Đường lối cực tả phá hỏng Trung Quốc, Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm chính

Hồ Như Ý dịch

…thứ mà không ngừng mất đi không chỉ là sự tín nhiệm đối với bản thân Tập Cận Bình, sự tín nhiệm đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà thậm chí là lòng tin của người dân đối với bản thân chế độ.

Trong khoảng thời gian vừa qua, dư luận Trung Quốc liên tục bị khuấy động.

Đầu tiên là một vài người được gọi là các chuyên gia kinh tế lạ lẫm, ít tiếng tăm, thổi lên sự chú ý của dư luận về “Lý thuyết rút lui của nền kinh tế tư nhân”, hơn nữa rất nhanh diễn biến thành một cuộc thảo luận sôi nổi tầm cỡ trong dư luận.

Tiếp đó lại là những ồn ào xung quanh sự kiện “thẩm tra chính trị” từ Trùng Khánh sang Phúc Kiến tới Triết Giang, làm cho rất nhiều người lo lắng nhớ lại về “Lý luận thành phần xã hội” trong thời đại Mao Trạch Đông.

Ngoài ra Uỷ ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với tỉnh uỷ Triết Giang cùng long trọng tổ chức đại hội kỷ niệm “Kinh nghiệm Phong Kiều” ngay trên chính địa phương sinh ra phong trào này, trực tiếp đem tên của Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông đặt cùng nhau trên biểu ngữ: Kỷ niệm 55 năm đồng chí Mao Trạch Đông chỉ thị nhân rộng học tập “Kinh nghiệm Phong Kiều” và Đại hội kỷ niệm 15 năm Tổng bí thư Tập Cận Bình chỉ thị kiên trì phát triển “Kinh nghiệm Phong Kiều”. Những người chỉ trích cho rằng đây là ý muốn của bản thân Tập Cận Bình, ông ta chính là muốn trở thành một Mao Trạch Đông khác.

Mặc dù ba sự kiện này xảy ra riêng rẽ nhau, nhưng nếu đặt chúng trong bầu không khí chính trị hiện nay ở Trung Quốc, có vẻ như chúng đều mang một điểm chung không dễ gì che giấu được. Với một số người có trí tưởng tượng phong phú, đặc biệt là hết sức nhạy cảm nếu đem lịch sử so sánh, thì đây đều là những chứng cứ rất rõ ràng để cho người ta lo ngại và cảnh giác về việc Trung Quốc rẽ sang phương hướng tả khuynh. Đối với cụ thể bản thân Tập Cận Bình, những lo lắng và cảnh giác về ông ta càng thêm rõ ràng trực tiếp hơn: Tập Cận Bình chính là muốn trở thành một Mao Trạch Đông thứ hai, chính là muốn quay lại con đường đại độc tài thâu tóm hết mọi quyền lực vào tay mình.

Mọi việc đều có nguyên nhân của nó

Nếu như đem những phán đoán của đa số dư luận xem như là kết quả mang tính chất giai đoạn trước mắt, vậy “nguyên nhân” dẫn tới những kết quả này, thì đã không còn chỉ đơn thuần là ba sự kiện được nhắc tới ở trên đây, mà nó là kết quả được cộng dồn tích lũy trong thời gian dài bởi sự định hướng bởi chính sách cùng với những lời lẽ phát ngôn cao siêu xa rời xã hội từ nơi triều đình thống trị thiên hạ.

Đầu tiên đó là “quyền lực” của Tập Cận Bình không ngừng được tăng cường

Vị lãnh đạo mạnh mẽ đầy quyền thế này từ Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc tới nay đã tập trung toàn bộ quyền lãnh đạo của đảng, chính quyền, quân đội vào trong tay bản thân, đảm nhiệm chức vụ tổ trưởng của tất cả những tiểu tổ mang tính chất then chốt, quan trong, hơn nữa còn đem quyền lực này định hình trở thành hạch tâm của “duy nhất”. Đặc biệt là vào Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức đưa ra “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc trong thời đại mới” (gọi tắt là tư tưởng Tập Cận Bình) hơn nữa đem nó viết vào trong Điều lệ đảng. Trong kỳ họp Quốc hội và Chính hiệp Trung Quốc năm 2018 lại sửa đổi Hiến pháp, xóa bỏ đi cơ chế quy định nhiệm kỳ đối với Chủ tịch nước; sau đó phía chính quyền cũng không giải thích rõ ràng về tính logic và tính cần thiết của quyết định trên. Điều này càng làm cho những phán đoán của dư luận bên ngoài càng thêm được củng cố, rằng Tập Cận Bình chính là muốn “khoác hoàng bào lên người”, chính là muốn trở thành “hoàng đế suốt đời”. Mà tất cả những điều này, đều làm cho người ta không khỏi tự liên tưởng về tới thời đại Mao Trạch Đông, cũng như là một trường lại một trường hạo kiếp và tai ương diễn ra chính bởi vì sự tập trung quyền lực quá độ dưới khẩu hiệu “Một người nói bằng cả vạn người khác”.

