Động lực pháp lý của bản cáo trạng thứ hai của Trump

Isaac Chotiner | Trần Giao Thuỷ

Vụ án liên quan đến việc cựu Tổng thống dùng và lưu trữ tài liệu mật, đặt ra những câu hỏi phức tạp về ý định và an ninh quốc gia.

Do tính nhạy cảm của thông tin mật và thời gian cận kề với cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, những thủ tục tố tụng chống lại Donald Trump có thể sẽ là một mớ bòng bong gồm cả những quan tâm về chiến thuật và cách thực hiện. Nguồn ảnh của Spencer Platt / Getty

Hôm thứ Năm, cựu Tổng thống Donald Trump công bố Bộ Tư pháp đang truy tố ông về 7 cáo buộc hình sự trong cuộc điều tra xung quanh những tài liệu mật tìm thấy tại dinh thự ở Mar-a-Lago của ông ở Florida. Mặc dù chúng tôi chưa biết thực chất chính xác của những cáo buộc, nhưng tờ New York Times đã đưa tin cho biết chúng gồm có việc cố ý giữ lại thông tin mật, vi phạm Đạo luật Gián điệp; khai man; và âm mưu cản trở công lý. Trump tính ra trình toà án liên bang vào thứ Ba ở Miami, nơi Bộ Tư pháp đã đệ trình vụ án.

Để rõ về cách chính phủ giải quyết những trường hợp liên quan đến tài liệu mật và vi phạm Đạo luật Gián điệp, tôi đã nói chuyện qua điện thoại với Stephen Vladeck, một chuyên gia về luật an ninh quốc gia và tòa án liên bang, hiện giảng dạy tại Trường Luật Đại học Texas. Ông cũng là tác giả của cuốn sách mới “The Shadow Docket.” Trong cuộc trò chuyện, đã được chỉnh sửa cho gọn và rõ ràng, chúng tôi đã thảo luận về những thách thức đối với việc truy tố những vi phạm về tài liệu mật, liệu lý do Trump giữ tài liệu có quan trọng hay không và cuộc chiến sắp tới về thời gian phiên tòa có thể kéo dài bao lâu.

Những cân nhắc khi chính phủ phải giải quyết những vụ án liên quan đến tài liệu mật là gì?

Có rất nhiều thứ phải cân nhắc. Từ quan điểm của chính phủ, mấu chốt của vấn đề là họ sẵn sàng tiết lộ bao nhiêu thông tin mật, bởi vì bị cáo có quyền theo hiến pháp để đối chất với bằng chứng chống lại ông ta. Điều này có nghĩa là chính phủ không thể chia phần chênh lệch; nó không thể thuyết phục ai đó dựa trên bằng chứng mà họ không được phép xem. Vì vậy, thông thường cách chính phủ buộc tội trong một vụ án như thế này và cách họ xét xử một vụ án như thế này phản ảnh những quyết định về những gì họ muốn và không muốn tiết lộ.

Và không có cách nào để xử một vụ án theo hình thức mà bị cáo được cho xem bằng chứng và tòa án về cơ bản phải hoạt động biệt lập với bên ngoài theo một cách nào đó?

Có một điểm cần để ý. Nó được gọi là quy tắc nhân chứng im lặng. Theo quy tắc này, chính phủ có thể đưa một nhân chứng ra tòa, và yêu cầu nhân chứng đề cập đến số dòng của tài liệu, và chỉ vào những phần khác nhau của tài liệu, trong đó chính phủ, bị cáo, bồi thẩm đoàn và thẩm phán đều có tài liệu, nhưng công chúng thì không. Vấn đề là một phần trong số đó gồm có bị cáo và một phần trong đó gồm cả việc tiết lộ thông tin cho người bào chữa. Vì vậy, nó không nhất thiết là về những gì chính phủ sẵn sàng công khai; đó là về những gì chính phủ sẵn sàng cung cấp cho bị cáo.

Tuy nhiên, trong một trường hợp như thế này, có lẽ bị cáo đã có quyền truy cập vào rất nhiều thông tin mật. Đây là lý do mà bị cáo thường bị buộc tội.

