Một cuộc cách mạng trong chính sách đối ngoại của Mỹ

Bernie Sanders | Trà Mi

Thay Lòng tham, Chủ nghĩa Quân phiệt và Đạo đức giả bằng Đoàn kết, Ngoại giao và Nhân quyền

Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington, D.C., tháng 1 năm 2024. Leah Millis / Reuters

Một sự thật đáng buồn về nền chính trị của Washington là một số vấn đề quan trọng nhất mà Hoa Kỳ và thế giới phải đương đầu hiếm khi được tranh luận một cách nghiêm túc; không nơi nào điều đó đúng hơn trong lãnh vực chính sách đối ngoại. Trong nhiều chục năm, đã có một “sự đồng thuận lưỡng đảng” về những vấn đề đối ngoại. Đáng buồn thay, sự đồng thuận đó hầu như luôn luôn sai lầm. Cho dù đó là về những cuộc chiến ở Việt Nam, Afghanistan và Iraq, sự lật đổ những chính phủ dân chủ trên toàn thế giới, hay những hành động tai hại về thương mại, chẳng hạn như ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ và thiết lập quan hệ thương mại bình thường lâu dài với Trung Hoa, kết quả thường làm thiệt hại đến vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới, làm suy yếu những giá trị được tuyên bốkhông che giấu của đất nước và là thảm họa đối với giai cấp công nhân Mỹ.

Mô hình này vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Sau khi chi hàng tỷ đô la để yểm trợ quân đội Israel, Hoa Kỳ, gần như đơn độc trên thế giới, đang bảo vệ chính phủ cực đoan cánh hữu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu; chính phủ này đang tiến hành một cuộc chiển tổng lực và hủy diệt chống lại người Palestine, dẫn đến cái chết của hàng chục ngàn người – trong đó có hàng ngàn trẻ em – và nạn đói của hàng trăm ngàn người khác ở Dải Gaza. Trong khi đó, trước nỗi sợ hãi ngày càng lan rộng quanh mối đe dọa do Trung Hoa gây ra và trước sự phát triển liên tục của phức thể kỹ nghệ quân sự, dễ dàng nhận thấy những lời lẽ khoa trương và quyết định của giới lãnh đạo ở cả hai đảng lớn thường không được sự tôn trọng dân chủ hay nhân quyền hướng dẫn mà do chủ nghĩa quân phiệt, tư duy bầy đàn, lòng tham và sức mạnh của lợi ích doanh nghiệp. Kết quả là, Hoa Kỳ ngày càng bị cô lập không chỉ với những nước nghèo hơn ở thế giới đang phát triển mà còn với nhiều đồng minh lâu đời của Mỹ trong thế giới đã kỹ nghệ hóa.

Với những thất bại này, đã đến lúc phải định hướng lại Chính sách Đối ngoại của Mỹ. Làm như vậy bắt đầu từ những thất bại của sự đồng thuận lưỡng đảng sau Thế chiến thứ hai và vạch ra một tầm nhìn mới tập trung vào nhân quyền, chủ nghĩa đa biên và đoàn kết toàn cầu.

MỘT KỶ LỤC XẤU HỔ

Kể từ Chiến tranh Lạnh, những chính khách ở cả hai đảng lớn đã dùng nỗi sợ hãi và những lời dối trá trắng trợn để lôi kéo Hoa Kỳ vào những cuộc xung đột quân sự thảm khốc và không thể thắng được ở nước ngoài. Tổng thống Johnson và Nixon đã gởi gần ba triệu người Mỹ đến Việt Nam để yểm trợ một lãnh đạo độc tài chống cộng trong cuộc nội chiến ở Việt Nam dưới cái gọi là thuyết dominoNội chiến ở Việt Nam theo cái gọi là thuyết domino – cho rằng nếu một nước rơi vào tay Cộng sản thì những nước xung quanh cũng sẽ sụp đổ. Lý thuyết này sai, và chiến tranh Việt Nam là một thất bại thảm hại. Có tới gần ba triệu người Việt Nam, và 58.000 quân nhân Mỹ thiệt mạng.

Sự tàn phá Việt Nam là chưa đủ đối với Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger. Họ đã mở rộng chiến tranh sang Campuchia bằng một cuộc oanh tạc quy mô giết chết thêm hàng trăm ngàn người và thúc đẩy sự trỗi dậy của nhân vật độc tài Pol Pot, chính sách diệt chủng của Polpot sau đó đã thảm sát thêm gần hai triệu người Cambodia. Cuối cùng, mặc dù chịu tổn thất nặng nề và chi tiêu số tiền khổng lồ, Hoa Kỳ đã thua trong một cuộc chiến mà lẽ ra không nên tham gia. Trong tiến trình đó, uy tín của đất nước này ở cả trong và ngoài nước đã thiệt hại nghiêm trọng.

