Mark Carney: “Làm tăng bất bình đẳng là một lựa chọn đáng ngạc nhiên”

Edward Luce | DCVOnline

Cựu giám đốc Ngân hàng Trung ương Anh quốc (BoE) về Brexit đã rời khỏi Anh và hậu quả hỗn loạn của Ngân sách ‘nhỏ’ của Kwasi Kwarteng

Tranh vẽ Mark Carney của @ Seb Jarnot

Mark Carney và tôi đã nói chuyện với nhau nhiều tháng qua để  định ngày gặp nhau nói chuyện — cả hai chúng tôi đã lỡ hẹn ít nhất một lần. Định mệnh cả. Cựu thống đốc của Ngân hàng Trung ương Anh đi bộ đến tòa soạn của chúng tôi ở New York vào gần thời điểm thị trường của London sắp đóng cửa sau ngày tàn bạo nhất trong nhiều chục năm đối với đồng bảng Anh và trái phiếu của chính phủ Anh.

Hôm đó là thứ Sáu ngày 23 tháng 9 và đồng bảng Anh đã mất giá rất nhiều kể từ khi Kwasi Kwarteng, bộ trưởng tài chính nước Anh khi đó, công bố kế hoạch cắt giảm thuế phải vay nợ công để chi trả. Ngày hôm trước, Andrew Bailey, người kế nhiệm của Carney tại BoE, đã tăng lãi suất lên 0.5%. Do ảnh hưởng lạm phát của Ngân sách “nhỏ” của Kwarteng, tỉ suất đó dường như là quá ít. Theo một người trên Twitter, mà tôi đã đọc qua khi ngồi đợi Carney, giới buôn bán ngoại hối ở London đã đặt tên lại đồng bảng là “shitcoin” (‘tiền vất đi’, hơn một tuần sau, Liz Truss, tân thủ tướng, đã quay đầu lại một phần và đồng bảng Anh đã lấy lại được vị trí nhưng tín nhiệm của bà ấy có thể không bao giờ được như vậy).

Trong bộ vest màu xanh đậm và cà vạt đạm màu đơn giản, Carney chào tôi với một nụ cười rầu rĩ. Một nhân vật quan trọng gốc Canada trở thành dân Anh, hiện sống ở Ottawa, nơi ông đang làm việc, trông trẻ hơn so với một người 57 tuổi. Carney nói, “Chúng ta chắc đã chọn ngày đúng ngày. Ông được trả lương bằng bảng Anh hay đô la?”

Là thống đốc ngân hàng trung ương của Canada trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sau đó là thống đốc ngân hàng trung ương của Anh trong suốt giai đoạn Brexit, Carney là một người nhiều kinh nghiệm quản lý khủng hoảng. Lý thuyết của Truss, được hầu hết giới chuyên gia kinh tế coi là nhảm, là giảm thuế thấp hơn sẽ thúc đẩy nước Anh tăng trưởng cao hơn và khắc phục nỗi khó chịu vì tăng trưởng thấp của nước này. Nhưng khi chúng ta dến thời điểm sự thật tiếp theo về những kế hoạch tài chính của bà ấy, thị trường vẫn còn rất nhiều bất an. Trái phiếu chính phủ Anh lại chịu áp lực trong tuần này trước khi tăng trong lúc có suy đoán rằng Truss sẽ thay đổi hướng đi; hôm thứ Sáu, bà ấy đã cách chức Kwarteng và đảo ngược kế hoạch cắt giảm thuế doanh nghiệp.

Thu nhập thực của công nhân nước Anh đã trì trện từ thời khủng hoảng tài chính 2008. @FT

Khi chúng tôi gặp nhau, Carney có lý luận rất khác là các chính phủ nên đặt niềm tin vào sự “đoàn kết” bằng cách giúp mọi người thoát khỏi những cú sốc và đầu tư vào người dân. Carney nói:

“Nếu là người có tri giác, bạn sẽ biết những gì 12 năm qua đã dạy chúng ta, đặc biệt là kể từ khi có Covid, rằng thật tốt nếu có hỗ trợ cho xã hội. Vào cuối nhiệm kỳ thống đốc của tôi, chúng ta cuối cùng đã được mức tăng trưởng thu nhập thực tích cực. Theo sau Covid và lạm phát, lương trung bình của Anh có thể sẽ không trở lại mức trước năm 2008 ít nhất là cho đến năm 2025. Đó là gần 20 năm đánh mất.”

