Bệnh viện ở Hoa Kỳ đang vật vã đối phó với đại dịch Covid-19

Dylan Scott | Trà Mi

Vox đã đặt câu hỏi với hơn một chục bệnh viện pử Hoa Kỳ về việc chuẩn bị cho coronavirus. Sau đây là những gì chúng tôi biết được.

Xe điện từ được đưa vào bệnh viện nhi đồng của Đại học California San Francisco vào ngày 16 tháng 3 năm 2020. Ảnh: Bộ sưu tập Smith / Gado / Getty Images

Sự lây nhiễm của coronavirus đang gia tăng, các bệnh viện của Mỹ đang phải vật vã chuẩn bị, và nhu cầu giường chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân Covid-19 có thể vượt quá số giường mà bệnh viện Hoa Kỳ có thể cung cấp.

Trong một bài phân tích mới, giới nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn đã viết rằng ngay cả các biện pháp làm dịu nghiêm ngặt bằng cách ly người bệnh, kiểm dịch tại nhà và cách ly xã hội

“Vẫn sẽ dẫn đến nhu cầu cao hơn gấp 8 lần so với số giường chăm sóc bệnh nhân trầm trọng hiện có và vượt quá khả năng tăng đột biến tại Hoa Kỳ.”

Tom Frieden, cựu giám đốc CDC dưới thời Tổng thống Barack Obama, nói với tôi rằng bệnh viện của Mỹ dường như không không sẵn sàng. Ông nói, “Ở bất cứ nơi nào có sự lây truyền trong cộng đồng,” bệnh viện nên hủy bỏ các cuộc giải phẫu nhiệm ý để có thể có thêm giường cho bệnh nhân Covid-19. Bác sĩ giải giải phẫu Jerome Adams đã có đề nghị tương tự.

Nhưng khi Vox đặt câu hỏi hơn một chục bệnh viện ở các khu vực trung tâm lớn trên cả nước, nơi có lây nhiễm cộng đồng, chúng tôi thấy rằng hướng dẫn nói trên  không được áp dụng thống nhất. Các bệnh viện đang cố gắng cân bằng giữa nhu cầu của đại dịch coronavirus với nhu cầu của bệnh nhân thường xuyên, khiến việc mở rộng khả năng của những bệnh viện đó trở nên khó khăn hơn trước sự gia tăng bệnh nhân nhiễm coronavirus.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia phát thực phẩm cho cư dân ở New Rochelle, New York. Họ có thể sẽ gọi đi giúp xây dựng những bệnh viện dã chiến. Ảnh: Spencer Platt/Getty Images

Các tiểu bang đang bắt đầu thực hiện các bước quyết liệt để cố gắng tăng số giường bệnh có sẵn, nhưng những gì họ có thể làm có giới hạn. Hôm thứ Hai, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết ông sẽ yêu cầu Lực lượng Vệ binh Quốc gia và các nhà thầu xây cất chuyển các cơ sở hiện có — ví dụ như ký túc xá và nhà dưỡng lão — thành các bệnh viện dã chiến. Yêu cầu đó dự tính ​​sẽ thêm 9.000 giường mới vào số 53.000 giường đã có sẵn trong tiểu bang. Thống đốc Maryland, ông Hog Hogan đã ban hành một lệnh tương tự trong cùng ngày, thêm 6.000 giường vào 9.000 giường hiện có trong tiểu bang của ông. Các thống đốc đang thúc giục chính quyền Trump đưa Quân đoàn Công binh và quân đội Hoa Kỳ tham gia để thành lập các bệnh viện dã chiến.

Những vấn đề phức tạp hơn nữa là sự thiếu hụt các vật dụng y tế căn bản — khẩu trang, găng tay, áo choàng, v.v. — mà nhân viên bệnh viện cần cố để chăm sóc cho bệnh nhân và tự bảo vệ mình. Áp lực của công việc đối với nhân viên y tế sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu giới y tá và bác sĩ nhiễm bệnh vì họ không có vật dụng bảo vệ và sau đó dĩ nhiên họ không thể làm việc được nữa.

Tôi đã nói chuyện với các y tá tại các bệnh viện lớn ở Hoa Kỳ, những người chắc chắn rằng họ đã làm việc trong không gia có coronavirus vì những thiếu sót này và một số giao thức lỏng lẻo trong cơn hoảng loạn vì coronavirus lúc ban đầu.

