Trung Hoa ngày càng chuộng xoài Campuchia và nhu cầu nhập cảng trái cây ‘ngon’ tăng vọt

Su-Lin Tan & Yon Sineat | DCVOnline

Xoài Campuchia từng được gắn nhãn ‘Made in Vietnam’ trước khi xuất cảng sang Trung Hoa. Nông dân Cambodia đang dựa vào Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Trung Hoa-Campuchia để thay đổi điều này

Trung Hoa đã mua trái cây nhập cảng trị giá 172,45 tỷ đô la Mỹ trong nửa đầu năm 2021, do tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ưa chuộng sầu riêng hạng ngon và măng cụt.

Xoài Campuchia từng được gắn nhãn ‘Made in Vietnam’ trước khi xuất cảng sang Trung Hoa. Hình ảnh: SCMP

Xoài là niềm tự hào dân tộc của Chum Chamm, một nông dân Campuchia.

Từ nhiều năm, Chamm, trồng xoài ở tỉnh Kampong Speu nổi tiếng, đã thấy các lái buôn Việt Nam đến các  trại trái cây Campuchia để ký hợp đồng mua toàn bộ vụ mùa. Họ thường đưa công nhân đến hái và đóng gói trái cây bằng giấy nâu, dán nhãn bằng tiếng Trung Hoa, trước khi gửi đến Hoa lục và các nước khác trong khu vực. Chamm, 43 tuổi, nói với This Week in Asia tại  trại trái cây của ông ta cách thủ đô Phnom Penh 90km về phía Tây

“Chúng tôi là nông dân và chúng tôi không liên quan gì đến vận tải. Nhưng tôi rất khó chịu khi các thương nhân Việt Nam dán nhãn ‘Sản xuất tại Việt Nam’ trên các sản phẩm Campuchia của chúng tôi.”

Chum Chamm

Giới sản xuất Campuchia, theo truyền thống, bán xoài của họ cho thương nhân Việt Nam như một phần của hoạt động thương mại biên giới đường bộ nhộn nhịp nhưng cũng do nước này thiếu các thương vụ xuất cảng, cần có đầu tư kỹ thuật với vốn để chế biến và vận chuyển trái cây trực tiếp đến các khách hàng lớn như Trung Hoa.

Mọi thứ đang thay đổi kể từ khi Bắc Kinh và Phnom Penh ký một thỏa thuận vào tháng 6 năm ngoái cho phép các nhà xuất cảng thâm nhập vào thị trường hàng tỷ đô la đang phát triển do người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm châu Á. Vào tháng 4, Trung Hoa đã chứng nhận 37 đồn điền xoài của Campuchia và năm nhà máy đóng gói là hợp lệ.

Xoài Keo Romeat. Nguồn: angkorharves

Hiệp định thương mại tự do Trung Hoa-Campuchia mới được thông qua — có hiệu lực vào thứ Bảy — dự tínhsẽ tăng mức xuất cảng của Campuchia bằng cách miễn thuế đối với gần như tất cả các mặt hàng, gồm cả xoài.

Xoài Campuchia được biết có vị ngọt và là một trong những loại xoài được ưa chuộngn ở đây — xoài Keo Romeat — được bán sang Việt Nam và cả Thái Lan, và chúng cũng được tái xuất cảng từ đó. Cuối cùng, những quả xoài này đều xuất hiện ở Trung Hoa, Chamm nói.

“Các thương nhân Việt Nam ký thỏa thuận với Trung Hoa cho biết họ có 500 ha đất trồng xoài để cung cấp cho thị trường Trung Hoa. Nhưng trên thực tế, trại cây ăn trái của họ chỉ có 5 ha nên hầu hết xoài đến Trung Hoa là xoài tròng ở Campuchia.”

Công nhân phân loại xoài tại nhà của nông dân Lach Leab ở Campuchia. Ảnh: Yon Sineat

Theo bản tóm tắt dự án trực tuyến của công ty đầu tư InfraCo Asia của Singapore, “hệ thống sai sót” trước đây có nghĩa là nông dân Campuchia không thể thu được giá trị đáng kể từ trái  họ trồng, vì họ không thể trực tiếp đi vào thị trường quốc tế.

