Đã bị chìm nay bị cướp: những kho tàng dưới biển của Việt Nam

Mark Staniforth

covat07danvietRất hiếm khi một di sản văn hóa tìm được từ các vụ đắm tàu được đưa vào một viện bảo tàng.

Việt Nam có hàng ngàn km bờ biển, và có thể có hàng ngàn vụ đắm tàu. Nhiều trong số những xác tàu có đầy những cổ vật hấp dẫn và có nhiều ý nghĩa. Nhưng Việt Nam đã và đang gặp khó khăn để bảo tồn di sản văn hoá quốc gia dưới nước. Cho đến nay, việc bảo vệ và bảo tồn di sản văn hoá dưới nước của Việt Nam, chẳng hạn như những khu đắm tàu, có ưu tiên thấp.

Bờ biển Việt Nam có hàng ngàn kho tàng dưới nước nhung đa số đã bị dân nghèo lấy cắp. Nguồn: Gavin White
Bờ biển Việt Nam có hàng ngàn kho tàng dưới nước nhung đa số đã bị dân nghèo lấy cắp. Nguồn: Gavin White

Việt Nam có bờ biển rất dài (hơn 2.000 km) và sinh hoạt đường biển đã có ít nhất 2.000 năm qua. Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á và đã được trên “con đường tơ lụa trên biển” chạy từ Trung Quốc sang tây phương qua vùng biển Đông của Việt Nam.

Hiện nay Việt Nam có rất ít thông tin về những vụ đắm tàu, cũng như các vùng di sản văn hoá dưới nước. Hầu như không có công việc khảo sát khảo cổ học hàng hải nào đã được thực hiện, nhưng tôi nghĩ rằng có khả năng là sẽ có hàng ngàn khu vực như thế.

Thật không may, công việc ít được thực hiện tại Việt Nam trong quá khứ thường được kết hợp với hoặc do chính những người đi tìm kho tàng tự tìm kiếm. Một số lớn các di sản văn hóa dưới nước đã bị đem đi bán. Ví dụ, hàng ngàn hiện vật gốm sứ từ những con tàu chìm nằm ở Vũng Tàu, Cà Mau, Bình Thuận và Hội An đã được đem bán đấu giá.

Một trong những vấn đề với bất kỳ chính phủ nào bán cổ vật từ những con tàu đắm là đã ra giá cho những vật vô giá đó. Thay vì được coi là một phần của di sản văn hóa của dân tộc và cần được trưng bày trong các viện bảo tàng hay trong bộ sưu tập của chung, những bảo vật đó phần lớn được để ý đến vì giá bán được trên thị trường của chúng.

Con tàu từ thế kỷ 13 còn khá nguyên vẹn. Nguồn: Dân Việt
Con tàu từ thế kỷ 13 còn khá nguyên vẹn (Quảng Ngãi). Nguồn: Dân Việt

Gần đây, một con tàu đắm vào thế kỷ 14 đã được tìm thấy ở vùng biển xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Nhà nghiên cứu Phạm Quốc Quân, cựu giám đốc của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, nói rằng các chuyên gia đã xác nhận con tàu đắm mới tìm thấy gần đây tại Quảng Ngãi là tàu của thế kỷ 14, nhưng giới chuyên viên đã không thể thám hiểm những con tàu đó vì thiếu nhân lực và thiết bị thích hợp. Giới chuyên gia cũng cho hay con tàu đó chứa nhiều loại hàng gốm, sứ khác nhau làm ở Trung Quốc trong thế kỷ 14 và 15. Tiền xu từ thế kỷ 12 và 13 cũng đã được tìm thấy tại khu vực đó.

Việt Nam News cũng đã đưa tin, “Con tàu đặm mới được … ngư dân địa phương… tìm thấy … và họ đã đánh cắp … nhiều cổ khác nhau từ xác con tàu để đem đi bán.”

