Lời dối trá cuối cùng (2)

Hạ Minh | Hồ Như Ý dịch

Tôi rất lạc quan khi Tập Cận Bình mở ra phong trào đánh hổ chống tham nhũng, cũng không trở thành tựu đem lại điều xấu cho người, mong cho nó thất bại. Nhưng khi nhìn vào lịch sử chống tham nhũng của Đảng Công sản Trung Quốc cũng như những phân tích lý luận chính trị học, cuộc chiến chống tham nhũng với phong cách Tập Cận Bình chỉ có thể trở thành một màn chạy đua vô nghĩa.

Ảnh chụp màn hình từ video Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đập “hổ” hoặc các quan chức chính phủ tham nhũng. VIDEO TENCENT

Tại sao công cuộc chống tham nhũng của Tập Cận Bình nhất định thất bại? (2014.09.08) 

Chống tham nhũng, độc tài và dối trá (phần lớn sống bám trong ba hệ thống đảng quốc, quan liêu và quân đội) chính là ba ngọn núi lớn mà Đảng Cộng sản đè lên đầu người dân Trung Quốc, chỉ dựa vào mỗi tinh thần Ngu Công dời núi, thậm chí là hành động dời núi của Ngu Công, có lẽ cũng đều là biện pháp bị chặt nắp nồi khi nước sôi mà thôi, không trị được tận gốc.

   Tập Cận Bình và công cuộc nhất thể hoá đảng và quốc gia

Đầu tiên, tại sao chúng ta nên lạc quan đối với phong trào chống tham nhũng của Tập Cận Bình? Ở đây chúng ta đương nhiên đặc biệt đề cập đến những người đã từ bỏ thể chế đảng quốc. Với tư cách là những người chịu sự tàn độc của thể chế đảng quốc hay những người nhìn thấy rõ ràng bản chất tà ác của độc tài đảng quốc, nhìn thấy những kẻ làm ác trước đây đã bị rơi vào trong vòng vây ngục tù được tỉ mỉ tạo ra bởi chính họ và sống nốt những ngày tháng cuối cùng trong đó, đem đến tai hoạ cho người nhà và để lại những tiếng xấu chửi rủa, không thể không nói đây là một chút an ủi, dù sao thì giữa trời đất lương tâm vẫn còn có công lý chất phác đang làm việc. Tục ngữ đã nói: “Người ác thì tự có kẻ ác hơn trừng trị”. Đây cũng là một sự cảnh tỉnh đối với tất cả những đảng viên quan chức trong hệ thống đảng quốc còn sót lại một chút nhân tính. Một di sản nhỏ bé còn sót lại trong thời ‘Cách mạng văn hoá’ mang tính tích cực đối với tôi đó là một câu trong vở kịch ‘Tiểu binh Trương Ca’: ‘Đừng nhìn thấy hôm nay quậy ra việc vui, cẩn thận tương lai sẽ có bản hạch tội.’

Nhưng chúng ta có hay không lý do ủng hộ đối với phong trào chống tham nhũng mô hình Tập Cận Bình, thậm chí bày tỏ cảm xúc, huyễn tưởng rằng Tập đang bày ra một bàn cờ rất lớn, chống tham nhũng chỉ là bước đi đầu tiên trong mưu đồ kế hoạch đưa Trung Quốc đến với công cuộc chuyển đổi dân chủ? Đương nhiên, bên cạnh Tập Cận Bình là rất nhiều nhà thiết kế hình ảnh và chuyên gia quan hệ công chúng, bọn họ cố tình đúc tạo nên một thần thoại kiểu Tập Cận Bình cùng thần thoại về gia đình Tập trong con mắt của truyền thông trong và ngoài nước. Vì vậy, đã có một số lượng lớn “fans hâm hộ” tụ tập xung quanh, nhưng tất cả những thứ này đều không thay đổi được một sự thật căn bản: Tập Cận Bình và thể chế đảng quốc đơn đảng là không thể tách rời. Giống như việc một người không thể rời khỏi mặt đất bằng cách nắm lấy tóc của bản thân và kéo lên vậy, Tập Cận Bình không thể nào nâng cấp Đảng Cộng sản Trung Quốc bằng cách chống tham nhũng, đem đến sự thay đổi sang thể chế dân chủ hiến pháp cho Trung Quốc. Nguyên nhân thực ra rất đơn giản.