Melissa Tizon, một người phát ngôn của hệ thống bệnh viện Providence St. Joseph, có cơ sở ở Seattle, thành phố bị lây nhiễm nặng nhất của Hoa Kỳ cho đến nay, nói

“Nói chung, chúng tôi chỉ cần vật dụng y tế. Đó là chính là những gì chúng tôi cần có để chăm sóc cho bệnh nhân của chúng tôi.”

Melissa Tizon

Nước Mỹ, ngay từ đầu, đã chạy lẹt đẹt ở phía sau trong phản ứng của chúng ta đối với đại dịch coronavirus. Vài tuần tới, và cuộc thử thách này về khả năng để mở rộng một cách đáng kể năng lực chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ, sẽ xác định đại dịch sẽ đi về đâu.

Nước Mỹ không có đủ giường ICU cho đại dịch coronavirus

Theo Hiệp hội Bệnh viện Hoa Kỳ, Mỹ hiện có khoảng 924.000 giường bệnh, khoảng 98.000 trong số đó có thể được sử dụng cho những người cần chăm sóc đặc biệt. Số bệnh nhân Covid-19 cần được chăm sóc ở ICU có thể vượt quá những gì Hoa Kỳ hiện có khả năng cung cấp.

Những dự đoán của Đại học Hoàng gia Luân Đôn chỉ là một ước tính trong số nhiều dự đoán khác (phần chính dựa trên mô hình về sự bùng phát dịch cúm thay vì thực tế hiện trường), nhưng họ vẽ ra một bức tranh ảm đạm. Vắn tắt là ngay cả những chiến lược làm dịu mạnh nhất — cách ly xã hội nói chung, kiểm dịch, đóng cửa trường học — sẽ không đủ ngăn chặn để giúp bệnh viện ở Hoa Kỳ cuối cùng bị quá tải trừ khi chúng ta cam kết thực hiện các biện pháp quyết liệt như vậy cho đến khi có vắc-xin.

Nguồn: Đại học Hoàng gia Luân Đôn

Theo phân tích này, đối với những người từ 60 tuổi trở lên, từ 17% đến 25% trong số họ ​​sẽ phải nhập viện; trong số đó, 25% trở lên sẽ cần được chăm sóc đặc biệt (tỉ số này sẽ lên đến 70% cho bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên). Khả năng của các bệnh viện có thể đủ sức chăm sóc cho số bệnh nhân đó sẽ là bắt buộc nếu chúng ta muốn bảo vệ những người dân yếu đuối nhất.

Frieden đề nghị các bệnh viện có thể, bắt đầu, cố gắng biến phòng mổ thành ICU tạm thời. Tizon, với các bệnh viện Providence ở Washington, nói với tôi rằng họ tính toán mô hình dự đoán về số người bệnh nghiêm trọng mà họ có thể phải điều trị và họ đang đánh giá khu vực nào khác của bệnh viện có thể chuyển đổi thành khu ICU. Mona Locke, người phát ngôn của Trung tâm Y tế Thụy Điển tại Seattle, nói với tôi,

“Nói chung, chúng tôi đang thực hiện mọi bước để tăng năng lực của mình một cách đáng kể để đáp ứng sự gia tăng của những người lâm trọng bệnh cần chăm sóc.”

Mona Locke

Nhưng bà thừa nhận họ vẫn đang tính toán với những con số và không thể cụ thể hơn: “Mọi thứ đều có thể thay đổi.”

Các bệnh viện khác nói với tôi rằng họ đang điều chỉnh các kế hoạch tăng cường năng lực hiện tại cho cuộc khủng hoảng hiện tại, nhưng nói thêm rằng nếu có sự gia tăng bênh nhân Covid-19 quá đáng họ sẽ cần đến sự giúp đỡ từ chính quyền liên bang và tiểu bang.

Một người phát ngôn của Trung tâm Y tế Quận Los Angeles-USC cho biết trong một email,

“Tuy nhiên, giống như tất cả các bệnh viện, nếu bệnh nhân tăng đột biến, LAC+USC sẽ phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài từ các cơ quan của tiểu bang và liên bang.”

