Mark Zuckerberg: Người trong cuộc nói rằng CEO của Facebook đã chọn tiền trước hết

Elizabeth Dwoskin, Tory Newmyer và Shibani Mahtani | Trà Mi

Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã được yêu cầu thăm dò xem liệu phong cách quản lý bàn tay sắt của Mark Zuckerberg, được mô tả trong những tài liệu mới được phát hành và do những người trong cuộc, có dẫn đến kết quả thảm hại hay không.

Cuối năm ngoái, Mark Zuckerberg phải đối phó với một sự lựa chọn: Tuân theo yêu cầu của Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam về việc kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến chống chính phủ hoặc có nguy cơ bị loại ra khỏi Việt Nam, một trong những thị trường châu Á béo bở nhất của Facebook.

Ở Mỹ, CEO kỹ thuật này là người ủng hộ tự do ngôn luận, miễn cưỡng xóa ngay cả nội dung độc hại và gây hiểu lầm khỏi mạng xã hội Facebook. Nhưng tại Việt Nam, việc duy trì quyền tự do ngôn luận của những người chất vấn những nhân vật lãnh đạo chính phủ có thể phải trả một cái giá đáng kể ở một quốc gia nơi mạng xã hội kiếm được hơn 1 tỷ USD doanh thu hàng năm, theo ước tính năm 2018 của Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Tài liệu Facebook: Những gì Mark Zuckerberg nói với Quốc hội vs. Facebook đã nói gì trong nội bộ


Tài liệu Facebook cho thấy những gì nhân viên của họ biết về cách mạng xã hội thúc đẩy sự phân cực và nó tương phản như thế nào với các bình luận công khai của CEO Mark Zuckerberg. (JM Rieger / The Washington Post)<-br>

Cá nhân Zuckerberg đã quyết định rằng Facebook sẽ tuân theo những yêu cầu của Hà Nội, theo ba người quen thuộc với quyết định này, nói với điều kiện giấu tên để mô tả lại những cuộc thảo luận nội bộ của công ty. Theo những nhân vật hoạt động địa phương và những người ủng hộ tự do ngôn luận, trước thềm đại hội đảng của Việt Nam vào tháng 1, Facebook đã tăng gia kiểm duyệt đáng kể những bài đăng “chống nhà nước”, giúp chính phủ kiểm soát gần như toàn bộ mạng xã hội này.

Theo những cuộc phỏng vấn với hơn một chục nhân viên cũ, vai trò của Zuckerberg trong quyết định kiểm duyệt ở Việt Nam, điều chưa được báo cáo trước đây, thể hiện quyết tâm không ngừng của ông ta để đảm bảo sự thống trị của Facebook, đôi khi phải trả giá bằng những giá trị ông ấy đã nêu. Đặc tính đó đã được đưa ra trong một loạt những khiếu nại của người tố cáo gửi đến  Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ của Frances Haugen, cựu giám đốc sản phẩm của Facebook.

Mặc dù không rõ liệu SEC sẽ giải quyết vụ việc hay theo đuổi hành động chống lại cá nhân CEO, nhưng những cáo buộc do người tố cáo đưa ra được cho là thách thức sâu sắc nhất với sự lãnh đạo của Zuckerberg đối với công ty truyền thông xã hội quyền lực nhất trên Trái đất. những chuyên gia cho biết SEC — có quyền lây lời khái hữu thệ ngoài tòa án, phạt tiền ông ta và thậm chí loại ông ta khỏi vị trí chủ tịch — có thể sẽ đào sâu hơn những gì ông ta biết và biết khi nào. Mặc dù quan điểm trực tiếp của ông ấy hiếm khi phản ảnh trong tập tài liệu, nhưng những người làm việc với ông ấy nói rằng dấu vân tay của ông ấy ở khắp mọi nơi trong đó.

