Quốc gia, Tỉnh bang và Dân tộc: Canada không phải là một dân tộc (III)

Howard Anglin | DCVOnline

Dân tộc hoặc tỉnh bang, tất cả những phần tử hợp thành Canada được hưởng toàn bộ quyền tự trị hiến định, mà họ có thể tự do thực hiện hoặc bỏ qua ở bất kỳ mức độ nào mà họ tin là cần thiết để đáp ứng những tham vọng đa dạng của tỉnh bang.

Cờ của những tỉnh bang và vùng lãnh thổ trong phòng hop khi những thủ tướng tỉnh bang trả lời những câu hỏi vào ngày cuối cùng của phiên họp mùa hè tại Fairmont Empress ở Victoria, B.C., vào thứ Ba, ngày 12 tháng 7 năm 2022. Ảnh: Chad Hipolito / The Canadian Press.

Phần III:

Phần I bắt đầu khám phá sự khác biệt giữa một quốc gia và một tỉnh theo bạch thư gần đây của Saskatchewan “Vẽ đường.” Phần II đã trả lời tại sao Québécois là một dân tộc còn Saskatchewan thì không phải. Ở đây, Phần III giải thích lý do tại sao sự phân biệt đó không quan trọng đối với hoạt động hợp thức của chính thể liên bang Canada.

Saskatchewan không phải và không thể là một dân tộc, nhưng tôi sẽ đẩy ý tưởng này đi xa hơn nữa. Chín tỉnh bang nói tiếng Anh của Canada không những không phải là sự biểu hiện của bản sắc dân tộc riêng biệt, mà Canada nói tếng Anh cũng không phải là một dân tộc. Điều này làm phần thứ hai của khái niệm cho rằng Saskatchewan nên là “một quốc gia trong một quốc gia” trở thành vô nghĩa. Một dân tộc là biểu hiện chính trị của một dân tộc có văn hóa riêng biệt, có thể hiện hữu trong một quốc gia, nhưng không thể cộng sinh thoải mái trong một dân tộc khác. Đó là lý do tại sao đề nghị năm 2006 tại Quốc hội đã công nhận Québécois là một dân tộc “ở trong một Canada thống nhất”. Canada là một quốc gia, nhưng cả nó lẫn những gì mà người Québécois đề cập đến, với sự coi thường thẩm quyền, vì “Phần còn lại của Canada” tạo thành một dân tộc kết hợp, nếu nó đã từng là.

Pierre Trudeau, người coi chủ nghĩa dân tộc là một trạng thái xã hội chưa trưởng thành, đặc trưng bằng một chủ nghĩa cảm tính chính trị phản động phải nhường chỗ cho một “sự hợp lý lạnh lùng, vô cảm (19), (trong ngữ vựng của Trudeau, đó là một điều tích cực), tuy nhiên chấp nhận rằng “không phải khái niệm dân tộc là thoái hóa; nhưng ý nghĩ cho rằng dân tộc nhất thiết phải có chủ quyền [là như vậy].” Ông nói:

Dân tộc là thực tế bảo vệ cho một số phẩm chất rất tích cực: di sản văn hóa, truyền thống chung, nhận thức cộng đồng, tính liên tục của lịch sử, một loạt những tập tục khác.” Nhưng không cần phải có chủ quyền tuyệt đối để vun trồng bản sắc dân tộc, chỉ cần những quyền lực cần có để làm được như vậy.

Pierre Trudeau, “La Nouvelle Trahison des Clercs” (“The New Treason of the Intellectuals”, Cite Libre, 1962)

Trudeau phản đối chủ nghĩa dân tộc ở Québec dùng để đạt được chủ quyền chính trị hoặc “vị trí đặc biệt” (như chữ ông sử dụng, nghĩa là một cái gì đó giữa một tỉnh bang và một quốc gia độc lập), nhưng ông quan tâm đến câu hỏi làm thế nào để “không vấp phải sự lố bịch và tư tưởng phản động về chủ quyền quốc gia… chúng ta bảo vệ những phẩm chất dân tộc Canada gốc Pháp của chúng ta?” Kết luận của ông là tham vọng về ngôn ngữ và văn hóa của Québec có thể được đáp ứng trong một quốc gia liên bang “đa dân tộc”.