Tập Cận Bình ngay từ Đại hội toàn quốc lần thứ 18 đã gia tăng lực lượng liên tục, sinh ra sự tôn thờ cá nhân. Nguồn: Tân Hoa Xã.

Tiếp theo đó chính là “Đảng quản lý tất cả mọi thứ”

Từ những khẩu hiệu vốn đã sát sườn với sự thật như “truyền thông đảng mang họ đảng”, “CCTV mang họ đảng” cho đến “quân đội mang họ đảng”, cho tới những scandal được truyền thông các quốc gia phương Tây nhòm ngó kỹ càng khi những tổ chức đảng mang cờ đỏ cắm chốt khắp các cơ quan ban nghành chính phủ, các đoàn thể xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức văn hóa, tổ chức xã hội, cho đến những chi bộ đảng tại các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc, trong lúc nhất thời đều làm cho lòng người bàng hoàng. Phong trào “chia tách giữa đảng và chính quyền” trong những năm thập niên 1980, là hành động được Đặng Tiểu Bình lựa chọn để nhằm thúc đẩy cải cách thể chế chính trị Trung Quốc, hiện tại lại được chủ trương “Đảng quản lý tất cả mọi thứ” thay thế. Dùng lời nói của Vương Kỳ Sơn để mô tả là “Dưới sự lãnh đạo của đảng, chỉ có phân công giữa đảng và chính quyền, không có sự tách rời giữa đảng và chính quyền, đối với việc này cần phải tỏ rõ thái độ, nắm lấy tự tin.” Đi từ “chia tách đảng và chính quyền” đến “phân công giữa đảng và chính quyền”, nhìn theo góc độ phân tích của rất nhiều người, đây không phải là quay lại con đường cũ trong thời đại Mao Trạch Đông với chủ trương “không chia tách giữa đảng và chính quyền”, “dùng đảng thay thế chính quyền” hay sao?

Thứ ba là làn sóng sùng bái cá nhân bắt đầu được trỗi dậy và đẩy lên cao. Ở đây cần thiết phải giải thích rõ ở ba cấp độ. Tầng lớp thứ nhất là người dân bình thường, không cần nói, đối với đông đảo quần chúng bình thường, sùng bái lãnh tụ là điều không thể bình thường hơn, nó xuất phát từ sự ghi nhận và tán thưởng đối với hành động của lãnh tụ, là sự biểu đạt cảm xúc một cách đơn giản, một số các ca khúc ca tụng công đức lãnh tụ mà dư luận bên ngoài khi nghe đều cảm thấy tởm lợm buồn nôn đều được ra đời từ đó; tầng lớp thứ hai là các cơ quan nghiên cứu học thuật, ví dụ như các trường đại học cao đẳng đều đua nhau thành lập những Trung tâm nghiên cứu tư tưởng Tập Cận Bình, một mặt là vì nguyên nhân chính trị xác tín, một mặt khác là đua đòi theo phong trào; tầng lớp thứ ba là tầng lớp quan chức bên trong hệ thống chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, tính nguy hại của sùng bái cá nhân gây ra bởi tầng lớp này là lớn nhất, hơn nữa bởi vì có sự xen kẽ ngang bằng nhau giữa những màn ca tụng lãnh tụ cách mạng thấp kém và châm biếm, hắt nước bẩn chính trị khôn khéo, liên quan trực tiếp tới các lợi ích thiết thân cùng địa vị chức quan, thậm chí vào một số thời điểm còn kèm theo những thủ đoạn đấu đá chính trị nhỏ, do vậy rất dễ xảy ra tình trạng “nhổ củ cà rốt dính kèm bùn”, dẫn tới sự đồn đoán, tưởng tượng của dư luận. Vào tháng 5 năm 2016, tại Đại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh đã diễn ra một vở hài kịch – Công khai tổ chức buổi biểu diễn các ca khúc tuyên truyền sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông được sử dụng trong Đại Cách Mạng Văn Hoá đồng thời biểu diễn ca khúc tâng bốc Tập Cận Bình mang tên “Không biết phải gọi tên ngài là gì”, đây chính là màn châm biếm sâu cay dưới vỏ bọc ca ngợi lãnh tụ. Hơn nữa ba phương diện trên sau khi trải qua một quá trình tương tác lẫn nhau cũng như “cộng hưởng” ở một trình độ nào đó, đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh “sùng bái cá nhân”, kết hợp với những hồi ức trong quá khứ đã làm cho dư luận rất nhanh liên tưởng tới thời đại Mao Trạch Đông.

