Di sản văn hóa và… tiếng Anh

Trà Mi

caygao2011a “Trăm năm bia đá thì mòn,” [nhưng] ngàn năm bia mạng vẫn còn trơ trơ.
Thời đại kỹ thuật cao, thông tin nhanh dù mang lại rất nhiều ích lợi cho xã hội cũng có những mặt tiêu cực của chúng, tiêu biểu là kỹ thuật ghép ảnh. Cuối năm 2012, lan tràn trên mạng là tấm hình hai thanh niên da nâu mặc khố hình “bản đồ lưỡi bò”, với chú thích “Dân Phi Luật Tân ‘tinh quái’”, v.v.  Sau vụ án Đoàn Văn Vươn, đầu tháng Tư, trên Facebook xuất hiện hình của Mark  Zuckerberg “giới thiệu” anh Vươn với chú thích “Anh Mạc cũng lên tiếng nữa!” Dĩ nhiên đây chỉ là những tấm ảnh ghép.

Một “friend” trên Facebook, như chim bị ná, đưa tấm ảnh “Cây gạo đại thụ” ghi ngày chụp là 16 tháng 3, 2011, và hỏi đây có phải là ảnh đã photoshop hay là ảnh thật.

Cây gạo ở Đền Mõ, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng).
Cây gạo ở Đền Mõ, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng).

Thoáng nhìn qua tấm hình, như đại đa số mọi người, người viết không tin vào mắt của mình. Không tin không phải vì cái gốc khổng lồ cây gạo già trên 700 năm mà vì sự uyên bác đến khó hiểu của tấm bia dựng trước nó.

Tấm bia viết bằng ba ngôn ngữ nhưng người viết chỉ đọc được hai (vì không biết chữ Hán) và chỉ hiểu sơ sơ tiếng Việt vì dù đọc được, và không hiểu nghĩa của hai trong ba hàng chữ viết giống như tiếng Anh.

Tiếng Việt ghi “Cây gạo đại thụ” nếu dịch hai từ “đại thụ” sang tiếng Nôm thì cả nhóm chữ đó trở thành “Cây gạo cây to”. Có thể viết đơn giản hơn là “cây gạo to” (hay “già”), dễ hiểu hơn, nhưng thiếu uyên bác vì không có tiếng Hán Việt nên dân địa phương mới khắc vào bia đá, “Cây gạo đại thụ”?

Hàng chữ [gần như] tiếng Anh ghi:

“PLANT RICE UNIVERSITY ACCEPTANCE

PLANTED IN 1824

(BODY ARMOUR)”

Thế này là thế nào? Nếu không có tiếng Việt trên bia, vốn liếng tiếng Anh mấy chục năm qua chỉ cho người viết hiểu được đây là cái gì đó “trồng năm 1824”. Đọc hai hàng chữ, trên cùng và dưới chót, và đi tra từ điển không có nên đành nhờ tới Google Translate (GT) xem sao.

Nếu để cùng hàng thì GT dịch “Cây Gạo Đại Thụ Trồng Năm 1824 (Giáp Thân)” là “Rice plants collected in 1824 (Body Armor)”.

“Cây Gạo Đại Thụ

Trồng Năm 1824

(Giáp Thân)”

Nguyên văn trên bia

“Plants Rice University Acceptance

Growing in 1824

(Body Armor)”

Google Translate

Đến đây thì người viết có thể tin rằng “dịch giả” ở Hải Phòng đã thuê Google Translate làm việc. Và cũng vì sính từ Hán Việt nên mới sinh ra “University Acceptance”. Nếu vẫn để GT dịch hộ “Cây gạo cổ [hay già]” thì kết quả dù không đúng nhưng vẫn dễ trôi hơn, “Old rice tree”.

Nhân đây cũng xin có một lời trách nhẹ với “dịch giả” và Google Translate. Đã trót thì phải cho trét, “dịch giả” đã bỏ quên hai chữ “Canh Dần” là năm dựng bia – mốc thời gian quan trọng không kém năm 1824. Nếu theo đúng văn hóa dịch trên bia đá này, hẳn “Canh Dần” phải là “Soup Tiger” hay “Tiger Soup”. Ngày trước đã có “Chicken Soup” [Canh gà Thọ Xương] nay mình có “Tiger Soup” là chí phải.