Đặc biệt, Zuckerberg đã đưa ra vô số quyết định và nhận xét thể hiện sự tôn sùng kiên định đối với quyền tự do ngôn luận.Theo một tuyên bố đã cung cấp cho tờ The Post, ngay cả ở Việt Nam, công ty nói rằng lựa chọn kiểm duyệt là hợp lý “để  bảo đảm những dịch vụ của chúng tôi luôn khả dụng cho hàng triệu người tin cậy vào chúng mỗi ngày.”

Nguyễn Quốc Đức Vượng, đứng trước, bị tòa án Việt Nam kết án vào ngày 7 tháng 7 năm 2020, tám năm tù vì phát trực tiếp video “làm nhục” những nhân vật lãnh đạo đất nước trên mạng xã hội. (Thông tấn xã Việt Nam / AFP / Getty Images)

Haugen đã đề cập đến những tuyên bố công khai của Zuckerberg ít nhất 20 lần trong những đơn khiếu nại với SEC của bà, khẳng định rằng quyền lực phi thường và mức độ kiểm soát vô song của CEO đối với Facebook có nghĩa là ông ta phải chịu trách nhiệm cuối cùng về nhiều tác hại xã hội. Những tài liệu của Haugen dường như mâu thuẫn với Giám đốc điều hành về một loạt vấn đề, gồm ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em, liệu những thuật toán của nó có góp phần phân cực hay không và mức độ phát hiện từ ngữ căm thù trên khắp thế giới.

Ví dụ, năm ngoái, Zuckerberg đã điều trần trước Quốc hội rằng công ty đã loại bỏ 94% lời nói căm thù mà họ tìm thấy trước khi có người báo cáo nó — nhưng những tài liệu nội bộ cho thấy giới nghiên cứu ước tính rằng công ty đã xóa ít hơn 5% lời nói căm thù trên Facebook. Vào tháng 3, Zuckerberg nói với Quốc hội rằng “hoàn toàn không rõ ràng” khi mạng xã hội phân cực mọi người, khi những nhân viên nghiên cứu của Facebook đã nhiều lần phát giác thấy điều đó.

Tài liệu Facebook — tiết lộ cho SEC và được cố vấn pháp lý của Haugen cung cấp cho Quốc hội dưới dạng biên soạn lại — đã được một tập đoàn những tổ chức thông tin, bao gồm cả The Washington Post, thu thập và xem xét.

Trong lời khai trước quốc hội, Haugen liên tục cáo buộc Zuckerberg chọn tăng trưởng (lợi nhuận/tiền) thay vì lợi ích công cộng, một cáo buộc lặp lại trong những cuộc phỏng vấn với những nhân viên cũ.

Người thổi còi Frances Haugen: Facebook đặt ‘lợi nhuận lên trước mọi người’


Cựu nhân viên Facebook cáo buộc rằng công ty đã đánh lừa công chúng về nghiên cứu nội bộ cho thấy một số sản phẩm của họ có tác hại. (Reuters)

Cựu nhân viên Facebook cáo buộc rằng công ty đã đánh lừa công chúng về nghiên cứu nội bộ cho thấy một số sản phẩm của họ có tác hại. (Reuters)

Brian Boland, cựu phó chủ tịch phụ trách đối tác và tiếp thị, người đã rời khỏi Facebook vào năm 2020, cho biết:

“Bóng ma của Zuckerberg luôn hiện hữu trong mọi thứ mà công ty làm. Nó hoàn toàn do ông ấy điều khiển.”

Brian Boland

Facebook đang hứng chịu phản ứng dữ dội của lưỡng đảng từ Quốc hội, nhưng SEC có thể giáng một đòn mạnh hơn.