Thứ tư là sự bẻ ngoặt sang hướng “tả” của ý thức hệ. Sau khi diễn ra Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc không lâu, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có hai nỗ lực táo bạo, to gan trên cấp độ dư luận xã hội, một là Toà án trung cấp thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông sử dụng hình thức tường thuật trực tiếp trên mạng xã hội Weibo, tiến hành đưa tin trực tiếp về quá trình xét xử cựu Bí thư thành uỷ Trùng Khánh là Bạc Hy Lai; hai là các cơ quan báo chí truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động “Cuộc thảo luận lớn về Chủ nghĩa Hiến pháp”, thành phần tham gia đông đảo chưa từng có, cuối cùng diễn biến thanh một cuộc thảo luận rộng lớn về lý luận tư tưởng chính trị liên quan tới đông đảo quần chúng người dân và các phe phái tả khuynh hữu khuynh. Nhưng mà mỹ cảnh tốt đẹp thì không kéo dài được lâu, cuối cùng thì bất kể là đối với cơ quan truyền thông hay các trường đại học cao đẳng, cũng như các tải khoản Wechat công cộng đại diện cho các cơ quan truyền thông mới, tất cả đều bị đưa vào thời kỳ “hàn đông” bị kiểm soát ở các mức độ khác nhau. Cho tới hiện tại, một số các cơ quan truyền thông hữu khuynh quen thuộc đều đã “tử trận” đóng cửa, các cơ quan truyền thông dòng chính chỉ còn thừa lại một mảnh màu đỏ mang đầy “năng lượng tích cực”, chương trình giảng dạy trong các trường đại học cao đẳng có rất nhiều lằn ranh đỏ không thể chạm vào, một số cổng thông tin truyền thông với lượng thông tin khổng lồ đều bị chặn bỏ. Rẽ ngoặt sang “tả” khuynh như vậy, bởi vì phạm vi liên quan rộng lớn, vừa cụ thể lại nhỏ bé, do vậy đã trở thành một chứng cứ quan trọng để dư luận phán đoán rằng “Trung Quốc đang toàn diện rẽ sang tả khuynh”.

Có thể nói, chính bởi vì sự xuất hiện của một loạt dấu hiệu như quá trình tập trung quyền lực vào tay Tập Cận Bình, “Đảng quản lý mọi thứ”, phong trào “sùng bái cá nhân”, ý thức hệ chuyển hướng sang tả khuynh đã bị dư luận bên ngoài phóng đại hoặc một số nhân tố đã trở thành tiền đề bởi vì chệch hướng đã đưa tới ấn tượng khắc sâu trong tâm trí xã hội; ví dụ sự xuất hiện của một số ngôn luận hoang đường, không đủ sức nặng như “Lý thuyết rút lui của thành phần kinh tế dân doanh”, từ đó gây nên những cơn sóng lớn đối với dư luận xã hội. Nhìn từ góc độ và quan điểm này, nếu nói rằng là bởi vì những người gọi là nhà kinh tế học không đủ trình độ đã có những phát ngôn vô trách nhiệm thách thức dây thần kinh của công chúng, còn không bằng nói đó là những quả bom hẹn giờ đã được chôn xuống từ trước, chỉ bất quá là được kích nổ bởi cơn bão thảo luận kịch liệt về “Lý thuyết nhà nước lấn sân, tư nhân rút lui” mà thôi.

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Mặc dù những cơn gió độc về “Lý thuyết Kinh tế dân doanh thoái lui” đã được Tập Cận Bình giảm bớt sức phá hoại với một loạt cuộc thăm viếng khảo sát từ Bắc tới Nam cũng như một loạt phát biểu tại các hội nghị, nhưng làm thế nào để tránh phát sinh càng nhiều “gió độc” thì Tập Cận Bình bản thân là “hạch tâm” của một đảng lớn có tuổi đời trăm năm, nhất định phải tiến hành tự mình kiểm thảo.

Điều đầu tiên cần phải kiểm thảo, chính là những lý thuyết thiếu hụt tự tin. Tuy rằng ngay trong chính Báo cáo chính trị Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc do chính Tập Cận Bình khởi thảo đã đề xuất “Ba điều tự tin”, tức là tự tin về đường lối, tự tin về lý luận và tự tin về chế độ (về sau còn thêm cả tự tin về văn hoá). Nhưng ở tầng thứ lý luận cụ thể, có vẻ như là còn thua kém rất xa. Ngay như lấy trường hợp hiện tại khi những sóng gió được mang tới do “Lý thuyết Kinh tế dân doanh thoái lui” vừa được làm dịu xuống mà nói, vấn đề cốt lõi nhất vẫn là về phương diện lý thuyết đã xảy ra vấn đề. Bản thân là một chính đảng theo chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa cộng sản, Đảng Cộng sản Trung quốc cho đến tận ngày nay vẫn còn không giải quyết được một nan đề lý luận: Đảng Cộng sản liệu có hay không muốn tiêu diệt chủ chế độ tư hữu?