InfraCo Asia, một cơ sở phát triển những dự án bền vững ở châu Á, đã hỗ trợ xây dựng một nhà máy chế biến xoài mới để giúp 772 nông dân ở khu vực Kampong Speu vào năm 2018.

Xoài hăng hoa

Mức nhập cảng xoài hàng năm của Trung Hoa — cả xoài tươi và đã chế biến — tăng đều đặn trong những năm qua, và tăng gấp 5 lần từ năm 2019 đến năm 2020.

Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO) cho biết trong một đánh giá thị trường năm 2020, năm ngoái, Trung Hoa đã nhập cảng 84.000 tấn xoài, trong đó 80% trong số trái cây này đến từ Việt Nam, .

Tuy nhiên, khối lượng nhập cảng xoài trong năm nay đã giảm xuống chỉ còn hơn 10.000 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11, do đại dịch Covid-19 tiếp tục tàn phá chuỗi cung ứng và làm nhu cầu chậm lại.

Nhưng công ty nhập cảng xoài cho biết thỏa thuận thương mại của Campuchia với Trung Hoa sẽ không đảm bảo tăng lợi nhuận cho nông dân Cambodia một sớm một chiều.

Một công ty nhập cảng xoài Hồng Kông, đã mua xoài Campuchia trong nhiều năm, cho biết “thị trường xám” cho xoài ở biên giới Campuchia và Trung Hoa ở tỉnh Quảng Tây sẽ làm giảm giá cả và số xoài mà Trung Hoa thu mua.Một thương nhân giấu tên cho biết,

“Ở Quảng Tây, họ có những “thành phố” trái cây rất lớn như các trung tâm bán buôn bán trái cây “không báo cáo” và “không qua cổng quan thuế” từ Việt Nam.”

Ông nói thêm, các loại trái cây tương tự ở Quảng Tây cũng sẽ được phân phối khắp Trung Hoa bằng đường bộ.

Công nhân xếp trái cây vào thùng để vận chuyển. Ảnh: Yon Sineat

Thật vậy, Chamm cho biết các thương nhân Trung Hoa dường như không vội mua giá đắt hơn so với giá của những đối tác Việt Nam bằng cách mua trực tiếp từ nông dân Campuchia.

“Họ trả 1.300 riel Campuchia (0,32 đô la Mỹ) cho mỗi kg. Chúng tôi không thể kiếm lời với mức giá này.

Khi lái buôn Việt Nam hoặc Thái Lan chào giá chúng tôi cao hơn, thì lái buôn Trung Hoa bắt đầu cạnh tranh ở mức 1.900 riel một kg khi họ biết tôi đã đồng ý 1.750 riel một kg với lái buôn Việt Nam.”

Ông cho biết ông hy vọng có thêm sự tài trợ và hỗ trợ của chính phủ về cách bán hàng trực tiếp sang Trung Hoa.

Một nông dân khác, Lach Leab, 52 tuổi, có khoảng 40 ha xoài, cho biết ông đã có một kinh nghiệm tồi tệ trong giao dịch thương mại của mình với một thương nhân Trung Hoa, chỉ trả cho ông 30% tiền đăt cọc so với giá thỏa thuận 2.000 riel (0,49 đô la Mỹ) mỗi kg nhưng đã không trả phần còn thiếu.

“Họ nói rằng họ không thể có tiền mặt đúng hạn… [nhưng] họ đã xếp xoài lên xe tải, sau đó biến mất. Tôi không nhận được gì nhiều hơn 30% tiền đặt cọc.”

Lach Leab

Mặc dù đã bị lừa một lần, Leab cho biết ông sẽbuôn bán với thương nhân Trung Hoa nhưng chỉ khi họ đưa ra các điều khoản tốt hơn như giá cả công bằng hơn hoặc hợp đồng cung cấp kéo dài nhiều năm.

Jinwoo Cheon, chuyên viên phân tích thị trường của Tridge nói nhu cầu đối trái cây nhiệt đới của Hoa lục rất cao trong vài năm qua vì họ thường không có sản phẩm thay thế tốt.

