Liệu chiến tranh ở Ukraine, Gaza có thể mang lại ‘những thay đổi lớn trong trật tự quốc tế’ hay không? Fiona Hill nghĩ vậy

Doyle Mcmanus | DCVOnline

WASHINGTON — Fiona Hill lo ngại.

Fiona Hill, cựu chuyên gia về Nga của chính quyền Trump, cho biết Gaza và Ukraine “có thể là những cuộc chiến làm thay đổi hệ thống toàn cầu, giống như Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai”. (Kirk McKoy / Los Angeles Times)

Từng là cố vấn về Nga thời Tổng thống Trump Hill lo ngại rằng sự ủng hộ dành cho Ukraine đang giảm dần, khuyến khích Tổng thống Nga Vladimir Putin cố gắng chờ phương Tây rút lui.

 Bà cảnh cáo, “Putin cảm thấy mọi thứ đang có chiều hướng có lợi cho mình.”

Nhưng bà ấy lo ngại nhiều hơn thế, bắt đầu với cuộc chiến của Israel ở Gaza, nó khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn.

Hai cuộc xung đột không liên quan trực tiếp với nhau nhưng mỗi xung đột đều có thể ảnh hưởng đến xung đột kia. Bà nói:

“Đây có thể là những cuộc chiến làm thay đổi hệ thống toàn cầu, giống như Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, phản ảnh và tạo ra những thay đổi lớn trong trật tự quốc tế. Theo một nghĩa nào đó, cuộc tấn công của Hamas vào Israel giống như một khoảnh khắc Trân Châu Cảng. Nó đã mở ra mặt trận thứ hai.”

Fiona Hill

Hầu hết những cường quốc trên thế giới đều đứng vào hai liên minh đối lập: một bên là Mỹ và đồng minh; Mặt khác là Nga, Trung Hoa và Iran. Một trong hai liên minh đó đang hỗ trợ cả Ukraine và Israel. Liên minh kia thì không.

Tôi đã gặp Hill vào tuần trước để nghe suy nghĩ của bà ấy về cuộc khủng hoảng toàn cầu đang lan rộng.

Đó là một chuyến quan sát thế giới tỉnh táo, qua con mắt của một người có kinh nghiệm theo dõi nước Nga.

Hãy bắt đầu với Ukraine, quốc gia đã chiến đấu hơn một năm để giữ độc lập trước cuộc xâm lăng của Nga.

Hoa Kỳ và những đồng minh châu Âu đã cung cấp hàng tỷ đô la vũ khí và viện trợ tài chính để giúp ngăn chặn cuộc tái chiếm Đế quốc Nga của Putin.

Nhưng tiến bộ ở Ukraine chậm đến mức điên khùng, gây ra sự mất kiên nhẫn không chỉ ở Mỹ mà còn ở châu Âu.

Hill nói: “Chúng ta đặt quá nhiều trọng lượng vào cuộc phản công của Ukraine. Đây sẽ là một cuộc chiến lâu dài. Putin cho rằng chúng ta sẽ bỏ cuộc nếu ông ấy cầm cự đủ lâu.

Bà nói thêm, người lãnh đạo Nga “rõ ràng đang chờ năm 2024” và viễn cảnh Trump có thể trở lại Toà Bạch Ốc và cắt viện trợ cho Ukraine.

Cuộc thí nghiệm sớm sẽ diễn ra trong vài tuần tới, khi Quốc hội xét yêu cầu của Biden về khoản viện trợ mới trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine. Lần cuối cùng Hạ viện phải trả lời một yêu cầu như vậy, 93 thành viên Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu chống,  gồm cả Chủ tịch Hạ viện mới đắc cử, Mike Johnson (R-La.).

Bây giờ hãy thêm mặt trận thứ hai vào cuộc xung đột toàn cầu: Gaza.

“Việc này giúp ích cho Putin. Nó sẽ đánh lạc hướng Hoa Kỳ và những người châu Âu ủng hộ Ukraine.”

