Ôi, Trần Long Ẩn!

Thịnh Nguyễn Lương

Và, đến bữa nay, với phát biểu mất dạy này, Trần Long Ẩn đã hiện nguyên hình Con tắc kè hóa đen vĩnh cửu, con cá sấu già gá nanh chủ thuyết …

Con cắc kè hoa đổi màu tùy tiện. Nguồn: Freder/Getty Images

Tụi tui ở miền Nam này, ở Sài Gòn này, rành anh, quê Bình Định, học Văn khoa Sài gòn. Tôi sẽ nói chuyện với anh, với tư cách mỗi chúng ta đã thụ hưởng nền giáo dục “Dân tộc-Nhân bản-Khai phóng”. Nhưng bây giờ thì chưa, bởi đó là đề tài chính luận, cần văn phong và từ ngữ chuẩn mực, phù hợp với tầng văn hóa của mỗi người.

Trần Long Ẩn và lời phát biểu “mất dạy”(1). Nguồn: Thịnh Nguyễn Lương

Bữa nay, tôi trưng hình, ghi kèm phát biểu của anh. Tôi chửi bằng lời lẽ bộc trực vỉa hè, tương thích với phát biểu “mất dạy” của anh. Bởi, đang từ con tắc kè biến màu dễ thương, khiêm cung, trong bóng cây đường phố Sài Gòn, anh em người nào việc nấy. Giờ đây, với chức danh Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LHVHNT-TP.HCM, anh tự mãn xuống cống, cao ngạo trở thành con cá sấu đen đúa bền màu, mượn nanh chủ thuyết mà miệt thị cái nôi văn hóa của mình. Tôi thông cảm Mai Quốc Liên, Nguyễn Lưu… những “học giả” cực đoan của hệ giáo dục XHCN, miệt thị Bolero. Nhưng với anh, một người SVSG thì khác. Tôi chửi anh, ghịch anh ra khỏi não trạng nhiễm thói mất dạy. Tiếp đó, nếu anh muốn, tụi mình nói chuyện đàng hoàng sau.

Con tắc kè biến màu lần thứ nhất

Phẫn hận đám Lon Nol tàn sát Việt Kiều, Sinh viên Sài gòn đã tập kích chiếm Tòa Đại sứ Kampuchia, tại góc đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng, nay là Cách mạng Tháng 8 – Nguyễn Đình Chiểu. Các bà cụ, người chị tiểu thương chợ Bàn Cờ, đã tiếp tế thức ăn, nước uống cho sinh viên, trong vòng vây của cảnh sát. Xúc động trước tình cảnh này, Sinh viên Nguyễn Kim Ngân, ĐH Văn khoa, đã sáng tác những câu thơ,

“Có Bà Mẹ Bàn Cờ,
Tay gầy tóc bạc phơ,
Chuyền cơm qua vách cấm,
Khi ngoài trời đổ mưa.”

Nguyễn Kim Ngân, ĐH Văn khoa, 1970

Năm 1971, Anh đã phổ nhạc bài thơ này.

Sau 1975, trả lời báo chí về nguồn gốc bài hát, tự tách mình ra khỏi hùng khí của SVSG, anh kể rằng:

“Năm 1970, trong một lần ghé nhà Má Hai Nguyễn Thị Xuân, “Bà má phong trào”, bí mật tổ chức giỗ Bác Hồ, xúc động trước tình cảm của Má suốt đời kính yêu Bác, anh đã phổ nhạc bài thơ cùng tên.”

Trần Long Ẩn, sau 1975

Nguyễn Kim Ngân, Cử nhân Triết Tây, Đại học Văn khoa Sài gòn. Nhà thơ bị Trần Long Ẩn phẩu thuật đánh cắp cảm xúc, ghi lý lịch visa, mon men tiếp cận bệ rồng đương đại, giờ ở đâu? Anh ấy đang là lão nông ở Phú Yên, trồng rau, nuôi cá và vẫn làm thơ,

“Về vườn xưa cứ thương nhớ hoa cau
Sau chiến tranh mẹ không trồng lại nữa…
Ngôi nhà trống dột cả trước cả sau
Bữa cơm chiều một mình ngồi trên đất.”

Nguyễn Kim Ngân

Con tắc kè biến màu lần thứ 2

Thời Trịnh Công Sơn và một vài Nhạc sĩ sau 75, tụ hội Nhóm Những Người Bạn. Đất nước dạo đó còn buồn bi tráng, chưa hân hoan uế tạp như bây giờ. Những cảm xúc nhân văn trầm sóng, vỗ thầm tín hiệu tri âm. Thầm thì về cái đói của nhân dân, về tiếng thở dài của trí thức. Trần Long Ẩn triển kế hai mang, trích lời nhạc “Đi qua vùng cỏ non”, một chuổi cảm xúc nhân văn hiếm quí thời đó, tự gắn mác Thành ủy phê bình “xúi dục dân vượt biên”, để tiếp cận anh em:

“…Em phải đi đến nơi,
Dù muộn cũng phải nói với nhau
Những dòng sông đã lâu, không ra được biển rộng
Là… những dòng sông lạc loài,
muộn phiền quanh vách núi, như gương không người soi…”

Một số người lầm thật.

Nhiều lần biến màu nữa, nhưng dung lượng Phây không đủ chứa.

Và, đến bữa nay, với phát biểu mất dạy này, Trần Long Ẩn đã hiện nguyên hình Con tắc kè hóa đen vĩnh cửu, con cá sấu già gá nanh chủ thuyết …

Con cá sấu già gá nanh chủ thuyết … Nguồn: OntheNet

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Thịnh Nguyễn Lương, “Ôi, Trần Long Ẩn!”, Facebook, Novemeber 14, 2019.
DCVOnline hiệu đính, minh họa và chú thích.
(1) Theo Quốc Ngọc, “Truyền thông ‘định hướng’ thị trường đang tạo ra gam màu tối cho đời sống văn hóa”, trên báo báo Phụ Nữ, Trần Long Ẩn phát biểu tại hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM ngày 10/11, 2019 như sau

“63 tỉnh, thành thì có được bao nhiêu đài có phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch? Ít lắm. Cục Biểu diễn nghệ thuật từng bảo tôi: “Làm sao nhờ anh Năm Ẩn phát biểu giùm rằng, hiện nay không còn khái niệm nhạc cũ trước giải phóng nữa”. Tôi nghe sốc và đau lắm. Không được đâu. Đại đoàn kết dân tộc là chủ trương hết sức vĩ đại, đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhưng đoàn kết luôn có nguyên tắc tôn trọng độc lập tự do, tôn trọng lịch sử cách mạng Việt Nam, không thể nhân danh hòa hợp dân tộc để coi như ngang nhau được”

“Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không tôn vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái niệm âm nhạc cũ trước giải phóng nữa”.

Trần Long Ẩn, 10 tháng 11, 2019