Nếu như nói, mức độ Trung Quốc hoá của Marx trong thời đại Mao Trạch Đông, chỉ bất quá là phục tùng theo một cách đơn giản vì hạn chế cục bộ do nguyên nhân lịch sử và khách quan. Trong khi đó ở thời đại Đặng Tiểu Bình bởi vì hiện thực xã hội nên Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi khẩn cấp đối với chủ nghĩa Marx Lenin, thừa nhận tính hợp lý của chế độ tư hữu và kinh tế dân doanh, nhưng vẫn không thể nào đi từ thoát ly thực tiễn thăng hoa trở thành lý luận được. Vậy thì cho đến thời đại Tập Cận Bình của hôm nay, với tình hình trong nước và quốc tế đều nghiêm trọng hơn so với thời đại Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, mâu thuẫn và các vấn đề xã hội càng nổi bật, nếu như thật sự Tập Cận Bình có đầy đủ “tự tin về lý luận”, vậy thì cần trung thực đem một loạt những tiền đề và giả thiết cũng như những chỗ không phù hợp với Trung Quốc có liên quan đến “tiêu diệt chế độ tư hữu” vốn được nêu ra trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” tuyên bố rộng rãi tới dư luận. Thậm chí cần phải nói rõ rằng, khái niệm tiêu diệt chế độ tư hữu này mang ý nghĩa triết học đối với chủ nghĩa Marx, tiêu diệt chủ nghĩa tư bản không đồng nghĩa với việc đem yếu tố sản xuất là “tư bản”cũng sẽ tiêu diệt sau đó một quãng thời gian. Những câu trả lời cho một loạt vấn đề như vậy thì chính “Tư tưởng Tập Cận Bình” vốn đã sớm được viết vào trong Hiến pháp Trung Quốc trong hơn 1 năm trước cũng phải có được nền tảng và nội dung đủ sức giải quyết vấn đề, mà không phải là để cho các phương thế lực đem vỏ ngoài cũng như nội hàm của hệ tư tưởng trên bỏ xó sang một bên.

Điều tiếp theo cần tiến hành kiểm thảo, là trong giai đoạn hiện tại chưa thể định nghĩa lại lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, vì vậy sẽ không ngừng xuất hiện đủ loại sự kiện thách thức lý luận truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Lý luận giai đoạn chủ nghĩa xã hội sơ cấp” được xác lập từ Đại hội 13 Đảng Cộng sản Trung Quốc, có nghĩa là nhận định Trung Quốc sẽ ở giai đoạn chủ nghĩa xã hội sơ cấp trong một thời gian dài, nó có mối quan hệ như thế nào đối với chủ nghĩa tư bản, kinh tế tư nhân hoặc chế độ sở hữu tư hữu.

Kỳ thực, trong thực tiễn thì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phạm phải một loạt sai lầm lạc lối về nhận thức đối với chủ nghĩa Marx, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng Liên Xô và cách mạng chủ nghĩa dân tộc mới ở Trung Quốc. Xuất phát từ nhu cầu đấu tranh chính trị và cách mạng của bản thân, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhiều lần gia công cắt gọt ngay chính bàn chân của mình cho vừa với đôi giày nhu cầu, đem bẻ cong những ý nghĩa của triết học kinh tế chính trị Marx, cho nên vừa dẫn tới tình hình trừu tượng hóa, giáo điều hóa, càng là đưa ra nhận định sai lầm về các giai đoạn lịch sử. Do vậy, ngoài việc có sự hiểu biết tốt hơn đối với triết học kinh tế chính trị Marx, càng là cần phải nắm rõ được tính chất của những giai đoạn phát triển lịch sử cho đến tận ngày nay. Chỉ có như vậy, trí thức Trung Quốc mới có thể tìm hiểu, nắm bắt được những chính sách cụ thể trong giai đoạn đặc biệt này, mới có cơ hội để hiểu rõ những lo ngại cân nhắc của chính phủ khi thực thi chính sách.

Nhìn lại thời đại Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, vốn luôn phải đối mặt với việc mệnh đề giải thích về xã hội phong kiến, xã hội chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa xã hội. Vào thời điểm đó, Trung Quốc vẫn đang là xã hội bán thuộc địa bán phong kiến, thuộc hình thái xã hội lấy nông nghiệp làm chủ yếu, do vậy làm thế nào lật đổ hoàn toàn khỏi sự áp bách từ ba ngọn núi trên cổ thoát khỏi xã hội phong kiến, đã trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Chính vì loại nhận thức lý luận này, thái độ đối với nhóm tư bản trong thời đại Mao Trạch Đông là nhất định cần phải đánh đổ. Loại chính sách này được xây dựng dựa trên nền móng lệch lạc về nhận thức đối với kết cấu xã hội Marx, làm cho người ta lầm tưởng cho rằng chỉ có nghèo đói mới là chủ nghĩa xã hội, càng nghèo đói, chính là càng tiếp cận với chủ nghĩa xã hội.