Tuy nhiên, ở đây, Pierre Trudeau, hơn bất kỳ người lãnh đạo Canada nào khác, tự hào về tầm nhìn xa trông rộng của mình, đã cho thấy một điểm mù điển hình của giới ưu tú. Ông ấy không thể thấy rằng tương lai của Canada sẽ không ‘đa dân tộc’ vì không còn “dân tộc Canada gốc Anh”. Đó chỉ là một cấu trúc lý thuyết mà hầu hết những người Québecois ở thế hệ của ông cho rằng phải hiện hữu như một đối tác tự nhiên của dân tộc Canda gốc Pháp. Lúc đó nó đã không hiện hữu và bây giờ nó cũng không hiện hữu. Lựa chọn khác cũng không — một nền văn hóa thực sự “dân tộc” của liên bang Canada thu hút và do đó vượt qua những ràng buộc vùng miền, kể cả nguyện vọng của người Canada gốc Pháp — thực tế hơn cả lúc mà Trudeau viết.

Rất ít người đã sẵn sàng để chấp nhận sự vô ích của một nền văn hóa dân tộc duy nhất vào những năm 1960, và nhiều người Canada ngày nay vẫn từ chối điều này. Họ nhấn mạnh rằng giá như chính phủ liên bang xây dựng những thể chế quốc gia thực tế hơn và tập trung quyền lực nhiều hơn, chúng ta có thể bỏ qua các cuộc tranh cãi giữa vùng miền và xích lại gần nhau như một quốc gia thống nhất — thậm chí có thể là một dân tộc! Vẫn còn hiện hữu một hệ sinh thái phát triển mạnh của những tổ chức Canada tự coi là nghiêm chỉnh (và thường là do người đóng thuế tài trợ) vẫn bám vào niềm tin đã diệt vong, như Trudeau đã mô tả vào năm 1967:

Tài nguyên phải được chuyển vào những thứ như quốc kỳ, quốc ca, giáo dục, hội đồng nghệ thuật, đài phát thanh, đài truyền hình, hội đồng điện ảnh; lãnh thổ phải ràng buộc với nhau bằng hệ thống đường sắt, đường xa lộ, hàng không; nền văn hóa quốc gia và nền kinh tế quốc dân phải được bảo vệ bằng thuế quan; quyền làm chủ tài nguyên và kỹ nghệ của công dân phải được coi là vấn đề chính sách.

Pierre Trudeau

Đây là ngành kỹ nghệ hoài cổ của thế hệ Boomer của Canada (20). Thành viên của những tổ chức này thường có mối liên hệ tốt với chính phủ liên bang (đặc biệt là chính phủ của đảngTự do), vì vậy chúng không phải là không quan trọng, chỉ không thích đáng thôi. Bởi vì họ không thể chấp nhận rằng cuộc chiến để xác định bản sắc dân tộc thời hậu Đế quốc Canada đã kết thúc trước khi nó được kết nối, họ tiếp tục nói chuyện với nhau tại những buổi diễn thuyết, hội nghị và diễn đàn, giống như người Nga da trắng ở London giữa hai thế chiến mưu đồ về tương lai của Nước Nga Sa hoàng. Tuy nhiên, những nỗ lực này không hoàn toàn vô ích: ngành kỹ nghệ bán thức ăn cho tiệc tùng của Ottawa phụ thuộc vào chúng để sống còn.

