Covid: Cách tốt nhất để tăng khả năng miễn dịch là gì?

James Gallagher | Trà Mi

Có sự khác biệt rõ rệt trong hệ thống miễn dịch của con người sau khi bị nhiễm coronavirus tự nhiên và sau khi chích ngừa.

Chúng ta nên đi hướng nào để tăng cường miễn dịch? Getty Images

Loại miễn dịch nào tốt hơn?

Hỏi câu hỏi  thế này một năm trước đây sẽ bị coi là chuyện đồn thổi, khi nhiễm Covid lần đầu tiên có thể gây chết người, đặc biệt là đối với người già hoặc những người sức khỏe kém.

Bây giờ, xã hội chúng ta không còn ở trạng thái zero khả năng miễn dịch như khi đại dịch mới bắt đầu vì phần lớn mọi người đã được chích ngừa hoặc đã nhiễm virus.

Hiện đang là một câu hỏi không thể coi thường liên quan đến việc liệu trẻ em có nên được chủng ngừa hay không. Và liệu chúng ta có nên chích ngừa thêm để tăng cường khả năng miễn dịch cho người lớn hay không. Cả hai đều đã trở thành vấn đề gây tranh cãi.

Giáo sư Eleanor Riley, một chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Edinburgh, nói với tôi:

“Chúng ta có thể đang tự đào cho mình, đứng một cái hố trong một thời gian rất dài, nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ có thể ngăn chặn Covid bằng cách chính bổ túc hàng năm.”

Giáo sư Adam Finn, một cố vấn thuốc chích ngừa của chính phủ, cho biết có những người tiêm thuốc chích ngừa quá mức, khi các nơi khác trên thế giới không có, “ít nhất là điên rồ, nó không chỉ là không công bằng mà còn là ngu ngốc”.

Mổ xẻ khả năng miễn dịch

Chúng ta cần hiểu một chút về các khối xây dựng quan trọng của cả hệ thống miễn dịch của chúng ta và loại virus mà nó đang tấn công.

Đôi quyền lực của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chúng ta chống lại nhiễm trùng là các kháng thể và tế bào T. Các kháng thể dính vào bề mặt của virus và đánh dấu để tiêu diệt chúng. Tế bào T có thể phát giác ra tế bào nào của chúng ta đã bị virus xâm nhập và tiêu diệt chúng.

Đối với tất cả những rắc rối mà virus đang gây ra, nó đơn giản một cách ngoạn mục. Nó có protein gai nổi tiếng, đây là chìa khóa mà nó dùng để mở ra cánh cửa xâm nhập vào các tế bào của cơ thể chúng ta. Và 28 protein khác mà nó cần để chiếm đoạt các tế bào của chúng ta và tạo ra hàng nghìn bản sao của chính nó. (Để so sánh, cần khoảng 20.000 protein để vận hành cơ thể con người).

Có bốn lĩnh vực chính để so sánh giữa thuốc chích ngừa và sự lây nhiễm tự nhiên với virus.

Bề rộng

Hệ thống miễn dịch tập để tấn công bao nhiêu phần của virus

Người ta có phản ứng miễn dịch rộng hơn sau khi bị nhiễm virus tự nhiên hơn là sau khi  tiêm chủng.

Cho dù đã chích ngừa bằng Moderna hay Pfizer hay Oxford-AstraZeneca, thì cơ con người đang học cách phát giác ra một thứ duy nhất — protein gai.

Đây là phần quan trọng của virus để tạo ra kháng thể chống lại và kết quả — chúng ta hầu hết không phải nằm viện — đã rất ngoạn mục.

Nhưng việc có 28 protein khác cũng phải nhắm đến, khiến cho các tế bào T phải hoạt động nhiều hơn nữa.

Giáo sư Riley cho biết:

“Việc đó có nghĩa là nếu  thực sự bị nhiễm trùng, bạn có thể có khả năng miễn dịch tốt hơn với bất kỳ biến thể mới nào xuất hiện vì bạn có khả năng miễn dịch với nhiều thứ hơn là chỉ đối với protein gai.”

Giáo sư Riley

Sức mạnh

Làm thế nào nó ngăn chặn nhiễm bệnh hoặc ngăn ngừa bị bệnh nặng

Chúng ta biết đã có những trường hợp người bị nhiễm virus hai lần (tái nhiễm) và bị nhiễm Covid dù đã chích ngừa và (gọi là nhiễm trùng đột phá).

Giáo sư Finn của Đại học Bristol, cho biết:

“Cả hai loại nhiễm đều không mang lại cho bạn sự bảo vệ hoàn toàn để không còn bị nhiễm trùng, nhưng khả năng miễn dịch đã có dường như bảo vệ người ta khá tốt để khỏi bệnh nặng.”

Giáo sư Finn

Khoảng một tháng sau khi tiêm chủng mức độ kháng thể trung bình cao hơn so với bị nhiễm trùng tự nhiên. Tuy nhiên, có một khoảng cách rất lớn về lượng kháng thể giữa những người không có triệu chứng (những người này không tạo ra nhiều kháng thể) và những người bị COVID tấn công một cách nghiêm trọng (người bệnh nặng sẽ có nhiều kháng thể).

Phản ứng miễn dịch lớn nhất ở những người đã bị nhiễm Covid trước và sau đó được chích ngừa. Chúng tôi vẫn đang chờ dữ liệu về những gì xảy ra theo chiều ngược lại (Chích ngừa rồi mới bị nhiễm Covid).