Tới thời đại Đặng Tiểu Bình, cùng với sự đổ bộ của Cải cách mở cửa, nền kinh tế nông nghiệp dần chuyển hướng sang kinh tế công nghiệp, Đặng Tiểu Bình cũng sử dụng phép biện chứng để giải thích mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, mối quan hệ giữa kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường, hơn nữa nói thẳng rằng “nghèo đói không phải là chủ nghĩa xã hội”, “nhiệm vụ hàng đầu của chủ nghĩa xã hội chính là phát triển lực lượng sản xuất”. Sự giải thích như trên không hề khiến xã hội nhận ra ý nghĩa nguyên thuỷ thật sự của lý luận trên, nhưng bởi vì chính sách của chính quyền đưa ra rất nhanh liền giải phóng lực lượng sản xuất, của cải xã hội nhanh chóng tăng vọt, mọi người đại khái sơ lược tiếp nhận loại giải thích với tính khoa học như vậy. Thực ra vào thời điểm đó, thành thị và nông thông vẫn đang là đứng ở thế đối lập nhị nguyên, có không ít người vẫn còn nguyên cảm giác hoang mang lúng túng đối với hình thái xã hội trong thời kỳ này, nhưng lại nguyện ý đem những thảo luận ở tầng thứ lý thuyết này kéo dài thời gian về phía sau. Vậy những, loại kéo dài này không phải là vĩnh viễn, kinh tế và đời sống càng ngày càng tốt đẹp, mọi người liền sẽ ngừng lại bước chân và nghi ngờ về sự kéo dài của chính sách này. Họ sẽ lo lắng một khi Đảng Cộng sản Trung Quốc có thay đổi, sẽ đem loại lý thuyết này chỉ xem như là một cử chỉ bất lực trước thời igan, thậm chí là dùng kế dẫn xà xuất động, sau đó liền sẽ hủy bỏ loại chính sách này.

Xuất phát từ sự nghi hoặc như vậy cùng với sự thay đổi năng động của bản thân giai đoạn chủ nghĩa xã hội sơ cấp, Tập Cận Bình cần phải hoàn thành được nhiệm vụ mà thời đại giao phó bằng cách thông qua việc tái định hình hình thái xã hội: Thông qua những sự phát triển lực lượng sản xuất và mối quan hệ sản xuất để giải thích một cách thuyết phục hơn về hình thái xã hội của Trung Quốc đương đại. Bởi vì Trung Quốc đương đại, không những sự tồn tại đối lập kiểu nhị nguyên trong thời đại Mao Trạch Đông Đặng Tiểu Bình bị phá vỡ, mức độ đô thị hóa đã phát triển tới trình độ chưa từng có trước đó, hơn nữa công bằng thay thế cho hiệu suất, nhu cầu của người dân đối với phân phối của cải xã hội lần thứ hai càng trở nên bức thiết. Bởi vậy, cũng có nghĩa là một yêu cầu về lý luận đối với chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc bức thiết và quan trọng đến mức như như thế nào. Ngoài ra, thời đại thông tin hóa ngoài việc đồng thời mang lại tin tức nhanh chóng hơn, nó cũng mang lại sự thức tỉnh về ý thức công dân không thể đo lường đối với người dân, mọi người đều muốn biết liệu rằng chính sách sẽ có hay không bảo đảm đúng mức đối với hình thái xã hội trước mắt, mà nó sẽ không bởi vì chính trị mà dẫn tới những biến hóa lớn. Đối với những vấn đề mới tình hình mới trong thời đại mới như vậy, là những điều mà Mao Trạch Đông Đặng Tiểu Bình chưa hề gặp phải thậm chí là chưa hề được nghĩ tới, ngược lại trở thành những nhiệm vụ của thời đại mà Tập Cận Bình sẽ không thể nào né tránh được.

Một điều khác cần được kiểm thảo, là ý thức hệ đang mơ hồ. Tại vì sao kể từ Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc tới nay dư luận không ngừng xuất hiện sự cảnh giác đối với việc Trung Quốc toàn diện “tả khuynh”? Tại sao cả bên trong bên ngoài Vạn Lý Hoả Thành đều chắc chắn rằng sau khi xé bỏ tấm mặt nạ Tập Cận Bình thì sẽ xuất hiện khuôn mặt của Mao Trạch Đông? Thậm chí những kẻ cực đoan nhận định rằng, Tập Cận Bình đang đi vào con đường của Bạc Hy Lai mà không có Bạc Hy Lai? Tất cả những thứ này, đều được gây ra bởi vì không có được ý thức hệ rõ ràng. Đem trách nhiệm tuỳ tiện đùn đẩy cho một người phê bình nào đó hoặc là một nhóm người mơ hồ nào đó đều sẽ không thể giải quyết vấn đề. Chỉ có cách nhìn thấy rõ tính chất của vấn đề, dũng cảm đối mặt, tiến hành triển khai một cuộc biện luận với dư luận; đây vừa là một cuộc đấu tranh ở tầng thứ lý luận, càng là cho phép công chúng có thể vén lên màn sương mù về phương hướng đi sang tả khuynh hay hữu khuynh, mang họ tư bản hay họ chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc. Năm xưa trong chuyến thị sát miền nam của Đặng Tiểu Bình vào lúc ông ta 88 tuổi đã nói rất rõ ràng,

“hiện tại, có thứ đồ vật bên “hữu” ảnh hưởng tới chúng ta, cũng có đồ vật bên phía “hữu” ảnh hưởng tới chúng ta, nhưng thâm căn đế cố thì vẫn là đồ vật bên “tả”. “Hữu” có thể chôn vùi chủ nghĩa xã hội, “tả” cũng có thể chôn vùi chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc cần phải cảnh giác với “hữu”, nhưng chủ yếu là cần phòng chống “tả”.”