Thành tích của Washington ở phần còn lại của thế giới cũng không khá hơn là mấy trong thời kỳ này. Nhân danh chống chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô, chính phủ Mỹ ủng hộ những cuộc đảo chính quân sự ở Iran, Guatemala, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Dominica, Brazil, Chile và những quốc gia khác. Những sự can thiệp này thường nhằm yểm trợ những chế độ độc tài đàn áp dã man người dân của họ và làm trầm trọng thêm tình trạng tham nhũng, bạo lực và nghèo đói. Washington vẫn đang giải quyết hậu quả từ những sự can thiệp như vậy ngày nay, dương đầu với sự nghi ngờ và thù địch sâu sắc ở nhiều nước những quốc gia này, điều này làm phức tạp chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và làm suy yếu lợi ích của Hoa Kỳ.

Một thế hệ sau, sau vụ khủng bố tấn công 11/9 năm 2001, Washington lập lại nhiều sai lầm tương tự. Tổng thống George W. Bush đã cam gởi gần 2 triệu quân Mỹ và hơn 8 ngàn tỷ USD cho “cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu” và những cuộc chiến thảm khốc ở Afghanistan. và Iraq. Chiến tranh Iraq, giống như Việt Nam, được dựng trên một lời nói dối trắng trợn. Bush đã cảnh cáo một cách khét tiếng, “Chúng ta không thể chờ đợi bằng chứng cuối cùng – nòng súng bốc khói có thể xuất hiện dưới dạng đám mây hình nấm.” Nhưng không có đám mây hình nấm và không có súng bốc khói, vì nhân vật độc tài Iraq Saddam Hussein không có bất kỳ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào. Cuộc chiến đã bị nhiều đồng minh của Mỹ phản đối và cách tự biên tự diễn đơn độc của chính quyền Bush trong thời gian này cho đến thời điểm chiến tranh đã làm uy tín của Mỹ suy yếu nghiêm trọng và xói mòn niềm tin vào Washington trên toàn thế giới.

Chiến tranh Iraq không phải là một phút lầm lạc, nhân danh cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, Hoa Kỳ đã tra tấn, giam giữ bất hợp pháp và “những màn trình diễn ngoại hạng”, bắt giữ nghi phạm trên khắp thế giới và giam họ một thời gian dài tại nhà tù Vịnh Guantánamo ở Cuba và những “địa điểm đen” (nhà tù bí mật) của CIA trên khắp thế giới. Chính phủ Hoa Kỳ đã thi hành Đạo luật Yêu nước, dẫn đến sự theo dõi hàng loạt trong nước và quốc tế. Hai chục năm chiến đấu ở Afghanistan đã khiến hàng ngàn lính Mỹ thiệt mạng hoặc bị thương và làm hàng trăm ngàn người Afghan khác thiệt mạng. Ngày nay, bất chấp tất cả những đau khổ và chi phí đó, Taliban đã trở lại nắm quyền.

HẬU QUẢ CỦA ĐẠO ĐỨC GIẢ

Tôi ước gì tôi có thể nói rằng giới hoạch định chính sách đối ngoại ở Washington đã học được bài học sau những thất bại trong Chiến tranh Lạnh và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Về chính sách đối ngoại, Tổng thống Donald Trump đã gia tăng chiến tranh không giới hạn bằng máy bay không người lái trên khắp thế giới, đưa thêm quân sang Trung Đông và Afghanistan, gia tăng căng thẳng với Trung Hoa và Bắc Hàn, và suýt rơi vào một cuộc chiến thảm khốc với Iran. Ông ấy bán vũ khí cho một số bạo chúa nguy hiểm nhất thế giới – từ Những Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đến Ả Rập Saudi. Mặc dù thương hiệu vì tư lợi và tham nhũng của Trump còn mới, nhưng nó đã có nguồn gốc từ chính sách hàng chục năm trước của Hoa Kỳ ưu tiên lợi ích đơn phương, ngắn hạn hơn những nỗ lực dài hạn nhằm xây dựng trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế.

