Nghĩ rằng cơ quan tình báo luôn luôn đúng? Đây là lý do tại sao quý vị nên hoài nghi

Chantal Hebert | DCVOnline

Sẽ rất lý thú xem liệu bằng chứng nước ngoài can thiệp vào bầu cử có khớp với những cáo buộc do các nguồn ẩn danh đưa ra hay không.

MONTREAL—Hai mươi năm trước vào tuần này, Canada đã từ chối đi cùng Hoa Kỳ trong cuộc xâm lăng chống Iraq.

The New York Times, 26 tháng 3, 2003. Nguồn: TNYT

Lúc đó, Thủ tướng Jean Chrétien đã phải nghe rất nhiều chỉ trích vì đã không đứng với Hoa Kỳ và Anh Quốc trong hồ sơ toàn cầu hàng đầu vào thời điểm đó.

Nếu Chrétien làm theo phần lớn lời khuyên miễn phí của giới bỉnh bút, thì Canada đã vào Iraq. Đây là một vấn đề mà Chrétien dẫn dắt dư luận và những chuyên gia bình luận cố gắng định hình nó, ngả về phía với ông ấy, thay vì lao vào cuộc diễn hành của những người ủng hộ có cùng chí hướng.

Trong số những vấn đề mà những người chỉ trích chống lại ông là việc thủ tướng đang kêu gọi không gia nhập liên minh đánh Iraq trong lúc tình báo Hoa Kỳ tin rằng chế độ của Saddam Hussein đang tích lũy vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Phe đối lập chính thức, Đảng Bảo thủ và lãnh đạo  lúc bấy giờ là Stephen Harper đã tố cáo quyết định này là một sự thất bại về mặt đạo đức sẽ mang lại hậu quả không hay.

Chuyện gì xẩy ra, tất nhiên, đã là lịch sử. Điểm được đưa ra ánh sáng trong tiến trình sa lầy ở Iraq là lý do căn bản đẻ mở cuộc xâm lăng dựa trên một thất bại tình báo lớn nhưng vẫn thuận lợi về mặt chính trị.

Những vũ khí hủy diệt hàng loạt được cho là đã có hóa ra, nếu không phải là một kịch bản có chủ ý, thì ít nhất cũng là một sản phẩm tưởng tượng của tập thể những cơ quan an ninh của siêu cường hàng đầu thế giới.

Cũng trong khoảng thời gian đó, kỹ sư Canada, Maher Arar, đã bị Hoa Kỳ trục xuất đến một địa điểm bí mật ở Syria; ông bị giam giữ và tra tấn trong nhiều tháng ở đó.

Một cuộc điều tra tiếp theo do Thẩm phán Dennis O’Connor dẫn đầu đã tiết lộ rằng RCMP đã đặt Arar  vào tình thế khó khăn bằng cách cung cấp cho các cơ quan an ninh của Mỹ thông tin không chính xác.

Một cuộc điều tra công khai đã kết luận rằng thông tin sai lệch của RCMP đã dẫn đến việc Maher Arar người Canada bị đưa sang giam giữ và tra tấn ở Syria vào năm 2002. Cứ tưởng rằng phải tin vào những phúc trình tình báo mà không cần đặt câu hỏi – là hành động rủi ro đối với những chính khách. TONY BOCK / TONY BOCK / NGÔI SAO TORONTO

Câu chuyện không dừng lại ở đó. Không tức thì sửa lỗi của mình khi biết rằng họ đã đánh lừa các đồng minh, RCMP đã cố gắng che đậy điều đó.

Trong phúc trình sau cùng, O’Connor đã không khoan nhượng. Ông kết luận:

“Giới chức chính phủ Canada đã tiết lộ thông tin bí mật và đôi khi không chính xác về sự việc cho giới truyền thông nhằm mục đích làm thiệt hại danh tiếng của ông Arar hoặc bảo vệ lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của chính phủ.”

