Chuyên gia này có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở của Canada hay không?

Joe O’Connor | DCVOnline

Mike Moffatt là một người có sáng kiến và công việc chính liên quan đến vấn đề quảng bá những biện pháp giải quyết tình trạng thiếu nhà ở tại đây cho những người có quyền lực, kể cả thủ tướng.

Hoá ra họ đang nghe theo Mike Moffatt, giám đốc cao cấp về chính sách và đổi mới tại Smart Prosperity Institute tại Ottawa.

Mike Moffatt mới 27 tuổi khi ông và người bạn đời Hannah trả một “số tiền điên khùng” cho ngôi nhà đầu tiên của họ. Đó là một căn nhà hai tầng, ba phòng ngủ, biệt lập ở London, Ontario, và nhìn lại, điều điên khùng của việc mua bán ngôi nhà ở một thị trấn đại học thịnh vượng ở tây nam Ontario chỉ phải trả 168.000 CAD vào năm 2004.

Ông nói, “Vào thời điểm đó, tôi nhớ mình đã nghĩ: ‘Ôi chúa ơi, tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy số tiền đó nữa.’”

Nhưng kể từ đó, cặp vợ chồng này đã bỏ ra 1,5 triệu CAD cho ngôi nhà hiện tại của họ ở Ottawa. Nếu hôm nay họ muốn mua căn nhà tương tự, nó có thể sẽ đòi gần 2 triệu đô la. Chính những con số đô la đáng kinh ngạc đó đã thuyết phục Moffatt, một chuyên gia kinh tế được đào tạo bài bản, áp dụng tài năng của mình để giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở giá rẻ ở Canada.

Xin bạn đọc lưu ý, không phải bằng cách cầm búa và xây 3,5 triệu căn nhà mới mà Canada Mortgage and Housing Corp. ước tính Canada sẽ cần vào năm 2030 — không kể những căn nhà đã được xây — mà bằng cách đưa ra những giải pháp có thể áp dụng để giải quyết vấn đề thiếu nhà ở của đất nước cho nhiều đối tượng khác nhau.

Mike Moffatt, giám đốc cao cấp về chính sách và đổi mới tại Viện nghiên cứu Smart Prosperity Institute tại Ottawa. Ảnh Của Tony Caldwell/Postmedia

Những khán giả đó kể cả thủ tướng và giới thân cận của ông, một số thành viên cao cấp của đảng Bảo thủ trong Quốc hội, những chuyên viên hoạch định chính sách, những người trong ngành tư nhân, chính khách Ontario, thị trưởng thành phố lớn, cơ quan truyền thông, người tham dự hội nghị và, tùy theo ngày, hàng xóm, bạn bè và bất kỳ ai khác tình cờ hỏi ý kiến ông về vấn đề nhà ở.

Moffatt, giám đốc cao cấp về chính sách và đổi mới tại Viện Ngiên cứu Smart Prosperity Institute tại Ottawa, nói về những cuộc gặp của ông với những người có quyền lực: “Thật khó để biết mình đang được coi trọng đến mức nào. Nhưng điều tôi có thể nói với bạn chắc chắn là nhiều ý tưởng của chúng tôi đã được áp dụng và tôi không biết liệu chúng có được thế không nếu không có chúng tôi.”

Trở thành người được săn đón trong vấn đề nhà ở không phải là kế hoạch tổng thể khi ông và bạn đời mua căn nhà đầu tiên của họ. Chàng trai trẻ Moffatt nghĩ mình sẽ trở thành một giáo sư đại học toàn thời gian và công bằng mà nói, Moffatt ở độ tuổi trung niên vẫn giảng dạy một số khóa học kinh doanh tại Trường Kinh doanh nổi tiếng của Đại học Western, mặc dù chỉ giảng dậy bán thời gian.

