Tôi sinh ra trong nhung lụa và biết những người giàu không làm việc chăm chỉ hơn ai

Meghan Bell | Trà Mi

Tôi chưa bao giờ thấy sự “chăm chỉ” hay “thông minh” đặc biệt trong số những người sinh ra trong giai cấp của tôi.

Nguồn: Passage

Cách đây nhiều năm, trong một cuộc tranh luận với một người bà con về sự bất bình đẳng về thu nhập và giàu nghèo, tôi đã đưa ra bài tiểu luận gây sốt của nhà nhân chủng học David Graeber “Về hiện tượng những công việc nhảm nhí”, nhận xét rằng “công việc của một người càng có lợi cho người khác thì người đó càng ít có thể được trả công.”

Tôi hỏi người bà con của tôi,

“Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngày mai chúng ta thức dậy và tất cả công nhân làn vệ sinh và người dọn dẹp đều biến mất? Rồi so sánh với các chủ ngân hàng đầu tư và các nhà quản lý quỹ đầu cơ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tất cả họ đều biến mất chỉ sau một đêm? Cái nào sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lớn hơn đến xã hội?”

Họ trả lời ngay lập tức: “Nếu các chủ ngân hàng đầu tư biến mất sẽ tồi tệ hơn.

Tôi đã rất ngạc nhiên và tôi phải mất một lúc để tập trung suy nghĩ của mình. “Quý vị biết rằng chúng ta không thể sống còn nếu không có người dọn dẹp? Đường phố sẽ đầy rác. Mọi người sẽ chết.” Tôi lảm nhảm đôi điều về sự gia tăng gần đây về tuổi thọ của con người liên quan nhiều hơn đến việc cải thiện vệ sinh và sạch sẽ hơn là chăm sóc sức khỏe tốt hơn — nhiều hơn do công việc của nhân viên làm vệ sinh ở bệnh viện và nhân viên vệ sinh  ngoài xã hội hơn là bác sĩ.

Họ nhún vai nói, “Đúng vậy. Nhưng nền kinh tế sẽ sụp đổ nếu tất cả các chủ ngân hàng đầu tư biến mất vì  không thể thay thế họ được.” Họ tuyên bố rằng các nhà đầu tư thông minh hơn và làm việc chăm chỉ hơn hầu hết những người khác, và cần nhiều năm đào tạo.

Sau đó, họ nói thêm, với một giọng điệu khinh bỉ, trịch thượng: “Chúng ta có thể dễ dàng thay thế những người dọn dẹp đường phố.”

Tôi được yêu cầu viết tiểu luận này để bình luận về huyền thoại rằng những người giàu có làm việc chăm chỉ hơn những người khác và do đó họ đã “kiếm được” những khoản tiền và vận may kếch xù. Đây là một thế giới mà tôi rất quen thuộc: cha tôi là giám đốc điều hành của một tập đoàn tư nhân; tôi lớn lên trong một khu phố thượng lưu ở Bắc Vancouver, và theo học hai trường trung học con nhà giàu khác nhau ở cánh Tây Vancouver. Năm ngoái, tôi đã viết một tiểu luận cho The Walrus với tựa đề “Tôi là một phần của 0,1% và Tôi muốn chính phủ đánh thuế nhà Giàu.”

Mặc dù rõ ràng là không cần một người sinh ra đã giàu có để chỉ ra rằng người giàu không xứng đáng với tiền của họ, nhưng mục đích của tôi ở đây là mổ xẻ sự bảo vệ cụ thể này từ bên trong.

Tiếng Anh hiện đại hấp dẫn ở chỗ nó hạn chế suy nghĩ phê bình: “Kiếm được” có nghĩa là cả “kiếm được tiền” bằng sức lao động, như một phần thưởng, hoặc tiền lãi hoặc lợi nhuận, và “đạt được một cách xứng đáng để đổi lại cách ứng xử hoặc thành tích của một người”. Sự tương đồng của hai ý tưởng này cho chúng ta chế độ nhân tài, lối suy nghĩ “chương trình khởi động” của giai cấp thống trị hiện nay.

Một trong những vấn đề cốt lõi của ý thức hệ này là việc cho rằng công lao là con đường chính dẫn đến giàu có và thành công có nghĩa là mọi người sẽ suy ra điều ngược lại cũng đúng — rằng sự giàu có là bằng chứng của công lao. Điều này có thể dẫn đến kết luận sai lầm rằng thu nhập của một người là thước đo giá trị gia tăng cho xã hội, khi nó được hiểu đúng hơn là thước đo số tiền được trích ra.

