thời gian Hỏi Đáp tiếp tục và dẫn đến một cuộc trao đổi mang một ý nghĩa hoàn toàn mới vài giờ sau đó.

Tuy nhiên, trước khi xem đoạn video đó, có một câu châm ngôn điển hình mà người ta thường tuân theo khi viết câu hỏi dùng trong Thời gian Hỏi Đáp ở Quốc hội hoặc câu hỏi trước những ủy ban của Hạ viện; không ai hỏi những câu hỏi mà họ chưa biết câu trả lời. Lý do rất đơn giản; người ta đang cố gắng phô trương những gì họ biết, chứ không phải hỏi để đặt mình vào vị trí mà khi người khác trả lời câu hỏi đó và lại để bị dồn vào thế bí. Đó là kỹ thuật rất quan trọng khi giải quyết tình trạng như thế này trong Hạ viện. Xác suất câu hỏi được trả lời mà người hỏi không biết câu trả lời hay có thêm thông tin mới thường rất nhỏ. Người ta đã thấy Justin Trudeau đưa ra ví dụ về những gì phải làm khi phải trả lời những câu hỏi như vậy; không cho thêm thông tin mới, để người hỏi hiểu vấn đề rõ hơn trước khi đặt câu hỏi. Chắc chắn đó không phải là một cách làm ông ta ngon lành hơn, nhưng nó cũng không dẫn đến nội dung cần biết.

Tuy nhiên, điều có thể xảy ra là câu trả lời cho những câu hỏi nghiêm túc đó, có thể không phải ở Hạ viện mà ở những chỗ khác, khiến tất cả đảo lộn và khó hiểu. Trước khi đặt câu hỏi đó, người ta muốn biết câu trả lời đó có thể là gì, như vậy họ có thể biết cái bẫy mà họ có thể sẽ bước vào. Với bối cảnh như thế, đây là cuộc trao đổi diễn ra vào cuối Thời gian Hỏi Đáp ở Quốc hội ngày hôm nay và chuẩn bị cho màn kịch về sau:

Với những câu hỏi này (và một câu hỏi bằng tiếng Pháp tương đương với hai câu hỏi đó), Poilievre bắt đầu mất bình tĩnh và trở lại thành một Poilievre mà chúng ta thường thấy trong Hạ viện. Ông ấy đặt một câu hỏi về việc liệu có đảng nào trong Hạ viện nhận được tiền đóng góp bất hợp pháp được cho là có nguồn gốc từ Chính phủ Trung Hoa hay không, sau đó nói rằng ông ấy “giả định rằng” câu trả lời là có. Sau đó, ông ấy cười trước câu trả lời của Trudeau, nói rằng tất cả những gì mà Trudeau quan tâm là nói ra ẩn ý của chính mình và hỏi trực tiếp “đảng của ông ấy đã nhận được bao nhiêu tiền từ các khoản quyên góp bất hợp pháp”, cố hát khúc khải hoàn ngay lập tức. Không phải là màn trình diễn vĩ đại nhất từ trước đến nay, mà là một ví dụ khác về việc Poilievre đặt một câu hỏi mà dường như ông ta không biết câu trả lời và kết quả là quá vội vàng.

Sẽ chỉ mất vài giờ đoạn trao đổi đó quay lại tấn công người lãnh đạo Đảng Bảo thủ, tạo ra một sự so sánh mà tôi không thể không chú ý. Tờ National Post đã đăng một bài chuyên mục vào tối nay của Terry Glavin, người đã viết rất nhiều về chủ đề này trong thời gian qua. Bài báo đưa câu chuyện này theo một con đường khác, một con đường mang lại thông tin mới khiến tôi chắc chắn đã phải thắc mắc. Theo Glavin, ông ta cáo buộc rằng Trung Hoa đã đi xa hơn so với báo cáo đầu tiên để ảnh hưởng đến mọi thứ trong phe Bảo thủ, được cho là đã đi xa đến mức giúp lật đổ Erin O’Toole khỏi ghế lãnh đạo Đảng Bảo thủ. Nhiều chi tiết khá ấn tượng và tôi mời mọi người tự đọc chúng.

