Ngân hàng Trung ương Anh tung ra 65 tỷ bảng để tránh khủng hoảng tài chính

Larry Elliott Pippa Crerar Richard Partington

Ngân hàng Trung ương Anh không còn lựa chọn nào khác hơn là phải ra tay can thiệp sau Kwasi Kwarteng công bố ngân sách nhỏ.

Nhiều nguồn tin cho biết quyết định bất ngờ của Phố Threadneedle là việc cần thiết để ngăn chặn “vòng lặp diệt vong” trên thị trường trái phiếu. Ảnh: Maja Smiejkowska / Reuters

Ngân hàng Trung ương Anh đã buộc phải có hành động khẩn cấp để ngăn quỹ hưu trí của Anh không bị phá sản sau khi ảnh hưởng của ngân sách nhỏ không được hoan nghênh của Kwasi Kwarteng gây ra lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính như năm 2008.

Ngân hàng Trung ương Anh cho biết hậu quả từ sự gia tăng quá độ chi phí đi vay của chính phủ từ sau tuyên bố của thủ tướng khiến ngân hàng này không còn lựa chọn nào khác ngoài việc can thiệp để bảo vệ hệ thống tài chính của Anh quốc.

Các nguồn tin của thành phố cho biết hành động bất ngờ, chưa đầy một tuần sau các đợt tặng thuế không có vốn của Kwarteng, là việc cần thiết để ngăn chặn “vòng lặp diệt vong” trên thị trường trái phiếu có nguy cơ rút tiền mặt của quỹ hưu trí và khiến họ có nguy cơ mất khả năng trả tiền.

Ngân hàng Anh e ngại rằng nó đe dọa sức khỏe tài chính của các công ty bảo hiểm và lương hưu lớn nhất nước Anh, những công ty cùng nhau quản lý hàng ngàn tỷ bảng Anh, tiền của những người nghỉ hưu.

Ngân hàng Trung ương đã đảo ngược quan điểm chính sách công bố vào ngày trước khi Kwarteng công bố ngân sách nhỏ, Ngân hàng cho biết họ sẽ để ra 65 tỷ bảng Anh để mua trái phiếu trong 13 ngày làm việc tới nhằm giảm bớt áp lực lên những quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm.

Hôm thứ Tư Liz Truss đang phải nhận những cuộc gọi của những dân biểu đảng Bảo thủ bồn chồn lo sợ, đòi thủ tướng sa thải Kwarteng hoặc đối đầu với một cuộc nổi dậy sau sự can thiệp khẩn cấp của Ngân hàng Trung ương Anh khiến người ta so sánh tình trạng hôm nay với Thứ Tư Đen, ngày 16 tháng 9 năm 1992 khi chính phủ Tory của John Major bị hạ nhục vì những kẻ đầu cơ do George Soros đứng đầu [áp lực chính phủ Anh phải rút đồng bảng Anh ra khỏi Cơ chế Hối suất Âu châu (ERM).]

Nhưng dân biểu Bảo thủ tuyên bố rằng Kwarteng sẽ phải từ chức để đảng sống còn trong cuộc khủng hoảng tài chính khi họ thúc giục thủ tướng đảo ngược kế hoạch của bà, loại bỏ mức thuế 45% hàng đầu mà họ cho rằng đã gây ảnh hưởng xấu một cách nghiêm trọng đối với công chúng.

Lãnh đạo Lao động Keir Starmer cáo buộc chính phủ đã để “mất quyền kiểm soát nền kinh tế” và kêu gọi triệu tập quốc hội trước hội nghị thường niên của đảng Bảo thủ ở Birmingham vào cuối tuần này.

Ngân hàng Trung ương Anh cho biết họ đã lo lắng về sự hỗn loạn trên thị trường sau khi chính phủ công bố ngân sách nhỏ của thủ tướng vào thứ Sáu tuần trước, và đặc biệt lo ngại về việc bán tháo trong các trái phiếu của chính phủ, trái phiếu mà họ thả nổi để trang trải chi phí đi vay của mình.

“Nếu tình trạng rối loạn trên thị trường này tiếp tục hoặc xấu đi, thì sẽ có rủi ro lớn đối với sự ổn định tài chính của nước Anh. Điều này sẽ dẫn đến việc thắt chặt các điều kiện tài chính một cách không chính đáng và làm giảm dòng vốn tín dụng vào nền kinh tế thực.

Phù hợp với mục tiêu ổn định tài chính của mình, Ngân hàng Trung ương Anh sẵn sàng khôi phục hoạt động của thị trường và giảm thiểu bất kỳ rủi ro nào do lây nhiễm đối với các điều kiện tín dụng cho mọi gia đình và doanh nghiệp ở nước Anh.”

Khủng hoảng xảy ra khi sự sụp đổ của thị trường trái phiếu chính phủ khiến một số quỹ hưu trí gần như cạn kiệt tiền mặt, vì họ phải đối phó với những yêu cầu đáp ứng các cuộc cho vay ký quỹ trên các phái sinh phức tạp mà họ đã mua để trang trải các khoản nợ lương hưu của mình.

Lãi suất trái phiếu chính phủ đã tăng mạnh kể từ khi biện pháp giảm thuế trị giá 45 tỷ bảng của bộ trưởng Tài chính — khiến hàng ngàn quỹ lương hưu phải trả giá rất đắt cho các hoạt động phòng ngừa rủi ro của họ.

