Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông: vô căn cứ
DCVOnline | Tin AP
Philippines hoan nghênh quyết định ‘lịch sử’ của Toà Trọng tài Thường trực Hague về vùng biển đang tranh chấp.
Hôm thứ Ba, toà án quốc tế tại Hague đồng thuận phán quyết “đường chín gạch” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền ở vùng biển phía Nam Trung Quốc.
Nhóm chuyên gia pháp lý ở The Hague nói rằng bất kỳ quyền lịch sử nào về nguồn tài nguyên mà Trung Quốc có thể đã có đều bị xóa bỏ nếu chúng không tương thích với vùng đặc quyền kinh tế thiếtlập theo hiệp ước của Liên Hợp Quốc.
Philippines, đồng minh của Hoa Kỳ, quốc gia đã mang vấn đề tranh chấp ra toà trọng tài phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, hoan nghênh phán quyết này. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay gọi nó là một “quyết định cột mốc” và cam kết sẽ theo đuổi một giải pháp hòa bình trong những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ông nói,
“Philippines mạnh mẽ khẳng định sẽ tôn trọng quyết định cột mốc quan trọng này như là một đóng góp quan trọng trong nỗ lực không ngừng để giải quyết tranh chấp ở vùng biển phía Nam Trung Quốc.”
Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết Bắc Kinh “không chấp nhận hoặc thừa nhận” tòa án trọng tài (The Haque) hoặc quyết định của nó, trong khi Hoa Kỳ kêu gọi tất cả các bên tránh tuyên bố hoặc hành động khiêu khích. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, John Kirby, cho biết
“Quyết định ngày hôm nay … là một đóng góp quan trọng đối với mục tiêu chung là đi đến một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp ở Biển Đông.”
Ông John Kirby kêu gọi các bên nên tuân thủ những phát quyết có giá trị pháp lý và tránh hành động khiêu khích.
Ngày càng nguy hiểm
Bước tiếp theo của Trung Quốc có thể vẽ lối mới trong quan hệ quyền lực toàn cầu ở khu vực đang nóng và ngày càng nguy hiểm. Hiện nay Mỹ đã tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực và có thể tìm cách sắp xếp dư luận thế giới để gây áp lực với Bắc Kinh phải tuân thủ với phán quyết của Toà trọng tài. Một người lãnh đạo Philippines mới, có vẻ thân thiện với Bắc Kinh cũng có thể ảnh hưởng đến hậu quả của phán quyết.
Trung Quốc vẽ cái gọi là đường chín gạch của nó để phân ranh giới tuyên bố chủ quyền của TQ trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Manila đưa vụ án ra toà trọng tài vì tuyên bố của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền về kinh tế 200 hải lý của riêng Philippines. Những tranh chấp tập trung vào vùng biển mà khoảng 5 $ nghìn tỷ trong thương mại toàn cầu đi qua đó mỗi năm và là vùng phong phú hải sản và giàu tiềm năng dầu, khí đốt và các nguồn tài nguyên khác.
Trung Quốc, tẩy chay vụ án, triệu tập các thủy thủ và sĩ quan đã xuất ngũ để tập trận huấn luyện trong các cuộc diễn tập mà dường như bắt đầu chỉ vài ngày trước đây.
Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân công bố trên phương tiện truyền thông xã hội vào cuối hôm thứ Hai rằng trữ lượng hải quân Trung Quốc đã được triệu tập để thực hiện “nhiệm vụ”. Bản tin ở mạng xã hội đi theo tin đồn trực tuyến là quân trừ bị ở các tỉnh miền trung Trung Quốc đã được triệu tập cho một nhiệm vụ chưa xác định từ ngày 10 đến ngày 22 tháng 7.
‘Trung Quốc cút đi’
Tại Philippines, hơn 100 người hoạt động cánh tả đã tuần hành đến Lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Manila, hô to, “lãnh thổ Philippines là của chúng tôi, Trung Quốc hãy cút đi.” Họ được gọi là chiến dịch của đuổi Trung Quốc ra khỏi vùng biển Nam Trung Quốc, là “CHexit” hoặc “Trung Quốc cút đi ngay”
Trong khi đó, Việt Nam cáo buộc tàu Trung Quốc vừa đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam trong vùng biển tranh chấp. Nguyễn Thanh Hùng, giám đốc một công ty thủy sản địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi, cho biết hai tàu Trung Quốc truy đuổi và đánh chìm chiếc tàu Việt Nam khoảng giữa trưa thứ Bảy khi nó đang lưới cá gần quần đảo Hoàng Sa. Năm ngư dân đã được tàu đánh cá khác cứu khoảng bảy giờ sau đó.
Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán song phương giữa Bắc Kinh và các nước khác là cách duy nhất để giải quyết những tranh chấp trên biển.
Những phán quyết của tòa án trọng tài ở Hague có tính bắt buộc đối với mọi bên, kể cả Trung Quốc. Nhưng tòa án trọng tài quốc tế này — không có cảnh sát hay lực lượng quân sự hay một hệ thống các biện pháp trừng phạt theo ý của toà — không thể thực thi phán quyết của nó, vì vậy tác động tiềm năng của phán quyết “lịch sử” này vẫn còn chưa rõ ràng.
© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: China’s South China Sea claims unfounded, Hague rules. The Associated Press, Jul 12, 201.
CHÍNH DANH
Ngày xưa Khổng tử chính danh
Đưa ra học thuyết cũng đành bó tay
Mòn chân lỏng gối bao ngày
Cuối cùng vẫn chỉ tày hoày mọi nơi
Ngàn năm âu cũng qua rồi
Bây giờ con cháu cứ tồi như xưa
Biển Đông tham mấy cho vừa
Lưỡi bò chực liếm hỏi ưa không nào
Vậy mà ông Mác còn cao
Đại đồng vô sản lẽ nào ai ưa
Thói quen ngôn ngữ nói bừa
U mê là thế khối người vẫn theo
Miệng đi theo với chiếc hèo
Đập đầu nhân loại cần gì chính danh
Bạo hành chuyên chế khi thành
Sống đời chuyên chính ma lanh với đời
Nhưng Tòa Quốc tế phán rồi
Lưỡi bò đã cắt thôi rồi còn chi
Diễn trò diệu võ dương oai
Chọc cười thiên hạ toàn mòi vô duyên
Chuyện đời quả thấy nhãn tiền
Óc toàn khôn lõi sợ phiền chi ai
Chỉ cần thủ đoạn dài dài
Cần đâu pháp lý cần chi công bằng
Kiểu toàn trời đất lăng nhăng
Loại người như thế có bằng được ai
Bá quyền cũng phải rớt đài
Bởi thời đại mới có ai ngu khờ
Chính danh quả chuyện không ngờ
Chỉ ai chân chính mới cần chính danh
Nếu toàn quen thói bạo hành
Cốt nhằm tư lợi chính danh được gì
Nên người quân tử phải ghi
Làm người không đúng khác gì tiểu nhân
Hoan hô Khổng tử triệu lần
Dẫu rằng con cháu bất cần lạ chi
VIỄN NGÀN
(17//7/16)