Người phát ngôn của Facebook, Dani Lever, phủ nhận rằng những quyết định do Zuckerberg đưa ra đã “gây hại”, nói rằng tuyên bố này dựa trên “những tài liệu được lựa chọn bị mô tả sai và không có bất kỳ bối cảnh nào.” Lever nói,

“Chúng tôi không có động cơ thương mại hoặc đạo đức để làm bất cứ điều gì khác ngoài việc cung cấp cho số người dùng linh nghiệm tích cực càng nhiều càng tốt. Giống như mọi mạng xã hội khác, chúng tôi liên tục đưa ra những quyết định khó khăn giữa ngôn từ tự do và ngôn từ có hại, an ninh và những vấn đề khác và chúng tôi không đưa ra những quyết định này trong khoảng trống – chúng tôi dựa vào ý kiến đóng góp của những nhóm của chúng tôi, cũng như những vấn đề bên ngoài những chuyên gia để điều hướng họ. Nhưng việc vẽ ra những ranh giới xã hội này luôn tốt hơn cho những người lãnh đạo được dân cử, đó là lý do tại sao chúng tôi đã dành nhiều năm để vận động Quốc hội thông qua những quy định cập nhật về Internet.”

Dani Lever

Facebook trước đây đã nỗ lực đấu tranh để buộc cá nhân Zuckerberg phải chịu trách nhiệm. Năm 2019, khi công ty phải đối phó với khoản tiền phạt kỷ lục 5 tỷ đô la từ Ủy ban Thương mại Liên bang vì vi phạm quyền riêng tư liên quan đến Cambridge Analytica, một công ty tư vấn chính trị đã lạm dụng dữ liệu hồ sơ từ hàng chục triệu người dùng Facebook, Facebook đã thương lượng để bảo vệ Zuckerberg không trực tiếp chịu trách nhiệm pháp lý. Tài liệu họp nội bộ của Facebook tiết lộ  công ty kỹ thuật khổng lồ này sẵn sàng bỏ những cuộc đàm phán dàn xếp và ra tòa tranh cãi nếu cơ quan này, FTC, nhất định truy đuổi CEO của họ.

Chủ tịch hiện tại của SEC, Gary Gensler, đã nói rằng ông muốn giải quyết vấn dề mạnh tay hơn nữa đối với tội phạm cổ trắng. Giới chuyên gia cho biết Gensler có thể sẽ cân nhắc khiếu nại của Haugen khi ông hướng tới một kỷ nguyên mới về trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp.

Sean McKessy, giám đốc đầu tiên của văn phòng tố giác của SEC, hiện đại diện cho những người tố cáo hành nghề tư nhân tại Phillips & Cohen, cho biết,

Zuckerberg “phải là người điều động những quyết định này. Đây không phải là một công ty đại chúng điển hình có kiểm soát cân bằng. Đây không phải là một nền dân chủ, đó là một nhà nước độc tài. … Và mặc dù SEC không có hồ sơ theo dõi mạnh nhất về việc quy trách nhiệm cho những cá nhân, nhưng tôi chắc chắn có thể coi trường hợp này là một trường hợp tiêu biểu để làm như vậy.” Sean McKessy

Mark Zuckerberg né không trả lời câu hỏi về những cảnh cáo từ bên trong Facebook về sự phân cực, chia rẽ


Dân biểu Frank Pallone Jr. (D-N.J.) ép Mark Zuckerberg trả lời về những phúc trình cho rằng những giám đốc điều hành Facebook đã giảm nỗ lực của nhân viên để làm cho mạng xã hội của họ  ít gây chia rẽ hơn. (The Washington Post)

Zuckerberg, 37 tuổi, thành lập Facebook cách đây 17 năm trong phòng ở ký túc xá đại học, hình dung ra một cách mới để những bạn cùng lớp liên lạc với nhau. Ngày nay, Facebook đã trở thành một tập đoàn gồm WhatsApp, Instagram và một doanh nghiệp sản xuấ phần cứng. Zuckerberg là chủ tịch hội đồng quản trị và kiểm soát 58% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty, khiến quyền lực của ông hầu như không thể bị kiểm soát trong nội bộ công ty và hội đồng quản trị.

Marc Goldstein, người đứng đầu U.S. nghiên cứu cho cố vấn ủy quyền Dịch vụ Cổ đông Định chế nói, cơ cấu quyền sở hữu cho phép một nhân vật lãnh đạo duy nhất nắm quyền quyết định của hội đồng quản trị là điều “chưa từng có ở một công ty ở quy mô này. Cho đến thời điểm này, Facebook là công ty lớn nhất tập trung toàn bộ quyền lực vào tay một người.

