Chuyên gia LHQ bàng hoàng trước vụ xử tử ở Việt Nam

Thông cáo báo chí của Văn phòng Nhân Quyền LHQ | DCVOnline

GENEVA (02/10/2023) – Một chuyên gia của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm nay bày tỏ sự thất vọng trước việc xử tử một tù nhân bị kết án ở Việt Nam, bất chấp nhiều lần kêu gọi tha mạng cho tù nhân này.

Morris Tidball-Binz, Phúc trình viên Đặc biệt của LHQ về những vụ hành quyết ngoài tư pháp, không đủ thủ tục hoặc tùy tiện, cho biết: “Tôi cảm thấy khó chịu trước việc hành quyết Lê Văn Mạnh bất chấp những lời kêu gọi khoan hồng, trước những nghi ngờ nghiêm trọng về sự công bằng của tiến trình xét xử ông ta và những cáo buộc đáng tin cậy về việc tra tấn hoặc ngược đãi để buộc [tù nhân] phải nhận tội.”

Người thân của ông Lê Văn Mạnh quanh mộ người bị hành quyết.

Lê Văn Mạnh bị Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam kết tội giết người vào tháng 7 năm 2005. Có lo ngại rằng ông ta đã bị ép viết bản tự thú, bản tự thú này sau đó được dùng làm bằng chứng chống lại anh ta và dẫn đến việc ông ta bị kết án tử hình. Tidball-Binz nói:

“Theo luật nhân quyền quốc tế, bất kỳ tuyên bố nào được chứng minh là do bị tra tấn đều không được dùng làm bằng chứng trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào.”

Tidball-Binz

Chuyên gia này cho biết nhà chức trách đã không thông báo cho người thân của Mạnh về ngày thi hành án, cũng như không cho gia đình cơ hội đến thăm tù nhân bị kết án trước khi thi hành án. Thay vào đó, gia đình chỉ được yêu cầu nộp đơn lên tòa án để xin nhận hài cốt của ông trong vòng ba ngày.

Ủy ban Nhân quyền đã tuyên bố rằng

“Việc không thông báo kịp thời cho thân nhân của những người bị kết án tử hình về ngày thi hành án tử hình, theo quy định, cấu thành một hình thức ngược đãi, khiến việc thi hành án sau đó trái với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và và Chính trị.”

Ủy ban Nhân quyền  LHQ

Phúc trình viên Đặc biệt  cho biết: “Tôi quan tâm sâu sắc về tính bí mật của việc thi hành án tử hình ở Việt Nam. Kết quả là dữ liệu và số liệu thống kê về các vụ hành quyết ở đây không được công khai”, đồng thời cho biết thêm rằng tính minh bạch là yêu cầu tối thiểu trong việc áp dụng hình phạt tử hình.

Những biện pháp bảo vệ của Liên Hiệp quốc bảo vệ quyền của những người bị kết án án tử hình kêu gọi tất cả mọi quốc gia thành viên công bố, đối với từng loại tội phạm được phép áp dụng hình phạt tử hình, và nếu có thể hàng năm, thông tin về việc dùng biện pháp tử hình, trong đó có số người bị kết án tử hình, số vụ thi hành án đã thực hiện, số người bị kết án tử hình và số bản án tử hình được hủy bỏ hoặc giảm khinh khi kháng cáo.

Tidball-Binz kêu gọi Chính phủ Việt Nam xét lại việc tạm dừng sử dụng hình phạt tử hình và tiến hành rà soát một cách có hệ thống tất cả các trường Hiệp dùng hình phạt tử hình.

***

Morris Tidball-Binz là Phúc trình viên Đặc biệt về các vụ hành quyết ngoài tư pháp, không đủ thủ tục hoặc tùy tiện được bổ nhiệm vào năm 2021. Ông là bác sĩ y khoa chuyên về khoa học pháp y, nhân quyền và hành động nhân đạo, đồng thời đã góp phần phát triển và sử dụng khoa học pháp y trên toàn thế giới để điều tra và ghi chép những vụ hành quyết phi pháp, không đủ thủ tục hoặc tùy tiện, cưỡng bức mất tích, tra tấn và giam giữ, cũng như hành động nhân đạo trong xung đột vũ trang và thiên tai.

Phúc trình viên Đặc biệt của LHQ Morris Tidball-Binz 

Phúc trình viên Đặc biệt là một phần của cơ chế gọi là Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Thủ tục đặc biệt, cơ quan chuyên gia độc lập lớn nhất trong hệ thống Nhân quyền của Liên Hiệp quốc, là tên gọi chung của các cơ chế giám sát và tìm hiểu thực tế độc lập của Hội đồng nhằm giải quyết những vụ  của một quốc gia cụ thể hoặc những vấn đề chuyên đề ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Những chuyên gia về Thủ tục Đặc biệt làm việc tự nguyện; họ không phải là nhân viên LHQ và không nhận lương cho công việc của mình. Họ độc lập với bất kỳ chính phủ hoặc tổ chức nào và phục vụ với tư cách cá nhân.

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn:  UN expert appalled by execution in Viet Nam | Press Release | The UN Human Rights Office  | 02 October 2023