CSVN sa thải Chủ tịch Quốc hội phơi bầy nạn tham nhũng, tranh giành quyền lực trong đảng


Zachary Abuza | DCVOnline

Việc loại bỏ Vương Đình Huệ làm mất cột thứ hai trong “tứ trụ” của ban lãnh đạo Cộng sản.

Sa thải Chủ tịch Quốc hội phơi bày nạn tham nhũng, tranh giành quyền lực ở Việt Nam

Trình bầy của Paul Nelson/RFA; Ảnh của AFP

Lật đổ Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ trong tuần này là vụ mới nhất khi hàng loạt cán bộ cao cấp bị cách chức trong chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng, tạo tiền đề cho nhiều cuộc đấu đá nội bộ hơn nữa trong giới lãnh đạo hàng đâu ở quốc gia cộng sản cai trị.

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) biểu quyết bãi nhiệm Huệ trong phiên họp khẩn cấp ngày 25/4; và Ủy ban Trung ương đã bỏ phiếu chấp nhận việc ông từ chức vào ngày hôm sau.

Huệ là ủy viên Bộ Chính trị thứ 5 bị cách chức nhiệm kỳ này trong chiến dịch chống tham nhũng “Đốt Lò” đã thiêu rụi Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban kinh tế Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Nước Võ Văn Thưởng đã tuyên bố. Thường.

Bộ Chính trị hiện chỉ còn 13 thành viên trong một cuộc chiến tiêu hao, 19 tháng trước ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 14 vào tháng 1 năm 2026.

Việc loại bỏ Huệ rõ ràng đã làm thay đổi cuộc đua xem ai sẽ trở thành Tổng Bí thư tiếp theo của ĐCSVN. Huệ là một trong bốn ứng cử viên đủ điều kiện theo điều lệ hiện hành của đảng để kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng đan giue vai trò này ba nhiệm kỳ.

Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi nguyên nhân khiến Huế thất bại là chính trị quyền lực và tham vọng.

Ủy viên Bộ Chính trị Trương Thị Mai, áo đỏ, tại lễ bế mạc Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2016. (Hoàng Đình Nam/Pool Photo via AP)


Ngày 26/4, Trung ương Đảng Cộng sản chấp nhận đơn từ chức của Huệ từng được coi là người có nhiều cơ hội nhất để lãnh đạo đảng nhiệm kỳ 2026-2031.

Việc loại bỏ Huệ đã buộc phải có một cuộc cải tổ lớn nhueng vị trí cao cấp trong cuộc họp ngày 26 tháng 4 của Ban Chấp hành Trung ương.

Việt Nam đã không có Chủ tịc Nước từ tháng Hai. Việc loại bỏ Huệ, để trống một trụ thứ hai trong “tứ trụ” của ban lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Nhưng người đứng đầu Quốc hội còn quan trọng hơn nhiều.

Quốc hội Việt Nam là một ngoại lệ trong số những cơ quan lập pháp ở chế độ cộng sản, ở chỗ nó không phải là một con dấu cao su. Đây là một trong những thể chế chính trị đáng tin cậy nhất trong nước, tương đối minh bạch và là một thể chế cố gắng buộc những nhân vật lãnh đạo phải chịu trách nhiệm.

Quan trọng hơn, có rất nhiều luật và văn bản hướng dẫn thi hành cần được thông qua.

Những ‘trụ cột’ của đảng lung lay

Được biết, Trung ương Đảng Cộng sản đã bổ nhiệm Trương Thị Mai, người hiện là Trưởng Ban Bí thư Đảng Cộng sản, làm chủ tịch Quốc hội mới. Quyết định đó cùng với việc chính thức từ chức của Huệ sẽ được đưa ra khi Quốc hội triệu tập vào tháng 5.

Mai có kinh nghiệm đáng kể trong cơ quan lập pháp. Từ năm 2016-2021, bà giữ chức vụ trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan này vừa lãnh đạo cơ quan lập pháp vừa nhân danh cơ quan này khi không họp.

Nhưng có một số vị trí cao cấp khác mà Trung ương Đảng Cộng sản phải đảm nhận.

Mai sẽ phải được thay thế trong vai trò Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan chịu trách nhiệm về công việc hàng ngày của đảng.

Đại tướng Lương Cường sinh năm 1957, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Cái tên đang được nhắc đến là Đại tướng Lương Cường, hiện là Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, giữ chức Chính ủy cao nhất của quân đội.

Ứng cử viên Chủ tịch Nước Việt Nam Nguyễn Văn Nên, trái, rời cuộc họp tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2015. (Kham/Reuters)

Trong khi Lâm có thể muốn đóng chiếc đinh cuối cùng vào quan tài của đối thủ chính trị, nhưng có vẻ như Nguyễn Phú Trọng đã che đỡ cho người từng được ông bảo trợ tránh được bất kỳ cuộc tấn công nào khác nữa.

Việc Huệ bị loại khiến xác suất Lâm được đề bạt vào chức vụ tổng bí thư ĐCSVN tăng cao hơn. Hiện chỉ còn hai ứng cử viên đủ điều kiện khác là Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Nhưng chắc chắn rằng nền chính trị Việt Nam chưa bao giờ dơ dáy và mang tính phá hoại thể chế như thế này.

Những gì đã được thực hiện dưới khẩu hiệu ”Đốt Lò” – bề ngoài là để hợp pháp hóa đảng cầm quyền tham ô – đã dẫn đến sự mất tính hợp pháp lớn hơn trong mắt người dân Việt Nam, những người nhìn thấy nạn tham nhũng tràn lan trong giới lãnh đạo cao cấp như chưa khi nào thấy.

Tác giả | Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Quan điểm trình bày ở đây là của riêng ông và không phản ảnh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Cao đẳng Chiến tranh Quốc gia, Đại học Georgetown hay Đài Á Châu Tự do.


© 2024 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

________________________

Nguồn: Ouster of parliament chief bares Vietnam corruption, power struggle | John Cassidy | Zachary Abuza | rfa | April 26, 2024.