Tại sao Justin Trudeau và Erin O’Toole không dám can thiệp vào Đạo luật 21 của Quebec

Chantal Hébert | DCVOnline

MONTREAL — Sau việc chuyển một giáo viên miền tây Quebec ra khỏi việc giảng dậy vì cô giáo đeo khăn trùm đầu, áp lực đang đè nặng lên Justin Trudeau và Erin O’Toole buộc họ phải giữ lời hứa về sự phản đối của họ với Đạo luật 21.

Biểu tình phản đối Đạo luật 21 của Quebec. www.thestar.com

Hôm thứ Năm, một số dân biểu đảng Bảo thủ đã kêu gọi đảng của họ đứng lên chống lại luật ở Quebec cấm một số công chức mặc/đeo biểu tượng tôn giáo khi làm việc.

Về phía đảng Tự do, hơn một số cựu dân biểu dân biểu hiện nay muốn thủ tướng dùng một số vũ khí theo ý của mình trên mặt trận Đạo luật 21.

Nhưng trong khi Trudeau chắc chắn có thể hành động quyết đoán hơn, thì O’Toole có lý do chính đáng để không thúc giục thủ tướng hành động. Đầu tiên thiếu một viên đạn thần và thứ hai có lý do để xem bất kỳ hành động nào chống lại Bill 21 là liều thuốc độc cho vai trò lãnh đạo của ông ta.

Dưới đây là một số lựa chọn của thủ tướng và một số lý do khiến đối thủ ở đảng Bảo thủ của ông ấy cố giữ cho thuốc súng không bùng nổ.

Theo bất kỳ kịch bản nào, số phận của Đạo luật 21 sẽ diễn ra tại tòa án, không phải ở Quốc hội. Một thách thức pháp lý đối với Đạo luật này đang tiến hành theo cách của nó qua hệ thống tư pháp. Tại một thời điểm nào đó, nó chắc chắn sẽ nằm trong tầm ngắm của Tối cao Pháp viện.

Cho đến nay, chính phủ liên bang đã hài lòng đứng bên lềtheo dõi tiến độ. Nhưng không loại trừ xác xuất thủ tướng sẽ đóng một vai trò tích cực hơn trong tiến trình tố tụng, có lẽ là sau khi vụ Đạo luật 21 đến tay Tối cao Pháp viện.

Ngay bây giờ hay sau này, một sự can thiệp của liên bang cũng không thể đảm bảo chiến thắng cho các đối thủ của Đạo luật 21. Nó thậm chí cũng không tự động xếp bộ bài theo ý muốnh của họ. Như thường lệ trong quá khứ, chính phủ liên bang đã phải đối phót với những thách thức lớn về hiến pháp.

Một lựa chọn tích cực hơn là Trudeau yêu cầu Tòa án Tối cao, như một sự tham khảo, tuyên bố về tính hợp hiến của Đạo luật 21. Việc đó, ít nhất sẽ rút ngắn thời hạn cho một phán xétpháp lý dứt khoát. Tuy nhiên, ở đây một lần nữa, bảo đảm có được chiến thắng vẫn còn xa.

Để bảo đảm rằng Đạo luật 21 càng vững càng tốt, chính phủ Quebec đã bảo che cho nó tránh khỏi những thách thức dựa trên Hiến chương bằng cách sử dụng trước ‘điều khoản bất chấp’ (notwithstanding clause) của Hiến pháp. Điều đó sẽ đình chỉ việc áp dụng nhiều Tuyên ngôn Nhân quyền theo quy định của Đạo luật 21 trong thời hạn 5 năm có thể gia hạn.

Việc đánh phủ đầu bằng cách dùng ‘điều khoản bất chấp’ này  là một điểm mới trong sinh hoạt chính trị Canada. Trước đây, điều khoản này thường được sử dụng hồi tố, để duy trì pháp luật mà tính hợp hiến theo ý của tòa án.