Còn đối với việc mang họ tư bản hay xã hội chủ nghĩa, thì kể từ ngày đầu tiên bắt đầu Cải cách mở cửa, thì tranh luận này một mực luôn là trung tâm của vấn đề tư tưởng, một mực cho đến những năm cuối thập niên 1980 vẫn còn tranh cãi không dứt. Đặng Tiểu Bình tuy đã đề xuất tiêu chuẩn “Ba cái có lợi”, hơn nữa còn nói thẳng “Nghèo đói không phải là chủ nghĩa xã hội”, “Bất kể mèo đen mèo trắng, bắt được con chuột thì đều là mèo hay”, từ đó Trung Quốc đã tranh thủ được quãng thời gian gần 40 năm yên bình không có tranh cãi về lý luận, càng là đạt được thành tích kinh tế làm cho cả thế giới thán phục.
Vậy nhưng, Trung Quốc kiên trì không đổi đi theo dường lối chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc càng sẽ không bởi vì không có tranh cãi mà đem địa vị thống trị của bản thân nhường cho bất kỳ thoả hiệp nào. Kinh nghiệm trong 40 năm qua đã trả lời cho tính đúng đắn của con đường chủ nghĩa xã hội; càng triệt để phủ định những thứ được gọi là diễn giải chính sách và triết học chủ nghĩa xã hội sai lầm và ba lăng nhăng, càng là dùng hiện thực đánh trả lại thứ lý luận hoang đường rằng chủ nghĩa xã hội chính là cần phải tiết kiệm ăn mặc. Đối với một người đảng viên Đảng Cộng sản theo chủ nghĩa duy vật và quen thuộc với chủ nghĩa duy vật biện chứng mà nói, trải qua thực tiễn của lịch sử, thì những mệnh đề ngu xuẩn như cái gì họ tư bản cái gì họ xã hội chủ nghĩa là những thứ cần phải vứt bỏ. Những phong trào đánh giá và nghị luận lịch sử quan với đối tượng là chế độ tư hữu, doanh nghiệp nhà nưước hay kinh tế kế hoạch với góc nhìn giáo điều, cứng nhắc, hời hợt đầy thiết sót chỉ có thể là hành vi của những nhà lý luận dung tục. Những phân tích lý luận mang tính khung sườn về tả khuynh hữu khuynh nên sớm bị quét vào trong thùng rác lịch sử, đừng nên đem câu nói của Đặng Tiểu Bình vào năm xưa rằng không nên chỉ chăm chăm nhìn vào tranh cãi lý thuyết mà xem rằng cả thế giới thật sự chia thành hai phe tả hữu.

“Không tranh luận” về thời đại của Đặng Tiểu Bình. Nguồn: VCG

Đối với Tập Cận Bình mà nói, dưới áp lực của khoa học thông tin truyền thông, thực ra từ rất sớm đã không cách nào làm được “không tranh luận”. Trung Quốc cũng không còn là một quốc gia ở thời đại Đặng Tiểu Bình một mực trong giai đoạn chủ nghĩa xã hội sơ cấp “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” nữa. Do vậy khi đối mặt với một loạt các vấn đề mới, tình hình mới, đặc biệt là những hỗn loạn và tranh luận về mặt ý thức hệ, thì cần thẳng thắn nói rõ ràng, mà không phải là chỉ biết đề phòng và ngăn chặn. Tại lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx thì Tập Cận Bình đã nói, “Chủ nghĩa xã hội không hề được sắp xếp để trở thành độc nhất, đường lối không bao giờ thay đổi.” Vì vậy Trung Quốc đi về phía trước như thế nào? Nếu như căn cứ để người ta rút ra kết luận chỉ là Tập Cận Bình hôm nay nói rằng “Không thể phủ nhận khoảng thời gian 30 năm trước và 30 năm sau Cải cách mở cửa”, hoặc chuyến công tác đầu tiên của Tập Cận Bình ngay sau Đại hội 18 chính là lặp lại chuyến đi thị sát phương Nam của Đặng Tiểu Bình trước đây, điều này không khỏi làm cho người ta có ý nghĩ chỉ thấy cục bộ mà không thấy được toàn cục. Bởi vì bất kể là người trước hay kẻ sau, tư duy biện chứng và ý nghĩa biểu tượng đằng sau nó tuyệt đối không chỉ đơn giản là chuyển hướng sang tả khuynh hay hữu khuynh như thế.

