Chuyện gì đã xẩy ra với đạo đức trong chính trị?

Ingrid Stefanovic | DCVOnline

Học giả Daniele Struppa viết: “Đại học là một mô hình thu nhỏ của đất nước”. Là một người dành phần lớn cuộc đời của mình tại những trường đại học, tôi luôn cảm thấy rằng chúng phản ảnh những khát vọng tốt đẹp nhất của xã hội. Tôi may mắn được giữ vai trò giáo sư, giám đốc chương trình và trưởng khoa trong suốt hơn 30 năm làm việc ở đại học. Người ta luôn cho rằng tôi sẽ làm việc một cách đạo đức, những đồng nghiệp của tôi cũng vậy.

Cựu Hoa Kỳ Tổng thống Donald Trump phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử năm 2018. Hơn bao giờ hết, giới lãnh đạo của chúng ta cần chấm dứt thái độ phe đảng và cần sự hợp tác và ứng xử đạo đức. Ảnh của Shutterstock

Nếu đại học là một mô hình thu nhỏ của xã hội thì chúng ta giải thích như thế nào sự sẵn sàng hỗ trợ những người lãnh đạo ngoài đại học, những người dường như không có những những lý tưởng tương tự?

Lần đầu tiên trong lịch sử, một cựu tổng thống Mỹ và ứng cử viên mạnh nhất hiện nay của Đảng Cộng hòa phải đối trả lời 91 cáo buộc trọng tội trong những cáo trạng hình sự. Ít đáng chú ý hơn, nhưng không phải là không đáng kể, thủ tướng Canada chính thức bị phát giác đã vi phạm những quy tắc đạo đức mà chỉ bị xấu hổ một chút trước công chúng — cũng là lần đầu tiên trong lịch sử. Thủ tướng tỉnh bang Ontario buộc phải xin lỗi và rút lại quyết định giao đất khu Greenbelt cho những công ty địa ốc, khiến RCMP phải điều tra những cáo buộc tham nhũng và vi phạm lòng tin.

Ở những nơi khác, Thượng viện Brazil cáo buộc cựu tổng thống Jair Bolsonaro về tội ác chống lại loài người vì cách ông giải quyết đại dịch. Thay vì dẫn đất nước đến một thế giới bền vững hơn, cựu Thủ tướng Úc Tony Abbott — một người không phải là người làm khoa học — thách thức những phát giác của 97% những người làm khoa học về khí hậu trên toàn thế giới bằng một tuyên bố một cách ngạo mạn cho rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra là chuyện “không thể tin được.” Trong những cuộc chiến tồi tệ nhất trong thời gian gần đây, giới lãnh đạo dường như cần được nhắc nhở liên tục rằng thường dân vô tội ở mọi phía đều bị ảnh hưởng nặng nề do những hành động trả thù bằng quân sự.

Hôm nay cầm bất kỳ tờ báo nào lên cũng có thể thấy rõ trên phạm vi quốc tế, danh sách những hành động phi đạo đức và có thể bất hợp pháp của những người lãnh đạo của chúng ta vẫn tiếp tục ngày càng dài ra.

Ở một thời đại khác, Dwight D. Eisenhower đã nói: “Phẩm chất lãnh đạo cao nhất là tính chính trực.” Winston Churchill cho rằng: Giá của sự vĩ đại là trách nhiệm.” Tôi khá chắc chắn rằng nếu phải đối diện với cáo trạng hình sự với như là cựu giám đốc chương trình hoặc trưởng khoa đại học, thì ngay cả nhiệm kỳ của tôi cũng không thể bảo vệ tôi không từ bỏ vị trí lãnh đạo của mình. Điều gì khiến những người lãnh đạo chính trị của chúng ta có quyền có một hậu quả khác?

Nó có thể là một vấn đề chán nản. Không có gì ngạc nhiên khi trong thời đại truyền thông xã hội, cử tri ngày càng mất niềm tin vào chính phủ của họ. Hãy xem lại tại sao năm 1958, có tới 73% cử tri Mỹ nói rằng họ tin tưởng vào chính phủ liên bang. Đến năm 2021, con số này giảm xuống còn 24%. Ngày càng có nhiều người không hài lòng với nền dân chủ, kết luận rằng những người lãnh đạo của chúng ta không hiểu được những nhu cầu và giá trị cơ bản của chúng ta.

Mọi người đang đọc những gì

Có lẽ đã đến lúc phải suy nghĩ lại về cách chúng ta tham gia vào những cuộc đối thoại công khai. Thay vì dùng đến những quan điểm cực đoan và tấn công những người mà chúng ta không đồng ý, có lẽ chúng ta nên dừng lại và đánh giá lại lý tưởng lãnh đạo. Phải chăng vấn đề lớn nhất hiện nay là sự rạn nứt to lớn, sự mất lòng tin và sự không khoan dung ngày càng gia tăng giữa những quốc gia, những đảng phái chính trị và những hệ thống giá trị cạnh tranh?