Tiếp tục tra cứu trên mạng cho người viết biết đây là một trong hai tấm bia dựng năm 2010 trước cây gạo cổ ở đền Mõ, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng). Và ngày 16 tháng 3, 2011 là ngày hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt nam (VACNE) đã tổ chức lễ công nhận cây gạo này là Cây Di sản Việt Nam. Như vậy đây là ảnh thật, chụp cây thật, bia thật ghi lại một nét văn hóa thật của Việt Nam ở thế kỷ 21.

Gạo, tên thường tiếng Anh là coton tree, một loại cây thuộc chi Bombax, ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng, rụng lá vào mùa đông. Hoa gạo 5 cánh màu  đỏ nở vào mùa xuân trước khi cây ra lá non. Quả nhỏ chứa các sợi giống như sợi bông. Thân cây có các gai chống lại sự phá hoại của động vật. Gỗ cây gạo mềm không dùng vào việc xây dựng [Wikipedia]

Sau đây là một vài hình ảnh cụ thể về nền dịch thuật của làng xã Việt Nam.

Trên vừa “Kính chào Quý khách” dưới đã vội “See you again” [Nguồn: OntheNet]
Trên vừa “Kính chào Quý khách” dưới đã vội “See you again” [Nguồn: OntheNet]
Đọc làm sao thì ghi làm vậy
Đọc làm sao thì ghi làm vậy [Nguồn: OntheNet]
Bánh gối = Pillow và bia ...
Bánh gối = Pillow và bia … [Nguồn: OntheNet]

Tuy thế, so với một số các quốc gia không dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thì văn phong dịch thuật làng xã kiểu của các ông Lại Văn Sâm hoặc ông Naked Dragon Hidding – BSP Entertainment [“Hanoi’s this season… absent the rains”, “You inside me after class…”, v.v.] cũng không hẳn là hạng vô địch. Sau đây là một vài thí dụ về tiếng Anh (dịch) ở một số quốc gia khác.

Không chơi cù mà lượm banh của nguoawfi khác bị phạt vạ khá nặng! [Nguồn: OntheNet]
Không chơi cù mà lượm banh của người khác bị phạt vạ khá nặng! [Nguồn: OntheNet]
Thật thế à? Really?
Thật thế à? Really?

Tiệm bán gấu con? Không phải thế. Đó là tiệm có bia lạnh (Chilled beer) [Nguồn ONtheNet]
Tiệm bán gấu con? Không phải thế. Đó là tiệm có bia lạnh (Chilled beer) [Nguồn OntheNet]
Vài món giải khát [Nguồn: OntheNet]
Vài món giải khát [Nguồn: OntheNet]
Và ngay cả ở Hoa Kỳ, nghiêm lệnh của lý trưởng của làng Crestwood, quận Cook, tiểu bang Illinois cũng chưa được chuẩn.

Lệnh của lý trưởng làng Crestwood [Nguồn: OntheNet]
Lệnh của lý trưởng làng Crestwood [Nguồn: OntheNet]

Sau nhiều năm theo lời kêu gọi của ông Nguyễn Tấn Dũng “bơi ra biển lớn” e rằng dân ta vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Thứ nhất, ngoài khơi dọc bờ biển của Việt Nam quân xâm lăng phương bắc thường xuyên gây hấn, đánh phá tàu bè của ngư dân nước Việt; thứ hai, nền văn hóa dịch thuật của làng xã Việt Nam đến nay có lẽ, có lẽ thôi, chưa đủ để người nước ngoài thông cảm được.

Mong sao giới hữu tránh về văn hóa, giáo dục, du lịch trong nước bỏ chút thời gian quan tâm hơn nữa về vấn đề dịch thuật bia, bảng ở những nơi công cộng nhắm vào du khách nước ngoài. Làm được thế là một phần giúp Việt Nam có cơ hội bắt kịp với nền văn minh của thế giới trong … vài mươi năm nữa. Việc nhỏ hơn, ngay trước mắt, là nhân sĩ huyện Kiến Thị (Hải Phòng) nên bỏ tí tiền thay tấm bia trước gốc cây gạo ở Đền Mõ.

“Trăm năm bia đá thì mòn,” [nhưng] ngàn năm bia mạng vẫn còn trơ trơ.

 

© 2013 DCVOnline

 

27 Comments on “Di sản văn hóa và… tiếng Anh

  1. 大樹 đại thụ
    Cây lớn.

    木棉科 : Mộc Miên Khoa /

    Bombacaceae [′bäm·bə′kās·ē′ē] / Cây Gạo

    Semal_(Bombax_ceiba)_flowers_in_Kolkata_W_IMG_4132.jpg

    • Rất vui được tái ngộ bác Tâm Việt. Bác vẫn khỏe chứ ạ ?