Mike Moffatt với Thủ tướng Justin Trudeau. Ảnh: Mike Moffatt

Nhưng công việc thực sự của ông ấy dường như là một người mọt sách về nhà ở, một lý thuyết gia với nhiều sang kiến, lĩnh vực quan tâm của ông ấy là chủ đề khiến chủ nhà, người thuê nhà và những người mong ước thuộc một trong những loại này phải thức trắng đêm, băn khoăn về cách họ sẽ tìm được một nơi để sống và có thể trả tiền cho nó.

Ông nói: “Một phần động lực thúc đẩy tôi làm công việc hiện tại là nếu tôi sinh ra muộn hơn 20 năm thì việc mua nhà sẽ là vấn đề bất khả thi.”

Cuộc sống ở viện nghiên cứu không chỉ toàn là hào nhoáng và những cuộc gặp gỡ với những người quan trọng. Phần lớn công việc liên quan đến việc nghiên cứu và sàng lọc lịch sử để tìm được những bài học trong quá khứ có thể áp dụng ở hoàn cảnh hiện tại.

Moffatt hợp tác với một nhóm để đăng tải những bài báo có tựa đề nghe có vẻ thực tế, chẳng hạn như Hiệp định Nhà ở Quốc gia: Phương pháp tiếp cận đa ngành để chấm dứt cuộc khủng hoảng cho thuê nhà ở ở Canada và dành cho độc giả ở Ontario, Hợp tác cùng nhau xây dựng 1,5 triệu ngôi nhà. Thách thức đối với nhiều lý thuyết gia là họ phải dựa vào người khác — trong trường hợp này là chính phủ — để hoàn thành công việc. Và nếu người thực hiện không lắng nghe những gì người có sang kiến nói, ngay cả những ý kiến sáng suốt nhất cũng sẽ chết trong cô độc. Nhưng ý kiến của Moffatt và đồng nghiệp rõ ràng đang được lắng nghe.

Thị trưởng Brampton Patrick Brown đã nhờ Mike Moffatt giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở của thành phố đó. Ảnh của Chris Young/The Canadian Press

Patrick Brown, Thị trưởng Brampton, Ont., nói,

“Tôi nghĩ Mike hiện đang ở một vị trí độc nhất, nơi ông ấy đang ảnh hưởng đến cả chính sách công cấp tỉnh bang ở Ontario và chính sách công liên bang, mặc dù thực tế họ là hai cấp chính quyền khác nhau với những đường lối chính trị khác nhau. Ông ấy là một người quan trong trong ngành và có ảnh hưởng đáng kể.”

Patrick Brown, Thị Trưởng Brampton

Moffatt lần đầu tiên xuất hiện trong tầm ngắm của thị trưởng Brown cách đây sáu năm khi ông nói về nhà ở trước bất kỳ ai khác. Trước Giáng sinh năm ngoái, thị trưởng Brampton đã mời Moffatt đến tnói chuyện với những uỷ viên hội đồng thành phố. Vùng ngoại ô đang bùng nổ nằm ở rìa phía tây bắc của Toronto, dân số khoảng 650.000 người và đang tăng lên, đồng thời đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng nhà ở lớn liên quan đến sinh viên ngoại quốc. Những sinh viên nước ngoài đã bỏ ra số tiền lớn để sang Canada đi học, kéo đến thị trấn và, Brown nói, thường bị những chủ khu ổ chuột bóc lột, trong khi những cơ sở giáo dục họ theo học đã thu tiền học phí 20.000 đô la.

Ông nói: “Tôi đã từng chứng kiến tình cảnh 25 sinh viên nhồi nhét trong một căn nhà ở tầng hầm. “Tôi đã nhờ Mike giúp chúng tôi thực hiện một số hoạt động vận động xung quanh vấn đề nhà ở cho sinh viên ngoại quốc và trình bầy dữ liệu về vấn đề đó.”