Dennis O’Connor

O’Connor cũng nhận ra rằng RCMP đã không tiết lộ những sự thật quan trọng cho Hội đồng Cơ mật (và nói rộng hơn là thủ tướng thời đó) vì những sự thật đó sẽ khiến cơ quan này trở nên tồi tệ.

Đây không phải là trường hợp duy nhất gây nghi ngờ về giá trị của một số công việc hàng đầu của cộng đồng tình báo Canada. Và những thất bại trong quá khứ của nó không chỉ giới hạn trong bối cảnh quốc tế.

Quay trở lại thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tháng 10 năm 1970, chính phủ của Pierre Trudeau đã đặt tình trạng thiết quân luật ở Quebec dựa trên những phúc trình của RCMP rằng tỉnh này đang trên bờ vực của một cuộc tổng nổi dậy. Những phát giác đó dẫn đến quyết định của nội các về việc viện dẫn Đạo luật Biện pháp Chiến tranh hóa ra là vô căn cứ.

Vào thời điểm mà dường như mỗi ngày đi qua đều có những rò rỉ nặc danh mới về các trường hợp can thiệp của Trung Hoa vào chính trị Canada, trong các màn kich nóu trên có một số bài học cần ghi nhớ trước khi vội vàng đưa ra phán quyết dứt khoát về bất kỳ nhân vật chính nào trong các câu chuyện.

Quan điểm cho rằng các báo cáo tình báo phải được đón nhận một cách nghiêm chỉnh — không cần đặt câu hỏi — là một hành động nhiều rủi ro.

Như quá khứ đã chứng minh, chúng có thể dựa trên phân tích sai hoặc phiến diện. Và trong trường hợp rò rỉ, chúng có thể bị thao túng để phục vụ cho nghị trình cá nhân của nguồn tin hoặc — như minh họa trong trường hợp Arar — của một tổ chức.

Trong quá khứ không xa, hóa ra thông tin được truyền tải đến cấp cao nhất của chính phủ không đã hẳn là một bức tranh chính xác hoặc đầy đủ về một tình trạng nhất định.

Như chương sử Chiến tranh Iraq của Chrétien đã chứng minh, những phúc trình tình báo chỉ là một phần của bài toán khó mà một thủ tướng cần duyệt  xét trước khi đi đến quyết định.

Cuối cùng, ông đã bác bỏ những nguồn tin cho rằng vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq như một động cơ để đi vào cuộc chiến hóa ra là một cuộc chiến tệ hơn là Pierre Trudeau đã làm vì tin vào những bản tin tình báo cho rằng Quebec đang chuẩn bị cho cuộc nổi dậy.

Thủ tướng không phải là không thể sai lầm, nhưng những cơ quan an ninh của ngay cả những nước dân chủ tinh vi nhất về mặt chính trị cũng vậy.

Thật vậy, người ta nên cảnh giác với bất kỳ ai khao khát làm thủ tướng cam kết mù quáng đi theo những cơ quan tình báo trên bất kỳ con đường nào mà nó nhất thời ủng hộ.

Trong những tuần và tháng tới, sẽ rất thú vị để xem liệu cựu Toàn quyền David Johnston, người có đủ  tất cả các yếu tố trong hồ sơ can thiệp của Trung Hoa hay các dân sĩ ngồi trong một ủy ban được trao quyền hạn tương tự, có thấy rằng bằng chứng được đưa ra cho họ khớp với các cáo buộc do những cơ quan truyền thông khác nhau đưa tin từ những nguồn nặc danh.

Tác giả | Chantal Hébert là một nhà báo đóng góp chuyên mục tự do ở Montreal về chính trị cho tờ Star. Liên hệ qua email: [email protected] hoặc theo dõi trên Twitter: @ChantalHbert

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Think intelligence agencies always get it right? Here’s why you should be skeptical | Chantal Hébert | The Star | 03/25/2023.