      Trong “Truyền Kỳ Mạn Lục” của Nguyễn Dữ (thế kỷ 16, thời Hậu Lê) có “Truyện Cây Gạo” (Mộc Miên Thụ Truyện) tuyệt hay. Đọc bài chủ về tấm bia đá “cây gạo đại thụ” ở Hải Phòng lại nhớ đến truyện này.

      • Bạn NTQ thân mến,
        Không hiểu vì lý do nào,chuyện “cây gạo cổ thụ” vẫn cứ vương vấn trong đầu tôi. Mấy hôm nay, tôi vừa đọc lại cuốn Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, có nói nhiều về cây cối miền Bắc, trong đó có cả cây gạo. Có vài điều tôi muốn ghi lại ở đây. Theo Tô Hoài:
        – Như cây đa, cây gạo vốn có lâu đời ở miền Bắc. Do đó, tôi đoán phải có nhiều cây gạo “cổ thụ” (trừ khi giống cây này hiếm sống đến mất trăm năm)
        – Cây gạo không được trồng ở sân nhà (vì choán chỗ?), mà hay trồng ở trước miếu, đền, chùa… hay cả bờ ruộng (câu đa thì thường trồng đầu làng)
        – Cây cối cũng được chia thứ hạng “xã hội”: nhất, cây đa…; nhì, gạo…; ba,…

        Tóm lại, cây cối ở xứ ta – ít nhất ơ miền Bắc – là một phần tử của xã hội, chứ không chỉ là “thực vật”. Giống như con trâu là một phần tử của gia đình (nông dân) vậy. (Viết đến đây, tôi tiếc về VN kỳ tồi tôi đã không “xắm” lấy một “Con Trâu” – ý tôi nói đến cuốn truyện của Trần Tiêu. Sẽ nhờ ngưòi bạn sắp về VN mua dùm!)

        • Bác Lê Văn thân mến,
          Bác nói đúng, quả thật cây cối ở miền quê VN gắn liền với đời sống người dân làng, nhất là những cây “cổ thụ ngàn năm” đã chứng kiến sự tiếp nối của nhiều thế hệ….
          Về “thứ hạng xã hội” của cây cối thì tôi chưa nghe nói tới. Nhưng còn nhớ năm xưa từng nghe một câu tục ngữ, và bây giờ mò mẫm trên mạng (wiki việt nam) cũng tìm thấy: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”. Ghi lại để chia sẻ với bác cho vui, chứ hiểu nghĩa thì không hiểu rõ lắm, chỉ đoán đại khái thôi.
          Chúc bác luôn mạnh khỏe.

          • Bạn NTQ hay thiệt, tìm ra đúng câu tục ngữ Tô Hoài nói đến! Chữ thứ bậc “xã hội” là câu tôi thêm vào – có lẽ cũng là ý của Tô Hoài – không phải một thứ lý thuyết “giai cấp”, mà để nói lên triết lý sống hòa đồng con người với thiên nhiên của người Việt. Cá nhân tôi không thích những công trình đồ xộ như “nuốt người ta” của Tầu, mặc kệ người thích “kết tội” tiền nhân là không có đầu óc khuyếch trương vĩ đại…

  2. Lại thêm một trò phá hoại của các thế lực phãn động !
    Các đĩnh cao trí tuệ loài Vượn chúng tôi không thể nào ngu ngốc đến như thế được !

    • “Phắc nước gừng” có nhẽ là phương pháp vệ sinh tình dục để tranh’ khỏi bị bệnh hoa liễu . Các quán an cũng “đưa vào phục vụ” cho thấy trình độ dân trí của các đấng Con Trời cao hơn phần còn lại của nhân loại .
      Cúng hỉ ! Cúng hỉ !

    • Viết có hai dòng góp ý mà Mod cũng kiễm duyệt ! Theo Triết học Mác Lenin , loài Vượn là thuỷ tổ của loài người , những người CS họ tin như thế cho nên tôi viết là “đĩnh cao trí tuệ loài Vượn” để chỉ những người CS thì không đúng hay sao ? thưa Mod .