Tóm lại, nó cáo buộc rằng các cá nhân có quan hệ thân thiết và ủng hộ chính quyền Trung Hoa đã bắt đầu xen vào chính trị nội bộ của Đảng Bảo thủ. Công việc tổ chức  xen vào chính trị nội bộ của đảng Bảo thủ đó được cho là một trong những chất xúc tác đã chấm dứt vai trò lãnh đạo của O’Toole vào năm ngoái. Chính sách của O’Toole chống đối Trung Hoa, và theo những cáo buộc, là một nguyên nhân khiến ông bị lật đổ. Câu chuyện này dẫn đến việc nó gây ra những vấn đề cho ông Poilievre nằm ở phần này, mà tôi sẽ trích dẫn:

Ted Jiancheng Zhou, doanh nhân phát triển bất động sản. Nguồn: The Globe and Mail

“Nhưng từ rất lâu trước cuộc bầu  O’Toole làm lãnh đạo Đảng Bảo thủ vào năm 2020, tên những doanh nhân Trung Hoa giàu có bất ngờ hiện ra trong số những người tài trợ và danh sách đảng viên của Đảng Bảo thủ.

Một người mới di cư đến Canada nổi bật là Ted Jiancheng Zhou, một doanh nhân phát triển bất động sản với các dự án chung cư ở Ontario và Trung Hoa. Zhou, tự hào có mối quan hệ mật thiết trong hệ thống của Đảng Cộng sản Trung Hoa, là một trong số hàng trăm người Trung Hoa giàu xụ đã đóng góp tối đa mà luật cho phép cho đảng Tự do trong cuộc vận động “đóng tiền để đến với quyền lực” của Trudeau với các triệu phú Trung Hoa thân Bắc Kinh vào năm 2016.

Nhưng sau đó ông ấy đừng như đã đổi hướng. Mặc dù chưa có quốc tịch và mới ở Canada chưa đầy 5 năm, Zhou đã thành lập mười tổ chức khác nhau trên khắp Canada chuyên thu hút người Canada gốc Hoa gia nhập đảng Bảo thủ.”

Terry Glavin, “Beijing simply could not abide Erin O’Toole’s tough-on-China policies”

Đợi  một chút, bạn đọc còn nhớ câu hỏi của ông Poilievre về các khoản quyên góp cho Đảng Tự do và “đảng của ông ấy nhận được bao nhiêu từ các khoản quyên góp bất hợp pháp” chứ? Thế còn hàng chục câu hỏi khác mà ông ấy đã hỏi ông Trudeau hôm nay thì sao. Nếu bài của Terry Glavin được đăng trên tờ National Post là đáng tin cậy (và tôi không thấy có lý do gì để tin rằng tại sao nó lại không như vậy), thì chắc chắn với thông tin mà chúng ta có được từ câu chuyện này, bạn đọc có thể một cách hợp lý, đặt câu hỏi tương tự cho ông Poilievre về chính đảng của ông ấy không? Tất nhiên là ai cung có có thể hỏi ông ta như vậy, vì bài báo đó căn bản nói rằng những nỗ lực bị cáo buộc nhằm gây ảnh hưởng này cuối cùng cũng đưa tiền cho Đảng Bảo thủ. Để hiểu rõ vấn đề đó, tối nay tôi đã tìm đọc nhanh trong Cơ sở dữ liệu Những người tài trợ của Cơ quan Bầu cử Canada (một nguồn thông tin tuyệt vời, minh bạch và khá dễ dùng), dùng tên của những người ông Glavin nêu tên. Đây là những gì đã xuất hiện:

Nguồn: Election Canada

Cá nhân Zhou Jiancheng này đã ủng hộ 18 khoản quyên góp kể từ năm 2015, trong đó 12 khoản giúp cho các ứng cử viên, chi bộ hoặc cho chính Đảng Bảo thủ. Những khoản đó cũng có hai khoản quyên góp cho một ứng cử viên trong cuộc tranh ghế lãnh đạo để thay thế Stephen Harper. Khi tất cả được kết hợp lại với nhau, tổng số tiền quyên góp đó là 13.700 đô la cho một số chi bộ của Đảng Bảo thủ Canada, số tiền này đã được cấp biên lai thuế và số tiền đóng góp cuối cùng sẽ được chuyển trở lại các cơ quan đó để hỗ trợ. Và vâng, đó chỉ là từ một cá nhân.