Mark Carney

Như thế thì nay không phải là thời điểm tốt để thông báo cắt giảm thuế? Carney nói: “Những gì đã xảy ra ngày hôm nay — làm tăng bất bình đẳng vào thời điểm thắt lưng buộc bụng — là một tập hợp những lựa chọn đáng ngạc nhiên.” Vài ngày sau bữa trưa của chúng tôi, David Frost, cựu chuyên gia đàm phán Brexit của Anh và là đồng minh của Truss, mô tả Carney, cùng với FT, cựu thủ tướng Gordon Brown và những người khác, là một phần thuộc “giai cấp khoe khoang khoác lác quốc tế”.

Mặc dù chúng tôi đang gặp nhau ở Tribeca, trung tâm của Manhattan, cả tuần qua nước Mỹ vẫn tin tức từ Anh chi phối. Nó bắt đầu với tang lễ của Nữ hoàng Elizabeth tại Giáo đường Westminster và hiện đang kết thúc với sự mất giá của đồng tiền mang hình ảnh của bà trong 70 năm. Carney đã gặp Nữ hoàng nhiều lần trong thời gian làm thống đốc BoE. Trong khi nghe đài BBC Radio 4 vào một buổi sáng sớm, ông ấy đã nhặt được những kiến thức tổng quát về loài rệp vừng, loài côn trùng hút nhựa cây thỉnh thoảng gây hại cho mùa màng của nước Anh. Cuối ngày hôm đó, Carney được giới thiệu với Nữ hoàng tại một cuộc họp mặt trong khu vườn của điện Buckingham. Nữ hoàng nói chuyện gì đó về những rắc rối với khu vườn của bà trong năm đó. Carney nói: “Tôi đưa tra một số kiến thức tổng quát về rệp vừng, khiến bà chú ý.” Vào một dịp khác, sau khi Carney có phát biểu về biến đổi khí hậu, Hoàng thân Philip nói: “Tôi chưa bao giờ biết ông là một người bảo vệ môi trường”, Carney trả lời: “Thưa ngài, cũng giống như con trai của ngài.”

Chúng tôi đang ngồi trong nhà hàng Odeon, một quán rượu kiểu Pháp nhộn nhịp. Carney, người mà tôi gặp lần đầu ở London vào những năm 1990, cùng Goldman Sachs chuyển đến New York vào cuối những năm 90 đó. Căn phòng của ông ấy ở gần góc. Ông ấy nói, “Ở đây mang lại một chút hoài niệm.” Nhà hàng này khai trương Tòa tháp đôi vào những năm 1980, khi văn hóa Phố Wall “tham lam là tốt”. Bị cướp mất Tháp Đôi trong vụ khủng bố tấn công 11/9, mặt ngoài của nhà hàng bây giờ là những hộp ngồi  ăn uống kín bằng nhựa Perspex — một nét đặc trưng của Covid-19. Ông nói: “Ngày 11 tháng 9 và đại dịch là hai sự kiện lớn gây ra sự đoàn kết.” Đoàn kết rõ ràng là thông điệp mà Carney muốn gửi đi — vừa là lời khuyên về mặt chính sách cho những chính phủ, vừa là một đặc điểm của đầu tư có ảnh hưởng đến xã hội.

Mười hai năm làm thống đốc ngân hàng trung ương — năm năm ở Canada, bảy năm ở Anh quốc, đưa ông vào danh sách duy nhất là người đã điều hành chính sách tiền tệ cho hai quốc gia G7 — đã tạo thành một lớp bảo vệ trong ngôn ngữ của Carney. Vài giờ qua là quá nhiều động lực cho những điều trừu tượng. Mục tiêu của tôi rất rõ ràng, cũng như người hầu bàn, đã quay lại ba lần để hỏi xem chúng tôi đã quyết định chọn gì chưa.