Và chủ nghĩa quân phiệt của Trump không mới chút nào, chỉ trong chục năm qua, Hoa Kỳ đã tham gia vào những hoạt động quân sự ở Afghanistan, Cameroon, Ai Cập, Iraq, Kenya, Lebanon, Libya, Mali, Mauritania, Mozambique, Niger, Nigeria, Pakistan, Somalia, Syria, Tunisia và Yemen. Quân đội Hoa Kỳ duy trì khoảng 750 căn cứ quân sự ở 80 quốc gia và đang tăng cường sự hiện diện ở nước ngoài khi Washington gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh. Trong khi đó, Hoa Kỳ đang cung cấp cho Israel của ông Netanyahu hàng tỷ đô la viện trợ quân sự trong khi ông ấy ra tay tiêu diệt Gaza.

Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Hoa là một minh họa khác cho lối suy nghĩ bầy đàn về chính sách đối ngoại thất bại, vốn coi mối quan hệ Mỹ-Trung là một cuộc đấu tranh có tổng bằng không. Đối với nhiều người ở Washington, Trung Hoa là ông ba bị của chính sách đối ngoại mới – một mối đe dọa hiện sinh khiến cho ngân sách của Ngũ Giác Đài ngày càng cao hơn. Trong hồ sơ của Trung Hoa có rất nhiều điểm để chỉ trích: hành vi trộm cắp kỹ thuật, đàn áp quyền của công nhân và báo chí, sự mở rộng khổng lồ của năng lượng than, đàn áp Tây Tạng và Hong Kong, hành động đe dọa Đài Loan và những chính sách tàn bạo của nó đối với dân Uyghur. Nhưng sẽ không có giải pháp nào cho mối đe dọa hiện sinh của biến đổi khí hậu nếu không có sự hợp tác giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ, hai quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới. Cũng sẽ không có hy vọng giải quyết nghiêm túc đại dịch tiếp theo nếu không có hợp tác của Hoa Kỳ với Trung Hoa. Và thay vì bắt đầu một cuộc chiến thương mại với Trung Hoa, Washington có thể tạo ra những hiệp định thương mại cùng có lợi, mang lại lợi ích cho công nhân ở cả hai nước chứ không chỉ làm lợi cho những tập đoàn đa quốc gia.

Hoa Kỳ có thể và nên buộc Trung Hoa phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền của họ. Nhưng quan ngại của Washington đối với nhân quyền khá chọn lọc. Ả Rập Saudi là một chế độ quân chủ tuyệt đối do một gia đình đại tỉ phú có cả hơn một ngàn tỷ đô la cai trị. Thậm chí không có giả vờ dân chủ ở đó; công dân không có quyền bất đồng chính kiến hoặc bầu lãnh đạo của họ. Phụ nữ bị đối xử như công dân hạng hai. Quyền của người đồng tính hầu như không hiện hữu. Dân di cư ở Ả Rập Saudi thường bị buộc làm nô lệ thời hiện đại, và gần đây đã có báo cáo về giết hàng trăm người Ethiopia di cư. Một trong số ít người bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng của nước này, Jamal Khashoggi, đã rời toà đại sứ Saudi Arabia nhưng mảnh vụn trong một chiếc vali sau khi ông bị mật vụ Saudi sát hại trong một cuộc tấn công mà những cơ quan tình báo Mỹ kết luận là do Thái tử Mohammed bin Salman ra lệnh. Mohammed bin Salman, trên thực tế là người cai trị của Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều đó, Washington vẫn tiếp tục bán vũ khí và yểm trợ Ả Rập Saudi, như đã làm với Ai Cập, Ấn Độ, Israel, Pakistan và UAE – tất cả những quốc gia thường xuyên chà đạp lên nhân quyền.

Không chỉ chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Hoa Kỳ và sự ủng hộ những bạo chúa một cách hết sức rất đạo đức giả đã gây ảnh hưởng ngược, mà cả những hiệp định thương mại quốc tế mà Washington đã ký kết trong hàng chục năm gần đây cũng vậy. Sau khi những người dân Mỹ bình thường được cho biết, năm này qua năm khác, những người cộng sản ở Trung Hoa và Việt Nam nguy hiểm và khủng khiếp như thế nào, và Hoa Kỳ phải đánh bại họ bằng bất cứ giá nào, thì hóa ra các công ty Mỹ lại có một quan điểm khác. của Trung Hoa và Việt Nam, và việc Hoa Kỳ phải đánh bại họ bằng bất cứ giá nào, hóa ra những công ty Mỹ lại có quan điểm khác. Những công ty đa quốc gia lớn có trụ sở tại Hoa Kỳ bắt đầu yêu thích ý tưởng “thương mại tự do” với những quốc gia độc tài này và tận dụng cơ hội thuê những công nhân nghèo khó ở nước ngoài với mức lương chỉ bằng một phần nhỏ tiền lương mà họ trả cho người Mỹ. Do đó, với sự ủng hộ của lưỡng đảng và sự cổ vũ của giới doanh nghiệp và phương tiện truyền thông giòng chính, Washington đã ký kết những hiệp định thương mại tự do với Trung Hoa và Việt Nam.