Chế độ nhân tài là một khái niệm tương đối mới, là một sự tiến hóa của đạo đức làm việc theo đạo Tin lành, một phần được sinh ra bởi sự khinh miệt chính đáng và phổ biến đối với giới quý tộc lười biếng và những nhà tư bản vì tư lợi mà không có đóng góp xứng đáng vào sản xuất. Vì bất bình đẳng thái quá chỉ có thể  duy trì được bằng cái mà kinh tế gia Thomas Piketty gọi là “bộ máy biện minh”, khi bất bình đẳng tăng, thì cũng cần phải tăng gia giải thích lý do tại sao lại có sự bất bình đẳng đó. Chế độ nhân tài đã hợp lý hóa biện minh này ít nhất là từ cuối những năm 1970, vì nó bao che cho tầng lớp chuyên nghiệp mới, có học thức cao và được trả công khỏi những chỉ trích truyền thống của cánh tả, mặc dù tầng lớp này ngày càng lấy của cải từ tiền cướp được.

Câu hỏi liệu các chuyên gia có thu nhập cao có đạt được vị trí vì họ làm việc chăm chỉ hơn những người khác một lần nữa trở về định nghĩa.

Nếu bạn định nghĩa “làm việc chăm chỉ” bằng số giờ một người dành cho công việc của họ và “tối ưu hóa” bản thân, thì những người giàu được cho biết trung bình làm việc “chăm chỉ” hơn, mặc dù những con số tự cho biết này từ những người “thành công” có thể bị phóng đại rất nhiều. Hơn nữa, làm việc nhiều giờ không có nghĩa là ai đó đang tham gia vào các nhiệm vụ hữu ích hoặc tích cực cho xã hội — tác phẩm của Graeber cho thấy điều này thường ngược lại trong bối cảnh công ty.

Chế độ nhân tài tôn vinh người mê làm việc, và do đó, thói quen tham công tiếc việc — và sự kiệt sức — đang gia tăng, mặc dù ngày càng nhiều tài liệu cho thấy năng suất giảm nhanh chóng khi giờ làm việc tăng lên và sự bận rộn liên tục làm suy yếu một số loại nhận thức, khiến chúng ta kém đồng cảm và dễ bị ảnh hưởng hơn vì thành kiến, và áp lực của bạn bè và các hành động bốc đồng.

Do đó, hiệu suất làm việc đạt được một phần bằng cách mã hóa các hoạt động để thư nhàn như việc làm có hiệu quả (ví dụ: say xỉn tại một “bữa đi liên kết” thay vì “tiệc tùng” hoặc chơi gôn với khách hàng). Ngoài ra, ngay cả khi một giám đốc điều hành hoặc chuyên viên phân tích thị trường chứng khoán làm việc gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba giờ, thì đóng góp của họ về mặt nỗ lực hoặc năng suất cũng không tương đương với 200 lần của một người lao động bình thường, tức là gần như số tiền họ được trả.

Nhưng huyền thoại về công lao còn nhiều điều hơn những tuyên bố không có thật về cố gắng và tài năng, và vì vậy chúng ta phải xem xét kỹ hơn một số công việc được trả lương cao nhất trong xã hội của chúng ta.

Theo một luận văn năm 2015 của hai chuyên gia kinh tế Thomas Lemieux và W. Craig Riddell (sử dụng dữ liệu từ Khảo sát Gia đìnhToàn quốc năm 2011 của Sở Thống kê Canada), khoảng một nửa trong số 1% những người có thu nhập cao nhất ở Canada làm việc trong bốn ngành: dịch vụ kinh doanh, tài chính & bảo hiểm, y tế & dịch vụ xã hội, và khai thác mỏ và dầu khí. (Dữ liệu này đã có từ gần một thập kỷ, và do đó không nắm bắt được ảnh hưởng của sự bùng nổ bất động sản và kỹ thuật gần đây ở các thành phố lớn của Canada. Hơn nữa, những con số này không tính đến thực tế là phần lớn lợi nhuận từ  dầu cát không mang lạilowjiisch cho người Canada. Tuy nhiên, dữ liệu vẫn hữu ích.)