Điều cuối cùng cần phải tiến hành kiểm thảo, đó là chủ trương “Định vu nhất tôn” (tạm dịch là tất cả đều phải tôn một ai đó làm trung tâm duy nhất) mang đầy tính hạn chế cục bộ và có ý nghĩa sai lạc. Khái niệm này lần đầu tiên xuất hiện tại hội nghị công tác tổ chức năm 2018, nhấn mạnh Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là đại não và trung khu, nhất thiết phải có được quyền uy “quyết định bởi một tôn lãnh đạo duy nhất, một búa gõ thành tiếng chuông quyết định”. Tuy rằng đây chỉ là một phương thức biểu đạt khác của thể chế dân chủ tập trung, nhưng sau khi khái niệm này được đưa ra, rất nhanh liền bị dư luận bên ngoài xem đó là Tập Cận Bình muốn thực hiện thể chế độc tài, muốn thực thi “một tiếng nói duy nhất cho toàn bộ”, cơn cuồng phong sùng bái cá nhân bắt đầu được bốc lên.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là “đại não” cùng “trung khu”, vậy thì bản thân Tập Cận Bình vốn tự cho là hạch tâm “tôn lãnh đạo duy nhất” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhất thiết phải bước ra khỏi miếu đường, đưa ra lập trường phát ngôn rõ ràng hay chiến đấu đối với những vấn đề nóng bỏng mà dư luận xã hội đang quan tâm phổ biến. Lấy ví dụ như tiến hành phản kích đối với cái gọi là “Lý thuyết kinh tế nhà nước tiến lên, kinh tế tư nhân rút lui” hoang đường vừa rồi, vừa không thể đơn giản mượn nhờ bàn tay của Ban tuyên truyền Trung ương, càng không thể thong qua những hành vi và ngôn luận quá mức trừu tượng để hoàn thành. Trên thực tế, chỉ sau khi Tập Cận Bình đưa ra một số bài phát biểu cũng như chuyên môn tổ chức một số buổi tọa đàm, thì cơn gió độc liên quan đến “Lý thuyết kinh tế nhà nước tiến lên, kinh tế tư nhân rút lui” mới được dẹp yên xuống, một loạt các doanh nghiệp dân doanh bất an cuối cũng cũng được ăn vào một viên “định tâm hoàn”. Vấp ngã một lần, khôn lên một chút hay là đi một đàng khôn một dặm, để tránh những cơn gió độc tương tự có thể được bốc lên, phá hỏng tình thế, Tập Cận Bình nhất thiết phải lên tiếng, bày tỏ lập trường và thái độ của Trung Nam Hải đối với những vấn đề lý luận và tiêu điểm thời sự nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận xã hội một cách có giai đoạn, đặc biệt là một số chính sách dễ bị hiểu sai bản chất vấn đề, thông qua đó thực sự khẳng định địa vị “được tôn làm duy nhất”. Với “tính xác định” như vậy, không những có thể rất hiệu quả hóa giải sự nghi ngờ và lo ngại của dư luận, mà còn có thể tránh được sự tổn thất của Đảng Cộng sản Trung Quốc về quyền uy lãnh đạo cùng với tính chính danh được gây ra bởi chính sách quản trị sai lầm của bộ máy. Trước đó, Một loạt mục tiêu mà 60 động tác cải cách tại Hội nghị Trung ương 3 khóa 18, hay mục tiêu mang tính giai đoạn đối với Trung Quốc được đưa ra tại Đại hội 19 đều đã đạt được, đây chính là những ví dụ rất tích cực.

Cái gọi là bờ mông quyết định cái đầu, chính là từ khi Tập Cận Bình ngồi lên chức vụ lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, quay đầu nhìn về phía sau thì nhìn thấy sỉ nhục của Trung Quốc trong hơn một trăm năm qua kể từ Chiến tranh Nha phiến; nhìn về phía trước, đó chính là khả năng Trung Quốc có xác suất rất lớn kiến thiết nên chủ nghĩa xã hội trở thành cường quốc hùng mạnh hiện đại hóa. Ngay cả với tầm nhìn hiện tại, thì đó cũng là cơ hội chuyển biến lớn hiếm có trong cả trăm năm qua, ngoài những thách thức thì Trung Quóc cũng có được những thời cơ không thể đánh giá hết được. Tuy nhiên, đối với quảng đại quần chúng mà nói, có nhận được những lợi ích thiết thân hay không, có hay không nhận được khoảng không gian bày tỏ quan điểm ý kiến và tự do của bản thân một cách đầy đủ thì đó mới là điểm khởi đầu và nền tảng để đo lường cuộc sống tốt đẹp. Cá nhân Tập Cận Bình luôn nhiều lần nhấn mạnh “lấy nhân dân làm trung tâm” cần phải nhìn thấy được những lo lắng đang tồn tại phổ biến trong xã hội, cũng nhất thiết phải cảm nhận một cách sâu sắc được nguyên nhân và hậu quả của chúng, bao gồm cả khả năng chuyển hóa thành bất mãn, phẫn nộ của người dân, bởi vậy càng cần phải tiến hành tự kiểm thảo, tự vấn một cách nghiêm túc.

Thách thức vẫn còn y nguyên

Trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung quốc, trong bài bình luận “Dẫn dắt Trung Quốc – Tập Cận Bình nhất thiết phải đối mặt với 10 thách thức lớn” do trang tin tức Đa Chiều Duowei News đăng lên, với tư thái trực ngôn khuyên can bạn bè biểu thị sự kỳ vọng đối với ông ta, trong đó phân tích trách nhiệm lịch sử nặng nề đặt lên vai Tập. Quay trở lại ngày hôm nay sau 6 năm, những thách thức đó vẫn còn y nguyên không hề lỗi thời; điều này nói rõ thách thức vẫn còn chưa được hoàn toàn khắc phục, mâu thuẫn vấn đề trên một số phương diện thậm chí là tăng thêm rất nhiều thách thức. Điều này không khỏi làm cho người ta hoài nghi: Là bởi vì cải cách không triệt để, không đến nơi đến chốn? Hay là chính bản thân Tập Cận Bình bị chính thể chế trói chân trói tay rồi, thậm chí là bị chèn ép tới mức mất đi cả năng lực phán đoán?

