Nga sẽ dùng vũ khí hạch tâm?

Arshad Mohammed và Robin Emmott | DCVOnline

Ngày 6 tháng 5 (Reuters) — Khi bắt đầu cuộc xâm lăng Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gián tiếp về việc có thể tấn công bằng hạch tâm nhằm vào bất kỳ nước nào can thiệp vào cuộc xung đột.

VÙNG IVANOVO, NGA – 25 THÁNG 2 NĂM 2022: Quân nhân xếp hàng trước các hệ thống hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Yars của Sư đoàn Hỏa tiễn Phòng vệ 54 của Quân đoàn Hỏa tiễn Phòng vệ 27 thuộc Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược Nga đạt căn cứ tại Teikovo, Vùng Ivanovo, trong một buổi lễ xuất quân khí tới sân tập Alabino gần Moscow trong công tác chuẩn bị cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Moscow. Vladimir Smirnov/TASS (Ảnh của Vladimir SmirnovTASS qua Getty Images)

Dưới đây là một số vấn đề chính xung quanh sự có thể xẩy ra

  • được nhiều người trong giới phân tích và ngoại giao phương Tây coi là xa vời
  • rằng Putin có thể thực sự dùng vũ khí hạch tâm.

NGA ĐÃ NÓI GÌ VỀ VŨ KHÍ HẠCH TÂM TRONG CHIẾN TRANH UKRAINE?

Trong bài phát biểu thông báo về cuộc xâm lăng Ukraine vào ngày 24 tháng 2, Putin đã đưa ra một cảnh cáo gián tiếp nhưng không thể nhầm lẫn rằng nếu phương Tây can thiệp vào chuyện mà ông gọi là “cuộc hành quân đặc biệt”, ông có thể dùng vũ khí hạch tâm để trả đũa. Theo bản dịch của Điện Kremlin, ông cho biết,

“Bất kể ai cố cản đường chúng ta hoặc … tạo ra mối đe dọa cho đất nước và người dân của chúng ta, họ phải biết rằng Nga sẽ trả đũa ngay lập tức, và hậu quả sẽ như người ta chưa từng thấy trong suốt lịch sử của họ.”

Putin

Ba ngày sau, vào ngày 27 tháng 2, Putin đã ra lệnh cho cấp chỉ huy quân đội Nga đặt các lực lượng răn đe hạch tâm của Nga trong tình trạng báo động cao, trích những gì ông gọi là tuyên bố gây hấn của giới lãnh đạo NATO và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Moscow.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, một chuyên gia ngoại giao kỳ cựu, cũng đã nói về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạch tâm, mặc dù ông nói rằng Moscow đang cố gắng hết sức để ngăn chặn. Tuần trước, ông nói,

“Tôi không muốn nâng cao những rủi ro đó một cách giả tạo. Nhiều người muốn như vậy. Nguy hiểm là nghiêm trọng, có thật. Và chúng ta không được đánh giá thấp nó.”

Sergei Lavrov

 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi những nhận xét của Sergei Lavrov là “đỉnh cao của sự vô trách nhiệm”.

Trong khi Washington chưa thấy bất kỳ hành động nào cho thấy lực lượng hạch tâm Nga đang trong tình trạng báo động cao, giới chuyên gia và giới chức chính phủ phương Tây cảnh cáo không nên bác bỏ những bình luận này vì có nguy cơ Putin có thể dùng vũ khí hạch tâm nếu ông ta cảm thấy bị dồn vào ngoc bí ở Ukraine hoặc nếu NATO tham chiến.

PHƯƠNG TÂY ĐÃ NÓI GÌ VỀ SỰ HĂM DỌA QUANH CO CỦA PUTIN?

Giới chức chính phủ Mỹ nhanh chóng gọi bình luận của Putin về việc đặt các lực lượng hạch tâm của Nga trong tình trạng báo động cao là nguy hiểm, leo thang và hoàn toàn không thể chấp nhận được, trong khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg chỉ trích họ là hung hăng và vô trách nhiệm.

Tuy nhiên, giới chứcchính phủ Mỹ cũng ngay lập tức nói rõ rằng họ không thấy dấu hiệu nào lực lượng Nga thay đổi tư thế hạch tâm và quân đội Mỹ cho biết họ không cần phải thay đổi tư thế của mình.

Vào ngày 28 tháng 2, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nói với người Mỹ rằng đừng lo lắng về một cuộc chiến tranh hạch tâm với Nga. Trả lời một câu hỏi lớn về việc liệu công dân Hoa Kỳ có nên lo ngại về một cuộc chiến tranh hạch tâm nổ ra hay không, Biden nói “không.”

XÁC SUẤT NGA DÙNG VŨ KHÍ HẠCH TÂM NHÂN LÀ BAO NHIÊU?

Bình luận của Biden dường như phản ảnh quan điểm chung của giới chuyên gia Mỹ và giới chức chính phủ phương Tây rằng việc Nga có thể dùng vũ khí hạch tâm trong cuộc chiến Ukraine là rất thấp.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc gặp với người đứng đầu Hội kỹ nghệ gia và doanh nhân Nga Alexander Shokhin tại Moscow, Nga ngày 2 tháng 3 năm 2022. Sputnik / Mikhail Klimentyev / Kremlin qua REUTERS

Gideon Rose, cựu biên tập viên của tạp chí Foreign Affairs, đã viết vào tuần trước,

“Kể từ năm 1945, tất cả những người lãnh đạo một cường quốc hạch tâm … đều từ chối việc dùng vũ khí hạch tâm trong chiến tranh vì những lý do chính đáng.