Theo nhiều người đã làm việc với Zuckerberg,  từ lâu ông ấy đã bị những chỉ số đo lường, tăng trưởng và vô hiệu hóa những mối đe dọa cạnh tranh ám ảnh. Việc công ty sử dụng những chiến thuật “tăng trưởng”, chẳng hạn như ghi dấu mọi người trong ảnh và mua danh sách địa chỉ email, là chìa khóa để đạt được con số đáng kể — 3,51 tỷ người dùng hàng tháng, gần một nửa số người trên trái đất. Trong những năm đầu của Facebook, Zuckerberg đặt mục tiêu hàng năm về số người dùng mà công ty muốn có được. Theo những tài liệu và cuộc phỏng vấn, vào năm 2014, ông đã ra lệnh cho những nhóm tại Facebook tăng “thời gian dành cho” hoặc số phút của mỗi người dùng trên dịch vụ lên 10% một năm.

Theo một cựu giám đốc điều hành, năm 2018, Zuckerberg đã xác định một số liệu mới trở thành “sao Bắc đẩu” của ông ấy. Chỉ số đó là MSI – “tương tác xã hội có ý nghĩa” — được đặt tên như vậy vì công ty muốn nhấn mạnh ý tưởng rằng mức độ tương tác có giá trị hơn thời gian dành cho việc bấm xem video hoặc nội dung khác một cách thụ động. Ví dụ: thuật toán của công ty giờ đây sẽ coi những bài đăng có nhiều bình luận là “có ý nghĩa” hơn là nhiều lượt thích và sẽ sử dụng thông tin đó để đưa những bài đăng đầy bình luận vào nguồn cấp dữ liệu tin tức của nhiều hơn nữa những người không phải là bạn của người đăng ban đầu, những tài liệu cho biết.

Ngay cả khi công ty đã phát triển thành một tập đoàn lớn, Zuckerberg vẫn được biết đến là một người sắn tay áo làm việc quản lý thực tế, đi sâu vào những quyết định về sản phẩm và chính sách, đặc biệt khi chúng liên quan đến sự đánh đổi quan trọng giữa việc giữ gìn lời nói và bảo vệ người dùng khỏi bị thiệt hại — hoặc giữa an toàn và tăng trưởng.

Zuckerberg: Facebook ‘tôi chắc chắn không cảm thấy là (sự độc quyền)’


Khi TNS Lindsey Graham (R-SC) hỏi Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg rằng liệu ông có cảm thấy Facebook là độc quyền trong ngành truyền thông xã hội hay không, Mark Zuckerberg nói không. (The Washington Post)

Về mặt chính trị, Zuckerberg đã phát triển quan điểm cứng rắn về tự do ngôn luận, tuyên bố rằng ông sẽ cho phép những chính khách nói dối trong những quảng cáo và đồng thời bảo vệ quyền của những người phủ nhận Holocaust. Ông đã công khai tuyên bố rằng ông là người quyết định cuối cùng trong những quyết định về nội dung nhạy cảm nhất của công ty cho đến nay, kể cả việc cho phép những bài đăng kích động bạo lực của Tổng thống Donald Trump trong cuộc biểu tình chống vụ giết George Floyd, bất chấp sự phản đối của hàng nghìn nhân viên.

Theo hai người cho biết, khả năng quản lý chi ly của ông ấy vô hạn: Ông ấy đã tự tay chọn màu sắc và bố cục của khung hình “Tôi đã chích ngừa” của công ty cho ảnh của người dùng.

Nhưng những cựu nhân viên đã nói chuyện với The Post cho biết ảnh hưởng của ông ấy vượt xa những gì ông ấy đã tuyên bố công khai, và được cảm thấy nhiều nhất trong vô số quyết định ít được biết đến nhằm định hình những sản phẩm của Facebook để phù hợp với giá trị của Zuckerberg — đôi khi, giới nhà phê bình nói, phải trả giá bằng sự an toàn cá nhân của hàng tỷ người dùng.