Kết quả thật thảm hại. Trong khoảng hai chục năm sau những thỏa thuận này, hơn 40.000 nhà máy ở Mỹ đóng cửa, khoảng hai triệu công nhân mất việc và tầng lớp lao động Mỹ phải trải qua tình trạng tiền lương trì trệ – ngay cả khi những tập đoàn kiếm được hàng tỷ đô la và giới đầu tư đã được đền đáp xứng đáng. Ngoài những thiệt hại xẩy ra trong nước, những thỏa thuận này còn có rất ít những tiêu chuẩn để bảo vệ công nhân hoặc môi trường, dẫn đến những aarnh hưởng tai hại ở nước ngoài. Sự phẫn nộ về những chính sách thương mại này trong tầng lớp lao động Mỹ đã giúp thúc đẩy sự nổi lên ban đầu của Trump và tiếp tục mang lại lợi ích cho ông ta cho đến ngày nay.

NGƯỜI TRÊN LỢI NHUẬN

Chính sách đối ngoại hiện đại của Mỹ không phải lúc nào cũng thiển cận và mang tính phá hoại. Sau Thế chiến thứ hai, bất chấp cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử, Washington đã chọn học những bài học của những thoả thuận trừng phạt hậu Thế chiến thứ nhất. Thay vì làm bẽ mặt những kẻ thù bại trận trong thời chiến là Đức và Nhật Bản, khi đất nước của họ đang nằm trong đổ vỡ, Hoa Kỳ đã dẫn đầu một chương trình phục hồi kinh tế trị giá hàng tỷ đô la và giúp chuyển đổi những xã hội toàn trị thành những nền dân chủ thịnh vượng. Washington đi đầu trong việc thành lập Liên Hiệp Quốc và thực hiện Công ước Geneva để ngăn chặn nỗi kinh hoàng của Thế chiến II tái diễn và để bảo đảm rằng tất cả mọi quốc gia đều tuân thủ những tiêu chuẩn giống nhau về nhân quyền. Kennedy đã thành lập Quân đoàn Hòa bình để yểm trợ giáo dục, y tế công cộng và tinh thần kinh doanh trên toàn thế giới, xây dựng kết liên hệ con người và cổ xuý những dự án phát triển địa phương. Trong thế kỷ này, Bush đã đưa ra Kế hoạch Khẩn cấp của Tổng thống về cứu trợ bệnh nhân AIDS, gọi là PEPFAR, đã cứu sống hơn 25 triệu người, phần lớn ở châu Phi cận Sahara, và Sáng kiến ​​Sốt rét của Tổng thống đã ngăn ngừa hơn 1,5 tỷ trường hợp mắc bệnh sốt rét.

Nếu mục tiêu của chính sách đối ngoại là giúp tạo ra một thế giới hòa bình và thịnh vượng thì những nhà hoạch định chính sách đối ngoại cần phải suy nghĩ lại về căn bản những giả định của mình. Việc chi hàng ngàn tỷ đô la cho những cuộc chiến bất tận và những hợp đồng quốc phòng sẽ không giải quyết được mối đe dọa hiện sinh của biến đổi khí hậu hoặc việc có thể xẩy ra những đại dịch trong tương lai, không giúp nuôi sống trẻ em đói khát, giảm bớt hận thù, giáo dục người mù chữ hoặc chữa khỏi bệnh tật. Nó sẽ không giúp tạo ra một cộng đồng chung cho toàn cầu và giảm thiểu sự có thể xẩy ra chiến tranh. Trong thời điểm then chốt này của lịch sử loài người, Hoa Kỳ phải lãnh đạo một phong trào toàn cầu mới dựa trên sự đoàn kết của con người và nhu cầu của những người dân đang gặp khó khăn. Phong trào này phải có can đảm để đương đầu với lòng tham của giới đầu sỏ quốc tế, trong đó có vài ngàn tỷ phú nắm giữ quyền lực khổng llof về kinh tế và chính trị.