Có lẽ không có ai nghi ngờ, rằng Tập Cận Bình có được đầy đủ tham vọng chính trị và can đảm, cũng như tầm nhìn và tư duy dài lâu đối với Trung Quốc; sở dĩ dư luận bên ngoài đưa ra đánh giá “Tập Cận Bình chính là muốn trở thành một Mao Trạch Đông thứ hai”, ở một mức độ nào đó cũng là gián tiếp nghiệm chứng quan điểm này. Nhưng cần phải thừa nhận rằng, trong quá trình định hình lại hình thái xã hội, không thể nào nhận thức được uất hận và cảm xúc bất bình của người dân đang lan rộng ra toàn xã hôi. Cũng giống như cái gọi là quản trị quốc gia lớn giống như nấu nướng món ăn tươi ngon vậy, chỉ có cách nắm giữ lấy những kĩ năng tinh tế nhỏ bé mới có thể làm nên đại nghiệp. Bản thân là người lãnh đạo của một quốc gia, muốn làm thế nào để xây dựng được sự tin cậy lẫn nhau với người dân, thiết lập được sự tin tưởng lẫn nhau đối với dư luận xã hội, thì chỉ có thể thông qua tích lũy giải quyết từng việc từng việc nhỏ nhằm giảm bớt lo lắng, tâm tư của người dân. Bởi vậy một số sự việc nên bày tỏ lập trường rõ ràng thì cần được thẳng thắn nêu rõ và mạch lạc, hùng hồn; một số hành vi sự việc khi có đầy đủ lý do tiên quyết thì cần phải được thẳng thắn thực hiện, mà không nên che che lấp lấp, mơ mơ hồ hồ, để dư luận bên ngoài tùy ý diễn giải, làm cho các quan chức cấp cơ sở không cách nào rảnh tay để giải quyết vấn đề, làm cho đông đảo dư luận người dân “đoán đoán đoán”, tiến thêm một bước khoét sâu đối kháng và rạn nứt giữa miếu đường quan phủ và giang hồ, đưa sự việc ngày càng thêm tai hại.

Quay trở lại vấn đề ban đầu, liệu Tập Cận Bình có thật sự muốn trở thành một Mao Trạch Đông thứ hai không? Đối với đông đảo người dân mà nói, có thể là vừa hy vọng ông ta trở thành Mao Trạch Đông thứ hai, nhưng lại vừa lo sợ ông ta trở thành Mao Trạch Đông, bởi vì đằng sau lưng “Mao Trạch Đông”, không chỉ là dẫn dắt người dân Trung Quốc bị áp bức đứng dậy, mà còn có một loạt những thảm họa lịch sử khó quên như Phản phái hữu, Đại cách mạng văn hóa…. Đối với Tập Cận Bình mà nói, ngay từ đầu chính là không muốn trở thành một búp bê Matryoshka vỏ ngoài cho bất cứ ai, mà là muốn tránh thoát khỏi tả khuynh hữu khuynh, siêu việt tả khuynh hữu khuynh, muốn dùng tư duy phi truyền thống để định hình lại mô hình phát triển của Đảng Cộng sản cũng như hình thái xã hội. Đây vừa là tầm nhìn lâu dài, càng là mục tiêu để ông ta nỗ lực phấn đấu công tác kể từ khi bắt đầu lên nhậm chức, hơn nữa đích thực là cũng đã thu được thành tích rất tốt. Tuy vậy dưới tình hình trước mắt, đất nước Trung Quốc phải đối diện với sự xâu xé của các thế lực cực tả và cực hữu, Tập Cận Bình nếu như không thể tự bản thân tư duy lại một cách sâu sắc, thoát khỏi sự trói buộc của tổ chức từ chính bên trong thể chế Đảng Cộng sản Trung Quốc, vậy thì khi đối mặt với những thách thức trực tiếp của dư luận quần chúng, lại không thể dùng phương thức lý luận sâu sắc lại mang đậm bản sắc cá nhân nhằm phản ứng lạ với các vấn đề dư luận quan tâm. Vậy thì thứ mà không ngừng mất đi không chỉ là sự tín nhiệm đối với bản thân Tập Cận Bình, sự tín nhiệm đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà thậm chí là lòng tin của người dân đối với bản thân chế độ.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc Thể lệ “trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: 极左撕裂中国 习近平应负责 (www.creaders.net | 2018-12-03 13:23:28 多维 | 12条评论 | 查看/发表评论)

http://news.creaders.net/china/2018/12/03/2025054.html
https://www.1688.com.au/world/china/2018/12/04/485902/