Chúng ta đều biết rõ nhà kinh tế học Mancur Olson và tác phẩm nổi tiến của anh ta “Logic và hành động tập thể” trong đó có một chân lý: Đối diện với sản phẩm công cộng, sự lựa chọn lý tính của cá nhân là “đi nhờ xe” mà không phải là tham gia vào hành động tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân, đi tranh đấu, mở rộng và bảo vệ những sản phẩm công cộng. Một loạt những ví dụ như chất lượng môi trường, bảo tồn đồng cỏ, bảo tồn hải dương, chất lượng giáo dục, trật tự xã hội, dân chủ pháp trị, tất cả đều làm nổi bật mâu thuẫn của mối quan hệ nhu cầu lớn hơn nguồn cung, “người đi nhờ xe” nhiều hơn những người hy sinh vì lợi ích chúng. Người ta đã quen dùng lý thuyết này để giải thích tình trạng khó khăn của dân chủ hoá ở Trung Quốc. Ví dụ, hàng năm người ta vui vẻ tạo ra hơn 100 nghìn thậm chí là 200 nghìn những sự kiện nổi dậy tập thể của người dân, nhưng lại rất ít nhìn thấy sự xuất hiện quy mô lớn của những lãnh tụ xã hội. Người ta thích thú với việc than thiền, nhưng có ít người nguyện ý tham gia các phong trào dân chủ. Đảng Cộng sản Trung Quốc với sách lược “bắn con chim đầu đàn” càng thêm chú ý vào những người tham gia, đặc biệt là mối nguy cơ dành cho những người lãnh đạo phong trào, tạo nên càng nhiều tính chất vô kỷ luật của đám đông. Do đó, rất nhiều người bày tỏ sự bi quan đối với con đường thực hiện dân chủ hoá ở Trung Quốc.

   Người yêu nước duy nhất dưới thể chế chuyên chế

Có rất ít người có thể nhận thức được rằng, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sớm rơi vào khốn cảnh về hành động tập thể. Đảng Cộng sản Trung Quốc từ thập niên 1980 đã bắt đầu nói về “khủng hoảng ba niềm tin”, ngày nay thì có rất ít người tin tưởng rằng, hơn 80 triệu đảng viên vào đảng là vì niềm tin đối với chủ nghĩa cộng sản. Nhằm gia tăng sức hấp dẫn khi gia nhập đảng, “thẻ đảng” là tấm thẻ thông hành để thăng quan phát tài đã trở thành sự thực không thể tranh cãi. Mà đồng bộ hoá với thăng quan, phát tài là thiết kế vi mô về thể chế nhằm điều động tính tích cực cá nhân, huy động cán bộ đảng viên của thể chế đảng quốc. “Trước tiên để một số người trở nên giàu có”, “làm giàu trong im lặng”, “tham nhũng hủ bại là dầu bôi trơn đối với cải cách mở cửa” là những cách nói về chung một vấn đề. Tưởng tượng một chút, nếu như Chu Vĩnh Khang không đem Đài truyền hình Trung ương CCTV biến thành hậu cung tiện lợi cho bản thân nhằm thoả mãn dục vọng trở thành “Bách Kê Vương” (gà trống đạp trăm mái), ông ta sẽ bán mạng nỗ lực xây dựng hệ thống duy trì ổn định cho chế độ? Thiết nghĩ, nếu những người như Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Tào Kiến Minh không đến một địa điểm bí mật ở ngoại ô Bắc Kinh tổ chức bữa tiệc rượu xa hoa bàn bạc kế hoạch, bọn họ sẽ làm phu khiêng kiệu cho Chu Vĩnh Khang? Giả sử, nếu Bạc Hy Lai không một mực vung tay cung cấp tiền bạc và gái đẹp cho những văn nhân thuộc phe Tân Tả, bọn họ sẽ trở thành một bầy vịt nghe lời chủ, đem Trùng Khánh một thành phố núi trở thành thánh địa cách mạng?

Cuộc điièu tra tham nhũng của Chu Vĩnh Khang. Bloomberg

Thiết kế chế độ “Câu lạc bộ ưu đãi” nhằm đem lại những ưu đãi lợi ích cho đảng viên của Đảng Cộng sản đã giải quyết được vấn đề động lực ở tầm vi mô khi Đảng Cộng sản giương cao ngọn cờ ý thức hệ nhằm tuyển mộ nhân thủ, nhưng nó lại sản sinh ra một vấn đề: tham nhũng hủ bại mang tính kết cấu và tính lây lan cực mạnh. Mỗi một quan chức cán bộ Đảng Cộng sản với chức vị cấp thôn nhỏ bé còn hơn cả hạt vừng đều có thể trở thành một con chuột gặm nhấm tham lam vô độ, xem người dân là cá thịt trên thớt. Nhìn từ góc độ của mỗi quan chức mà nói, bản thân tham một chút, tham ô một chút, thực sự không hề gây tổn hại tới gia sản của cả một hệ thống đảng quốc. Tính chính danh và hợp pháp cùng nền tảng thống trị lâu dài vững chắc của Đảng “Vĩ đại, Quang vinh, Đúng đắn” sẽ không thiệt hại nửa điểm chỉ với sự tham ô hủ bại của một cá nhân tôi. Do vậy, nhìn từ cơ chế động lực cá nhân mà nói, chính sách vĩ mô chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc không cách nào liên kết với lợi ích cá nhân, những người thật sự cùng chia sẻ ưu lo hoạn nạn với đảng quốc ngày càng ít đo. Điều không may là, dưới thể chế chuyên chế, người yêu nước duy nhất chính là bản thân kẻ độc tài chuyên chế. Vì vậy, Tập Cận Bình, người tập trung hết mọi quyền lực từ đảng, chính quyền và quân đội vào trong tay chính là trở thành “đứa con trai yêu đảng quốc” duy nhất của Trung Quốc. Động lực cơ chế chống tham nhũng của ông ta đến từ tầng cao nhất, do vậy ông ta dùng phương thức quyền lực chuyên chế với các hành động thâu tóm quyền lực, kiểm soát, đe doạ, uy hiếp, qua đó đập ruồi nhặng, đánh hổ tham nhũng, cuối cùng ảo tưởng rằng như vậy có thể tránh khỏi vận mệnh vong đảng vong quốc. Trong khí đó những quan chức các cấp trong chính quyền thì đi nhờ chuyến xe miễn phí của Tập Cận Bình, ăn nhờ bữa ăn miễn phí của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Những đối thủ đã bị Tạp Cận Bình thanh trừng. Nguồn: asia.nikkei.com