Vì vậy, tổng số tiền mà ông Poilievre đang hỏi ông Trudeau, có vẻ như ông đã đặt câu hỏi đó cho ông mà không cân nhắc xem câu trả lời sẽ là gì nếu nó được đặt ra cho chính ông. Nếu họ [đảng Bảo thủ] chưa biết, họ nên nhanh tay tìm ra chúng, công bố con số đó và trả lại bất kỳ khoản đóng góp nào mà họ đã nhận được. Đó sẽ là mức tối thiểu mà ngừi ta nghĩ và Chúa biết rằng Đảng Bảo thủ của Canada có thừa tiền để trang trải chi phí.

Ted Jiancheng Zhou, doanh nhân phát triển bất động sản đứng hàng đâu ngay bên cạnh lãnh đạo đảng Bảo thủ, Andrew Scheer. Nguồn: The Globe and Mail

Nhưng quan trọng hơn, điều mà bước ngoặt nhỏ này trưng bầy là lý do tại sao chúng ta cần có cuộc điều tra công khai độc lập đó và chúng ta cần nagy tuwesc khắc. Nếu những gì đang những phương tiện truyền thông khác đưa tin là chính xác, thì những tác nhân ác ôn nước ngoài này đã dùng mọi cách để gây rối với nền dân chủ của chúng ta, kể cả cơ chế tổ chức đảng của chúng ta. Mặc dù góc độ mới về cách dùng tiền trong bài viết của Glavin rất ấn tượng, nhưng câu chuyện về một trong những cá nhân này bị cáo buộc đã thành lập đến 10 tổ chức khác nhau với mục tiêu cụ thể là thu hút mọi người gia nhập Đảng Bảo thủ để gây ảnh hưởng đến hướng đi của nó. Đó là cả một vấn đề lớn khác, với những câu hỏi về pháp lý quan trọng không kém kèm theo, cần được một cơ quan hoàn toàn độc lập — một cơ quan không bao gồm những dân biểu có lợi ích trực tiếp, mang tính đảng phái — điều tra cho ra ngọn ra ngành.

Điều mà bài viết này của Glavin giúp cho mọi người thấy rằng đây không phải là rắc rối hay vấn đề của một chính đảng, mà là của tất cả. Và khi điều đó có nghĩa là nhiều hơn một chín đảng ở Canada và những cấu trúc của nó đã bị lợi dụng để thực hiện những mục tiêu của một thế lực ác ôn nước ngoài, thì có nghĩa là không chính đảng nào có thể tham gia điều tra vấn đề này. Hiện tại, chúng ta sẽ có một vòng chỉ trích và đổ lỗi mới, thay vì có cách giải quyết rõ ràng về tất cả những điều này. Tôi hy vọng diễn biến này sẽ giúp thuyết phục Thủ tướng nhận thấy rằng giao việc này cho cơ quan độc lập đó là khôn ngoan, nhưng tôi không nín thở chờ. Thay vào đó, nếu quá khứ chỉ là phần mở đầu, tôi mong ông ấy sẽ cho chúng ta thấy thêm lý do tại sao nó lại việc cần thiết, theo cách tệ nhất và trong tiến trình đó, khiến những kẻ ác ôn đó rất hân hoan.

Xin hãy chứng minh rằng tôi sai bằng cách làm đúng, thưa Thủ tướng.

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: A Twist Into Pandora’s Box | Cam Holmstrom · Magpie Brûlé  ·  Mar 09, 2023