Trước cuộc bầu cử năm 2020 ở Hoa Kỳ, Facebook đã xây dựng một “trung tâm thông tin bỏ phiếu” để quảng bá thông tin thực tế về cách ghi danh bỏ phiếu hoặc ghi danh trở thành nhân viên thăm dò ý kiến. Những nhóm tại WhatsApp muốn tạo một phiên bản như vậy bằng tiếng Tây Ban Nha, chủ động đẩy thông tin thông qua một bot trò chuyện hoặc đường dẫn ngầm tới hàng triệu cử tri không được quan tâm, những người thường xuyên giao tiếp qua WhatsApp. Nhưng Zuckerberg đã phản đối ý kiến này, nói rằng nó không “trung lập về mặt chính trị”” hoặc có thể khiến công ty có vẻ theo đảng phái, theo một người quen thuộc với dự án, đã nói với điều kiện giấu tên để thảo luận về những vấn đề nội bộ, cũng như những tài liệu đã được The Post xem xét.

Cuối cùng, công ty đã áp dụng một phiên bản thu nhỏ: quan hệ đối tác với những nhóm bên ngoài cho phép người dùng WhatsApp nhắn tin cho bot trò chuyện nếu họ thấy thông tin có thể là sai lệch  hoặc nhắn tin cho bot do tổ chức Vote.org xây dựng để nhận thông tin bỏ phiếu.

Người phát ngôn Christina LoNigro cho biết:

“WhatsApp không đề nghị cung cấp thông tin cho tất cả người dùng, đó không phải là cách WhatsApp hoạt động.”

Christina LoNigro

Khi cân nhắc có nên cho phép tăng cường kiểm duyệt ở Việt Nam hay không, một cựu nhân viên cho biết, quan điểm của Zuckerberg về quyền tự do ngôn luận dường như liên tục thay đổi. Theo một người trong cuộc, Zuckerberg đã cảnh cáo rằng việc phục vụ cho một chế độ đàn áp có thể gây thiệt hại đến danh tiếng toàn cầu của Facebook, Zuckerberg lập luận rằng việc Facebook bị cấm  hoàn toàn ở Việt Nam sẽ gây thiệt hại lớn hơn cho quyền tự do ngôn luận trong nước.

Người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg trong một phiên điều trần tại Thượng viện vào ngày 10 tháng 4 năm 2018. Zuckerberg đã được gọi ra điều trần sau khi có thông tin rằng 87 triệu người dùng Facebook đã bị Cambridge Analytica, một công ty tư vấn chính trị của Anh có liên hệ với Trump, thu thập thông tin cá nhân của họ. những chiến dịch. (Hình ảnh: Asahi Shimbun/Getty)

Sau khi Zuckerberg đồng ý tăng cường kiểm duyệt những bài đăng chống chính phủ ở Việt Nam, báo cáo minh bạch của Facebook cho thấy hơn 2.200 bài đăng của người dùng Việt Nam đã bị chặn từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2020, so với 834 bài trong 6 tháng trước đó. Trong khi đó, những nhóm ủng hộ dân chủ và môi trường đã trở thành mục tiêu của những chiến dịch báo cáo hàng loạt do chính phủ lãnh đạo, những tài liệu và cuộc phỏng vấn cho thấy, đưa mọi người vào tù vì những bài viết chỉ trích, ngay cả những bài chỉ trích nhẹ nhàng.