Đây là nơi nhũng bước đã được thực hiện ở New York và Maryland hầu thiết lập các cơ sở tạm thời có thể hữu ích. Và quân đội Hoa Kỳ, mặc dù bị hạn chế về mặt thực tế và pháp lý trong những gì nó có thể làm, có thể giúp mở rộng năng lực chăm sóc sức khỏe của Mỹ, như Alex Warrd của Vox đưa tin:

Quân đội cũng có hàng ngàn bác sĩ có thể giúp điều trị bệnh nhân. Bác sĩ Angela Rasmussen, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Columbia, nói với tôi rằng quân đội có thể tạo ra các bệnh viện mới nếu cần — như Thống đốc New York Andrew Cuomo đã kêu gọi Quân đoàn Công binh thực hiện — hoặc tái sử dụng các bệnh viện hiện tại, ví dụ như bằng cách chuyển đổi các cơ sở của bệnh viện thành các đơn vị chăm sóc bệnh trầm trọng (ICU).

Nhưng nó vẫn sẽ là một cuộc đua để tăng số giường bệnh và ICU đủ nhanh để đáp ứng với số bệnh nhân coronavirus đang gia tăng đều đặn ở Mỹ. Và đồng thời, các bệnh viện phải tiếp tục chăm sóc cho những bệnh nhân họ hiện có.

Các bệnh viện không thống nhất hoãn giải phẫu nhiệm ý như nhà chức trách y tế công cộng đã thúc giục

Frieden nói với tôi rằng các bệnh viện ở những khu vực có sự lây truyền trong cộng đồng (có nghĩa là virus lây lan tự nhiên giữa những người dân, không phải đến từ những nơi khác) nên hoãn giải phẫu nhiệm ý. Adams đã đưa ra một đề nghi tương tự trên Twitter cuối tuần qua.

“Các hệ thống bệnh viện và chăm sóc sức khỏe, XIN HÃY XÉT LẠI và NGƯNG NHŨNG CUỘC GIẢI PHẪU NHIỆM Ý cho đến khi chúng ta có thể đè bẹp đường cong!”

Trong mỗi cuộc giải phẫu nhiệm ý bạn làm:

1) Mang #Coronavirus đến các cơ sở của bạn

2) Tiêu dùng vật dụng bảo vệ cá nhân

3) Dùng nhân viên có thể cần để đối phó với #COVID ー 19 https://twitter.com/AmCollSurgeons/status/1238552985766158339”

U.S. Surgeon General @Surgeon_General

“Các bệnh viện, hệ thống y tế và bác sĩ giải phẫu nên chuẩn bị ngay bây giờ để quản lý các cuộc gairi phẫu nhiệm ý trong đại dịch COVID-19, với kế hoạch giảm thiểu, hoãn lại hoặc hủy bỏ tại thời điểm này. Đọc hướng dẫn của chúng tôi: https://bit.ly/2wW0e5g # COVID19”

AmericanCollSurgeons @AmCollSurgeons

Nói dễ hơn làm. Trong khi các ca giải giải phẫu nhiệm ý có thể giống như giải thuật thẩm mỹ hoặc có thể ít khẩn cấp hơn, bất kỳ thủ tục nào có thể được lên lịch trước đều thuộc danh mục đó. Vì vậy, giải phẫu nhiệm ý có thể gồm giải phẫu tim, loại bỏ sỏi thận, điều trị ung thư và nhiều hơn nữa.

Đó là lý do tại sao các bệnh viện đã đưa ra các khuyến nghị tổng quát này, yêu cầu giới lãnh đạo chính phủ tin tưởng họ có thể đánh giá tình hình và nhu cầu. Những hội bệnh viện lớn đã gửi thư vào cuối tuần qua cho Surgeon General giải thích vị trí của họ:

“Chúng tôi đồng ý rằng cuộc khủng hoảng khi nó bùng phát có thể buộc phải cắt giảm các dịch vụ bệnh viện ít quan trọng nhất hoặc nhạy cảm với thời gian, nhưng bất kỳ cắt giảm nào cũng phải thích ứng để đáp ứng nhu cầu của tất cả các bệnh nhân bị bệnh nặng. Bệnh nhân của chúng tôi sẽ được phục vụ tốt nhất bằng cách đánh giá cẩn thận và ưu tiên độ dốc của dịch vụ y tế “nhiệm ý” và để bảo đảm rằng sự chăm sóc cần thiết nhất về mặt y tế có thể được các bác sĩ và bệnh viện cung cấp.”