  3. Tác giả đã nhìn vấn đề một cách khách quan, phân tích cho biết đây là hiện tượng phổ thông có thể xảy ra với mọi quốc gia ngay cả nơi mà ngôn ngữ ấy phát sinh và rồi có đề nghị rất xây dựng để tránh tình trạng tương tự xảy ra, đây là thái độ của một người có giáo dục, khác hẳn với một loại người ngược lại, cho là đây là một cơ hội để cùng nhau chung vui, một bữa cười thoải mái và có được giấc ngủ ngon, phải chăng đó là “hội chứng tự sướng” của một cộng đồng nào đó, luôn luôn “tự mãn” với cuộc đời ăn bám và vui sướng với những bất cập của đồng bào nơi quê nhà.

    • Đề nghị Ông Trùm gõ “chinglish” để google search (trong phần những hình ảnh – Images) sẽ thấy hằng hà sa số những bảng chỉ đường, bảng giá, bảng hiệu v.v… bằng tiếng Tàu được phiên dịch ra Anh ngữ một cách quái gở, làm trò cười cho thiên hạ (trong bài chủ cũng có một thí dụ là tấm bảng ghi “Fuck the Ginger Water” giá 15 nhân dân tệ). Hiện tượng “Chinglish” (được ráp bởi “Chinese” + “English”) vốn không phải là chuyện mới mẻ gì, nhưng đã trở thành đề tài nóng trên mạng vào thời điểm nhà nước Trung Cộng chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Những chữ Tàu dich sang Anh ngữ trên đường phố, công viên… vừa nói lên sự dốt nát, lười biếng, vừa nói lên tinh thần ngạo mạn coi trời bằng vung của nhà nước Trung Cộng, tức là quan thầy của Việt Cộng.

      Tấm bia đá trong bài chủ cho thấy bọn quan chức Việt Cộng (ở huyện Kiến Thụy Hải Phòng) chỉ biết bắt chước cái trò “google translate” của quan thầy Trung Cộng và làm trò cười cho thiên hạ, chứ hoàn toàn không liên quan gì đến “những bất cập của đồng bào nơi quê nhà” như Ông Trùm xuyên tạc. Cũng vậy, cộng đồng mạng khắp thế giới đều chế diễu hiện tượng “chinglish” của bọn Tàu khựa Bắc Kinh, chứ đây không phải là “hội chứng tự sướng của một cộng đồng nào đó” như Ông Trùm vu vạ. Nếu đặt vấn đề, hãy đặt vấn đề một cách thẳng thắn, rành rọt, lương thiện: Đồng bào Việt Nam ở quê nhà, cũng như người dân Trung Hoa trên đất Hoa Lục, đều là nạn nhân của hai chế độ cộng sản ngu dốt, độc ác và ngoan cố.

      • Như đã nói, một vấn đề được nhìn dưới nhiều góc cạnh khác nhau tùy thuộc vào trình độ và tâm tư của người nhìn vào. Sự tranh luận hay sự đặt vấn đề một cách thẳng thắn, rành rọt, lương thiện ..v..v.. sẽ không đi đến đâu khi định kiến đã được bắt ốc vít vào não. Tại sao phải google “chinglish” tức là chỉ nhằm vào người Tàu mà không phải funny broken english signs một cách tổng quan? đó là sự định kiến. Nếu dốt nát và lười biếng, chế độ đã không đưa TQ đến vị trí như ngày hôm nay, đó là sự định kiến ngu ngốc thứ hai…

        Khi một sự việc như trên xảy ra, trừ đa số góp ý xây dựng, số còn lại xem đây là khuyết điểm của chế độ (?)(nực cười là chỉ có chế độ XHCN Tàu và VN là bị chỉ trích như thế), hoàn toàn không một ai đặt vấn đề với Google Translate. Tại sao một chương trình có nhiều lỗi và không hoàn chỉnh như vậy mà vẫn được công chúng hóa mà không có một lời thông báo “từ chối trách nhiệm” (google translate từ disclaimer) cho người dùng nó? Người dùng nó đáng trách hay google translate đáng trách? Đương nhiên đầu óc các ông thì làm sao trả lời được câu hỏi này, hỏi chỉ để cho vui thôi.

        • Thế thì có đứa khốn nạn gọi CĐNVHN là “ăn bám” có phải vì định kiến hay chỉ là hành động láo lếu của hạng người vô giáo dục vậy ông Chùm ?

