Hai Chủ tịch nước bị đuổi việc trong một năm: Triển vọng chính trị Việt Nam Cộng sản là gì?

Lê Hồng Hiệp | DCVOnline

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng bị thay thế; nhiệm vụ hàng đầu của giới lãnh đạo CHXHCNVN hiện nay là tìm người thay ông ta và ổn định chính trị.

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương chụp ảnh ở đây vào ngày 16 tháng 11 năm 2023. (Ảnh của Josh Edelson/AFP)

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) hôm thứ Tư ra thông báo nhận định rằng “những vi phạm, khuyết điểm của Võ Văn Thưởng đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước” và đã chấp nhận đơn từ chức ra khỏi mọi chức vụ trong đảng và chính phủ của Chủ tịch Võ Văn Thưởng; thứ Năm Quốc hội Việt Nam sẽ triệu tập phiên họp bất thường để chính thức bỏ phiếu về việc từ chức của ông, chỉ cần Thưởng được cho là có liên quan đến vụ tham những hối lộ liên quan đến công ty phát triển bất động sản địa phương Phúc Sơn, hiện đang bị tuy tố với nhiều cáo buộc tham nhũng khác nhau. Theo những nguồn tin không chính thức nhưng đáng tin cậy cho biết trong thời gian ông còn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2011-2014), một người thân của Thưởng đã nhận 60 tỷ đồng (2,4 triệu USD theo tỷ giá hiện hành) của công ty Phúc Sơn, được cho là dành cho Thưởng để xây dựng nhà thờ tổ tiên của ông ta.

Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu cho một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cán bộ cao cấp, trong đó có 4 Ủy viên Bộ Chính trị (kể cả Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc) , một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo cấp tỉnh,… Việc thay thế chủ tịch nước nhanh chóng là điều đặc biệt đáng chú ý, khi ông Phúc cũng bị cách chức sau chưa đầy hai năm vào đầu năm 2023.

Giống như Phúc, sự ra đi của Thưởng sẽ không dẫn đến những thay đổi chính sách đáng kể nhưng lại khiến giới đầu tư lo ngại, nhiều người trong số này bị thu hút đến Việt Nam chính vì môi trường chính trị tương đối ổn định so với những nước trong khu vực. Tuy nhiện tin về sự ra đi của Thương càng khiến họ thêm bất an. Tệ hơn nữa, sức khỏe yếu kém của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và sự không chắc chắn xung quanh kế hoạch kế nhiệm của ông có thể sẽ làm đấu đá chính trị nội bộ gia tăng trước khi đến Đại hội toàn quốc tiếp theo của ĐCSVN vào đầu năm 2026. Điều này sẽ càng làm trầm trọng thêm mối quan tâm của giới đầu tư.

Hệ quả của sự sụp đổ của Thưởng đối với tương lai chính trị của Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc chạy đua thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phụ thuộc vào việc ai sẽ đảm nhận vai trò của Thưởng. Bộ Chính trị, nghĩa là những ứng cử viên có thể thay Trọng hiện nay gồm có Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Trọng trước đây giữ chức Chủ tịch nước từ năm 2018 đến 2021 có thể trở lại vai trò này nhưng vấn đề sức khỏe của ông có thể là trở ngại đáng kể. Chính và Huệ khó có thể được quan tâm vì vị trí hiện tại của họ nắm giữ nhiều quyền lực hơn chức vụ chủ tịch nước, điều này khiến Tô Lâm và Mai là những lựa chọn có thể xẩy ra nhất .

