Việt Nam giảm nhập cảng vũ khí Nga từ năm 2014, nhập cảng từ Israel cũng giảm

DCVOnline (Tin Reuters)

HÀ NỘI — Dữ liệu công bố hôm thứ Hai cho thấy việc nhập cảng vũ khí của Việt Nam năm ngoái đã chậm lại đến mức nhỏ giọt do nước này cố gắng đa dạng hóa nguồn cung, không lệ thuộc chỉ vào Nga, trong khi những chuyên gia cảnh cáo nước này có thể dễ bị thiệt hại trong một cuộc xung đột khu vực.

Quân xa trưng bày tại cuộc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022, tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 8/12/2022. (Ảnh: Reuters)

Theo dữ liệu công bố hôm thứ Hai của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), mặc dù với ngân sách hàng năm ước tính hơn 1 tỷ USD để nhập cảng vũ khí, nhưng năm ngoái Việt Nam không đặt mua nhiều vũ khí mới.

Dữ liệu cho thấy, đợt giao hàng chính là một tầu hộ tống hải quân do Ấn Độ viện trợ, khiến số nhập cảng vũ khí năm 2023 của Việt Nam thấp nhất kể từ năm 2007 — không tính năm 2020 trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Giới chuyên gia quốc phòng cho biết, trong lúc căng thẳng gia tăng giữa Trung Hoa và Đài Loan, cũng như các cuộc giao tranh thường xuyên ở Biển Đông giữa tầu Trung Hoa và tầu của các cường quốc khác trong khu vực, Việt Nam do Cộng sản cai trị không có đủ vũ khí hiện đại để tự vệ trong một cuộc xung đột lớn.

Carl Thayer, chuyên gia cao cấp về an ninh Việt Nam tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc ở Canberra, cho biết:

Một viên chức quốc phòng hàng đầu của Cộng sản Việt Nam cho biết vào tháng 1 rằng nước này đã đạt được một số thỏa thuận tại hội chợ quân sự vào tháng 12 năm 2022, nhưng Bộ Quốc phòng không nói rõ hơn.

Siemon Wezeman, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại SIPRI cho biết, việc thiếu các giao dịch công có thể là kết quả của các cuộc đàm phán khó khăn đang diễn ra, trong đó Việt Nam đang xem xét những đề nghị cạnh tranh.

Thayer và những chuyên gia khác cho biết, quốc gia Đông Nam Á này phần chính cần tầu chiến, chiến đấu cơ và máy bay không người lái theo một phúc trình năm 2019 của bộ quốc phòng.

Nước này đang cố gắng cải tiến ngành kỹ nghệ quân sự nhưng vẫn chưa thể sản xuất được vũ khí cỡ lớn như máy bay hay tầu thủy.

Dữ liệu của SIPRI cho thấy Nga, nước cung cấp vũ khí hàng đầu của Việt Nam, đã giảm đáng kể số vũ khí xuất cảng toàn cầu vào năm ngoái và Việt Nam đã phải vật lộn để trả tiền mua vũ khí của Nga mà không vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ, theo hai người đã biết về những cuộc thảo luận. Họ không cho biết danh tính vì tính nhạy cảm của vấn đề.

Theo dữ liệu công khai, Hà Nội đã tổ chức hội chợ vũ khí quốc tế đầu tiên vào năm 2022, công khai tuyên bố rằng họ muốn đa dạng hóa nguồn cung khỏi Moscow, xác nhận một sự thay đổi bắt đầu sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Nhưng những cuộc đàm phán với những quốc gia có thể bán vũ khí khác vẫn chưa mang lại kết quả rõ ràng.

Theo dữ liệu của SIPRI, Israel, nước cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Việt Nam, đã không bán cho Hà Nội bất kỳ loại vũ khí nào trong hai năm qua, mặc dù xuất cảng vũ khí toàn cầu của Israel đã tăng lên trong giai đoạn đó.

Giới chuyên gia cho biết hững cuộc đàm phán của Việt Nam với những nước có thể bán vũ khí khác, gồm cả Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nam Hàn, Nhật Bản và Cộng hòa Czech đã tăng nhưng không có thỏa thuận lớn nào, ngoại trừ tầu hộ tống do Ấn Độ viện trợ, đã được biết vì những vấn đề về chi phí và việc có thể tích hợp với kho vũ khí hiện có, phần lớn là vũ khí Liên Xô.

Hội chợ vũ khí thứ hai dự định tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12.

Trong khi đó Việt Nam đang dựa vào ngoại giao để duy trì quan hệ tốt đẹp với những siêu cường.

© 2024 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

________________________

Nguồn: Vietnam arms imports drop to trickle despite regional tensions | Reuters | 14 MAR 2024