        • Người ta tạo ra Google Translate có thể là để giúp dịch thuật những ngôn ngữ đa âm ,ví dụ như tiếng Anh tiếng Pháp … Từ 2 thứ tiếng này google dịch gần đúng ,nhưng với những ngôn ngữ đơn âm như tiếng Việt ,tiếng Tàu …. google dịch trật lất . Ông Trùn cứ thử thí nghiệm đi rồi sẽ thấy .
          Cho nên cái đám ngu dốt XHCN cứ nhờ google dịch bừa mà không cần kiễm chứng thì gọi là đại ngu được không ông Trùn ?

        • Ông Trùm: “Nếu dốt nát và lười biếng, CHẾ ĐỘ đã không đưa TQ đến vị trí như ngày hôm nay”.

          Nếu một quốc gia đạt được thành quả kinh tế tốt là chế độ đó phải tốt. Nếu chỉ giản dị thế thì có chế độ nào tốt đẹp bằng chế độ NAZI của Hitler, đã đưa một nước Đức phá sản thành một cường quốc có sức mạnh để chiếm đóng gần như toàn cõi Âu Châu? Rõ ràng là phải có điều gì không ổn trong luận cứ kiểu này.

          Có lẽ, điểm quan trọng nhất là: một quốc gia tiến triển BAO GIỜ CŨNG do công sức của dân! Không thể lý luận rằng, cũng những ngưòi dân đó mà dưới thời Mao nước Tầu nghèo đói, sang thời Đặng Tiểu Bình thì hết đói, kinh tế phát triển thì tất cả là do công của Đặng và đảng CSTQ. Sự thật rất giản dị: thời Mao người dân không được tư do làm ăn thì phải đói, Đặng Tiểu Bình nhận ra điều đó, để cho dân kinh doanh thì tự nhiên kinh tế khá lên.

          Ở Việt Nam cũng thế, thời “bao cấp” (kinh tế chỉ huy) người dân chỉ ăn bo bo, nhưng khi “đổi mới” (dân được phần nào tư do kinh tế) chỉ vài năm không những có gao đủ ăn mà còn dư để xuất cảng. Do công “đảng” hay do dân? Nhiều lắm “đảng” có công nới lỏng dây lạt của chính đảng trói dân!

          Trở về với chuyện tiếng Anh ở VN và TQ. Đúng là không nên cười quá to, khi người bán quán nước bên đường viết “Child Bear” thay vì “Chilled Beer” để quảng cáo bia ướp lạnh (chuyện xẩy ra… bên Ấn Độ). Nhưng việc dựng bia đá ở Kiến Thụy không phải do một ngyười dân từ động làm, mà là do nhà nước chủ trương và chắc chắn cơ quan phụ trách đã tiêu khá nhiều tiền (thu của dân) vào chuyện đó, nhưng đã làm trò cười cho… thế giới. Chưa kể có đến mấy ngài tiến sĩ, PGS đến đọc diễn văn khánh thành…

          Tóm lại, với tôi, đây là một bằng chứng rõ ràng của việc viên chức nhà nước nhũng lạm công quỹ, không khác gì việc cầu xập, “hố tử thần”…

          LV

        • “… hoàn toàn không một ai đặt vấn đề với Google Translate”

          Cái này thì ông Trùm lòi ra là cãi bướng – hay định hướng dư luận rồi! Ai cũng rõ, “máy” không thể dịch toàn câu vì máy không thể hiểu “ngữ cảnh”. Thí dụ, “máy” không biết lúc nào “canh” có nghĩa là “soup”, lúc nào là “time” (interval, moment…). Người sử dụng phải quyết định dùng chữ nào thì đúng…

    • Bọn ăn bám nào mà tài thật, tiêu không hết nên mỗi năm gửi về quê nhà cả chục tỉ đô-na giúp cho thân nhân có cái mà nhồi vào dạ dầy …
      Chẳng biết “nghề ăn bám” ở hải ngoại có gì hấp dẫn mà các đồng chí trong nước, từ quan to cho đến quan bé đều tranh thủ đưa con cháu ra xin được ăn bám .. ké . Dù rằng “nghề làm quan Kách Mệnh” được ưu tiên cho quyền ăn cướp ngày nên lắm quan giàu sụ . Hiện tượng này ông Chùm có thể ní rải được chăng ?