   Sự khác biệt về chống tham nhũng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Nếu chúng ta so sánh một chút đối với cơ chế chống tham nhũng của thể chế dân chủ, những thứ nhìn thấy sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Dưới thể chế dân chủ vẫn còn tham nhũng, đây là sự thật không dễ phủ nhận. Nhưng ở một phương diện, dưới thế chế dân chủ nếu muốn đắc cử những bị trí quan trọng, nhất định phải nhận được sự ủng hộ của hàng vạn (ví dụ nghị sĩ của một địa phương tại Hoa Kỳ) hoặc hàng triệu (ví dụ Nghị sĩ của Hạ nghị viện Hoa Kỳ) cử tri chiếm đa số ủng hộ, việc hối lộ mua chuộc cử tri là chuyện không thể thực hiện được, do đó các chính khách cần phải chú trọng đến việc cung cấp những dịch vụ sản phẩm công cộng, nnhuw thế mới nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri. Kể cả khi chính khách này nhận được sự ủng hộ đa số, nhưng số lượng cử tri không bầu cho anh ta/bà ta vẫn lên tới hàng vạn, thậm chí hàng triệu người. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, chính khách đó ở mọi thời điểm đều bị hàng triệu triệu cặp mắt săm soi giám sát. Huống hồ còn có đảng đối lập chuyên đi tìm lỗi sai cũng như giới truyền thông báo chí chỉ chực chờ để ném phân, do đó chống tham nhũng chính là có được nền móng cơ sở từ chế độ vi mô.

Năm 1994 khi tôi còn đang làm nghiên cứu sinh thạc sỹ tại học viện, Hoa Kỳ xảy ra một scandal tham nhũng. Lúc đó, một vị trí có quyền lực về chuẩn y ngân sách là Chủ tịch Uỷ ban Tài chính và thuế vụ của Hạ nghị viện hoa Kỳ Daniel David “Dan” Rostenkowski bị cáo buộc lạm dụng công quỹ sai mục đích trong hơn 20 năm với số tiền lên đến 500 nghìn USD, trong đó  gồm chi tiêu công khoản vì việc riêng hoặc dùng công khoản ưu đã người nhà, số lượng tội danh cáo buộc lên tới 17 khoản. Về sau có 2 tội danh được thành lập đối với ông ta, phần chính là sử dụng công khoản để tặng quà, bị tuyên án 17 tháng tù. Ở quốc gia giàu có nhất thế giới, tham nhũng phát sinh ở quan chức phụ trách quản lý tiêu tiền khi so sánh với những quan chức cấp huyện ở Trung Quốc mà nói, nó nổi bật lên sự chua xót và vô tội. Năm 2014, ở hòn đảo nơi tôi cư trú, nghị sĩ Quốc hội, thành viên Uỷ ban tài chính Hạ nghị viện Hoa Kỳ Michael Grimm bị cáo buộc đã che giấu khoản thu nhập do hùn vốn mở tiệm ăn trước khi đắc cử làm Hạ nghị sĩ, trong 3 năm tích luỹ hơn 1 triệu USD; số tiền này không nộp các khoản thuế liên quan, do vậy bị Cục điều tra Liên Bang điều tra hơn nữa bị Toà án Liên Bang khởi tố. Trước khi toà án có phán quyết, Grimm đã bị sa thải, mất chức. Khi tội danh đã được quyết định, nhưng vẫn rất khó nói có bị kết án tù hay không. Nhưng kể cả khi được phép lùi 1 vạn bước để nói, trong 3 năm thu nhập 1 triệu USD trốn thuế, cũng không tránh nộp thuế nhiều hơn 300 nghìn. Việc này đối với bất kỳ một quan chức Đảng Cộng sản nào mà nói, đây rõ ràng là việc nhỏ xé ra to, thật sự là không thể tưởng tượng nổi. Ngày nay khi chúng ta nói tới các vụ tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, động một chút là hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỉ.

