Trung Quốc thách thức Việt Nam với sự hồi sinh vai trò xưởng máy sản xuất cho thế giới

Ralph Jennings | DCVOnline

Trung Quốc từng là xưởng máy sản xuất cho cả thế giới. Năm 2011 nó đã vượt Mỹ trở thành xưởng máy sản xuất hàng hóa lớn nhất.  Nhà máy sản xuất là một “động cơ” đã nâng cao mức sống của Trung Quốc với số GDP cho mỗi đầu người tăng gấp đôi trong 10 năm kết thúc vào 2013. Cũng theo một báo cáo của McKinsey & Co., nước Anh cần 150 năm mới đạt được thay đổi như vậy. Nhưng từ 2011 Trung Quốc đã bắt đầu dựa nhiều hơn vào mực tiêu dùng và vốn đầu tư trực tiếp trong nước vào các ngành liên hệ đến dịch vụ sạch, tất cả đều là phần tử của một kinh tế và môi trường bền vững hiện đang phát triển, hơn 11 tỉ USD mỗi năm.

Bây giờ Trung Quốc đang cố gắng cho sống lại vai trò của nó như là nơi tốt nhất để đầu tư. Lựa chọn này là một thách thức đối với Việt Nam, đối thủ chính, về hàng sản xuất xuất cảng, của Trung Quốc ở châu Á.

Trong bức ảnh này chụp vào ngày 6 Tháng Hai năm 2017, nhân viên làm việc dây chuyền sản xuất xe Honda Civic tại nhà máy Dongfeng của hãng Honda tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nguồn hình: STR / AFP / Getty Images.

Theo tin của giới hữu trách đăng trên trang web tiếng Anh của tờ China Daily hôm thứ Tư, Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế của chính phủ cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc sẽ tăng 15% trong năm nay, năm ngoái là 4,1%. Viện nghiên cứu này cũng cho biết những chính sách nhằm phát triển những ngành mới bằng nguồn vốn nước ngoài và nhanh chóng được chấp thuận sẽ giúp nâng tổng số đó. Trang China Daily cũng trích dẫn những tiến bộ về mặt “vật liệu mới” và “công nghệ mới” là những động lực thu hút đầu tư nhiều hơn, mặc dù nó không đưa ra chi tiết cụ thể. Dự báo này xuất phát từ một viện nghiên cứu chính sách, nhưng viện này được nhà nước ủng hộ và đưa tin qua trang China Daily tiếng Anh, nhằm vào người nước ngoài, có nghĩa nó phải là chính sách nhà nước.

Trung Quốc cần tăng FDI để bù lại nguồn vốn của nhiều công ty Trung Quốc đã đem ra nước ngoài vì thấy thị trường nội địa quá cạnh tranh hoặc hạn chế. Sự mất vốn đầu tư làm hại tỷ giá tiền tệ. Nguồn vốn dầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài đã lên đến khoảng 1 ngàn tỷ USD trong năm 2015 và ước tính cho năm 2016 cũng tương tự. Marie Diron, phó giám đốc quản lý của Moody ở Singapore nói,

“Nguồn vốn đầu tư ngoại quốc (FDI) đã thấp hơn vốn đầu tư ra nước ngoài từ hai năm qua. Vốn chảy ra nước ngoài là một lực cản cho dự trữ ngoại hối. Mặc dù đã xem xét kỹ lưỡng về vốn, gồm cả luồng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã tăng lên, chúng tôi không chờ đợi tình hình này sẽ thay đổi.”

China Daily cho biết, vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc năm ngoái lên đến 118 tỷ USD, ít hơn 2% GDP của Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm ngoái dẫn đâu Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia ở mức 6% GDP, phản ảnh mức theo đuổi mạnh mẽ của Việt Nam từ những cơ xưởng sản xuất đồ nội thất ít người biết tới cơ sở của những Tập đoàn Kỹ nghệ như Foxconn và Samsung Electronics. Sự bùng nổ của Việt Nam về mặt nhà máy sản xuất hàng xuất cảng đã nuôi dưỡng những ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo việc làm và nâng cao mức sống với sự tăng trưởng kinh tế ở mức gần 6% mỗi năm.

Chưa bao giờ thực sự là một cuộc tỉ thí trực tiếp (giữa Trung Quốc và Việt Nam). Trung Quốc đã thu hút được giới đầu tư nước ngoài trong nhiều chục năm nhờ vào lớp chuyên viên nhiều thành phần, giá đất tương đối rẻ (cho đến gần đây) và một thị trường vĩ đại của khối người tiêu thụ ngày càng khá giả. Việt Nam phần lớn thu nhặt được những mặt hàng cấp thấp như đồ may mặc và phụ tùng xe hơi trong khi Trung Quốc đã có giới đầu tư giá trị gia tăng như các nhà sản xuất PC. Việt Nam cũng đã tiến bộ ở khu vực thiết bị điện tử trong năm năm qua.

Scott Kennedy, Giám đốc Dự án về Kinh doanh và Kinh tế Chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ cho biết, các công ty nước ngoài đang tự hỏi họ sẽ được tiếp đón ra sao khi Trung Quốc chuyển sang hướng thúc đẩy tăng đầu tư trong nước. Ông nói,

“Theo các thăm dò của Phòng Thương mại Mỹ, Phòng thương mại Trung Quốc của EU và những tổ chức khác đều cho thấy những công ty đa quốc gia cảm thấy ít được chào đón như trong quá khứ, và vì vậy một phần trong số những công ty đó đang có kế hoạch chuyển một số khoản đầu tư của họ ra khỏi Trung Quốc.”

Việt Nam, bắt đầu trở thành một trung tâm xuất cảng vào những năm 1980, đã trở thàng một nơi nơi người nước ngoài có thể chuyển đầu tư đến.

Oscar Mussons, chuyên viên Tư vấn kinh doanh quốc tế của công ty tư vấn Dezan Shira & Associates tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc Trung Quốc tái khởi động vị trí của một nhà máy trên thế giới cũng có thể khiến cho Việt Nam là một nơi để mở rộng đầu tư hiệu quả hơn. Ông nói,

“Các ngành công nghiệp sản xuất thu hút giới đầu tư nước ngoài đến Việt Nam nằm ở một vị trí thấp hơn trong chuỗi giá trị sản xuất. Như vậy, Việt Nam vẫn có nhiều chỗ để phát triển.”

Xưởng chế tạo đồ gỗ trong nhà (Việt Nam). Nguồn: Onthe Net.

© DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: China Challenges Vietnam With A Revival Of Its World Factory Status. Ralph Jennings, Forbes.com, Mar 1, 2017.