Chính sách kinh tế là chính sách đối ngoại. Chừng nào những tập đoàn và tỷ phú giàu có còn nắm quyền kiểm soát hệ thống kinh tế và chính trị của chúng ta, thì những quyết định về chính sách đối ngoại sẽ được lợi ích vật chất của họ dẫn dắt chứ không phải vì lợi ích của đại đa số dân số thế giới. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ phải giải quyết sự phẫn nộ về mặt đạo đức và kinh tế đối với tình trạng bất bình đẳng về lợi tức và tài sản chưa từng có, trong đó 1% người giàu nhất hành tinh có nhiều tài sản hơn 99% số nằm dưới – sự bất bình đẳng này cho phép một số người có hàng chục ngôi nhà, máy bay phản lực riêng, thậm chí làm chủ cả hòn đảo, trong khi hàng triệu trẻ em đang đói hoặc chết vì những căn bệnh dễ phòng ngừa. Người Mỹ phải lãnh đạo cộng đồng quốc tế trong việc loại bỏ những thiên đường trốn thuế, vốn đã tạo điều kiện cho những tỷ phú và những tập đoàn lớn che giấu khối tài sản hàng ngàn tỷ USD và trốn đóng thuế một cách công bằng. Điều đó gồm cả việc trừng phạt những quốc gia giữ vai trò là nơi để tỷ phú trốn thuế và dùng đòn bẩy kinh tế đáng kể của Hoa Kỳ để cắt quyền truy cập vào hệ thống tài chính của Hoa Kỳ. Theo Mạng lưới Công lý Thuế, ước tính ngày nay có khoảng 21 ngàn tỷ đến 32 ngàn tỷ USD tài sản tài chính đang nằm ở những thiên đường trốn thuế ở nước ngoài. Sự giàu có này không mang lại lợi ích gì cho xã hội. Nó không bị đánh thuế và thậm chí còn không được chi tiêu – nó đơn giản bảo đảm cho người giàu càng giàu hơn.

Washington nên phát triển những hiệp định thương mại công bằng có lợi cho người lao động và người nghèo ở tất cả những quốc gia, không chỉ những nhà đầu tư ở Phố Wall, bao gồm việc tạo ra những điều khoản mạnh mẽ, ràng buộc về lao động và môi trường với cơ chế thực thi rõ ràng, cũng như loại bỏ những biện pháp bảo vệ nhà đầu tư giúp dễ dàng thuê ngoài công việc. Những thỏa thuận này phải được đàm phán với ý kiến ​​đóng góp từ người lao động, người dân Mỹ và Quốc hội Hoa Kỳ – chứ không chỉ là những nhà vận động hành lang từ những tập đoàn đa quốc gia lớn, những người hiện đang thống trị quá trình đàm phán thương mại.

Hoa Kỳ cũng phải cắt giảm chi tiêu quân sự quá mức và yêu cầu những nước khác cũng làm như vậy. họ cung cấp cho thế giới vũ khí dùng để tiêu diệt lẫn nhau. Giữa những thách thức to lớn về môi trường, kinh tế và y tế cộng đồng, những quốc gia lớn trên thế giới này không thể cho phép những nhà thầu quốc phòng khổng lồ kiếm lợi nhuận vượt kỷ lục khi họ cung cấp cho thế giới vũ khí dùng để tiêu diệt lẫn nhau. Ngay cả khi không có chi tiêu thêm, Hoa Kỳ có kế hoạch chi khoảng 900 tỷ USD cho quân đội trong năm nay, gần một nửa số tiền đó sẽ dành cho một số ít những nhà thầu quốc phòng vốn đã có lợi nhuận cao.

Giống như đa số người Mỹ, tôi tin rằng việc chống lại cuộc xâm lăng Ukraine bất hợp pháp của Tổng thống Nga Vladimir Putin là vì lợi ích sống còn của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế. Tập đoàn RTX, trước đây là Raytheon, đã tăng giá hoả tiễn Stinger lên gấp 7 lần kể từ năm 1991. Hôm nay, Hoa Kỳ phải chi tới 400.000 USD để thay thế mỗi chiếc Stinger gởi đến Ukraine — một mức tăng giá quá đáng mà thậm chí không cách nào giải thích được là do lạm phát, chi phí tăng hoặc tiến bộ về phẩm chất. Sự tham lam như vậy không chỉ khiến người đóng thuế ở Mỹ phải trả giá mà còn phải trả bằng mạng sống của người Ukraina. Khi những nhà thầu vũ khí nâng lợi nhuận lên thì ít vũ khí đến được tay người Ukraina ở tiền tuyến hơn. Quốc hội phải kiềm chế kiểu trục lợi chiến tranh này bằng cách kiểm soát chặt chẽ hơn những hợp đồng, thu hồi các khoản chi hóa ra quá mức và đánh thuế vào lợi nhuận trời cho.