Bốn ngành này có một số điểm chung: chúng liên quan đến việc làm giàu mà không có đóng góp lao động tương xứng và/hoặc khai thác tài nguyên; họ được cho là có giá trị xã hội thấp hoặc tiêu cực, ngoại trừ lĩnh vực y tế; nhiều người trong những ngành này báo cáo rằng phần lớn thời gian của họ tại nơi làm việc bị những điều nhảm nhí vô nghĩa chiếm dụng và/hoặc thầm tin rằng không nên có những công việc như của họ. Những nghiên cứu cũng cho thấy giới lãnh đạo trong những ngành này có thể phóng đại khả năng của họ một cách quá đáng và/hoặc tự ái hoặc thái nhân cách (psychopathic), điều mà trước đây tôi đã viết.

Ngoài ra, đối với một số nghề nghiệp được trả lương cao, chẳng hạn như giới phân tích thị trường chứng khoán, nghiên cứu cho thấy rằng hiệu suất có thể phần chính là do may mắn. Điều này nổi tiếng trong thế giới tài chính, nơi mọi người thường cho thấy rằng hầu hết trong giới đầu tư đều thất bại trong việc đánh bại thị trường. Giải pháp của giới đầu tư cho vấn đề này là dàn trải các khoản đầu tư trong một danh mục đầu tư hoặc quỹ chỉ số có phạm vi rộng để lợi nhuận và thua lỗ loại bỏ nhau để xấp xỉ mức tăng trưởng trung bình của “thị trường”. Không cần tài năng hoặc kiến thức để đầu tư tiền của bạn theo cách này; nó cần có đừng dẫn đến sự giàu có. Tôi lớn lên xung quanh những người giàu có, những người thích đánh bạc và biết rằng “vận may” ủng hộ những người có đủ khả năng chơi bất tận trong canh bạc.

Một hệ thống kinh tế dựa trên sự cạnh tranh tàn nhẫn chắc chắn phải rèn luyện tài năng và cố gắng cao độ, do đó khuyến khích cách ứng xử độc quyền và gác cổng.

Điều này đã dẫn đến một thị trường lao động phân cực ngày càng gia tăng, gồm cả điều mà tác giả Daniel Markovits, trong cuốn sách “Cạm bẫy chế độ nhân tài: Huyền thoại nền tảng của nước Mỹ gây ra sự bất bình đẳng, xóa bỏ tầng lớp trung lưu và nuốt chửng giới thượng lưu ra sao”, được coi là “những công việc ảm đạm” lương trì trệ và những công việc “bóng bẩy” được trả lương cao, chẳng hạn như những công việc đã nêu trên; đó là những việc như đã định nhằm thay thế lao động của tầng lớp trung lưu (Markovits dùng những nhân viên cho vay bị kỹ thuật tài chính cho ngồi ở bàn giấy, như một ví dụ; một cách để leo lên nấc thang giàu có là lập nên hoặc phát triển những kỹ thuật xóa sổ công việc ở một vài nấc thang phía dưới). Việc tập trung quyền quyết định vào tay ít người hơn thực sự làm giảm sản lượng tổng thể trong những công ty, bởi vì sự độc quyền về quyền lực và kiến thức kỹ thuật làm giảm năng suất có thể đạt được của tất cả những người lao động bị đẩy xuống đáy.

Nói cách khác, “công lao” không phải là tài năng, khả năng hay mức sản xuất mà là về khả năng kiểm soát lòng tự yêu mình — hãy nghĩ đến các chủ ngân hàng Phố Wall, những người đã được cứu trợ sau cuộc khủng hoảng năm 2008 vì họ được coi là quá lớn để thất bại.

Chủ nghĩa tự yêu mình cũng giải thích tại sao những người nhiều quyền lực này cảm thấy có quyền được hưởng số lương ngày càng nhiều. Đến một lúc nào đó nhất định, của cải và thu nhập tích lũy không còn hoạt động như những đơn vị tiện ích, và trở thành — đối với người tự làm xấu bản thân — những đơn vị “xứng đáng” hoặc giá trị cá nhân, khiến những cá nhân có tính cạnh tranh cao, vô cảm và xa lánh này tìm cách vượt lên lẫn nhau để “giành chiến thắng” thứ mà họ coi là một trò chơi, hậu quả — tàn phá môi trường, bóc lột công nhân, bệnh tâm thần, tan vỡ cộng đồng — thật đáng nguyền rủa.

Markovits viết: “Những gì quy ước gọi là công lao thực ra là kiêu ngạo ý thức hệ, xây dựng để tẩy rửa sự phân bổ lợi ích căn bản là không chính đáng. Chế độ nhân tài chỉ là khoảnh khắc gần đây nhất của luật sắt của chế độ đầu sỏ.