Vì vậy, việc đó đưa chúng ta đến vấn đề thứ hai, đó là quang phổ của cái được gọi là thư xám. Graymail là mối lo ngại rằng vì bị cáo có quyền truy cập và biết thông tin mật, nên bị cáo có thể cố gắng dùng sự hiểu biết hoặc thông tin hoặc quyền truy cập đó như một phần của biện pháp bào chữa được hiến pháp bảo đảm theo cách có thể dẫn đến việc tiết lộ công khai.

Ông có thể đưa ra một ví dụ về cách việc đó có thể xảy ra?

Giả sử ông đang cố tố cáo một nhân viên chính phủ vì tội làm tiết lộ bí mật an ninh quốc gia. Bị cáo có thể nói, “Tôi muốn điều trần về lý do tại sao tôi tiết lộ thông tin này, và những thứ khác mà tôi thấy đã khiến tôi tiết lộ thông tin này.” Và xã hội—Đạo luật về thủ tục thông tin mật—hiện hữ phần chính là để bảo vệ chính phủ khỏi thư xám. Những gì nó làm là tạo ra những quy tắc đặc biệt và những thủ tục đặc biệt khi bị cáo muốn dùng thông tin mật như một phần bào chữa của mình.

Những quy tắc đó là gì? Chúng hoạt động như thế nào?

Những quy tắc này liên quan đến việc cung cấp thông báo đầu tiên cho chính phủ và tòa án, không như với những vụ án hình sự điển hình, ở đó bị cáo được phép đưa ra lời biện hộ ngay tại chỗ. Có những yêu cầu thông báo theo cipa nếu việc bào chữa sẽ được đưa ra toàn bộ hoặc một phần về thông tin mật mà bị đơn có. Sau đó, có những quy tắc về những gì tòa án phải làm. Chẳng hạn, có thể sử dụng những bản tóm tắt đã được biên tập lại hay không?

Vì vậy, ở khía cạnh Điều khoản Đối chất của câu chuyện, chúng ta đang nói về áp lực buộc chính phủ thậm chí không được sử dụng một số tài liệu nhất định trong tiến trình truy tố. Về khía cạnh cipa của câu chuyện, chúng ta đang nói về những giới hạn về cách người bào chữa được phép sử dụng thông tin mật. Và do đó, những thí nghiệm này có khuynh hướng diễn ra tại điểm giao nhau của hai lực đối kháng này.

 những động lực này có vẻ phức tạp, có phải ông đang gợi ý rằng đôi khi chính phủ sẽ đưa ra những cáo buộc mà họ không cần phải làm tất cả những thứ này không? Về bản chất, họ sẽ truy tố nhiều tội đơn giản hơn hat không?

Đúng như thế. Mối quan tâm của chính phủ về những gì Điều khoản Đối chất sẽ kích hoạt có thể dẫn đến — và đã dẫn đến trong quá khứ — đến những thay đổi về những gì chính phủ buộc tội, đến những thay đổi về bằng chứng mà chính phủ dựa vào để chứng minh luận cứ của mình và thay đổi danh sách nhân chứng, bởi vì chính phủ có thể không muốn đốt một nguồn hoặc một người cung cấp thông tin. Có một loạt những cân nhắc chiến lược và chiến thuật của những luật sư chính phủ về cái giá của mỗi quyết định.

Giả sử rằng bản tin đan đưa là chính xác và có một cáo buộc bị cáo cố ý lưu giữ, một phần khác của điều này có thể giúp công việc của chính phủ dễ dàng hơn một chút là việc cố ý lưu giữ không yêu cầu phải có bằng chứng về bất kỳ điều gì khác ngoài việc Trump biết rằng đây là thông tin liên quan đến quốc phòng, và rằng sau khi có yêu cầu trả lại, ông ta đã cố tình không thực hiện theo yêu cầu đó. Điều đó không dẫn đến nhiều tranh chấp về bí mật an ninh quốc gia. Chỉ thực tế là một tài liệu có thể được đóng dấu tuyệt mật trên đó có thể đủ — và trong những trường hợp khác là đủ — để chứng minh rằng người đó biết đó là thông tin liên quan đến quốc phòng.