Dân biểu Daniel David “Dan” Rostenkowski, D-Ill, Chủ tịch Ủy ban Tài chính và thuế vụ của Hạ nghị viện hoa Kỳ. Bị kết án 17 tháng tù, ra tù sớm 2 tháng và sau đó được TT Bill Clinton ân xá.Ngày 9 tháng 5 năm 1994 (Ảnh của Laura Patterson / CQ Roll Call qua Getty Images)

Tuy vậy sự khác biệt trong công cuộc chống tham nhũng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ phản ánh sự khác biệt về thiết kế chế độ chống tham nhũng của thể chế dân chủ và chuyên chế. Chính phủ Trung Quốc có thể tạo ra những cơn bão hoành tráng to lớn chống tham nhũng, nhưng không thể làm lung lay tận gốc, đầu nguồn hay thậm chí là ngăn chặn tham nhũng. Nếu thật sự muốn chống tham nhũng thì những chính sách chống tham nhũng vĩ mô phối hợp với nền móng của chế độ vi mô cùng với sự giám sát của cá nhân, đảng đối lập và truyền thông độc lập là không thể thiếu được. Điều này giải thích tại sao mô hình chống tham nhũng kiểu Tập Cận Bình sử dụng đấu tranh phe phái nhất định thất bại. Cái gọi là quá trình chuyển đổi dân chủ sau khi chống tham nhũng thành công càng là đừng nói tới.

Trong tác phẩm điện ảnh “Bác sỹ Zhivago”, khi Hồng quân bắt cóc bác sỹ Zhivago, giữa tư lệnh và chính uỷ đã nổi ra một cuộc tranh cãi xem có nên hay không để bác sỹ Zhivago về nhà. Tư lệnh xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo đồng ý thả người, chính uỷ vì cách mạng đã kiên quyết giữ anh ta lại. Tư lệnh nổi giận uy hiếp rằng muốn xử bắn tay chính uỷ, chính uỷ nói:

“Anh có thể bắn tôi, nhưng anh vĩnh viễn không thể bắn chết được Đảng.”

Năm cuốn sách “1984”, George Orwell cũng viết:

“Đảng không quan tâm tới việc kéo dài huyết mạch của nó, mà nó chỉ quan tâm việc kéo dài tự thân. Ai nắm giữ quyền lực không quan trọng, chỉ cần là kết cấu đẳng cấp của thể chế vĩnh viễn không thay đổi.”

Nếu chúng ta mong chờ dưới thể chế quyền lực đảng, cá nhân có thể thay thế đảng, thì sẽ phạm phải sai lầm như của Bạc Hy Lai.

Phụ lục 1: Gia sản nhà họ Ôn bị tiết lộ dẫn tới hậu quả chính trị khó lường

Phỏng vấn của phóng viên Phàn Tuệ Cường đài ABC News (Australian Broadcasting Corporation) (ngày 29 tháng 10 năm 2012)

Báo chí thế giới đua tin về bài báo cuat The New York Times điều tra về tài sản của Ôn Gia Bảo. Nguồn: The Straits Times.

Tờ The New York Times của Hoa Kỳ đưa tin, người thân của thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong thời gian ông này giữ chức vụ thủ tướng đã tích lũy được khối tài sản cá nhân ít nhất là 2.7 tỉ USD. Giáo sư Hạ Minh của khoa Chính trị quốc tế Đại học Đô thị New York cho rằng bài báo của The New York Times rất có trọng lượng, mang ý nghĩa tiên phong rất đáng chú ý.

Gia đình thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã mời luật sư đưa ra lời giải thích, phản bác rằng lại bài báo đưa tin gia tộc họ đang sở hữu khối tàn sản thần bí này.

Ôn Gia Bảo hiện tại vẫn là một lãnh đạo có được sự ủng hộ tương đối cao từ phía người dân. Tin tức này, không nghi ngờ gì cả, nhất định gây ra áp lực rất lớn đối với bản thân Ôn Gia Bảo.

Mặc dù Bạc Hy Lai vì tham nhũng hủ bại cũng như các tội danh khác đã bị loại bỏ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, nhưng rất khó để cho công chúng tin rằng, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc dự định tiêu diệt tham nhũng. Bởi vậy, có chuyên gia cho rằng, lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn thay đổi cái nhìn của dư luận xã hội, cần phải có hành động. Nếu như không cải cách thì sẽ dẫn tới sự gia tăng xung đột giữa chính quyền và người dân cũng như các vấn đề xã hội ngày càng tồi tệ thêm, cuối cùng dẫn tới bất ổn xã hội.

Giáo sư Hạ Minh của khoa Chính trị quốc tế Đại học Đô thị New York trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Phàn Tuệ Cường đài ABC News đã phân tích về tính khả tín của bài viết trên tờ The New York Times, cũng như đưa ra góc nhìn của ông về ảnh hưởng của bài viết đối với chính trị Trung Quốc.

Ông cho rằng đây là một bài viết hết sức có trọng lượng, mang tính bùng nổ, hơn nữa nói rằng việc gia tộc Ôn Gia Bảo muốn xóa bỏ cáo buộc như bài báo đã đưa thì đây cũng là một hành động rất không bình thường. Giáo sư Hạ Minh nói, bài báo này là nhằm vào người được cho là có hình ảnh công chúng tốt nhất Trung Quốc, đồng thời cùng được xem là nhà lãnh đạo có ý thức cải cách, điều này gây ra những hậu quả chính trị không thể lường trước.