Carney nói: “Tôi đoán chúng ta không thể làm hai việc cùng một lúc.” Bắt đầu bữa trưa, ông ấy chọn hào. Tôi chọn một món salad xanh. Vì tôi là người có đạo đức, Carney nói ông ấy muón ăn khoai tây chiên hơn salad với trứng ốp lết rau thơm là món trưa chính của mình. Ông ấy yêu cầu thêm cà chua —  phát âm “a” với giọng Anh ngắn gọn. Carney nói: “Tôi chỉ muốn làm cho bạn cảm thấy thoải mái.” Tôi trả lời, “Tôi sẽ cảm thấy tuyệt hơn nếu ông có một ly rượu vang. “Đó có vẻ là một  trao đổi công bằng.” Carney gọi một ly Pinot Grigio. Tôi chọn Sauvignon Blanc. Carney mỉm cười nói: “Đây là một ví dụ toàn hảo về sự đoàn kết — hợp tác đặt hàng.”

Ông ấy đã đọc bình luận của Lawrence Summers, cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, người đã gọi Anh là một “thị trường chìm” không? Anh ngừng lại: “Đó là một vị trí đầy thách đố không phải bàn cãi, đó là một chiến lược không chính thống mà chính phủ đang theo đuổi vào thời điểm này.”

Năm 2016, nền kinh tế của Anh bằng 90% kinh tế của Đức. Bây giờ nhỏ hơn 70%. Và đó là trước ngày hôm nay.

Tôi nói, Thôi đi ông, bước di của Anh hôm nay là sự liều lĩnh về mặt tài chính và tự sát về mặt chính trị. Carney trả lời, “‘Chìm’ là từ ngữ hơi mạnh. Hãy nhìn xem, chúng ta có bỏ cả 20 phút để liệt kê tất cả những điểm mạnh của nước Anh. Tất cả các khoản nợ đều là nội tệ và tất cả các tài sản đều là ngoại tệ, đó là một khoản bảo hiểm rủi ro tự nhiên và đó không phải là trường hợp của bất kỳ thị trường mới nổi nào. Cấu trúc thể chế vẫn vững vàng ở đó. Chúng ta vừa được nhắc nhở về chúng với sự qua đời của nguyên thủ quốc gia.”

Trừ cái chết của Nữ hoàng, ông không thể liệt kê được những ưu điểm tương tự của nước Anh vào năm 1976, khi nước này buộc phải đi xin IMF cứu trợ? Ông nói: “Những thể chế  của nước Anh trở nên xơ cứng hơn vào năm 1976. Có lý do cho một số đổi mới của Margaret Thatcher. Thị trường lao động ngày nay mạnh mẽ hơn và Ngân hàng hoạt động độc lập hơn.

Tôi có nên chuyển khoản tiết kiệm của mình (như chúng hiện là) từ đô la sang bảng Anh không? Carney nhún vai nói như cáo lỗi, “Tôi không cố vấn về đầu tư.”

Tôi quyết định để đồng bảng sang một bên. Chúng tôi đang hợp tác chia nhau món salad. Món hào của Carney dường như đã bị lãng quên.

Cảm giác như thế nào khi một người ngoại quốc được đưa vào tổ chức của nước Anh? Tôi nói tự nó không phải là việc dễ bỏ qua. Carney nói, “Tôi đến Anh 5 năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu. Khi tôi đi vòng quanh nước Anh, tôi có thể cảm thấy sự tức giận về những gì đã xảy ra, cách những sư phụ của vũ trụ đã thổi bay nền kinh tế và mọi người đang phải sống với hậu quả như thế nào. Chúng ta đã có thời kỳ này mà trong 10 năm tiền lương thực trung bình không hề tăng và lần cuối cùng việc đó xảy ra là khi Marx đang viết Tuyên ngôn Cộng sản. Bây giờ chúng ta vừa bị ghim mười năm trì trệ khác. Mọi người không tạo ra những con số. Nhưng họ cảm nhận được điều đó.”

Là một người thường xuyên tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos và là một cựu nhân viên của Goldman Sachs, Carney đã là một phần của giới ưu tú toàn cầu. Tôi muốn biết thêm về những gì ông ấy đã tạo ra tại Vương quốc Anh sau khi chuyển đến BoE.