Gideon Rose

Putin cũng phải là ngoại lệ, hành động không phải do tình cả ủy mị mà là vì có lý trí cứng rắn. Ông ấy biết rằng sẽ xảy ra các đòn trả đũa phi thường và áp lực của toàn thế giới, không có biện pháp chiến lược có lợi nào có thể so sánh được.” Gideon Rose

Giới chuyên gia và ngoại giao phương Tây cho biết, mục đích chính của lời đe dọa tấn công hạch tâm dường như là nhằm ngăn chặn Washington và các đồng minh NATO tham gia trực tiếp vào cuộc chiến. Một nhà ngoại giao phương Tây cũng như những người khác nói với điều kiện giấu tên cho biết vì tính nhạy cảm của vấn đề, “Lời đe dọa đó không đáng tin cậy. Ông ta đang cố gắng hù dọa phương Tây.”

NGA CÓ THỂ DÙNG VŨ KHÍ HẠCH TÂM NHƯ THẾ NÀO?

Trong khi  phương Tây đã đổ vũ khí vào Ukraine kể từ khi băt đầu cuộc xâm lăng, Biden năm ngoái cho biết việc đưa quân đội Mỹ vào thực địa ở Ukraine là “điều không phải bàn cãi”.

Hoa Kỳ và các đồng minh của họ không muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh quy ước với Nga, chứ đừng nói đến việc làm bất cứ điều gì có thể gây ra một cuộc chiện dùng đến vũ khí hạch tâm.

Nếu Nga dùng vũ khí hạch tâm, giới  chuyên gia đã nhìn thấy một loạt những việc có thể xảy ra, từ việc kích nổ trên Biển Đen hoặc ở một nơi không có người ở của Ukraine để chứng minh khả năng của Nga cho đến một cuộc tấn công nhằm vào một mục tiêu quân sự của Ukraine hoặc vào một thành phố.

Tuy nhiên, việc dùng vũ khí hạch tâm ở Ukraine có thể gây nguy hiểm cho quân đội Nga và gây phản ứng phóng xạ cho chính nước Nga.

PHƯƠNG TÂY SẼ PHẢN ỨNG  RA SAO?

Một số trong giới phân tích cho biết Washington có thể lựa chọn một phản ứng quân sự quy ướcg thay vì phản công bàng vũ khí hạch tâm để trả đũa, điều này có thể gây hại cho các đồng minh của Hoa Kỳ hoặc dẫn đến leo thang chiến tranh hạch tâm hơn nữa, gây nguy hiểm cho châu Âu hoặc ngay tại Hoa Kỳ. Daryl Kimball thuộc Hội Kiểm soát Vũ khí, một nhóm phi lợi nhuận nhằm mục đích giáo dục công chúng về kiểm soát vũ khí, cho biết,

“Những gì tôi nghĩ xảy ra là việc Hoa Kỳ và NATO sẽ trả đũa bằng sức mạnhg quân sự, chính trị và ngoại giao áp đảo nhằm cô lập Nga hơn nữa và tìm cách chấm dứt xung đột mà không leo thang thành chiến tranh hạch tâm toàn diện.” Daryl Kimball

Daryl Kimball

MỘT CUỘC TẤN CÔNG CỦA NGA THAY ĐỔI TINH TINH CHIẾN TRANH HẠCH TÂM RA SAO?

NATO có thể tìm cách điều chỉnh lại mô hình lá chắn hỏa tiễn đạn đạo do Mỹ chế tạo ở Ba Lan và Romania để bắn hạ hỏa tiễn của Nga trong tương lai. NATO từ lâu cho biết mô hình hiện tại nhằm mục đích chống lại hỏa tiễn của Iran, Syria và các phần tử bất hảo ở Trung Đông.

Hiện vẫn chưa rõ liệu một cuộc tấn công của Nga có thể khiến các quốc gia hạch tâm khác như Ấn Độ và Pakistan có nhiều khả năng dùng vũ khí như vậy hơn hay không. Nếu nó dẫn đến sự lên án toàn cầu, giới chuyên gia cho rằng điều này có thể làm giảm việc những nước khác dùng vũ khí hạch tâm.

EVENING STADARD | 2 phút, 36 giây: Căng thẳng với phương Tây về cuộc xâm lăng Ukraine, tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh đặt lực lượng răn đe hạch tâm của Nga trong tình trạng cảnh giác. Ông Putin khẳng định tại cuộc họp với giới chức hàng đầu trong chính phủ Nga hôm Chủ nhật, 27 tháng 2, 2022 rằng các cường quốc hàng đầu của NATO đã đưa ra “những tuyên bố hung hăng” cùng với việc phương Tây áp đặt những biện pháp trừng phạt tài chính mạnh tay chống lại Nga, kể cả chính tổng thống. Cảnh cáo có nghĩa là Putin đã ra lệnh cho hệ thống vũ khí hạch tâm của Nga chuẩn bị để tăng khả năng sẵn sàng phóng.

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn:  Will Russia use nuclear weapons? | Arshad Mohammed and Robin Emmott | Reuters | 6 May 2022. Arshad Mohammed ở Saint Paul, Minn và Robin Emmott ở Brussels viết tin; Sabine Siebold tại Brussels viết tin bổ túc; Mary Milliken và Andrew Heavens biên tập.