Bây giờ tôi trở lại với câu nói kinh hoàng của bà con của tôi: “Chúng ta có thể dễ dàng thay thế những người dọn dẹp đường phố.” Tôi trở lại câu chuyện này vì phản ứng của họ phản ảnh một thái độ phổ biến ở những người giàu có, có đặc quyền: họ không quan tâm đến những người bên ngoài gia cấp kinh tế xã hội của họ, và không muốn phải quan tâm.

Markovits mô tả các công việc hào nhoáng là “cần khả năng cao” và các công việc ảm đạm chỉ cần năng khiếu thấp. Tuy nhiên, tôi nghĩ có một sự khác biệt rõ ràng hơn là những công việc hào nhoáng là những công việc có năng lực/kiểm soát cao trong khi những công việc buồn nản, gồm những người làm việc tài năng trong những lĩnh vực hàn lâm và sáng tạo, trong số những công việc khác, lại có quyền lực thấp. Hoặc có lẽ chính xác hơn khi nói sự tước đi quyền lực, bằng một nỗ lực có chủ ý nhằm phi chuyên môn hóa và làm suy giảm nhằng khả năng liên quan đến nhiều nghề nghiệp sáng tạo, kỹ thuật và thấu cảm qua việc sử dụng các thuật toán, thống kê và lập trình máy tính. Vấn đề là làm cho phần lớn công nhân có thể hoán đổi và thay thế được, để tập trung hơn nữa quyền lực vào tay “người lãnh đạo” và “người tạo ra việc làm”.

Để tối đa hóa việc khai thác “lợi nhuận”, các tập đoàn phải tối ưu hóa việc khai thác công nhân bằng cách khiến họ, như người bà con của tôi nói, có thể thay thế được, và — nếu cuộc hành trình tự động hóa tiếp tục không bị gián đoạn — vất đi được.

Tôi từng tin rằng sự thay đổi có thể đến bằng các biện pháp dân chủ, nhưng trong vài năm gần đây, tôi đã nghĩ rằng cách mạng và nổi dậy có thể là việc cần thiết. Hầu hết mọi bài báo về lạm dụng tính tự yêu mình đều nói một điều giống nhau: những người tự yêu họ hiếm khi thay đổi. Người ta phải hy sinh rất nhiều để đạt được, hoặc ở lại, chính “đỉnh” của kim tự tháp tư bản. Với kinh nghiệm cá nhân, tôi có thể chứng thực rằng nhiều người sẵn sàng bỏ con cái đổi lấy sự giàu có và quyền lực của họ — sau cùng, họ đã thuyết phục bản thân rằng họ xứng đáng với tất cả những gì họ có và hơn thế nữa.

Tôi không muốn sống trong một thế giới siêu tiêu dùng, cơ giới hóa, kỹ trị mà chúng ta đang nhanh chóng bị giới tinh hoa tự yêu họ và vĩ cuồng đẩy vào. Tôi ở thế giới đó, và biết nó là một sự hiện hữu tàn nhẫn, trống rỗng về mặt cảm xúc, linh hồn của chúng ta bị lãng phí như mảnh đất mà chúng ta như những người định cư đã đánh cắp và phá hủy.

Tôi chưa bao giờ thấy sự “chăm chỉ” hay “thông minh” đặc biệt trong số các thành viên của giai cấp tôi đã sinh ra; Tuy nhiên, tôi đã chứng kiến sự tham lam kỳ quái, không cần thiết, sự tự đại và tự phóng đại, và nói chung, sự sẵn sàng để dập tắt tiếng kêu cứu hoặc can thiệp phát ra từ khắp nơi trên thế giới.

Đừng để người giàu có dùng những tuyên bố sai lầm về công trạng và sự chăm chỉ để ngăn cản bạn đòi có sự thay đổi cần thiết. Chúng ta phải tranh đấu ngay bây giờ, trước khi không còn gì để tranh đấu.

Tác giả |Tiểu thuyết và thơ của Meghan Bell đã đăng trên các tạp chí văn học khắp Canada và các bài tiểu luận phê bình của bà trước đây đã đăng trên The Walrus và The Tyee. Vào tháng 11 năm 2019, Meghan tham gia Phong trào Tài nguyên, một cộng đồng gồm những người Canada trẻ tuổi giàu có và/hoặc đặc quyền giai cấp làm việc hướng tới việc phân phối lại của cải, đất đai và quyền lực. Xem thêm và liên lạc với tác giả ở meghanbell.com / @meghanlbell

© 2021 DCVOnline 

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net” 

Nguồn: I Was Born Wealthy, And Know Rich People Don’t Work Harder Than You  | Meghan Bell | Passage | 5 March, 2020.