Carney, người đang uống từng ngụm rượu đã cân nhắc, giờ đang thích thú thưởng thức món trứng tráng. Món cá tuyết Đại Tây Dương của tôi cũng đã đến. Chúng tôi đang cạnh tranh hơn là hợp tác ở đĩa khoai tây chiên. Ông nói: “Đó là một hoặc hai mức độ tách biệt. Có một số người biết tất cả mọi người. Nhưng tôi nghĩ rằng nó mang tính chính trị cao hơn trước đây — hãy nhìn vào nội các của ngày hôm nay.”

 Ông liệt kê các ví dụ về nơi các tổ chức được lãnh đạo tốt — Giáo hội Anh, NHS (dịch vụ y tế quốc gia), quân đội. “Mọi thứ hiện không suôn sẻ như vậy nhưng tôi không nhất thiết phải đổ lỗi cho ‘tổ chức’.

Ai đáng bị đổ lỗi, ông ấy có sẵn sàng để tuyên bố Brexit là một sai lầm? Tôi cảm thấy căng cứng khi Carney cân nhắc câu trả lờn. Ông nói rằng trưng cầu dân ý là một công cụ kém trong thể chế dân chủ nghị viện. Mọi người bỏ phiếu cho một câu hỏi đơn giản với bẩy hoặc tám động lực trong tâm trí. Ông nói:

“Cuối cùng thì những câu hỏi này biến thành câu hỏi về căn cước. Trước chiến dịch Brexit, châu Âu “thậm chí không nằm trong bảy hoặc tám mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các cử tri” — những điều này bị chi phối vì NHS, nền kinh tế và đôi khi là vấn đề di cư. “Sau đó, bất chợt ‘giành lại quyền kiểm soát’ từ Châu Âu trở thành một phần căn cước của bạn.”

Mark Carney

Những lời hứa về kinh tế của chiến dịch Bỏ châu Âu đã không được thực hiện sao? Cầu rút của Carney mở ra một khe nhỏ: “Nói theo cách này, vào năm 2016, nền kinh tế Anh bằng 90% kinh tế của Đức. Bây giờ nó ít hơn 70%. Và con số đó đã được tính trước ngày hôm nay.

Tôi nói rằng sự đánh đổi đó dường như tổng cộng khá bằng không. Nó cũng như những gì còn lại của đĩa khoai tây chiên. Carney nói “Tôi biết ông không nhường nhịn đến thế,” khi ông xúc những gì còn sót lại vào đĩa của mình. Với tư cách là thống đốc của BoE, Carney đã nói thêm rằng biến đổi khí hậu là một rủi ro cho sự ổn định tài chính. Hiện là người truyền bá về đầu tư ESG (môi trường, xã hội và quản trị), đồng thời là đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về hành động khí hậu và tài chính, Carney đang ở New York để tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc — tuần mà giới lãnh đạo thế giới đổ xô đến Manhattan và làm cho giao thông bình thường của nó trông giống như xe đua trong giải Grand Prix. Tìm cách để đầu tư ESG “chính thống” và đối phó với “thảm kịch ở đường chân trời” về sự nóng lên toàn cầu hiện đang chiếm lĩnh cuộc sống của ông ấy.

Gần đây, ông đã trở thành người đứng đầu bộ phận “đầu tư chuyển đổi” tại Brookfield Asset Management, một quỹ của Canada với danh mục đầu tư chuyển đổi năng lượng trị giá 15 tỷ đô la — danh mục lớn nhất trong hình thức đầu tư này — và cũng đã tham gia tư vấn chiến lược Đối tác Cố vấn Vĩ mô với tư cách cố vấn  cao cấp. Ông không loại trừ việc tái gia nhập chính trường Canada nhưng rõ ràng điều đó không sắp xảy ra: “Chúng tôi có một thủ tướng giỏi [Justin Trudeau] đang tại chức. Có rất nhiều cách để giúp đỡ mà không cần phải ở tiền tuyến.”