    • Ông Trùn mừng sớm quá , hảy đọc cho hết những kết luận của tác giả ,như với đoạn này :
      “Làm được thế là một phần giúp Việt Nam có cơ hội bắt kịp với nền văn minh của thế giới trong … vài mươi năm nữa. Việc nhỏ hơn, …” hết trích

      Hiễu chưa ông Trùn ? tức là VN sẽ có cơ hội bắt kịp với nền văn minh thế giới trong…. hai ,ba chục năm nữa ! mà hai ,ba chục năm nữa thế giới đâu có đứng yên để cho VN đi tới ,họ cũng đi lên cho nên VN vẫn mãi mãi là một nước nghèo đói lạc hậu . Tác giả chơi chử ( chửi) như thế là ông Trùn đả vội hí hững mà nịnh lấy nịnh để !
      Cái ngu dốt hiện nay của đại bộ phận dân Việt là do cái cách giáo dục của Bác và Đãng mà anh gọi một cách “triều mến” là “bất cập” , Dân có ngu thì Đãng mới dể cai trị ,không sợ chúng nỗi lên làm loạn ,có vậy thì Đãng mới cai trị dài lâu .
      Anh khoe đả lấy xong bác sĩ ,tôi cứ tưỡng anh sẽ về VN để thực hiện cái lý tưỡng CS của anh ai dè anh lại cứ ở mãi bên xứ Mẽo để ăn bám thế mà anh lại cứ nói những người tị nạn khác là ăn bám , như vậy tôi gọi anh là một kẻ “lẽo mép” có được không , hở anh Vnam ?

      • Ở nước ngoài thì ai ai cũng phải “ăn bám” xã hội để mà sống và làm việc. Chí có mấy xứ độc tài và XHCN là bọn cầm quyền không cần phải “ăn bám”, vì chúng nó sống bằng cách “ăn xin, ăn mày các nước giầu, và ăn cắp, ăn cướp của người dân trong nước, tụi nó ăn cả “phân bón” của người nông dân nghèo khổ nữa kìa…XHCN = Xã Hội Cộng Nô, Xã Hội Cực Ngu, Xã Hội Chó Nợn!…

  4. 干姜 水 : Can Khương Thuỷ / Ginger ale/ Nước soda gừng

    Can Khương: Gừng khô

  5. Bác Hồ ta thông manh xuất chúng mà viết tiếng Việt đầy lỗi chính tả thì đám hậu duệ VC ngu dốt lấy chữ nghĩa đâu ra từ cái đầu nhỏ bé để mà dịch thuật cho “chuẩn” được.

    Nhiều bác cứ phàn nàn về việc đăng ký khó khăn, nhưng thực ra dễ hơn trước đây. Khó khăn là vì mấy bác “sợ” dùng email thật. Sự sợ hãi lớn như thế thì dân An-nam-mít còn “bám đít” tụi Tàu dài dài.

  6. Yêu cầu bạn đọc “ardentp” verify email với Disqus sau khi ghi danh như thế ý kiến của bạn mới hiển thị ở diễn đàn.

    DCVMods

  7. Xin phép lạy diễn đàn ạ. Bắt chước con chiên Bùi Chu cung kính chào ông
    linh mục thời xa xưa :” Con xin phép lạy cha ạ ạ ạ…” Nay thì sắp canh tân
    mà, kính thưa ngài Francis ,tân giáo chủ, phải chăng ạ? Vậy ” lạy’ xong, thì
    xin thưa như vầy : Riêng Dâm tui, lại lấy làm khoái cái sự ngây ngô, ngây
    thơ dễ thương, mà Phalangsa là Péché mignon, ấy mà tiếng Hống maao là
    Darling Sin. ( tui giỏi chưa nào, bác Bạn đời?). Phàm cái gì mới, mà không u
    a, ngây thơ. Tui mến thương người Bắc Hà chập chững ti toe ngoại ngữ
    là do đó … —- Ngay như tại miền Nam văn hay chứ tốt xưa, mà có ông
    …phu đạp xe xích lô…Dân Biểu, còn ba hoa ” Canh gà Thọ xương” là Thọ
    Xương Chicken Soup mà, ai ơi… — – Ấy a, cô ca ve bên cạnh tui trong một pác
    ty, mà dám dịch ‘ Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh ra văn Mỹ là,” NO
    light, number One same same number Ten. ! — Nay quay về Bắc Hà, tui
    thuông miền quê tui Bắc Hà ngây ngô lắm kia… ( DâM)

    • Quả thật tôi nghĩ mãi cũng không tìm ra cách nào để dịch “Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh” hay hơn câu của cô ca-ve bên cạnh bác dịch: “No light, number One same same number Ten”. Từ ẩn dụ trong tiếng Việt chuyển thành tiếng lóng trong tiếng Anh như thế thật là trác tuyệt. Cám ơn bác TômãÝ.