Giáo sư Hạ Minh nói tờ The New York Times có rất nhiều mối quan hệ với Trung Quốc, nó cần xem xét đến tình hình thị trường của mình ở Trung Quốc, trong đó gồm việc ra mắt phiên bản tiếng Trung vào năm nay, giáo sư Hạ Minh cho rằng, nếu như The New York Times không nắm giữ được 90% trở lên đối với thông tin trong bài thì tờ báo này sẽ không đăng nó. Ông nói, hiển nhiên là bài viết này đã trải qua sự thẩm định nghiêm ngặt nhất, nhất định là trong nội bộ tờ báo từ trên xuống dưới đã có chung sự đồng thuận, bọn họ nhất định sẽ căn cứ vào thực tế, có nắm chắc trong tay, do vậy mới đăng bài viết này.

Giáo sư Hạ Minh cho rằng tờ The New York Times đã nắm giữ số liệu hết sức tường tận. Ông nói rằng phản ứng của gia đình Ôn Gia Bảo về cơ bản không hề đưa ra lời giải thích chi tiết đối với khối tài sản 2.7 tỉ USD được nêu ra trong bài báo, mà chỉ là nói rằng tài sản này phần chính là của người nhà, không có bất cứ liên quan nào đến Ôn Gia Bảo.

Giáo sư Hạ Minh nói, với tình hình hiện tại ở Trung Quốc, nếu như bạn không đưa ra lời biện hộ, người khác sẽ cho rằng bạn có vấn đề. Một khi bạn biện hộ, thậm chí trưng bày ra các loại văn bản chính quy, nhưng người dân sẽ nói rằng, hiện tại thì cái gì cũng có thể làm giả được, do vậy giáo sư Hạ Minh cho rằng bài viết này đã khiến cho Ôn Gia Bảo rơi vào một hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Ông nói, trong thời gian gần đây Phương Tây tương đối chú ý tới 3 người, trong năm nay thì The New York Times đã tung ra ánh sáng rất nhiều sự việc liên quan đến Bạc Hy Lai. Trong nửa đầu năm, sự kiện Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân về cơ bản là trung tâm được chú ý của tờ The New York Times. Một thời gian trước, Bloomberg News đã có những bài viết tiết lộ về tài sản của gia tộc Tập Cận Bình. Hiện tại The New York Times lại tung ra những báo cáo về gia tộc Ôn Gia Bảo. Bài báo liên quan đến gia tộc Ôn Gia Bảo được công bố vào thời điểm khi mà chỉ còn không đến 10 ngày là thời điểm tổ chức Đại hội 18. Rõ ràng là bài báo này đã có hiệu ứng chính trị rất lớn.

Giáo sư Hạ Minh cho rằng, ví như những bản tin về sự kiện Bạc, Vương, truyền thông Phương Tây nhất định có được nguồn tài liệu nội bộ từ bên trong Trung Quốc cung cấp rất nhiều thông tin. Cũng như vậy, hiện tại với những bài báo về Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo cũng nhất định nhận được tin tức từ nguồn tin nội bộ với tầng thứ rất cao, hết sức có thẩm quyền. Ông cho rằng hiện tại truyền thông Phương Tây đã trở thành cánh tay nối dài giúp sức cho cuộc tranh giành quyền lực ở Trung Quốc, hơn nữa đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc tranh đấu quyền lực tại Đại hội 18.

Giáo sư Hạ Minh nói, truyền thông Phương Tây cũng có cân nhắc của riêng mình, chỉ cần các anh có thể công khai ra những tin tức sự thật, sau khi trải qua nghiên cứu, thẩm tra và đánh giá, xác nhận rằng nó là đáng tin cậy, thì bất kể  anh là tả khuynh, trung dung hay hữu khuynh đều sẽ đăng tải công khai mang tính sát thương cao. Ông nói, điều này sẽ ảnh hưởng đến tranh đấu quyền lực giữa các thế lực tả khuynh, trung dung và hữu khuynh. Mặt khác, khi anh đem những scandal của các phe phái thế lực này tung ra, ông cảm giác rằng căn bản nhất chính là hình thành nên lực sát thương càng lớn hơn đối với thể chế Đảng cộng sản Trung Quốc. Bởi vì như ông nói, truyền thông Phương Tây không phải là đi giúp một phe phái nào đó giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giành quyền lợi tại Đại hội 18, mà là về căn bản làm suy yếu đi tính chính danh và hợp pháp của đảng quốc.

Giáo sư Hạ Minh nói, sau khi đội ngũ lãnh đạo mới vừa lên cầm quyền, người dân hiển nhiên sẽ ôm hy vọng đối với bọn họ. Nếu như Tập Cận Bình có thể có được niềm hy vọng và tín nhiệm của người dân, đồng thời bản thân có thể áp dụng những biện pháp thiết thực, nhằm thúc đẩy chống tham nhũng, thúc đẩy dân chủ, bảo vệ nhân quyền cho người dân Trung Quốc, xóa bỏ đi sự sợ hãi của người dân, nếu như thực sự ông ta có thể áp dụng những biện pháp thiết thực trên các phương diện này, hiển nhiên tính chính danh và hợp pháp của đội ngũ lãnh đạo mới càng được tăng cường. Nhưng giáo sư Hạ Minh cũng cho rằng, hiện tại thì ông cũng không thể xác định được rằng đội ngũ lãnh đạo mới sẽ đi theo phương hướng đó.