Có rất nhiều chính trị trong ESG. Giới phê bình cho rằng đây là một hình thức báo hiệu mang lại cho giới đầu tư ảo tưởng về sự thay đổi nhưng không thể thay thế cho hành động công khai. Carney nói: “Đó là một người rơm. Tôi không biết bất kỳ ai trong lĩnh vực này nghĩ rằng ESG là sự thay thế cho những gì chính phủ nên làm.” Ông nói rằng cũng có một số ít người trong giới phê bình xuất hiện. “Có một sự mất cân bằng. . . nó hơi giống cách BBC giải quyết những cuộc tranh luận Brexit. [Những con gấu ESG] này là giới tư bản Mỹ cảnh giác với thành kiến và phân biệt chủng tộc, những người có thể sẽ mất hàng tấn tiền nếu họ làm theo lời khuyên của chính họ.” Như vậy, ông đang nói rằng ông thực sự có thể làm tốt bằng cách làm tốt chăng? Ông ấy nói,  “Đó chính xác là những gì tôi đang biện luận.” Ông cho biết thêm, quỹ chuyển đổi của Brookfield cung cấp cao hơn lợi nhuận thị trường.

Tuy nhiên, con đường phía đầy những bẫy rượu. Tuần này, một số ngân hàng lớn đã đe dọa rời bỏ Hành động tài chính Glasgow cho Net Zero (Gfanz), do Carney đồng điều hành với Michael Bloomberg, cựu thị trưởng New York. Một vài quỹ hưu trí sau đó đã rút ra. Carney giải thích vì ngôn từ ngữ kém cỏi của một nhóm liên quan đến Liên Hiệp Quốc đã cam kết với những thành viên Gfanz để cấm tài trợ cho than và các dự án nhiên liệu hóa thạch khác.

Carney nói: “Bạn không thể trở thành người theo chính thể chuyên chế với luật chống độc quyền.”  Đó sẽ thuần túy là sự thông đồng.” Ngôn từ đã được sửa đổi để nói rằng thành viên sẽ đi theo con đường riêng của họ để đạt được các mục tiêu. Rủi ro là những cam kết của họ sẽ ngày càng trở nên khả thi. Phản ứng của Carney là ngày càng có nhiều vốn sẽ được chuyển vào năng lượng xanh vì mục tiêu tổng số là không của chính phủ. Ở đây, chính phủ Anh, cùng với EU, có vẻ như họ gần như biết họ đang làm gì. Ông nói, “Nó giống như cam kết từ bỏ hút thuốc hoặc khoai tây chiên, vào một ngày nhất định. Mỗi ngày bạn đăng bạn đã hút bao nhiêu điếu thuốc  trên Instagram và hành động của bạn bị người khác theo dõi.”

Vì đã ăn hết salad xanh và món hàu không bao giờ đến, Carney gợi ý chúng tôi nên tìm một món tráng miệng. Anh ấy chọn pudding kẹo bơ cứng; mỗi chúng tôi gọi thêm espresso đúp. Tôi muốn biết lý do tại sao ông ấy cho rằng các ngân hàng trung ương không lường trước được sự gia tăng của lạm phát. Những người khác, kể cả Summers đả cảnh cáo từ mấy tháng trước khi Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu và BoE thừa nhận thực tế mới. Tôi nói, ông phải có câu trả lời tại sao họ công báo muộn như vậy.

Carney có vẻ khó chịu, ông nói: “Không, tôi không cần phải trả lời vì tôi không có trách nhiệm.” Thậm chí không phải là một lý thuyết sao? Ông trả lời rằng một phần đó là ý thức cảnh giác sau nhiều năm giảm phát nợ (debt deflation). Hầu hết những cú sốc trước Covid đều là ở phần cầu. Bây giờ chúng ta phải đối phó với một thế giới của những cú sốc ở nguồn cung. Ông nói: “Những rủi ro trong vài chục năm qua đều hướng tới giảm phát. Những ngân hàng trung ương cần phải chờ xem liệu sự gián đoạn chuỗi cung ứng có kéo dài hay không.”

“Tôi nhớ âm nhạc và nhiều sinh hoạt văn hóa. London là thành phố tốt nhất trên trái đất. Nhưng tôi không tiếc không còn là người của công chúng ở đó.”