Chamm cho thấy rằng nhưng điều khoản hợp đồng thuận lợi rất quan trọng khi chi phí liên quan đến sản xuất gồm giá phân bón đang tăng lên. Trong ngành cây trông nông dân đề biết chi phí canh tác chiếm tỷ lệ cao hơn trong ngân sách chi trả của nhà sản xuất cao hơn so với thuế xuất nhập cảng.

Giới nhập cảng Hong Kong cho biết nếu giới xuất cảng nông dân mới ở Campuchia giảm giá chỉ để vào thị trường Trung Hoa là điều không hợp lý. Những người trồng trọt muốn bán hàng trực tiếp sẽ cần phải vượt qua thách thức khác như thuê container đắt tiền để vận chuyển xoài qua các con sông khác nhau đến cảng Sihanoukville quan trọng của Campuchia ở phía tây nam và ở đó trái cây sẽ được chuyển lên tàu đến các thành phố lớn trên bờ biển Trung Hoa. Ông nói,

“Nhiều container đường sông không có máy lạnh và họ cần có điện tại bến cảng để giữ xoài khỏi hư hại trước khi chúng được chuyển lên tàu. Vì vậy, họ chưa sẵn sàng ở Campuchia. ”

Ông ấy nói thêm, việc tiếp thị hạn chế của chính phủ Campuchia cũng có nghĩa là xoài của nước này sẽ vẫn là một sản phẩm giá rẻ và là loại trái cây sản xuất hàng loạt sẽ không đạt được hạng “cao cấp” như các loại trái cây của Australia, Nhật Bản hoặc Nam Hàn, khiến nó trở thành khẩu hiệu khó đối với các nhà xuất cảng Campuchia.

Kinh doanh trái cây

Việc thích ăn xoài của người Trung Hoa phản ảnh nhu cầu ngày càng tăng đối với trái cây nhập cảng từ khắp châu Á. Hãng tìm nguồn cung ứng nông sản Tridge cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã mua trái cây trị giá 172,45 tỷ USD từ nước ngoài trong sáu tháng đầu năm 2021 — tăng 26% so với năm trước.

Tridge cho biết, con số này có thể sẽ tăng lên trong năm tới.

Trong số các quốc gia châu Á năm ngoái, Thái Lan dẫn đầu trong các nước xuất cảng trái cây và sầu riêng lớn nhất sang nước có 1,4 tỷ dân, một thành công mà chính phủ Thái Lan cho là nhờ nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước này đã ký, gồm một thỏa thuận song phương với Bắc Kinh, và một hiệp ước khác giữa Trung Hoa và khối 10 thành viên ASEAN.

Tuy nhiên, nhóm tư vấn dịch vụ chuyên nghiệp của Thái Lan Mahanakorn Partners Group cho biết FTA song phương cũng đã ảnh hưởng đến các nông dân trồng tỏi, nhãn và các sản phẩm tươi sống khác của vương quốc này vì các sản phẩm thay thế rẻ hơn của Trung Hoa tràn ngập thị trường.

Một quầy bán sầu riêng ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Malaysia cũng đang cố gắng thâm nhập thị trường sầu riêng, trong khi trái cây xuất cảng — gồm nhãn và chuối — sang Trung Hoa của Việt Nam, Philippines và Indonesia đã tăng 20% mỗi năm vào năm 2020, theo sở quan thuế Trung Hoa.

Tridge cho biết nhu cầu mua trái cây đã bùng nổ ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh.

Lớp trung lưu giàu có, đặc biệt là những người có thu nhập tiêu dùngg lớn, coi những loại trái cây này là mặt hàng độc đáo và do đó là sản phẩm cao cấp. Jinwoo Cheon, nhà phân tích thị trường của Tridge, cho biết,

“Nhu cầu đối với trái cây nhiệt đới từ Trung Hoa rất cao trong vài năm qua vì họ thường không có sản phẩm thay thế tốt.
Ví dụ, sầu riêng không có sản phẩm thay thế ở Trung Hoa; chúng tôi thấy hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Trung Hoa mà còn ở Nam Hàn và Nhật Bản, khi thu nhập tăng lên.”