 Giáo sư Hạ Minh nói, những thế hệ lãnh đạo cũ trước đây của Trung Quốc vẫn đang còn phát huy tác dụng rất lớn ở phía sau hậu trường, bởi vậy, ở một mức độ nào đó Tập Cận Bình có thể thoát khỏi từng tầng kiểm soát của các nguyên lão trong Đảng Cộng sản Trung Quốc ra sao, ngược lại thì các nguyên lão của đảng quốc sẽ đem Tập Cận Bình lợi dụng thế nào, đem ông ta biến thành công cụ bảo vệ lợi ích thiết thân ra sao, ông cảm thấy rằng đây là thách thức hết sức to lớn đối với Tập Cận Bình.

Phụ lục 2:Bàn về tham nhũng và chống tham nhũng trên đài RFI

Phỏng vấn của phóng viên Lưu Phương

Phỏng vấn 1: Chống tham nhũng của Đảng Cộng sản không vượt ra khỏi mô hình tập đoàn lợi ích, là công cụ của tranh đấu quyền lực và phe phái (2013.12.09)

Trong mấy ngày gần đây, những tin tức về việc “cựu ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bị bắt” được lan truyền rộng rãi. Mặc dù tin tức này vẫn chưa được phía chính quyền xác nhân, nhưng lại trở thành một chủ đề nóng được quan tâm và bàn luận khắp chính giới Trung Quốc. Khi nhà lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp nhận chức vụ Tổng bí thư vào một năm trước, liền cao giọng hô hào chỉnh đốn tác phong và chống tham nhũng, đưa ra chủ trương “Ruồi nhặng, con hổ đều bị đánh” đã dẫn tới nhiều suy đoán của dư luận. Con hổ lớn thật sự là ai? Có phải là đánh một con hổ to thì sẽ thấy được kết quả? Hay là quyết tâm đánh dẹp tất cả lão hổ, hoàn thiện mục tiêu chống tham nhũng trong cao tầng của đảng? Về vấn đề này, giáo sư Hạ Minh của Đại học Đô thị New York đã tiếp nhận phỏng vấn từ đài chúng tôi.

RFI: Kể từ khi Bạc Hy Lai bị hạ bệ, dư luận bên ngoài luôn quan tâm lấy động tĩnh của Chu Vĩnh Khang, một mực dự đoán ông ta lúc nào thì bị bắt? Chu Vĩnh Khang rớt đài có ý nghĩa đặc thù như thế nào?

Hạ Minh: Sự kiện Chu Vĩnh Khang dính líu tới hai sự kiện lớn khác, một là động cơ chính trị bên trong sự kiện Bạc Hy Lai, đặc biệt là Bạc Hy Lai nhận được sự ủng hộ của Chu Vĩnh Khang, muốn phá vỡ sự sắp xếp vào lúc đó của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính là sắp xếp để Tập Cận Bình giữ chức Tổng bí thư, Lý Khắc Cường giữ chức Thủ tướng. Nhìn từ góc độ nào đó, Chu Vĩnh Khang muốn thành lập liên minh chính trị cùng Bạc Hy Lai, từ đó có được quyền lực cao nhất. Thứ hai, tôi cho rằng ý nghĩa của việc xử lý Chu Vĩnh Khang là, ông ta từng ngồi lên vị trí trong Ban thường vụ Bộ chính trị, nhìn từ góc độ chống tham nhũng ở Trung Quốc, đây là một chiêu giết gà dọa khỉ, về cơ bản thì sẽ không tiếp tục đụng chạm tới các lãnh đạo cấp cao khác. Ở Trung Quốc với thể chế lãnh đạo tập thể, vị trí lãnh đạo trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc chính là vị trí quyền lực lãnh đạo cao nhất. Nếu như xử lý Chu Vĩnh Khang, rõ ràng nó có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của chính trị Trung Quốc. Đặc biệt là khi Chu Vĩnh Khang là thành viên Ban thường vụ Bộ chính trị, ông ta cũng giữ chức vụ bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, mà hệ thống đàn áp, duy trì ổn định xã hội được Đảng Cộng sản thiết lập và duy trì dưới bàn tay của Ủy ban Chính pháp đã gây ra nhiều thảm kịch về nhân quyền cho người dân Trung Quốc. Bởi vậy tôi cảm thấy: Động chạm vào Chu Vĩnh Khang, cũng chính là đang nghi ngờ cả hệ thống đàn áp, duy trì ổn định xã hội.

RFI: Có phải Chu Vĩnh Khang là con hổ lớn được chính phủ Bắc Kinh chuẩn bị đánh hạ? Có phải với việc đánh hạ ông ta, cuộc chiến chống tham nhũng sẽ tạm thời kết thúc?