Trong khi đó, Washington nên ngừng phá hoại những thể chế quốc tế khi hành động của họ không phù hợp với lợi ích chính trị ngắn hạn của Washington. Việc những nước trên thế giới tranh luận và thảo luận về những khác biệt của họ sẽ tốt hơn nhiều so với việc ném bom hoặc tham chiến vũ trang. Hoa Kỳ phải yểm trợ Liên Hiệp Quốc bằng cách đóng niên liễm, trực tiếp tham gia cải cách Liên Hiệp Quốc và ủng hộ trợ các cơ quan của tổ chức này như Hội đồng Nhân quyền. Cuối cùng, Mỹ cũng nên gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế thay vì tấn công tổ chức này khi tòa án này đưa ra những án lệnh mà Washington cho là bất tiện cho Mỹ. Tổng thống Joe Biden đã có lựa chọn đúng đắn khi tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới. Giờ đây, Hoa Kỳ phải đầu tư vào WHO, tăng cường khả năng ứng phó nhanh chóng với đại dịch và hợp tác với tổ chức này để đàm phán một hiệp ước đại dịch quốc tế ưu tiên mạng sống của người người nghèo và người lao động trên khắp thế giới—chứ không phải lợi nhuận cho những đại công ty bào chế thuốc.

ĐOÀN KẾT NGAY BÂY GIỜ

Lợi ích của việc chuyển đổi này trong chính sách đối ngoại sẽ lớn hơn nhiều so với cái giá phải trả. Sự ủng hộ nhân quyền trước sau như một của Hoa Kỳ sẽ khiến những kẻ xấu có nhiều phần phải trước công lý công hơn – và có lẽ họ sẽ ít vi phạm nhân quyền ngay từ đầu. Tăng đầu tư vào phát triển kinh tế và xã hội dân sự sẽ giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo và củng cố những thể chế dân chủ. Sự yểm trợ của Hoa Kỳ đối với những tiêu chuẩn lao động quốc tế công bằng sẽ tăng lương cho hàng triệu công nhân Mỹ và hàng tỷ người trên khắp thế giới. Bắt người giàu đóng đúng mức thuế của họ và hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài sẽ mở cửa cho những nguồn tài chính đáng kể có thể dùng được để giải quyết những nhu cầu toàn cầu và giúp khôi phục niềm tin của người dân mà các nền dân chủ có thể mang lại.vốn sẽ giải phóng những nguồn tài chính đáng kể có thể được dùng để giải quyết những nhu cầu toàn cầu và giúp khôi phục niềm tin của người dân mà những nền dân chủ có thể mang lại.

Trên hết, ở vị thế của nền dân chủ lâu đời nhất và hùng mạnh nhất thế giới, Hoa Kỳ phải công nhận rằng sức mạnh lớn nhất của chúng ta như một quốc gia không phải vì sự giàu có hay sức mạnh quân sự mà vì những giá trị tự do và dân chủ của chúng ta. Những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta, từ biến đổi khí hậu đến đại dịch toàn cầu, sẽ đòi phải có sự hợp tác, đoàn kết và hành động tập thể chứ không phải chủ nghĩa quân phiệt.

Tác giả | Bernie Sanders, thượng nghị sĩ Vermont, được bầu vào Thượng viện năm 2006 sau khi giữ chức dân biểu duy nhất của Vermont trong 16 năm. Ông hiện đang phục vụ nhiệm kỳ thứ ba và tái đắc cử vào năm 2018 với 67% phiếu bầu. Sanders sinh ra ở Brooklyn, New York và theo học tại trường trung học James Madison, cao đẳng Brooklyn và đại học Chicago. Ông từng là thị trưởng của Burlington. Sanders ủng hộ và tranh đấu cho những gia đình công nhân, tầng lớp trung lưu đang suy giảm và thu hẹp khoảng cách ngày càng lớn giữa người giầu và giai cấp công nhân.

© 2024 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

________________________

Nguồn: A Revolution in American Foreign Policy | Bernie Sanders | Foreign Affairs | 18 MAR 2024