Jinwoo Cheon

Trung Hoa là nước nhập cảng xoài, măng cụt và ổi lớn thứ hai toàn cầu, sau Mỹ, mua tổng cộng khoảng 380.000 tấn vào năm 2020.

Trong một báo cáo năm 2019, Trung tâm SME của EU có trụ sở tại Bắc Kinh đã nhấn mạnh với các nhà xuất cảng rằng người tiêu dùng giàu có của Trung Hoa rất háo hức dùng thử các sản phẩm mới.

“Tầng lớp trung lưu này đang dần hướng tới lối sống phương Tây hóa hơn, gồm cả nhu cầu cao hơn đối với các sản phẩm tốt cho sức khỏe.”

Trong báo cáo người tiêu dùng Trung Hoa năm nay, công ty tư vấn McKinsey cho biết trong báo cáo người tiêu dùng Trung Hoa năm nay, đơn đặt hàng trực tuyến đối với thực phẩm tươi và tốt cho sức khỏe đã tăng vọt trong thời gian đại dịch, mặc dù việc này bị ảnh hưởng do việc giao hàng và cung ứng chậm hơn trong khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn do ngừng hoạt động.

Tương lai xuất cảng trái cây của châu Á có vẻ sáng sủa hơn sau khi Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình tháng trước cam kết nhập cảng các sản phẩm nông nghiệp trị giá 150 tỷ USD từ các thành viên ASEAN trong 5 năm tới, như một biện pháp nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa Bắc Kinh và khối ASEAN.

Tuy nhiên, những hạn chế về di chuyển và sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng hơn nữa do Covid-19 và biến thể Omicron mới có thể cản trở việc xuất cảng. Đầu tháng này, khoảng 4.000 xe container chở nhiều loại thực phẩm từ Việt Nam đã bị kẹt tại biên giới đất liền với Trung Hoa do bị kiểm tra gắt gao hơn.

Những người bán sầu riêng ở Malaysia thấy đơn đặt hàng trực tuyến trong thời gian ngăn chặn virus coronavirus tăng vọt.

Sithanonxay Suvannaphakdy, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc tổ chức tư vấn Iseas-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, cho biết những FTA đã giúp đẩy mạnh mức xuất cảng trái cây của ASEAN sang Trung Hoa. Con số này tăng 117% mỗi năm trong thập kỷ qua, đạt 6,49 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019.

Suvannaphakdy cho biết: “Năm 2019, mức xuất cảng trái cây của ASEAN sang Trung Hoa lớn hơn nhập cảng, dẫn đến thặng dư thương mại là 4,62 tỷ USD.”

“Điều này cho thấy thị trường lớn của Trung Hoa tạo cơ hội cho các nước ASEAN tăng cường sản xuất và xuất cảng sang Trung Hoa.”

Sithanonxay Suvannaphakdy

Suvannaphakdy cho biết FTA giẵ những nước ASEAN với Trung Hoa — có hiệu lực từ năm 2003 và được thực hiện đầy đủ vào năm ngoái — đặc biệt hữu ích vì nó có mức độ “tự do hóa thuế nhập cảng” cao hơn so với các thỏa thuận song phương khác.

Bà nói thêm, để giúp nông dân ASEAN, cần có nhiều tiến bộ hơn trong việc hợp lý hóa các yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh và loại bỏ cách quan liêu của những chính phủ ASEAN và các đối tác của họ ở Trung Hoa.

Tác giả | Su-Lin Tan gia nhập tờ SCMP vào năm 2020 sau khi làm việc với  Tạp chí Tài chính Australia, nơi bà viết về vấn đề nhà ở và bất động sản thương mại, kinh doanh châu Á và trò chuyện đường phố và điều tra. Tan là một kế toán viên có trình độ và từng làm việc trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý quỹ ở London và Sydney trước khi trở thành một nhà báo.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: China’s appetite for Cambodian mangoes grows amid surge in demand for imported ‘premium’ fruit | Su-Lin Tanand Yon Sineat | The SCMP | Dec. 28, 2021.