Dựa trên bản tin của Vox, các bệnh viện ở các điểm nóng Covid-19 thường đưa ra quyết định hoãn giải phẫu nhiệm ý. Các bệnh viện ở Seattle mà tôi đã tiếp xúc nói rằng họ đã hoãn hầu hết hoặc tất cả các ca giải phẫu nhiệm ý với hy vọng số lớn nhân viên và cơ sở của họ có thể được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân coronavirus. Locke tại các bệnh viện Thụy Điển ở Seattle nói với tôi,

“Quyết định hoãn giải phẫu nhiệm ý sẽ cho phép nhân viên khỏi phòng giải phẫu và họ có thể hy vọng được chuyển đến nơi cần thiết nhất. Điều này có thể cho phép bệnh viện Thụy Điển tiếp nhận nhiều bệnh nhân y tế hơn vì nó đã giảm số bệnh nhân giải phẫu. Đây là sự cân bằng tinh tế giữa nhu cầu y tế cộng đồng và nhu cầu giải phẫu.”

Mona Locke

Các bệnh viện Mount Sinai và New York-Presbyterian ở thành phố New York đã hoãn các ca giải phẫu nhiệm ý, cũng như hệ thống bệnh viện của Đại học George Washington ở Washington, DC, Massachusetts General ở Boston và hệ thống y tế LAC-USC ở Los Angeles.

Nhưng các bệnh viện khác nơi virus hiện đang bắt đầu kay nhiễm trong cộng đồng vẫn chưa thực hiện bước đó. Một số bệnh viện ở Denver, Chicago và DC — tất cả những nơi có trường hợp nghi ngờ lây truyền trong cộng đồng — đã không hoãn giải phẫu nhiệm ý, theo trả lời của họ cho những câu hỏi của chúng tôi và thông tin liên lạc nội bộ mà Vox đã xem xét. Tất cả cho biết họ liên tục xem xét số bệnh nhân của họ và nhu cầu có thể trì hoãn những ca giải phẫu đó.

Đây là những quyết định khó khăn. Một trong những mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe cộng đồng trong đại dịch là các bệnh nhân khác sẽ bị ảnh hưởng ra sao vì phải chuyển tài nguyên đối phó với tình trạng khẩn trương hiện tại. Nhưng sự kéo co giữa những ca giải phẫu nhiệm ý, gây thêm áp lực cho bệnh viện đang vất vả chuẩn bị để sẵn sàng đối đầu với cuộc khủng hoảng.

Bệnh viện Hoa Kỳ không có đủ dụng cụ cho y tá và bác sĩ

Một vấn đề lớn khác đối với các bệnh viện Hoa Kỳ là vật dụng an tòan cá nhân cơ bản, đặc biệt là mặt nạ cho nhân viên y tế đang chăm sóc bệnh nhân Covid-19, cũng như găng tay, áo choàng, v.v. Tôi nghe những nỗi lo đó từ bệnh viện và y tá, cũng như những phóng viên khác của BuzzFeed News, Rosalind Adams:

Một trong những bệnh viện ung thư hàng đầu tại Mỹ đã thông báo cho nhân viên  rằng họ thiếu mặt nạ và các vật dụng an toàn cá nhân khác, ngay cả khi họ đã có ít nhất năm nhân viên và ba bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm COVID-19.

Bệnh viện đó, Memorial Sloan Kettering Cancer Center ở New York, chỉ có một tuần mặt nạ tồn kho, theo biên bản một cuộc họp nhân viên vào chiều thứ Sáu tuần trước. Kreg Koford, phó giám đốc chuỗi cung ứng và điều trị, nói với nhân viên, thiếu hụt là do sự chậm trễ sản xuất và phân phối ở Trung Hoa, nơi hầu hết các vật dụng an toàn cá nhân (PPE) được sản xuất.

Vào cuối tuần trước, Premier Inc., một nhà cung cấp lớn cho các bệnh viện Hoa Kỳ, đã cho hay rằng họ đã thấy nhu cầu của mặt nạ giải phẫu tăng gấp đôi so với con số họ thường thấy: 55 triệu so với nhu cầu hàng năm điển hình là từ 22 triệu đến 25 triệu mặt nạ N95 tiêu chuẩn cho nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Premier Inc viết trong một bản cập nhật về chuỗi cung ứng cho biết hầu hết các bệnh viện chỉ dự trữ vậy dụng đủ dùng một vài tuần.