Mục đích của việc lưu giữ những tài liệu quan trọng như thế nào? Điều đó sẽ dẫn đến loại tội danh nào hoặc mức độ nghiêm trọng của tội danh mà ban công tố sẽ theo đuổi? Ông có thể tưởng tượng, trong một trường hợp lý thuyết, giả sử, một động cơ khác nhau, từ việc bán tài liệu để lấy tiền đến việc muốn giữ chúng vì ông có cái tôi quá lớn và mọi người bảo ông trả lại chúng khiên ông lại muốn giữ chúng nhiều hơn.

Đối với tôi, đây là một trong những điều có vấn đề sâu sắc về Đạo luật Gián điệp, đó là động cơ không đáng kể. Và trong những trường hợp trước đây khi cuộc trò chuyện xoay quanh việc sử dụng Đạo luật Gián điệp để truy lùng những kẻ tiết lộ thông tin an ninh quốc gia mà động cơ của họ có thể là phục vụ lợi ích công cộng, thì điều đó không quan trọng để xác định hành vi vi phạm Đạo luật Gián điệp. Đó là một yêu cầu về kiến thức, không phải là một yêu cầu về ý định. Tôi không nghi ngờ rằng, nếu vụ việc đi xa đến mức này, Tổng thống Trump sẽ cố gắng đưa ra một số lập luận về lý do tại sao ông ấy giữ lại những tài liệu này, có thể nếu không có gì khác là một nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng đến những bồi thẩm viên. Nhưng việc thiết lập một hành vi vi phạm đạo luật đó thường không yêu cầu thiết lập bất cứ điều gì về động cơ của bị cáo.

Với tư cách là một công tố viên ông có thể xin toà phạt bị cáo thế nào, nếu trong một trường hợp bị cáo bán thông tin cho một thế lực nước ngoài, và trong một trường hợp khác, bị cáo chỉ có cái tôi quá lớn và muốn giữ nó?

Có thể, nhưng đó là một quyết định chính trị hơn là một quyết định pháp lý. Một trong những đặc điểm và lỗi đặc hữu của Đạo luật Gián điệp là nó đối xử với những điều đó như nhau. Việc buộc tội những vụ án theo cách khác hoặc muốn toà ra những án lệnh khác nhau là tùy theo quyết định của công tố viên.

Chúng ta có biết gì về cách những công tố viên thường giải quyết những câu hỏi này không? Có phải sự thận trọng đó thường thể hiện trong việc tìm kiếm những bản án khác nhau dựa trên động cơ không?

Đúng. Tôi nghĩ có thể an toàn khi nói rằng lịch sử của những vụ truy tố dựa trên Đạo luật Gián điệp không đồ sộ như lịch sử của những đạo luật hình sự liên bang khác được sử dụng thường xuyên hơn. Nhưng, vâng: chúng tôi nhận thấy sự khác biệt trong việc truy tố những kẻ tiết lộ thông tin so với những điệp viên điển hình, trong đó những cáo buộc có thể giống nhau nhưng những đề nghị toà kết án lại khác nhau hoặc ông thấy sự khác biệt trong việc chính phủ đưa ra những bản án tiếp  theo nhau và những bản án đồng thời. Nhưng phần khác của câu chuyện đó là, trong rất nhiều trường hợp đó, những quyết định buộc tội của chính phủ nhằm tạo ra đòn bẩy trong những cuộc đàm phán nhận tội. Chính phủ sẽ đưa ra phán quyết, không nhất thiết vì đó là điều họ muốn chứng minh tại phiên tòa, mà để khuyến khích bị cáo hợp tác. Tôi không chắc thực tế đó ở đây sẽ là gì.

Vâng, tôi không nghĩ

Đúng. Đúng.

Khi nói đến một âm mưu cản trở công lý, một lần nữa, mục đích của việc giữ lại những tài liệu quan trọng đến mức nào?