Nếu không đương đầu trực diện Đạo luật 21, Trudeau có thể giải quyết vấn đề theo chiều ngang, bằng cách hỏi Tối cao Pháp viện liệu việc sử dụng trước điều khoản này có làm sai ý định về tính hợp hiến của Đạo luật đó hay không.

Theo bất kỳ kịch bản nào đã nêu trên, thương vong chính sẽ là mối quan hệ vốn đã rạn nứt của Trudeau với Thủ tướng Quebec François Legault.

Nhiều cử tri ủng hộ Đạo luật 21 có thể không phải tất cả đều coi đó là vấn đề ảnh hưởng đến lá phiếu của họ nhưng việc Trudeau trượt băng trên đá mỏng là vấn đề về quyền tự trị của Quebec. Đối tượng của khái niệm đó còn lớn hơn nhưng người trong khối ủng hộ Đạo luật 21.

Bất chấp những dự đoán (hy vọng?) Của một số người theo dõi chính trường Quebec, Legault sẽ không lãnh đạo một  cuộc trưng cầu dân ý về độc lập không chắc chắn với cái giá là sự đoàn kết của liên minh của đảnh của ông ta. Sức mạnh của CAQ đến từ thực tế là đảng này chân đứng ở hai bờ vực: chủ quyền Quebec và chủ nghĩa liên bang.

Nhưng trong một năm bầu cử, ông  ta có thể sẽ thích thú khi tự nhận mình là người đấu tranh cho sự đồng thuận về chủ nghĩa thế tục của Quebec chống lại một chính phủ liên bang đang can thiệp.

Về cân bằng, dân biểu đảng Tự do ở Quebec của Trudeau rất có thể sẽ đi theo sự dẫn dắt của ông và có lập trường đấu tranh hơn đối với Đạo luật 21 hơn là người của của O’Toole.

Về luật này, nhân vật lãnh đạo đảng Bảo thủ đã tự đưa mình vào một góc tường, không có lối thoát dễ dàng.

Trái ngược với Trudeau, O’Toole đã dành cuộc vận động tranh cử vừa qua để hứa rằng, với tư cách là thủ tướng, ông sẽ không bao giờ thách thức luật của tỉnh bang.

Cam kết đó đã khiến Đảng Bảo thủ nhận được sự ủng hộ ngầm của Legault. Nó cũng đi theo một cách nào đó để giúp các dân biểu Quebec của đảng Bao thủ chống lại Khối Québécois.

Khối dân biểu Bảo thủ ở Quebec đó, dù rất khiêm tốn nhưng lại là một phần của nền tảng mong manh mà sự lãnh đạo của O’Toole hiện đang dựa vào.

Trong nỗ lực tái định vị đảng, O’toole có ít đồng minh trung thành hơn những dân biểu ở Quebec. Nếu ông ta mất đi sự ủng hộ vì snuốt lời không phản đối Đạo luật 21, thì sự cân bằng trong khói dân biểu Bảo thủ ở Quốc hội có thể nghiêng về phe chống lại sự lãnh đạo của ông ta.

Trong bức tranh lớn hơn, hậu quả đầu tiên ở Quebec của sự đảo ngược như vậy sẽ là sự hiện diện của Khối Québécois lớn hơn và đảng Bảo thủ sẽ mất ghế. Và O’Toole có thể sẽ không thể đứng vững ở vị trí lãnh đạo nếu xoay chiều 180 độ đối với Đạo luật 21 đủ lâu để xem liệu nó có đền ơn được cho Đảng Bảo thủ ở các chiến trường ngoại ô đa dạng của Canada hay không.

Tác giả | Chantal Hébert là một nhà báo tự do tại Ottawa đóng góp cho chuyên mục chính trị cho tờ The Star. Vies thư cho nhà báo qua email: [email protected] hoặc theo dõi @ChantalHbert trên Twitter

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

Nguồn: Why Justin Trudeau and Erin O’Toole dare not interfere with Quebec’s Bill 21 | Chantal Hébert | The Star | Dec. 10, 2021