Hạ Minh: Cần phải nhìn nhận thế này: Bởi vì Chu Vĩnh Khang trước đây nắm giữ các chức vụ trong hệ thống dầu khí, Bộ Công nghiệp dầu mỏ, sau đó khi tới Tứ Xuyên, giữ chức Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, rồi sau đó lên Bộ Công an, tiếp đó bước chân vào trong Ban thường vụ Bộ chính trị. Với tình hình hiện tại mà nói, những cán bộ cấp dưới chủ chốt cũng như thân tín mà ông ta đề bạt tại những địa phương mà ông ta đã từng công tác, hiện tại đều bị thanh toán và bắt giữ. Chúng ta có thể thấy, toàn bộ hệ thống dầu khí và Tỉnh trưởng cùng Phó bí thư tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên đều đã bị bắt. Các bước đi thực hiện bắt giữ những người này đều rất rõ ràng. Tất cả đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là cất lưới bắt giữ Chu Vĩnh Khang. Tôi tin rằng công tác chuẩn bị thu lưới đã được bắt đầu rồi. Tại sao hiện nay tin đồn nổi lên bốn phía nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc lại không hề có bất cứ động tác lên tiếng nào? Tôi cảm thấy rằng phương pháp xử lý của nó có một chút giống với sự kiện Lâm Bưu. Một năm sau khi sự kiện Lâm Bưu thì mới gửi thông báo tới toàn quốc. Đương nhiên là lần này không thể nào đợi tới sau 1 năm. Tôi tin rằng hiện tại những tin đồn kia đều có tài liệu và nguồn tin chân thật, có thể nói là chúng rất đáng tin cậy. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho đến nay chưa đưa ra xác nhận, là bọn họ đang truyền đạt xuống từng tầng bên dưới. Họ muốn thông qua kênh nội bộ của đảng đề truyền đạt thông tin, bởi vậy tôi cảm thấy rằng việc ngã ngựa của Chu Vĩnh Khang là điều hết sức xác định.

Nhưng mặt khác, cấp trên dính líu tới Chu Vĩnh Khang là ai? Những suy đoán hiện tại có hai người: Một người đó là Giang Trạch Dân, một người là Tăng Khánh Hồng. Vậy thì hai người này có hay không sẽ bị động chạm tới? Tôi cho rằng sẽ không. Bởi vì Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng là những người ủng hộ mạnh mẽ đối với Tập Cận Bình. Khi Tập Cận Bình lên giữ chức Bí thư thành ủy Thượng Hải, trở thành một con hắc mã, tiến thẳng tới Ban thường vụ Bộ chính trị, địa vị vượt qua Lý Khắc Cường. Sự vận hành cuối trong quá trình này, mặc dù có nhiều nhân tố, nhưng không thể thiếu được nhân tố trợ giúp của Thượng Hải bang. Tăng Khánh Hồng và Giang Trạch Dân đều là những người giúp đỡ Tập Cận Bình có được chức vị cao. Dưới tình hình như vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc chống tham nhũng không hề vượt qua mô hình tập đoàn lợi ích, chống tham nhũng cuối cùng sẽ trở thành công cụ tranh giành quyền lợi, tranh đấu phe phái. Bởi vậy tôi cho rằng Tập Cận Bình sẽ đến đây là dừng lại.

RFI: Những ngày gần đây có thông tin được tiết lộ, cho rằng Chu Vĩnh Khang liên quan tới các vụ mưu sát, bao gồm ý đồ mưu sát Tập Cận Bình, hơn nữa tham gia vào nhiều vụ án tham nhũng lớn, những tin tức này nếu như là thật, vậy thì đây sẽ là một vụ án lớn chưa từng có trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây có phải là một vụ án đơn lẻ hay không? Đánh đổ Chu Vĩnh Khang, điều này đồng nghĩa với việc Tập Cận Bình hoàn toàn khống chế cục diện, địa vị của ông ta sẽ càng thêm ổn định?

Hạ Minh: Hiển nhiên, nếu như Tập Cận Bình không đánh đổ liên minh chính trị đã hình thành đang muốn ngăn cản những người khác kế thừa quyền lực của Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai, nếu những sự việc như vậy ông ta không cách nào giải quyết, thì ông ta không thể nào tạo dựng quyền uy cho bản thân, cũng không cách nào ổn định chính quyền. Nhìn từ hiện tại, Tập Cận Bình đã làm được điều này, rõ ràng là đã ổn định được chính quyền của ông ta.