Bây giờ chúng tôi đi sâu vào yêu cầu về ý định. Việc chứng minh loại cáo buộc đó đòi hỏi phải chứng minh thêm một chút rằng điều này không chỉ vì cái tôi, hoặc giữ những tài liệu này vì bạn có thể. Chúng tôi không biết bản cáo trạng nói gì, nhưng nếu cáo buộc âm mưu không dựa trên việc lưu giữ ban đầu mà thay vào đó dựa trên những tuyên bố được đưa ra sau khi tài liệu được yêu cầu trả lại, thì mục đích có thể không quan trọng lắm. “Tôi muốn giữ những tài liệu này” có thể giải thích lý do ban đầu ông ta giữ chúng; nó không giải thích được tại sao ông ta lại nói dối chính phủ về việc ông ta vẫn còn chúng.

Tại sao không?

Lấy những tài liệu này và phạm vô tình sai lầm vì nghĩ  rằng ông có quyền có chúng là một lẽ. Một khi chính phủ lên tiếng và nói rằng họ muốn họ ông trả lại tài liệu mật, thì lời bào chữa mà ông chỉ muốn giữ lấy chúng không thực sự đáp lại cáo buộc rằng ông đang cản trở cuộc điều tra của chính phủ. Lời dối trá là sự cản trở công lý.

Thật thú vị. Tôi nghĩ ông đang nói rằng, nếu sự cản trở cũng là do ông có cái tôi quá lớn, thì điều đó sẽ được nhìn nhận khác với việc cản trở công lý vì ông muốn bán tài liệu chẳng hạn. Động cơ cản trở có quan trọng không?

Không phải để chứng minh lời buộc tội, nhưng có lẽ đối với bầu không khí rộng lớn hơn, và điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta phải tuyên án. Nhưng sự cản trở đã xong khi ông ta cản trở chính phủ, ngay cả khi ông ta nghĩ rằng mình có lý do chính đáng để làm như vậy.

Đã có những tuyên bố từ Trump rằng ông có quyền giải mật những tài liệu, thậm chí chỉ bằng cách “nghĩ về nó”. Điều này quan trọng như thế nào, và trạng thái tâm thần của anh ấy quan trọng như thế nào?

Cáo buộc theo Đạo luật Gián điệp có nghĩa là ông ta phải biết đó là thông tin liên quan đến quốc phòng có thể được sử dụng vì lợi ích của một nước ngoài hoặc gây hại cho Hoa Kỳ. Người bào chữa có thể cố gắng lập luận rằng, nếu thông tin đã được giải mật đúng cách, thì sẽ không có chuyện Trump giữ thông tin đó có thể mang lại lợi ích cho một cường quốc nước ngoài hoặc gây hại cho Hoa Kỳ. Tôi sẽ chỉ nói rằng lập luận đó đã thất bại trong những vụ truy tố Đạo luật Gián điệp trước đây. Tòa án đã bác bỏ những lập luận rằng thông tin đã được công bố rộng rãi, và do đó, việc bị cáo tiết lộ thông tin đó không thành vấn đề. Điều này quay trở lại độ lớn của Đạo luật Gián điệp.

Đã có tin về một đoạn ghi âm của Trump thừa nhận rằng ông ấy đã giữ một tài liệu đã được phân loại là ‘mật’ và nó cho thấy điều gì đó về trạng thái tâm thần của ông ấy. Tại sao điều đó lại quan trọng?

Không phải trạng thái tâm trí của ông ta — kiến thức của ông ta. Theo Đạo luật Gián điệp, toàn bộ  là về kiến thức. Và, nếu chính phủ có thể chứng minh kiến thức mà không cần phải đặt ông ta trước vành móng ngựa, và sử dụng bằng chứng tài liệu rằng Trump biết đây là thông tin liên quan đến quốc phòng, thì điều đó sẽ vượt qua một phần khá quan trọng của phiên tòa. Một lần nữa, ít nhất là trong bối cảnh của Đạo luật Gián điệp, câu hỏi đặt ra là làm thế nào chính phủ xác định được những gì Trump biết.