Theo một trong những tài liệu, tháng 4 năm 2020, Zuckerberg dường như đã từ chối hoặc bày tỏ sự dè dặt về đề nghị của giới nghiên cứu nhằm cắt giảm ngôn từ kích động thù địch, ảnh khỏa thân, bạo lực bằng hình ảnh và thông tin sai lệch. Đại dịch xảy ra trong những ngày đầu tiên và thông tin sai lệch liên quan đến coronavirus đang lan rộng. Giới nghiên cứu đề nghị giới hạn thúc đẩy nội dung mà thuật toán nguồn cấp tin tức dự đoán sẽ được chia sẻ lại, bởi vì những “lượt chia sẻ lại” hàng loạt có khuynh hướng tương quan với thông tin sai lệch. Theo tài liệu, những thí nghiệm ban đầu cho thấy việc hạn chế điều này có thể làm giảm thông tin sai lệch liên quan đến coronavirus lên đến 38%. Anna Stepanov, giám đốc phát biểu từ cuộc họp của Zuckerberg, nói về phản ứng của CEO đối với đề nghị thay đổi thuật toán

“Mark không nghĩ rằng chúng ta có thể khai triển lớn hơn. Chúng ta sẽ không ra mắt nếu có sự đánh đổi vật chất với MSI.”

“Mark không nghĩ rằng chúng ta có thể khai triển lớn hơn” (Facebook Papers)

Tài liệu Faceboook cho biết, Zuckerberg đã cởi mở hơn một chút với đề nghị cho phép những thuật toán ít chính xác hơn một chút trong những gì phần mềm cho là ngôn ngữ căm thù, ảnh khoả thân và những danh mục bị cấm khác — cho phép nó xóa một loạt những “nội dung có thể vi phạm xảy ra” và có khả năng giảm những nội dung độc hại lên tới 17 phần trăm. Nhưng ông chỉ ủng hộ nó như một biện pháp “khẩn trương”, sử dụng trong những trình trạng khẩn cấp như cuộc nổi dậy ngày 6 tháng Giêng. Việc giới hạn trương mục — có thể chặn trước những trương mục mà những thuật toán dự đoán là có thể tuyên truyền thông tin sai lệch hoặc thù địch — là điều không được bàn cãi.

Lever của Facebook cho biết những đề nghị “vi phạm có thể xảy ra” không phải là nhưng biện pháp khẩn trương và Facebook đã áp dụng  chúng trên những danh mục như hình ảnh bạo lực, ảnh khỏa thân và khiêu dâm, và ngôn từ thù địch. Sau đó, nó cũng áp dụng việc thay đổi thuật toán hoàn toàn cho những danh mục chính trị và sức khỏe được áp dụng ngày nay.

Tờ Wall Street Journal lần đầu tiên đưa tin về sự hiện hữu của tài liệu Facebook.

Tài liệu cuối cùng đến tay Zuckerberg đã được chỉnh sửa cẩn thận để giải quyết những phản đối mà những người nghiên cứu dự đoán rằng ông ấy sẽ nêu ra. Đối với mỗi đề nghị trong số chín đề nghị còn lại, những nhà khoa học dữ liệu đã thêm một hàng để liệt kê những đề nghị sẽ ảnh hưởng  thế nào đến ba lĩnh vực mà ông được biết là quan tâm: tự do ngôn luận,  Facebook dưới con mắt của công chúng và cách thuật toán có thể thay đổi. ảnh hưởng đến MSI (tương tác xã hội có ý nghĩa).

Một cựu nhân viên đã làm việc trong tiến trình đề nghị đó cho biết những người viết tài liệu đó đã bị thất vọng trước phản ứng của Zuckerberg. những nhân viên nghiên cứu đã bàn thảo với ban lãnh đạo công ty trong nhiều tháng về tài liệu đó, thay đổi nó nhiều lần để giải quyết những lo ngại về việc kìm hãm quyền tự do ngôn luận.

“Tóm lại, danh sách trắng chính trị vi phạm nhiều nguyên tắc cốt lõi của công ty bằng cách coi bài phát biểu của những chính khách có giá trị hơn phát biểu của công dân bình thường và cố ý làm cho người dùng bị thiệt hại dưới dạng thông tin sai lệch.” Tài liệu Facebook

Một cựu giám đốc điều hành cho biết, Zuckerberg,  

“hết sức tò mò về bất cứ điều gì ảnh hưởng đến cách nội dung được xếp hạng trong nguồn cấp dữ liệu — bởi vì đó là nước sốt bí mật, đó là cách toàn bộ Facebook tiếp tục vận chuyển, hoạt động và tạo ra lợi nhuận.