Giới chức chính phủ trong Nhóm Dịch vụ Tài chính của Bộ Tài chính đã có cuộc họp ngoài bộ — được cho là đã được tổ chức tại sân cricket Oval ở London — vào thứ Tư, nhưng đã trở lại bàn làm việc vào chiều hôm đó. Một nguồn tin cho biết họ không làm việc về phản ứng với thông báo của Ngân hàng Trung ương Anh.

Hành động của Ngân hàng đã giúp cung cấp cho Kwarteng một số thời gian nghỉ ngơi trên thị trường tài chính sau khi đã chứng kiến ba ngày hỗn loạn, hối suất của đồng bảng Anh xuống mức thấp nhất từ trước đến nay so với đồng đô la, chỉ trích mạnh của Quỹ Tiền tệ Quốc tế về ngân sách nhỏ, khoảng 1.000 sản phẩm thế chấp bị rút xuống và lãi suất trái phiếu chính phủ Anh chạm mức cao nhất kể từ năm 2008. Lợi tức trái phiếu giảm trong khi đồng bảng Anh phục hồi trên thị trường tiền tệ sau thông báo của Ngân hàng Trung ương.

Nhưng áp lực chính trị đối với Kwarteng tiếp tục gia tăng. Simon Hoare, dân biểu Bảo thủ của North Dorset, đã tweet: “Theo lời của Norman Lamont vào Thứ Tư Đen: ‘Hôm nay là một ngày đầy khó khăn.’”

Đây không phải là những trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ / Bộ Tài chính. Chúng là sản phảm làm ở đó. Sự điên rồ vô cớ này không thể tiếp diễn.”

Cựu Bộ trưởng Julian Smith, người ủng hộ Rishi Sunak trong cuộc tranh cử ghế lãnh đạo, đã tweet:

“Điều quan trọng là chính phủ phải trung thực về tình hình hiện tại và đóng vai trò của mình trong việc ổn định thị trường. Nó có thể giữ một kế hoạch tăng trưởng nhưng cần phải thay đổi. Không làm như vậy sẽ chỉ tiếp tục gây căng thẳng và căng thẳng hơn nữa cho các công dân Vương quốc Anh.”

Dân biểu Bảo thủ Chủ tịch Ủy ban Tài chính, Mel Stride, cho biết đảng phải cố gắng tránh một cuộc khủng hoảng chính trị trên lưng cuộc khủng hoảng kinh tế. Ông nói thêm, “Câu hỏi đặt ra là liệu kế hoạch có thành công hay không. Nó đã gặp phản ứng bất lợi từ thị trường.”

Văn phong thủ tướng khẳng định rằng thủ tướng luôn hậu thuẫn bộ trưởng tài chính của bà, vì các nguồn tin cho biết Bộ Tài chính đang tiến hành siết chặt chi tiêu của tất cả những bộ trong chính phủ để giúp giải quyết những lo ngại của thị trường về việc lên kế hoạch cân bằng sổ sách như thế nào.

Một phát ngôn viên nói với Guardian: “Thủ tướng và bộ trưởng tài chính đang thực hiện những cải cách về phía cung cần thiết để phát triển nền kinh tế sẽ được công bố trong những tuần tới.

Starmer nói:

“Tôi nghĩ nhiều người hiện nay vô cùng lo lắng về khoản thế chấp của họ, về việc giá cả sẽ tăng lên, và bây giờ là về lương hưu của họ. Chính phủ rõ ràng đã để mất quyền kiểm soát nền kinh tế. Điều họ cần làm bây giờ là triệu tập quốc hội và từ bỏ khoản ngân sách này trước khi có thêm thiệt hại xảy ra.”

Keir Starmer

Cả Kwarteng và Truss đều không chuẩn bị bình luận công khai để trấn an thị trường và trấn an công chúng. Thay vào đó, họ cử Bí thư Bộ Tài chính Andrew Griffith, người lập luận rằng “tất cả những nền kinh tế lớn” đều đang trải qua sự biến động tương tự như nước Anh do hậu quả của cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Một phát ngôn viên của Bộ Tài chính cho biết:

“Thị trường tài chính toàn cầu đã có những biến động đáng kể trong những ngày gần đây. Ngân hàng đã xác định được rủi ro do rối loạn hoạt động gần đây trên thị trường trái phiếu, do đó, Ngân hàng sẽ tạm thời thực hiện việc mua trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn từ hôm nay để khôi phục điều kiện thị trường có trật tự. Những giao dịch mua này sẽ có giới hạn thời gian và hoàn thành trong hai tuần tới.

“Bộ trưởng Tài chính cam kết về sự độc lập của Ngân hàng Trung ương Anh. Chính phủ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng để hỗ trợ các mục tiêu ổn định tài chính và lạm phát.”

Ros Altmann, một cựu bộ trưởng lương hưu, cho biết:

“Tình hình trên thị trường đang vượt ngoài tầm kiểm soát. Dường như không có nhà đầu tư nào sẵn sàng hoặc có thể bước vào mua trái phiếu, vì lo ngại rằng tỷ giá sẽ tiếp tục tăng khi khủng hoảng tăng vận tốc. Đó là lý do tại sao Ngân hàng Trung ương Anh, được ủy quyền để bảo vệ sự ổn định tài chính, đã bỏ tiền ra mua trái phiếu.”

Ros Altmann

Keir Starmer cho biết chính phủ đã ‘mất quyền kiểm soát nền kinh tế‘ – video

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Bank of England in £65bn scramble to avert financial crisis | Eric Martin | The Guardian | September 28, 2022. © 2022 Bloomberg L.P.