Nhìn chung vào cách chính phủ giải quyết những tài liệu mật, ông chờ đợi tất cả những điều này nghiêm trọng đến mức nào?

Có lẽ có những điều khác làm cho trường hợp này trở nên khác biệt, nhưng dựa trên những gì đã có trong phạm vi công cộng, điều khiến nó trở nên nghiêm trọng trong toàn bộ những vụ truy tố Đạo luật Gián điệp chính là điều đã xảy ra khi chính phủ gặp Trump và nói, “Chúng tôi vẫn nghĩ bạn có những tài liệu này. Có những ví dụ về những viên chức và cựu viên chức chính phủ đã sơ suất giữ lại những tài liệu mật đó, và ngay khi thấy, họ đã trả lại chúng. Và những trường hợp đó không bị buộc tội, hoặc chúng bị buộc tội là tội nhẹ.

Ông nghĩ gì về quyết định nộp đơn buộc tội ở Miami, nơi chúng tôi cho rằng nhóm bồi thẩm đoàn sẽ ủng hộ Trump hơn so với ở Washington, D.C.?

Tôi nghĩ rằng nó tránh được một cuộc tranh cãi về địa điểm. Trump sẽ có một lập luận rằng bất kỳ vụ truy tố nào cũng nên xảy ra khi hành vi sai trái bị cáo buộc xảy ra. Ở mức độ mà đây là về những gì ông ấy đã làm ở Mar-a-Lago, chứ không phải ở Toà bạch Ốc, anh ấy sẽ có những lập luận khá thuyết phục rằng Florida là nơi thích hợp để chọn làm địa điểm.

Một điều khác là những quy tắc về địa điểm là dành riêng cho từng quận và không dành riêng cho bộ phận, vì vậy bằng cách nộp hồ sơ tại Miami, chính phủ đang nỗ lực hết sức để thí nghiệm ở đó thay vì Palm Beach. Nếu họ bắt đầu ở D.C., họ có thể đã mất kiểm soát về nơi nào ở Quận phía Nam của Florida mà vụ án kết thúc.

Ông đang cho rằng Miami ít ủng hộ Trump hơn Palm Beach?

Hoặc ít nhất chính phủ có thể, một cách hợp lý, nghĩ như vậy.

Trường hợp này sẽ có vấn đề rất gay go về thời gian. Những người của Trump sẽ muốn kéo nó dài ra để trì hoãn bất kỳ án lệnh nào và bởi vì họ hy vọng ông ấy có thể trở lại làm Tổng thống trước khi bất kỳ hình phạt nào xảy ra. Và chính phủ có thể muốn vụ án này kết thúc trước khi cuộc vận động tranh cử nóng lên. Tôi đã nghe mọi người nói rằng việc truy tố liên bang khó trì hoãn hơn. Điều đó có chính xác không?

Vâng, những vụ truy tố liên bang khó trì hoãn hơn. những quy tắc liên bang có phần thiên về chính phủ hơn một chút khi nói đến thời gian của thủ tục tố tụng so với hầu hết những tòa án tiểu bang. Nhưng có hai con bài trắng. Đầu tiên là thẩm phán. Thẩm phán vẫn có nhiều quyền hạn trong việc sắp xếp và lên lịch những vấn đề trước khi xét xử. Thứ hai là mức độ phức tạp của thủ tục trước khi xét xử. Và, một lần nữa, đó là điều mà chính phủ sẽ có quyền kiểm soát khá lớn dựa trên cách họ chọn để buộc tội trong vụ án. Có phải những cáo buộc sẽ dẫn đến rất nhiều tranh cãi trước khi xét xử về những nhân chứng chuyên môn và CIPA và bóng ma của thư xám? Nếu ông là chính phủ và thời gian là ưu tiên hàng đầu đối, thì điều đó cũng sẽ định hình một số tiến trình lấy quyết định của ông nhằm cố gắng giảm xác suất xảy ra những cuộc tranh cãi hay cà khịa  tốn thời gian trước khi xét xử. ♦

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: The Legal Dynamics of Trump’s Second Indictment  |  Isaac Chotiner | The New Yorker | June 9, 2023.