Rất hiếm khi một di sản văn hóa tìm được từ các vụ đắm tàu được đưa vào một viện bảo tàng. Nguồn: Flickr
Rất hiếm khi một di sản văn hóa tìm được từ các vụ đắm tàu được đưa vào một viện bảo tàng. Nguồn: Flickr

Rất hiếm khi một di sản văn hóa tìm được từ các vụ đắm tàu được đưa vào một viện bảo tàng.

Thật không may là trong quá khứ chính phủ Việt Nam đã tham gia vào việc buôn bán nhiều cổ vật từ những con tàu đắm. Một trong những hậu quả của việc các cơ quan chính phủ đánh giá các cổ vật trong những con tàu đắm là người dân địa phương nghèo muốn thu các “chiến lợi phẩm” và đem bán chúng cho chính họ hơn là để cho chính phủ nhận lấy được (và cũng đem bán).

Sau khi tạo ra một tình trạng các cơ quan chính phủ tại Việt Nam thường xuyên lấy cổ vật dưới nước đi bán thì không ngạc nhiên gì khi những người ngư dân nghèo địa phương coi con tàu đắm ở Quảng Ngãi là “cơ đồ” từ biển và hiện đang tìm cách chiếm lấy những “của trời” cho chính họ.

Đáng buồn thay, nước Úc cũng không thể lên lớp đạo đức về vấn đề này. Chính phủ Liên bang Úc, qua Bảo tàng Quốc gia Úc, đã đóng góp cho vấn đề này bằng cách mua các cổ vật từ những vụ đắm tàu ở Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện chúngđang được trưng bày tại thủ đô Canberra.

Trong những năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu lánh xa dần, không làm việc với giới thợ săn kho báu. Nhưng Việt Nam vẫn thiếu những chuyên viên có huấn luyện và có kinh nghiệm quản lý di sản văn hóa dưới nước cùng những nhà khảo cổ học hàng hải, cũng như các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng để bảo vệ và bảo tồn di sản văn hoá dưới nước.

Đã có ít hoặc không có sự giảng dạy chính thức về ngành khảo cổ học hàng hải tại các trường đại học tại Việt Nam và chỉ có một vài nhà khảo cổ học của chính phủ đã được huấn luyện về ngành khoa học này tại nước ngoài. Tại một hội thảo hàng năm gần đây của ngành khảo cổ học tổ chức tại Hà Nội, phó giáo sư Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam bày tỏ quan ngại của mình về khả năng tiến hành nghiên cứu nghiêm túc về những vụ đắm tàu do thiếu kinh phí, nguồn nhân lực và trang thiết bị.

Việt Nam có một Viện Khảo cổ học xuất sắc tại Hà Nội với nhiều nhà khảo cổ học trên đất liền rất giỏi và được huấn luyện tốt nhưng hiệ nay không có các nhà khảo cổ dưới nước. Họ rõ ràng muốn giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước nhưng vì thiếu nhận thức, huấn luyện và trang thiết bị để làm công việc này ở giai đoạn hiện nay.

Dự án Di sản Văn hóa Dưới nước tại Việt Nam sẽ mở khoá huấn luyện cấp quốc tế của Hội Khảo cổ học Biển (Nautical Archaeology Society ,NAS) tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 11 năm 2012. Dự án này có mục đích nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, tỉnh và quốc gia về mức độ và tính chất của di sản văn hoá dưới nước và ở biển của Việt Nam. Nó sẽ giúp Việt Nam bảo tồn và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước và sử dụng trang web CommonSites để nhận giúp đỡ từ công chúng để tài trợ cho việc huấn luyện.

Cổ vật tìm được trong con tafuddawsm ở Quảng Ngãi. Nguồn: Dân Việt.
Cổ vật tìm được trong con tàu đắm ở Quảng Ngãi. Nguồn: Dân Việt.

Tác giả Mark Staniforth là TS Chuyên gia Nghiên cứu Đầu ngành tại ĐH Monash University, monash.edu.au

© 2013 DCVOnline


Nguồn: First wrecked, now pillaged: Vietnam’s underwater treasure. Mark Staniforth, PhD; Adjunct Senior Research Fellow at Monash University