Việt Nam giảm giá đồng bạc để giúp tăng xuất cảng, dự trữ ngoại tệ

DCVOnline – Tin AP

dongvnNỘI, Việt Nam (AP) – Hôm thứ Sáu Việt Nam giảm giá đồng bạc 1% để tăng cường dự trữ ngoại hối và xuất cảng.

Một tuyên bố trên trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đồng đô la Mỹ bây giờ sẽ mua 21,036 đồng (VN), đó là sự mất giá 1 phần trăm so với tỷ giá chính thức trước là 20.828 đồng một đô la.

Đó là sự mất giá đầu tiên của đòng bạc VN kể từ tháng 11 năm 2011.

Đồng Việt Nam mất giá. Nguồn CEIC.
Đồng Việt Nam mất giá. Nguồn CEIC.

Báo cáo cho biết sự mất giá là một phần của một kế hoạch của chính phủ để “cải thiện cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối.”

Một số trong giới phân tích nói rằng đồng tiền Việt Nam được định giá quá cao nhưng hệ thống tài chính của nước này vẫn chưa phát triển đầy đủ cho giao thương tự do mà không làm tổn hại nền kinh tế.

Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam được phép buôn bán đồng VN trong khoảng 1 phần trăm trên dưới tỷ giá vủa ngân hàng trung ương đã định.

Vận mệnh kinh tế của Việt Nam đã thịnh rồi suy trong thập kỷ qua. Từng được xem là một trong những nền kinh tế mới lên có triển vọng nhất ở châu Á, nó đã gần đây phải chịu đựng những cơn lạm phát cao và mức tăng trưởng chậm lại khi chính quyềnCộng sản đang cố giảm bớt ưu thế của các công ty nhà nước vô hiệu.

Cựu cố vấn kinh tế của chính phủ Phạm Chi Lan cho biết sự mất giá sẽ giúp đẩy mạnh mức xuất cảng của Việt Nam và đưa đồng VN gần với giá trị thị trường thực sự của nó.

“Giới xuất cảng Việt Nam, đặc biệt là xuất cảng nông nghiệp, sẽ được hưởng nhiều lợi ích,” vì sự mất giá đồng bạc, bà Lan nói.

Một số trong giới chuyên gia đã đề nghị cho đòng bạc mất giá nhiều hơn, nhưng bà Lan cho biết giảm giá 1 phần trăm trong bối cảnh hiện nay thích hợp vì nó sẽ không tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường.

© 2013 DCVOnline


Nguồn Vietnam devalues currency to aid exports, reserves. AP News, June 28, 2013.

5 Comments on “Việt Nam giảm giá đồng bạc để giúp tăng xuất cảng, dự trữ ngoại tệ

  1. “Giới xuất cảng Việt Nam, đặc biệt là xuất cảng nông nghiệp, sẽ được hưởng nhiều lợi ích,” vì sự mất giá đồng bạc, bà Lan nói. Thế còn người nông dân,chân lấm tay bùn sản xuất ra nông phẩm thì sao? Tôi vẫn không hiểu nổi cách suy diễn của bà Tiến sỹ này, sẽ có lợi gì cho đất nước. Xin ông bà Nghè nào giải thích cho bà con nghe ké. Cám ơn nhiều.

    • Lúc đang đọc bài viết tôi cũng nghĩ ngay đến câu hỏi đó: giới (con buôn) xuất cảng được hưởng lợi, nhưng nông dân thì lợi hay thiệt hại thế nào, chưa bao giờ nghe nhà nước nói tới!

      • Khổ quá bác Lê Văn! ( Những người cùng khổ) thì vẫn phải mua phân bón, thức ăn, thuốc trừ sâu v.v của nước ngoài do tụi (con buôn) cung cấp, giá ngoại tệ thì vẫn như vậy. Nay bán sản phẩm cho (bọn đầu nậu) trả bằng tiền Đồng(dĩ nhiên) thì giá cũng vẫn như vậy. Chưa kể những thứ khác mà người dân phải mua của nước ngoài,như thuốc men ,vải vóc,xăng dầu.v.v. Tính tiền Đồng sẽ cao hơn nhiều. Vậy chắc đủ rồi phải không bác.Kính.

      • Nhân đọc báo trong nước thấy anh em mình đúng, nên chia sẻ thêm chút nữa.Giá đô la chui hôm nay là $21,500 Đ trong ngân hàng là $21,246 Đ(đã tăng 1% từ$21,036). Hai ông tiến sĩ Lê Thẩm Dương và Nguyễn Trí Hiếu cho biết các doanh nghiệp VN phải nhập nguyên liệu thô tới 30, 40% nên khi mang tiền Đồng đi đổi thì thiệt quá. Phải dùng một số lớn hơn tiền Đồng để trả nợ nước ngoài. Đặc biệt người dân phải chi tiêu nhiều hơn vì nhập cảng. Trong khi hàng hoá VN xuất cảng toàn hàng chất lượng thấp nên chỉ có rả hơn chứ không tăng được. Các bác nông phu và người lao động phải chi nhiều hơn tiền Đồng cho cuộc sống. Kính.

        • Tôi nghĩ, không biết có đúng, muốn cho tiền mình lên giá – hay ít nhất không thụt – cần hai chuyện: cân bằng cán cân mậu dịch xuất nhập cảng và một nền kinh tế lành mạnh ổn định. Cả hai điều gộp lại là: dân có công ăn việc làm, kiếm được tiền để tiêu pha, tư bản nước ngoài mang vốn vào đầu tư nhữn công trình dài hạn, tạo thêm công ăn việc làm… tạo thành đường xoắn ốc đi lên (upward spiral) của nền kinh tế. Nhưng thực tế của VN dân làm ra bao nhiêu lời lãi chính phủ lấy để nuôi các xí nghiệp nhà nước thua lỗ, còn lại chạy vào túi các ông lớn. Dân không đủ ăn, lấy đâu ra tiêu xài? Thị trường tiêu dùng không mạnh, tư bản nước ngoài không nhẩy vào đầu tư dài hạn, kinh tế ngày càng yếu đi… Đến một ngày VN không còn thuộc “thế giới ba”, mà là thế giới “tư”… Tóm lại, trong thế giới “mở” như hiện nay, không có quốc gia có chế độc độc tài cai trị nào có thể tiến lên được, không những thế còn có nguy cơ bị xóa sổ!