Mark Carney

Ở mặt này, nước Anh đã đi trước đường cong, ông nói. Dưới sự lãnh đạo của Carney, BoE coi Brexit như một cú sốc về nguồn cung — đối với khả năng tiếp cận thương mại, nguồn cung về nhân công và những yếu tố khác của Vương quốc Anh. “Chúng ta đã nói,’Hãy nhìn xem, Brexit sẽ tạo ra một cú sốc về nguồn cung, tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng và đồng bảng Anh đi xuống. Cuối cùng thì chúng ta sẽ kết thúc ở một nơi tồi tệ hơn.” Chính xác đó là những gì đã xảy ra. Brexit là một cú sốc về nguồn cung — đó không phải là sự đánh giá giá trị về Brexit, đó là một thực tế kinh tế.” Nhưng còn Fed và ECB thì sao? “Điều tốt nhất tôi có thể nói với ông là đã có một thời gian dài quản lý rủi ro trong những chiến lược của ngân hàng trung ương lo ngại về việc quay trở lại tình trạng giảm phát [điều đó] có nghĩa là việc chờ đợi là‘ hợp lý ’. . . để xem lòng trắng của mắt trước. Tôi đang nói điều này theo cách hợp lý hóa vì tôi không có trong phòng.”

Chúng tôi đã nói chuyện ở vận tốc cao với sự yểm trợ của ly cà phê espresso khác, lần này đã giảm dung tích xuống là espresso đơn. Món tráng miệng của chúng tôi đã đến nhưng nó lại là mousse sô cô la nên chúng tôi gửi trả lại. Carney nói đùa, “Có lẽ bánh kẹo bơ cứng dính của chúng ta đã rủ những con hào và đi bơi cùng những con cá.” Món tráng miệng đúng như đã đặt đã đến với một lời xin lỗi.

Tôi hỏi Carney nước dân chủ phương tây nào sẽ bán khống và ông ấy sẽ đồng ý. “Đây giống như một vòng câu hỏi/đáp nhanh, phải không?” Tôi đồng ý. Ông ta sẽ hậu thuẫn Canada và bán khống Mỹ. Ông nói: “Ông phải bán khống nước Mỹ vì quan điểm của hệ thống quản trị của nó. Có rất nhiều điểm mạnh khác ở đây nhưng chúng ta thấy những yếu tố chính trị hóa một số trụ cột cốt lõi của Hoa Kỳ, cho đến nền tảng của nó, về cách thức tổ chức bầu cử, các quyết định của Tối cao Pháp viện và hơn thế nữa.”

Kiên nhẫn đầu tư vào Trung Hoa hay Ấn Độ? “Chắc chắn là Ấn Độ.” Ottawa hay Vancouver? “Vancouver – đó là nơi sinh sống của gia đình tôi. Một trong những điểm tích cực trong cuộc sống ở Ottawa là tôi được đi du lịch rất nhiều nơi.” Bóng chày (khúc côn cầu) hoặc cricket. “Phải là bóng chày.” Ông có nhớ London không? “Tôi nhớ âm nhạc và nhiều sinh hoạt văn hóa. Đó là thành phố tốt nhất trên trái đất. Nhưng tôi không luyến tiếc vai trò là người của công chúng ở đó. Tôi không phàn nàn — nó đi liền với trách nhiệm.”

Tôi nhắc lại, khi nào là thời điểm tốt để mua đồng bảng Anh? “Tùy vào những gì ông muốn làm với tiền. Nếu ông đang mua một ngôi nhà, thì hãy đổi tiền theo hối suất ngày hôm nay.”Tôi nghĩ, đây là kiểu rõ ràng mà quá tệ ở Ngân hàng Trung ương Anh hiện nay. Cuối cùng, sau khi rút được hướng dẫn lộ trình trước mặt của Carney, chúng tôi chia tay nhau với một chú thích về tình đoàn kết.

Tác giả | Edward Luce là biên tập viên quốc gia Hoa Kỳ của FT

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Mark Carney: ‘Doubling down on inequality was a surprising choice’  | Edward Luce | The Financial Times | October 14, 2022.  Edward Luce là biên tập viên quốc gia Hoa Kỳ của FT.