Nhận định của cựu Thủ tướng Pierre Eliott Trudeau về xã hội Canada tại đai hội Người Canada gốc Ukraine ngày 9 tháng 10, 1971

Cùng lúc Trudeau bảo vệ ý tưởng về một liên bang đa dân tộc, Thượng nghị sĩ Paul Yuzyk đang sử dụng bài phát biểu đầu tiên tại Thượng viện để cổ xúy cho ý tưởng cho rằng Canada không phải là xã hội hai văn hóa như Ủy ban Hoàng gia của thủ tướng Pearson đã xác định, mà là đa văn hóa. Lần đầu tiên Yuzyk lên tiếng nói về viễn cảnh của các tỉnh bang miền Tây mới với một số lớn dân ở miền Trung và miền Đông Canada và những cộng đồng người Hoa, người Nhật và người Nam Á đã thành lập của họ. Với tư cách là thủ tướng, việc Pierre Trudeau chính thức thừa nhận chủ nghĩa đa văn hóa, lần đầu tiên vào năm 1971 và sau đó trong hiến pháp đem về nước năm 1982, là sự thừa nhận ngầm (và có lẽ không thể quên) về sự không thể nào có một dân tộc Canada gốc Anh hoặc một viễn ảnh dân tộc thống nhất.

Trích Đạo luật Đa Văn hóa của Canada, 1987

Điều này đưa chúng ta đến một điểm lạ lùng, nơi mà ý tưởng về hai dân tộc sáng lập đã lỗi thời, nhưng chỉ về một phía. Ý tưởng này có lẽ không còn chính xác đối với vùng Canada nói tiếng Anh ngay sau thời điểm chính phủ Đế quốc kết nạp các tỉnh bang Alberta và Saskatchewan vào Liên bang (21), nhưng đến khi thủ tướng Pearson bỏ lá cờ cũ thì nó cũng lạc hậu như việc buôn bán lông thú (22). Không có gì để thống nhất những tỉnh bang bên ngoài Québec ngoài sự công nhận với nhau rằng chúng ta đoàn kết tốt hơn là chia rẽ, điều đó không phải là vô nghĩa, nhưng cũng không đủ để hỗ trợ nhiều hơn một bản sắc liên bang mang tính chất ý nghĩa hơn là dân tộc. Trong bối cảnh đó, mong muốn của Saskatchewan về quyền tự trị hợp hiến, tuy được thể hiện một cách thô thiển, vẫn có ý nghĩa như một mục tiêu của tỉnh bang (và có thể là của khu vực, nhưng không phải mục tiêu dân tộc/quốc gia).

Tuy nhiên, rất nhiều hy vọng Chính phủ Saskatchewan có thể lấy lời bảo đảm cũ của Pierre Trudeau rằng “những vùng khác nhau trong toàn quốc, phải được bảo đảm quyền tự trị địa phương rộng rãi, sao cho mỗi nhóm dân tộc… có thể xây dựng hệ thống luật và những thể chế cần thiết để thể hiện và phát triển đầy đủ nhất những nét đặc thù dân tộc của họ (23).” Saskatchewan không phải và không thể tự nhận mình là một dân tộc. May mắn thay, hầu hết tầm nhìn của Trudeau về một liên bang đa dân tộc có thể được cứu vãn bằng cách thay thế hai chữ “dân tộc” bằng “tỉnh bang”. Chúng tôi ghi nhận yêu sách độc đáo của người Québécois về ‘dân tộc’ của họ đồng thời nhấn mạnh mức độ tôn trọng hiến pháp để Saskatchewan có thể thỏa mãn tham vọng tỉnh bang của họ.

Như tôi đã viết trong trang này sau cuộc bầu cử liên bang cuối cùng:

Chúng ta là một đất nước của nhiều cảnh cô đơn. Chúng ta có ít nhất mười khu vực khác nhau, phân chia theo thế hệ, và tiếp tục được cắt nhỏ, phân chia và mổ xẻ theo những lằn ranh ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa, đạo đức, nông thôn/thành thị và giai cấp. Chọn hai điểm trên biểu đồ đa chiều này và viễn ảnh về Canada mà bạn đọc thấy về căn bản sẽ không tương thích và trong một số trường hợp, không thể hiểu được nhau.

Charles Taylor đã mô tả sự khó hiểu lẫn nhau giữa quan điểm của người nói tiếng Pháp và người nói tiếng Anh của chính họ, của nhau và của Canada là “hai bức ảnh của một chủ thể được chụp từ hai góc nhìn khác nhau đến mức chúng không thể xếp chồng lên nhau được.” Mở rộng phép ẩn dụ về nhiều sự cô đơn và nhân lên này, những viễn cảnh hiện nay là kính vạn hoa đến mức một bức chân dung chính xác về Canada ngày nay sẽ phải là bức tranh Lập thể.