Người Canada có thể đã không dành đủ thời gian để tập trung vào một thời điểm lịch sử xẩy ra gần đây tại Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện mới đã đưa ra sáng kiến giải quyết thẳng thắn câu hỏi về lý tưởng lãnh đạo. Greg Fergus nói:

“Là một người theo sát những thủ tục của quốc hội, tôi đã nhận thấy sự suy thoái trong phong cách ứng xử chung ở đây. Điều quan trọng cần lưu ý là sự suy thoái này là không thể tránh khỏi. Nó không phải là sự phát triển tự nhiên do sự ra đời của phương tiện truyền thông xã hội. Chính chúng ta có thể chọn cách cư xử khác.”

Greg Fergus

Thật là chuyện trớ trêu khi ông ấy liên tục bị ngắt lời một cách mạnh mẽ trong phát biểu mở đầu của mình.

“Hơn bao giờ hết, những người lãnh đạo của chúng ta cần phải chấm dứt thái độ đảng phái và đặc quyền cộng tác, lên lớp giảng đạo đứ đạo đức. #cdnpoli”

Ingrid Leman Stefanovic

Nhưng vẫn — tốt cho ông ấy! Những ai đã từng chứng kiến những cuộc ẩu đả thô bạo, thường xuyên xẩy ra ở Hạ viện sẽ không cần được thuyết phục nhiều rằng những người lãnh đạo của chúng ta đang bỏ qua việc làm gương tốt về cách tranh luận tôn trọng hoặc đối thoại có ý nghĩa. Không có gì ngạc nhiên khi một cuộc thăm dò gần đây của Viện Angus Reid cho thấy người Canada mô tả những cuộc tranh luận tại Hạ viện chỉ đơn giản là “làm dáng” (54,6%), “vô ích” (46%) và “không trung thực” (38%).

Vì vậy, trong bối cảnh này, tôi thấy rằng tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện là một tuyên bố thật quan trọng và nó xứng đáng được nêu bật ở đây và ở những nơi khác vì sự can đảm và sáng suốt của nó.

Cha tôi thường nói rằng chúng ta có thể không đồng ý mà không thiếu tôn trọng. Trên thực tế, những lập luận tốt nhất là những lập luận có lý lẽ hợp lý thay vì lăng mạ và đầy cảm tính.

Với tinh thần đó, tôi cho rằng đã đến lúc cần có một phong cách lãnh đạo khác — phong cách lãnh đạo do lý trí và bằng chứng dẫn đường, chứ không phải bằng những cú sốc hay để giải trí; bằng đối thoại chân thật, không bằng những trận hò hét cố chấp; bằng phép lịch sự, không phải công kích cá nhân và những ngụy biện ấu trĩ lăng mạ cá nhân.

Và nếu nhữngcơ quan thi hành pháp luật đang truy lùng những người lãnh đạo của chúng ta, có lẽ, với tư cách là cử tri, chúng ta có thể muốn suy nghĩ lại về những ưu tiên của mình tại thùng phiếu.

Tôi nhớ đến người nhân đạo vĩ đại Jane Goodall, gần đây bà đã trầm ngâm:

“Tôi muốn biết tại sao chúng ta vẫn có chiến tranh. Chúng ta là những sinh vật trí tuệ nhất hiện hữui trên hành tinh này, thế nhưng chúng ta đang phá hủy ngôi nhà duy nhất của chính mình. Chúng ta đang giết nhau. Chúng ta không thể hợp tác với nhau.”

Jane Goodall

Hơn bao giờ hết, những người lãnh đạo của chúng ta cần phải chấm dứt thái độ đảng phái và đặc quyền cộng tác, lên lớp giảng đạo đứ đạo đức. Tôi không đơn độc khi đề nghị cách hành xử thế này: 13 trung tâm tổng thống Mỹ đã kêu gọi sự lịch sự và tôn trọng trong diễn ngôn chính trị khi tình trạng phân cực gia tăng trên cả nước.

Một nghiên cứu gần đây nhắc nhở chúng ta rằng “là một người có đạo đức, một người lãnh đạo chính trị có đạo đức, phải làm gương tốt bằng hành động, đặt ứng xử lên hàng đầu và thách thức những người không cư xử đạo đức, cũng như khuyến khích, hỗ trợ và khen thưởng những người thực hiện và cư xử tốt.” Những người lãnh đạo của chúng ta đã quên một nguyên tắc cơ bản như vậy từ khi nào và tại sao chúng ta phải tiếp tục ủng hộ họ? Nếu tôi muốn thấy hành xử đạo đức ở nơi làm việc thì tôi cũng nên muốn điều đó trong lĩnh vực chính trị. Đã đến lúc chúng ta sắp xếp lại những ưu tiên của mình và tìm những người lãnh đạo có đạo đức ở tất cả mọi cấp chính quyền. Đối với tôi, giải pháp thay thế quá đáng sợ để liệu trước.

Tác giả | Ingrid Leman Stefanovic là giáo sư danh dự tại Đại học Toronto và Đại học Simon Fraser. Bà là chủ biên cuốn Cuộc trò chuyện về Lãnh đạo có Đạo đức: Bài học rút ra từ Quản trị Đại học (Conversations on Ethical Leadership: Lessons Learned from University Governance), do Nhà xuất bản Đại học Toronto xuất bản năm 2023.

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Do Canadians have a debt problem? | Ingrid Stefanovic · National Observer | December 27th 2023.