Ở tuổi 66, Lâm có thể rất quan tâm đến vị trí này vì nó có thể cho phép ông lại được một ngoại lệ đối với quy định của Đảng về giới hạn tuổi và tranh cử chức vụ cao nhất vào năm 2026. Tuy nhiên, ông cũng có thể dè dặt về việc chuyển đổi sang vai trò mới này; Bộ trưởng Bộ Công an hiện nay của ông là chức vụ vô cùng quyền lực, đặc biệt trong lúc Đảng Cộng sản Việt Nam đang phát động chiến dịch chống tham nhũng. Ngược lại, vai trò của Chủ tịch nước phần lớn liên quan đến những nhiệm vụ mang tính nghi lễ. Mặt khác, Mai cũng là một ứng cử viên có thể được chọn cho vị trí này, đặc biệt là trong mắt những người đang tranh giành chức tổng bí thư. Điều này là do cơ sở quyền lực tương đối yếu của bà, có nghĩa là bà khó có thể tận dụng chức vụ chủ tịch nước như một phương tiện để cạnh tranh chức vụ tổng bí thư, vị trí quyền lực hàng đầu của Đảng vào năm 2026

Một lựa chọn khác là Đảng CSVN bẻ cong quy luật của chính họ và đề cử một chính khách khác, chưa làm trọn một nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị, nhưng có thể mang lại sự ổn định cho hệ thống. Trong trường hợp này, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên hay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang là hai ứng cử viên có thể được chọn.Tuy nhiên, các ứng cử viên hiện nay có thể thay thế Trọng và phe nhóm của họ có thể không ủng hộ quyết định này vì họ không muốn chứng kiến ​​sự xuất hiện của một đối thủ mới và vững hơn có thể cản trở nguyện vọng của chính họ đối với chức vụ đứng đầu Đảng vào năm 2026.

Do tiến trình lựa chọn phức tạp và thời gian có hạn nên rất có thể Đảng CSVN chưa thống nhất quyết định về người kế nhiệm Thưởng, nếu đúng như vậy, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Anh Xuân sẽ giữ vai trò quyền Chủ tịch nước cho đến hết nhiệm kỳ đến khi Đảng CSVN có thể có quyết định cuối cùng.

Trong bối cảnh đó, những bất ổn chính trị ở Việt Nam sẽ tiếp tục, một số trong giới đầu tư có thể quyết định đợi cho đến khi mọi chuyện lắng xuống trước khi có bất kỳ quyết định đầu tư lớn nào. Quan hệ đối ngoại của Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng, có thể bị trì hoãn hoặc hủy bỏ những cuộc trao đổi song phương cao cấp. Chẳng hạn như do Thưởng bị phế truất, chuyến thăm Việt Nam của Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Máxima của Hoà Lan, dự định ​​diễn ra từ ngày 19 đến ngày 22 Tháng 3, đã phải hoãn lại theo yêu cầu của Việt Nam.

Ngay cả sau khiđã chọ được chủ tịch nước mới, cuộc đấu đá chính trị có thể sẽ tiếp tục kéo dài cho đến năm 2026 trừ khi kế hoạch kế nhiệm rõ ràng cho Trọng được công bố. Trong khi đó, giới đầu tư và đối tác của Việt Nam sẽ phải sống chung với thực tế chính trị mới của đất nước.

ĐCSVN và ban lãnh đạo cao nhất của đảng có thể mong muốn giảm thiểu những bất ổn bằng cách đẩy nhanh tiến trình chuyển giao quyền lực và bầu ra một chủ tịch mới, người có thể đảm nhiệm nhiệm kỳ của họ một cách an toàn cho đến năm 2026. Đây phải là trọng tâm hàng đầu của ban lãnh đạo đảng CSVN lúc này. Cùng lúc cải tiến môi trường đầu tư bằng việc đơn giản hóa những thủ tục quan liêu, nâng cao hiệu quả của việc có quyết định và loại bỏ những rào cản pháp lý và quy định đối với giới đầu tư cần được ưu tiên để giải quyết những bất ổn chính trị và khôi phục niềm tin của họ vào triển vọng chính trị và kinh tế của Việt Nam.

Tác giả | Lê Hồng Hiệp là Nghiên cứu viên cao cấp và Điều hợp viên Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại ISEAS – Viện Yusof Ishak.

© 2024 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

Nguồn: Two Presidents Ousted in One Year: What Lies Ahead for Vietnam’s Political Outlook? | Le Hong Hiep | The Fulcrum | March 20, 2024