Những quan điểm bất đồng này đặt ra một thách thức nếu chúng ta muốn tiếp tục chung sống với nhau như một phần của một quốc gia thống nhất. Trong một bài khác, tôi đã lý luận rằng “một sự tôn trọng mới đối với các nguyên tắc của Liên bang là hy vọng tốt nhất mà chúng ta có để đáp ứng với nhiều sự quạnh quẽ của chúng ta” bởi vì, trong khi “chính thể liên bang và tản quyền có thể khiến chúng ta không có bản sắc dân tộc thống nhất… thì lựa chọn thay thế là một sự áp đặt của người theo chủ nghĩa gò ép vào những khuôn khổ cứng nhắc đã có sẵn — một khái niệm chính và duy nhất của Canada, theo định nghĩa sẽ là xa lạ và không được hoan nghênh tiếp nhận ở một số vùng miền của đất nước (24).”

Hoặc, để trích dẫn nhận định của Marshall McLuhan về Chính thể Liên bang của Pierre Trudeau và những người Canada gốc Pháp, bởi vì “Canada chưa bao giờ có một bản sắc hoặc mục tiêu dân tộc thống nhất”, chính thể liên bang đưa ra “giao diện bình thường, thú vị của nhiều thành phần trừ đi động lực cũ ở thế kỷ 19 cho những mục tiêu và lợi nhuận.” Một chính thể liên bang phụ thuộc vào sự lịch thiệp khinh khỉnh có thể thiếu tính lãng mạn của một chủ nghĩa dân tộc Garibaldian (chưa nói đến mười góc nhìn về dân tộc như vậy), nhưng thay vì đam mê, nó đưa ra một phương thức thực tế. Và với một mối quan hệ đã kéo dài 155 năm, không có gì phải xấu hổ khi nhận ra rằng không nằm chung giường lại làm cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc hơn. Một cuộc hôn nhân vì lý vẫn là một cuộc hôn nhân và có thể là một cuộc hôn nhân rất thành công.

Kể từ khi tôi viết hai bài đó, hầu như tất cả những lời chỉ trích đều đến từ giới tinh hoa Canada (một cựu thủ tướng đã gọi đó là “tầm nhìn đáng báo động về Canada”!) Điều này chứng minh cho quan điểm của tôi. Người Ontario nói riêng thường ngạc nhiên và lo lắng rằng phần còn lại của đất nước ở phía tây của họ không hoạt động như một vùng ngoại ô mở rộng của Toronto. Khi sự thiếu hiểu biết của họ dẫn đến một phản ứng dữ dội có thể đoán trước — sự xa lánh của vùng thảo nguyên hoặc sự thờ ơ của British Columbia — thì họ sẽ lại nhấn mạnh đến nhu cầu thống nhất chính trị hơn nữa. Một sự thống nhất được rèn giũa, một cách tự nhiên, theo hình ảnh của chính họ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Saskatchewan (và Alberta) đã chán ngấy chủ nghĩa sô vanh của khu vực ở giữa Canada này và hiện đang bác bỏ nó để ủng hộ sự phân chia quyền lực theo hiến pháp.

Vấn đề mà Saskatchewan đang cố gắng giải quyết không phải là chủ nghĩa dân tộc bất đối xứng — chỉ có một dân tộc ở Canada — mà là chủ nghĩa liên bang bất đối xứng. Đây là một mô hình liên bang dành cho Québec một số đặc quyền (và hầu hết là thích đáng) trong tầm nhìn của khu vực ở giữa Canada về Canada. Premier Moe khá đúng khi đẩy lùi mô hình này và đòi quyền hiến định cho tỉnh bang của mình, đặc biệt là khi đối phó với một chính phủ liên bang không thân thiện một cách bất thường. Nhưng ông không cần phải giả vờ là một dân tộc vô nghĩa để làm như vậy.