Mọi người cảm thấy, đó là điều Mark muốn, vì vậy ông ấy cần nó để thành công. Nó cần phải đạ hiệu quả.”

Vào năm 2019, những người trong bộ phận liêm chính công dân của công ty, một nhóm khoảng 200 người tập trung vào cách giảm thiểu thiệt hại do mạng xã hội này gây ra, bắt đầu nghe thấy rằng chính Zuckerberg đang trở nên rất lo lắng về “những  tín hiệu sai” – hoặc lấy bài bài phát biểu không vi phạm xuống do nhầm lẫn. Một người cho hay, họ nhanh chóng được yêu cầu biện minh cho công việc đó bằng cách cung cấp ước tính về số quyết định sai vì  “những  tín hiệu sai” mà bất kỳ dự án nào liên quan đến tính liêm chính đang tạo ra. Một người khác đã nghỉ việc cho biết,

“Sự hiện hữu của chúng tôi căn bản là đối lập với những mục tiêu của công ty, mục tiêu của Mark Zuckerberg. Và nó đã khiến chúng tôi phải biện minh cho sự có mặt của mình trong khi những toán khác thì không.”

Zuckerberg, trái và Joel Kaplan, phải, phó chủ tịch chính sách công toàn cầu của Facebook, trò chuyện sau khi rời cuộc họpở Điện Capitol vào tháng 9 năm 2019. (Samuel Corum / Getty Images)

Samidh Chakrabarti, cựu lãnh đạo bộ phận liêm chính công dân của công ty, người đã nghỉ việc gần đây, đã tweet trong tháng này,

“Những người sáng lập-CEO có quyền lực siêu phàm cho phép họ làm những việc can đảm. Mark đã làm điều đó hết lần này đến lần khác. Nhưng thâm hụt niềm tin là chuyện có thật và gia đình FB giờ có thể thịnh vượng hơn dưới sự lãnh đạo không tập trung.”

Samidh Chakrabarti

Ngay cả khi Facebook đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng hiện sinh nhất cho đến nay theo  tài liệu tố cáo, thì gần đây sự chú ý của Zuckerberg đã đổ dồn vào nơi khác, tập trung vào việc thúc đẩy phần cứng thực tế ảo, điều mà những giám đốc điều hành cũ cho biết là một nỗ lực của ông để tránh xa những vấn đề cốt lõi. Mạng xã hội Facebook, được biết đến trên thế giới là ứng dụng Big Blue. Công ty Facebook được cho là thậm chí đang cân nhắc đổi tên để phù hợp hơn với tầm nhìn của Zuckerberg về một “siêu thực tế ảo”. Facebook cho biết họ không bình luận về những tin đồn hoặc suy đoán.

Những cựu nhân viên cho biết cũng không ngạc nhiên khi kho tài liệu chứa quá ít phần đề cập đến suy nghĩ của Zuckerberg. Ông ấy đã trở nên cô lập hơn trong những năm gần đây, khi phải đối phó với những vụ bê bối và rò rỉ ngày càng tăng (Facebook phản đối việc ông ấy cô lập). Ông ấy phần lớn truyền đạt những quyết định qua một nhóm nhỏ thân cận, được gọi là Nhóm nhỏ và một nhóm lớn hơn một chút gồm những nhân vật lãnh đạo công ty được gọi là M-Team hoặc nhóm của Mark. Thông tin đến được với ông ta cũng được kiểm soát chặt chẽ, cũng như thông tin về ông ta.

Ngay cả việc chỉ trích cá nhân Zuckerberg cũng có thể đi kèm với cái giá phải trả. Một kỹ sư đã nói chuyện với The Post, và là người có câu chuyện được phản ảnh trong những tài liệu, cho biết ông đã bị sa thải vào năm 2020 sau khi viết một bức thư ngỏ cho Zuckerberg trên hệ thống trò chuyện của công ty, cáo buộc CEO có trách nhiệm bảo vệ những người bảo thủ có trương mục bị xếp loại có thông tin sai lệch.