Khoảng thời gian

Sự miễn dịch kéo dài bao lâu?

Mức độ kháng thể đã được chứng minh là sẽ giảm theo thời gian, mặc dù điều này có thể không quan trọng để ngăn ngừa bệnh nặng.

Hệ thống miễn dịch nhớ virus và thuốc chích ngừa để có thể phản ứng nhanh chóng khi bị nhiễm lại.

Có những “tế bào T nhớ” vẫn ở trong cơ thể, và tế bào B vẫn có khả năng tạo ra một lượng kháng thể mới theo nhu cầu. Có bằng chứng về các phản ứng miễn dịch hơn một năm sau khi nhiễm bệnh và các thử nghiệm thuốc chích ngừa cũng cho thấy lợi ích lâu dài. Giáo sư Peter Openshaw của Đại học Hoàng gia London, cho biết,

“Về độ bền của sự miễn dịch, chúng tôi vẫn đang chờ xem.”

Giáo sư Peter Openshaw

Vị trí

Khả năng miễn dịch nằm ở đâu trong cơ thể?

Đây là  vấn đề quan trọng. Có một bộ kháng thể hoàn toàn khác (gọi là Globulin miễn dịch As) trong mũi và phổi, so với các kháng thể (Globulin miễn dịch Gs) mà chúng ta đo được trong máu.

Globulin miễn dịch As quan trọng hơn như một rào cản đối với sự nhiễm trùng. Nhiễm trùng tự nhiên, bởi vì nó ở trong ổ mũi chứ không phải là vết chích ở cánh tay, có thể là một con đường tốt hơn cho những kháng thể đó, và thuốc ngừa ở mũi cũng đang được nghiên cứu.

Giáo sư Paul Klenerman, người nghiên cứu tế bào T tại Đại học Oxford, cho biết:

“Vị trí nhiễm trùng tạo ra sự khác biệt ngay cả khi đó là cùng một loại virus, vì vậy chúng tôi biết có sự khác biệt quan trọng về mức miễn dịch do nhiễm trùng tự nhiên hay do chích thuốc chủng ngừa.”

Giáo sư Paul Klenerman
Thuốc chích ngừa đã biến đổi dịch Covid bằng cách giảm khả năng bị bệnh nặng một cách đáng kể. Getty Images

Vân đề này làm cho sự cân bằng giữa nhiều thuốc chích ngừa và virus hơn nằm ở đâu?

Có bằng chứng rõ ràng rằng những người lớn chưa tiêm bất kỳ liều thuốc chích ngừa nào sẽ có khả năng miễn dịch mạnh hơn nếu họ được chích ngừa, ngay cả khi họ đã mắc Covid trước đó.

Nhưng có hai câu hỏi lớn:

  1. Người lớn đã được chích ngừa có cần được chích thêm không, hay việc phơi nhiễm với virus đã đủ chưa?
  2. Trẻ em có cần chích ngừa không, hay việc cả cuộc đời đã gặp xây dựng được một hệ thống phòng vệ miễn dịch tốt không?

Ý tưởng thường xuyên nâng cao khả năng miễn dịch trong suốt cuộc đời không phải là quá khích trong các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như RSV (virus hợp bào hô hấp) hoặc bốn coronavirus khác lây nhiễm sang người và gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường.

Mỗi lần bị phơ nhiễm, hệ thống miễn dịch sẽ mạnh lên một chút, và điều này tiếp tục cho đến tuổi già, khi hệ thống miễn dịch bắt đầu suy yếu và nhiễm trùng lại trở thành vấn đề.

Giáo sư Finn cho biết,

“Điều này chưa được chứng minh, nhưng có thể rẻ hơn và đơn giản hơn rất nhiều so với việc dành toàn bộ thời gian để chích ngừa cho mọi người,” và cảnh cáo “chúng ta sẽ bị kẹt trong vòng luẩn quẩn phải chích bổ túc hang năm.”

Giáo sư Finn

Tuy nhiên, ông cho biết lập luận ở trẻ em đã “thắng” vì “40-50% trẻ em đã bị nhiễm Covid và hầu hết không bị bệnh hoặc bệnh nặng.”

Có những lập luận phản bác. Giáo sư Riley chỉ ra chứng Covid kéo dài ở trẻ em, và giáo sư Openshaw lo lắng về những ảnh hưởng lâu dài của một loại virus có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể.

Nhưng Giáo sư Riley cho biết có tiềm năng sử dụng thuốc chích ngừa để “xói mòn” Covid, sau đó là nhiễm trùng, để phát huy phản ứng miễn dịch. Bà ấy nói:

“Chúng ta thực sự cần phải duyệt xét, chúng ta chỉ đang làm mọi người sợ hãi hơn là cho họ sự tự tin để tiếp tục cuộc sống của họ? Chúng ta gần như chỉ để những người kháclo âu.”

Giáo sư Riley

Tất nhiên, với số người nhiễm Covid tiếp tăng, có thể không có nhiều sự lựa chọn. Giáo sư Klenerman nói,

“Tôi đang tự hỏi liệu có thể tránh khỏi điều đó hay không, nếu virus tiếp tục lây lan, sẽ có hiệu ứng thúc đẩy việc chích them  liều bổ túc.”

Giáo sư Klenerman

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Covid: What’s the best way to top up our immunity? | James Gallagher | BBC | Aug. 21, 2021.