Sau đó Brown và nhóm của ông đem bài học rút được đến trình bầy trong họp với bộ trưởng di trú liên bang là trước khi một sinh viên được chấp thuận đến Canada và trước khi những trường đại học và cao đẳng thu bất kỳ học phí nào, việc bảo đảm có đủ nhà ở phải là một phần tử ắt có trước nhất trong tiến trình phê duyệt chiếu khán cho sinh viên nước ngoài.

Không có nhà ở đàng hoàng, không có sinh viên, không thể thu học phí.

“Mike đã thảo luận về vấn đề nhà ở trong nhiều năm. Giá như mọi người lắng nghe ông ấy sớm hơn thì chúng ta đã ở vị thế tốt hơn nhiều.”

Patrick Brown, Thị Trưởng Brampton

Brown nói, “Mike đã nói đến vấn đề nhà ở từ nhiều năm trước. Giá như mọi người lắng nghe ông ấy sớm hơn thì chúng ta đã ở vị thế tốt hơn nhiều so với ngày nay.”

Trễ còn hơn không, nhóm của Moffatt đã công bố phúc trình Hiệp định Nhà ở Quốc gia vào giữa tháng 8 năm 2023. Phúc trình có 10 đề nghị cho chính phủ liên bang nhằm “đẩy nhanh việc hoàn thành xây dựng những căn nhà vói mục đích cho thuê.”

Đề nghị Số 3 là loại bỏ GST/HST để lôi kéo những công ty xây cất tham gia. Chỉ một tháng sau, chính phủ tuyên bố sẽ bãi bỏ thuế cho những căn nhà xây với mục đích cho thuê để đẩy nhanh tốc độ xây cất. Một trùng hợp ngẫu nhiên hay sao?

Đề nghị Số 7 kêu gọi chính phủ tạo ra một loạt nhà mẫu đã được phê duyệt trước để hợp lý hóa quy trình phê duyệt xây cất nhà ở. Đây không phải là sáng kiến mà Moffatt quơ được trên không mà là thứ ông ấy học được từ quá khứ. Canada không xây cất nhiều nhà vào những năm 1930. Nhưng rồi Chiến tranh thế giới thứ hai xẩy ra, và kỹ nghệ phát triển nhiều ngành để phục vụ quân đội — ngoại trừ việc xây cất nhà ở. Nhưng một triệu cựu chiến binh Canada đã trở về nhà khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945 và đương nhiên là không có đủ nhà cho họ. Cuộc khủng hoảng đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngôi nhà gỗ thời hậu chiến, và rất nhiều ngôi đó vẫn còn là bằng chứng mà bất kỳ ai từng đi một vòng qua khu phía đông Toronto đều có thể thấy. Nội dung bài viết những ngôi nhà gỗ ở Toronto. những ngôi nhà gỗ ở Toronto.

Canada đã phê duyệt trước một danh mục những mẫu nhà để đẩy nhanh việc xây cất sau Thế chiến thứ hai. Ảnh của Peter Redman/National Post Files

Để đẩy nhanh việc xây những căn nhà gỗ, chính phủ lúc đó đã tạo ra một danh mục những mẫu nhà đã được phê duyệt trước và giao chúng cho những công ty xây cất. Ý tưởng tuyệt vời, hay đến mức Moffatt đã dùng nó cho phúc trình của ông, và sau đó thấy Đảng Tự do liên bang thông báo ngay trước Giáng sinh rằng họ sẽ làm điều tương tự.

Bộ trưởng Bộ Nhà ở, Cơ sở hạ tầng và Cộng đồng Sean Fraser nói với những phóng viên khi công bố chương trình: “Sau Thế chiến thứ hai, khi hàng ngàn binh sĩ trở về đoàn tụ với gia đình, Canada phải đối phó với tình trạng thiếu nhà ở một cách nghiêm trọng. Một trong những phương pháp được áp dụng vào thời điểm đó để ứng phó với những thách thức mà họ gặp phải là xây cất những mẫu nhà đơn giản đã được phê duyệt trước.”