Fiona Hill

Không rõ liệu bất kỳ loại vũ khí nào mà Hoa Kỳ đang gởi gấp sang cho Israel có phải đến từ nguồn cung cấp dành riêng cho Ukraine hay không. Nhưng yêu cầu viện trợ 14 tỷ USD cho Israel của Biden khiến gánh nặng đối với Quốc hội và người đóng thuế có vẻ nặng nề hơn.

Quân cờ tiếp theo trên bàn cờ thế giới là Trung Hoa, quốc gia mà Biden — giống như Trump trước ông — đã xác định là đối thủ cạnh tranh chính của Hoa Kỳ.

Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Hoa đã tăng cường liên minh với Nga.

Hill giải thích: “Trung Hoa không muốn bị mắc cạn một mình mà không có cường quốc lớn nào khác làm đồng minh. Tập cần Putin và Putin cần Tập.

Nhưng điều đó tạo ra một vấn đề cho Hoa Kỳ, bà nói: “Chúng ta sẽ không có bất kỳ hy vọng nào trong việc hạn chế những lựa chọn của Nga và khiến Trung Đông bình tĩnh lại nếu chúng ta có mối quan hệ siêu đối kháng với Trung Hoa.

Bà cho rằng chính quyền Biden nên thử lối ngoại giao “Nixon đi Tầu” để giảm bớt thù địch, ám chỉ lập lại việc Tổng thống Nixon xây dựng mối quan hệ với Mao Trạch Đông vào năm 1972.

Cuối cùng, Hill lo ngại về một quốc gia nữa: Hoa Kỳ, quốc gia đang hướng tới một cuộc bầu cử tổng thống vẫn bị phân cực hơn bao giờ hết.

Putin không phải là nhân vật lãnh đạo thế giới duy nhất chờ xem năm 2024 sẽ diễn ra như thế nào.

Bà cảnh cáo: “Nếu phần còn lại của thế giới nghĩ rằng mỗi khi có chính phủ mới xuất hiện, chúng ta sẽ xé bỏ các thỏa thuận mà chúng ta vừa ký kết, chúng ta sẽ không được coi là một đối tác đáng tin cậy lắm.”

Có điều gì đáng khích lệ trong bức ảnh này?

Hill đã đi khắp nước Mỹ trong phần lớn thời gian của năm ngoái và bà nói rằng khán giả của cô “khát” việc chấm dứt bất hòa trong nước.

Khi xuất hiện tại những trường đại học và với những nhóm dân sự, bà ấy thảo luận về nước Nga và chính sách đối ngoại. Nhưng bà cũng kể về lịch sử của mình, là con gái của một thợ mỏ than, lớn lên trong nghèo khó ở miền bắc nước Anh, nhưng nhờ làm việc chăm chỉ và may mắn, bà đã lấy được bằng tiến sĩ tại Harvard và trở thành công dân Mỹ  và có được một công việc trong Toà Bạch Ốc.

Với tiểu sử như vậy đã khiến bà đam mê thúc đẩy tính di động xã hội như một phương pháp chữa trị sự bất mãn đã giúp Trump đắc cử vào năm 2016.

Cùng lúc, bà nhận thấy điều gì đó về quê hương thứ hai khiến bà ngạc nhiên: “Chúng tôi không có một nhân vật thống nhất quốc gia  mà mọi người đều tôn trọng.”

Bà nhận xét rằng trong những thời đại ít phân cực hơn, tổng thống thường có được tầm vóc đó, nhưng điều đó không đúng ít nhất trong  một chục năm qua. Bà ấy đạt câu hỏi,

“Bây giờ ai sẽ nói chuyện với cả nước?Taylor Swift? Arnold Schwarzenegger?”

Fiona Hill

Đó là một câu hỏi hay.

Có ai có được đa số trong lưỡng đảng tôn trọng và có thể đoàn kết một đất nước đang rạn nứt lại với nhau không?

Lúc đầu, với Taylor Swift  tôi có cảm giác đó là một mong đợi hơi xa vời. Nhưng nghĩ lại, chúng ta có thể tệ hơn nhiều, không có ai cả.

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn:  Could wars in Ukraine, Gaza bring ‘major changes in the international order’? Fiona Hill thinks so  | Doyle Mcmanus | The LA Times | October 29, 2023