Dân tộc hoặc tỉnh bang, tất cả những phần tử hợp thành Canada được hưởng toàn bộ quyền tự trị hiến định, mà họ có thể tự do thực hiện hoặc bỏ qua ở bất kỳ mức độ nào mà họ tin là cần thiết để đáp ứng những tham vọng đa dạng của tỉnh bang. Nhưng hoạt động thực thi quyền lực cấp tỉnh bang cần có để bảo đảm tham vọng của một dân tộc có thể lớn hơn những quy định cần thiết để đáp ứng tham vọng khu vực của Saskatchewan hoặc đơn giản là chúng có thể khác. Nhưng cái này không nên cản trở cái kia, và một chính phủ liên bang có trách nhiệm sẽ tôn trọng cả hai.

Tác giả | Howard Anglin là một chuyên viên nghiên cứu hậu đại học tại Đại học Oxford. Trước đây, ông từng là Phụ tá Chánh Văn phòng của Thủ tướng Stephen Harper, Thư ký chính của Thủ tướng tỉnh bang Alberta, Jason Kenney, và là luật sư ở New York, London và Washington, DC. @howardanglin

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Country, Province, and Nation: Canada is not a nation | Howard Anglin | The Hub | October 26, 2022

(19) Two of the essays in the collection by which he introduced his political theory to an English Canadian audience in 1967, Federalism and the French Canadians, end with the same quote from Lord Acton warning that the course of “nationalism … will be marked with material as well as moral ruin.”

(20) Whenever the idea of a new Canadian nationalism is raised, you can be sure that misty-eyed reminiscences about “the spirit of Expo ‘67” and appeals to the unifying power of Medicare (the ultimate Boomer public policy) are not far behind.

(21) By 1911, the influx of Eastern Europeans, Northern Europeans, and especially Americans meant that Alberta was the only province in which the Canadian-born were a minority. At that time, almost a quarter of the province’s residents were American immigrants, and this percentage was much higher in the rural south of the province. See Nelson Wiseman, “The American Imprint on Alberta Politics“, Great Plains Quarterly (Winter 2011).

(22)  In 1970, Charles Taylor wrote that “[t]he ‘two solitudes’ of Hugh MacLennan are still a fundamental reality in Canada,” but here I believe this most perceptive of Canadian social commentators erred in reflecting a distorted and distinctly central Canadian perspective. Charles Taylor, “A Canadian Future?”, in The Pattern of Politics (1970). Even if traces of an English-Canadian solitude could still be discerned outside Montreal in 1970, the continued growth of the Western provinces in population and wealth and the related political development of an exuberant and assertive prairie spirit, have since erased it. Taylor recognized this trend in a 1991 article, in which he observed that “[o]ver the decades English Canada has been becoming more and more diverse and less and less ‘English.’” Charles Taylor, “Shared and Divergent Values”, in Ronald Watts and Douglas Brown (eds), Options for a New Canada (1991).

(23) Emphasis added.

(24) Constitutional lawyer Asher Honickman suggested something similar in a Hub Dialogue. And, in a perceptive 1993 article that deserves to be re-read, Alain-G Gagnon and Guy Laforest (drawing on work by Charles Taylor and James Tully) proposed that “Quebec’s desire to express its specificity should not be interpreted as a mutiny but rather as a profound attachment to the federal spirit.” They concluded that:

“Now more than ever, there is an urgent need for some “constitutional morality”: a morality that would allow for sensitivity to the Quebec question and that would refrain from imposing identical requirements on all communities for association with the Canadian state. Canada, after all, has been built on many competing, but reinforcing, identities. To require that Quebecers put the principles of provincial equality, pan-Canadian uniformity, and individual rights above everything else is, by definition, to relinquish the premises of federalism among complex societies.”

Alain-G Gagnon and Guy Laforest, “The future of federalism: lessons from Canada and Quebec”, International Journal, Vol. 48, No. 3, (Summer 1993). I would endorse this conclusion and add that, in the years since they wrote, the reality of Western alienation has reached the level of concern to warrant similar constitutional accommodation, legally and politically.