Làm thêm mặt nạ sẽ là một thách thức, như NPR đưa tin: Các nhà máy Trung Quốc, nơi sản xuất nhiều mặt nạ như vậy, chỉ sản xuất trung bình khoảng 600.000 mặt nạ đó mỗi ngày vì khó khăn trong việc mua sắm các vật liệu cần thiết.

Bác sĩ Stephen Anderson, một bác sĩ làm việc tại khoa cấp cứu ở Seattle, nói với các phóng viên vào ngày 17 tháng 3 năm 2020,

“Không có đủ mặt nạ để dùng tại bệnh viện của tôi. Tôi chỉ có đủ mặt nạ dùng trong hai ngày nên chúng tôi cố gắng tiết kiệm. Được một cái vào buổi sáng. Chùi sạch và dùng lại.” Ảnh: Ted S. Warren/AP

Một y tá tại một bệnh viện lớn ở một thành phố lớn của Hoa Kỳ, đã yêu cầu giấu tên để tránh bị chủ nhân trả thù, đã chia sẻ với tôi một câu chuyện liên quan đến sự thiếu hụt mặt nạ. Một bệnh nhân được đưa vào khu ICU ở bệnh viện; bệnh nhân được xét nghiệm không nhiễm cúm nhưng không đủ diều kiện theo CDC để được xét nghiệm coronavirus. Do đó, các y tá không cần phải đeo mặt nạ khi họ chăm sóc chp bệnh nhân sau khi xét nghiệm người đó đã xét nghiệm không nhiễm cúm.

Sau đó, người ta đã tiết lộ một trong những thành viên gia đình bệnh nhân đó gần đây đã ở Vũ Hán, Trung Hoa và được xác nhận nhiễm Covid-19. Sau khi thông tin đó được tiết lộ, bệnh nhân đó đã được lên lịch kiểm tra và mặt nạ được sử dụng lại. Nhưng đã có vài giờ giữa thử nghiệm không bị cúm và phát giác ra rằng bệnh nhân có thể là một người nhiễm Covid-19 lúc y tá đã không dùng vật dụng bảo vê cá nhân.

Cuối cùng bệnh nhân ho suốt đêm, có thể đã kaay nhiễm cho các y tá và các bệnh nhân khác trong phòng ICU. Tuy nhiên, ngay cả sau khi y tá thông báo về khả năng bị nhiễm, cấp trên của họ nói rằng họ có thể tiếp tục làm việc và không cần phải đeo mặt nạ “vì chúng ta thiếu mặt na”. Y tá được chỉ thị rằng, ngay cả khi họ đã xác nhận có thể bị nhiễm, họ vẫn nên đi làm trừ khi họ có triệu chứng. Cô y tá nói.

“Họ không bảo vệ chúng tôi. Họ đã lấy đi những chiếc mặt nạ của chúng tôi. Điều mà tất cả chúng ta đều lo lắng là chúng ta đang đưa virus vào những quần thể dễ bị tổn thương nhất.”

Một y tá dâu tên

Hoa Kỳ đang cố gắng đẩy mạnh sản xuất mặt nạ giải phẫu, việc chính phủ liên bang ký hợp đồng với công ty 3M để làm hàng chục triệu, nhưng 3M phải đối phó với những thách thức giống như các xưởng sản xuất Trung Hoa: thiếu nguyên liệu thô. Chính quyền Trump cũng đã xem xét, và vừa mới tuyên bố sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để buộc các nhà sản xuất tư nhân tăng sản xuất những nhu yếu phẩm này.

Toàn bộ hệ thống y tế đang bối rối để đối phó với sự bùng phát của Covid-19. Không thẻ mong đợi các quy trình hoàn hảo. Nhưng vấn đề trở nên nghiêm trọng một cách rõ ràng và virus tiếp tục lan rộng, các bệnh viện ở Mỹ đang chạy theo đuôi trong một cuộc khủng hoảng.

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: US hospitals are struggling to respond to the Covid-19 pandemic | Dylan Scott | Vox | Mar. 17, 2020.