Một tài liệu, đề nghị năm 2020 cho biết nó đã được gửi cho Zuckerberg để duyệt xét — về việc có nên che lượt thích (likes) trên Instagram và Facebook hay không — cho thấy rằng Zuckerberg đã trực tiếp nhận thức được một số nghiên cứu về tác hại của dịch vụ này. Nó gồm nghiên cứu nội bộ từ năm 2018 cho thấy rằng 37%  thiếu niên cho biết một lý do khiến họ ngừng đăng bài là vì muốn có đủ số lượt thích khiến họ “căng thẳng hoặc lo lắng”.

(Nghiên cứu việc dấu lượt thích tên là Project Daisy, cũng đã được the Journal báo cáo. Vào năm 2021, công ty cuối cùng đã để người dùng tùy chọn để hay dấu lượt thích trên Instagram, nhưng không ở Facebook. Facebook cho biết họ không áp dụng Project Daisy vì một thí nghiệm cho thấy những kết quả khác nhau đối với sức khỏe của mọi người và nghiên cứu năm 2018 sử dụng trong bài thuyết trình “không thể dùng để chỉ ra rằng Instagram gây hại vì cuộc khảo sát không được thiết kế để kiểm soát điều đó và dữ liệu cũng không cho thấy điều đó.”)

“Thật không may, nghiên cứu đã cho thấy độ lan truyền của sự phẫn nộ và thông tin sai lệch và những thí nghiệm gần đây không chấp nhận những mô hình này cho thấy rằng việc loại bỏ những mô hình này có tác động tích cực đến những chỉ số về thông tin sai lệch và sự căm ghét.” (Tài liệu Facebook)

Trong mùa hè, những giám đốc điều hành tại văn phòng của Facebook ở Washington đã nghe nói rằng Zuckerberg tức giận về việc Tổng thống Biden buộc tội rằng thông tin sai lệch về coronavirus trên Facebook là “giết người”. Zuckerberg cảm thấy Biden đã nhắm vào công ty một cách không công bằng  và muốn chống lại, theo những người đã nghe cố vấn chính của Zuckerberg, Phó chủ tịch Facebook phụ trách những vấn đề toàn cầu Nick Clegg, bày tỏ quan điểm của CEO.

Zuckerberg kết hôn với một bác sĩ, điều hành một quỹ tập trung vào những vấn đề sức khỏe và đã hy vọng rằng khả năng của Facebook để giúp đỡ mọi người trong đại dịch sẽ là di sản. Thay vào đó, kế hoạch đã đi ngược với hy vọng của ông.

Vào tháng 7, Guy Rosen, Phó chủ tịch về tính liêm chính của Facebook, đã viết một bài đăng trên blog lưu ý rằng Tòa Bạch Ốc đã đạt được những mục tiêu chích ngừa của chính mình và khẳng định rằng Facebook không thể  bị đổ lỗi vì con số lớn người Mỹ từ chối chích ngừa.

Mặc dù Biden sau đó đã phủ nhận bình luận của mình, một số cựu giám đốc điều hành coi cuộc tấn công Facebook của Tòa Bạch Ốc là hành vi tự hủy hoại không cần thiết, một ví dụ về việc công ty phán đoán kém trong nỗ lực làm hài lòng Zuckerberg.

Nhưng những lời phàn nàn về hành động thiếu lịch lãm đã được đáp lại với một phản ứng quen thuộc, ba người nói: Nó nhằm làm hài lòng “một người khán giả ”.

© 2021 DCVOnline 

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net” 


Nguồn: The case against Mark Zuckerberg: Insiders say Facebook’s CEO chose growth over safety | Elizabeth Dwoskin,Tory Newmyer and Shibani Mahtani | The Washington Post | October 25, 2021.