Công việc chính sách có thể giống chuyện như con gà và quả trứng, nhưng Moffatt không giữ riêng sáng kiến cho mình. Ngược lại, nếu mọi người lắng nghe ông ấy thì thật tuyệt vời; nếu không, thì mục tiêu của ông ấy là tiếp tục cố gắng để được lắng nghe. Ông nói: “Một trong những điều Canada cần làm đơn giản là nhận ra rằng đây không phải là cuộc khủng hoảng nhà ở đầu tiên của chúng ta. Chúng ta đã từng gặp khủng hoảng trước đây, vậy chúng ta có thể học được bài học gì từ quá khứ để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện tại?”

May thay, Moffatt có giọng nói hợp với đài phát thanh và ông ấy cũng có một số cá tính kỳ quặc thú vị, kể cả việc từng là huấn luyện viên trưởng của đội bóng né (dodgeball) quốc gia Canada — vâng, có môn bóng như thể. Nếu điều đó nghe có vẻ ngớ ngẩn, thì ông ấy không chỉ là huấn luyện viên mà còn dẫn đội tuyển quốc gia liên tiếp giành được nhiều chức vô địch thế giới.

“Một trong những điều Canada cần làm đơn giản là nhận ra rằng đây không phải là cuộc khủng hoảng nhà ở đầu tiên của chúng ta.”

Mike Moffatt

Trò chơi mà người Canada lớn lên trong lớp thể dục ở trường cũng có một số bài học để đối phó với cuộc khủng hoảng nhà ở, chẳng hạn như hãy luôn “nhìn về phía trước”. Nói cách khác, tốt nhất là không nên rời mắt khỏi quả bóng, hoặc trong trường hợp này là cần phải xây thêm nhà.

Nói về điều này, Moffatt có một giải pháp khác được rút ra từ quá khứ mà ông tin rằng đã sẵn sàng để áp dụng vào ngày hôm nay. Sau khi tất cả những ngôi nhà gỗ được xây dựng cho những người lính trở về, họ bắt đầu sinh nhiều con, dẫn đến thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh.

Những người thuojc thế hệ này bùng nổ (1946-1964) tấn công thị trường nhà đất vào những năm 60 và đầu những năm 70, gây ra một cuộc khủng hoảng nhà ở khác. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ đã áp dụng một điều khoản thuế thuận lợi nhằm khuyến khích việc xây cất nhà ở, mặc dù có một số khó khăn. Nếu một người xây dựng đã hoàn thành một tòa tháp và sau đó bán đi để tận dụng lợi thế về thuế lợi tức, sau đó họ được yêu cầu chuyển số tiền thu được để xây cất một cao ốc khác.

Đến giữa những năm 1970, cuộc khủng hoảng đã kết thúc. Những điều khoản về thuế đã bị ngừng, một phần vì chúng được cho là mang lại lợi ích về mặt chính trị cho những công ty địa ốc giàu có, đó là những gì họ đã làm, nhưng họ cũng xây cất nhà ở. Đó là lý do tại sao chính phủ, ngành ckỹ nghệ và, vâng, ngay cả những người đam mê chính sách cũng cần phải có thái độ làm bất cứ điều gì cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở, đặc biệt kể từ khi ngôi nhà khởi đầu mà Moffatt và bạn đời của ông mua vào năm 2004 với giá dưới 200.000 CAD giờ đây có giá gần 700.000 CAD. Ông nói,

“Không có một chiếc đũa thần nào có thể giải quyết được mọi việc; nó giống như có 100 vấn đề đan xen nhau, và tất cả đều xoay quanh thực tế là việc xây nhà ở Canada rất khó khăn và tốn kém. Chúng ta cần phải ồ ạt xây nhà.”

Mike Moffatt

© 2024 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

___________________

Nguồn: Can this man solve Canada’s housing crisis? | Joe O’Connor The Finacial Post | Feb 15, 2024