Về việc liệu đây có phải hay không là một sự kiện riêng biệt, tôi cho rằng đây tuyệt đối không phải là một sự kiện riêng biệt. Bởi vì chúng ta nhìn thấy trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều sự kiện ám sát (có tồn tại). Lấy ví dụ như sự kiện Lâm Bưu. Thực ra bên trong sự kiện Lâm Bưu có tham dự rất nhiều ám sát. Kế hoạch “Công trình 571” chính là lợi dụng quân đội nhằm ám sát Mao. Mấy năm trước cũng đã có báo chí đưa tin Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông là Đoạn Nghĩa Hòa ám sát người tình. Ở Trung Quốc, mướn sát thủ giết người, ám sát vợ, người tình thì ngay cả truyền thông nhà nước cũng đưa tin. Ví dụ, Phó tỉnh trưởng tỉnh Hà Nam là Lã Đức Bân mướn sát thủ giết vợ. Bản thân Chu Vĩnh Khang là người lãnh đạo cao nhất trong giới chính pháp, có người gọi ông ta là “Beria[1]“, chúng ta nhìn thấy những nanh vuốt như là Vương Lập Quân, những kẻ ác trong hệ thống công an, bọn họ không những có thể giết người, còn có thể giết một số thương nhân nước ngoài có địa vị. Còn trong sự kiện Bạc Hy Lai, Neil Heywood bị Cốc Khai Lai hạ độc chết, cũng là bởi vì nhận được sự giúp đỡ từ các nhân viên trong hệ thống công an. Do vậy với những vụ mưu sát chính tị như vậy, có lẽ không còn là hiện tượng biệt lập ở Trung Quốc, mà đã trở thành một lựa chọn trong cuộc tranh đấu giành quyền lực giữa những nhân vật chính trị cao tầng.

RFI: Hiện tượng tham nhũng trong giới quan chức Trung Quốc có thể hay không thông qua hành động chống tham nhũng lần này để có những cải thiện lớn?

Hạ Minh: Không thể có chuyện đó. Trung Quốc hiện tại đang đứng trước hai vấn đề. Giống như Trần Vân trước đây đã từng nói: Nếu Trung Quốc không chống tham nhũng, sẽ mất nước; nếu như thật sự đi chống tham nhũng, sẽ mất đảng. Bởi vậy Trung Quốc không có cách nào đem đảng và quốc gia chia tách rõ ràng. Toàn bộ thể chế Trung Quốc là thể chế đảng quốc. Do đó nó không thể nào làm suy yếu đi lợi ích của đảng trong quá trình chống tham nhũng. Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay đã trở thành một tập đoàn lợi ích chuyên chia chác tài sản phi pháp. Dưới tình hình không có yếu tố ý thức hệ, bọn họ sẽ hình thành một liên minh lợi ích. Cần hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ trách nhiệm cho nhau để nhằm mục tiêu chống đỡ sống tiếp xuống. Không hề có bất kỳ nhân tố nào khác, chỉ có duy nhất quyền lực và tài nguyên quyền lực, quyền lực đem đến cơ hội chia chác khi có thể biến nó thành vàng. Dưới tình hình như vậy, tôi cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay hoàn toàn đã trở thành thế lực phản đối dân chủ, mà ý nghĩa cơ bản của dân chủ, chính là người dân bảo vệ lợi ích của chính mình, có thể giữ được tài sản của chính minh, có thể có cơ hội làm giàu cho bản thân. Nhưng mà một trong những mục đích phản dân chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đó là muốn đem toàn bộ tài phú của người dân vơ vào trong túi của mình. Bóc lột nhân dân, để cho bản thân mình có được cuộc sống xa hoa, hủ bại, cuộc sống vượt qua bất kì một ai đó trên thế giới. Trong tình hình như vậy, tôi cảm thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc thu hoạch được, chính là những thứ mà người dân Trung Quốc mất đi. Nếu như muốn để người dân có được thu hoạch, vậy thì cần phải giới hạn quyền lực bản thân, đặc biệt là tước đoạt đi đặc quyền của bản thân. Tôi cảm thấy rằng theo như ý thức hệ hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cấu trúc và tư thái hiện tại của nó cũng như tố chất cơ bản của những quan chức trong hệ thống, về cơ bản là không thể nào thực hiện được.

Hơn nữa chúng ta có thể nhìn thấy, công cuộc chống tham nhũng hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc về cơ bản là đang được kiểm soát bởi chính nó, mục đích căn bản là không phải muốn loại bỏ hoàn toàn khối ung thư tham nhũng hay tiến hành đại phẫu triệt để nhằm cắt bỏ khối u, trong thực tế là sử dụng tranh đấu chính trị nhằm trấn áp một phe khác. Đồng thời nó lừa dối người dân Trung Quốc, bởi vì có rất nhiều người dân sau khi trải qua tuyên truyền, liền sẽ ôm hy vọng mong muốn chính quyền này tiếp tục tồn tại, đây chính là thành công của nó. Bởi vì vậy Tập Cận Bình hoàn toàn không hề có thành ý đối với cuộc chiến chống tham nhũng. Cũng có nghĩa là, ông ta chống tham nhũng không phải là cho mục đích phục vụ người dân. Đây cũng là lí do tại sao chúng ta nhìn thấy Hứa Chí Dũng cùng hàng trăm người kêu gọi công khai tài sản quan chức, đề xướng chống tham nhũng thì đều bị bắt lại. Hơn nữa ngay cả những luật sư biện hộ cho họ cũng bị bắt. Chính điều này đã bộc lộ bản chất thật của cuộc chiến chống tham nhũng.

Phỏng vấn 2:  Một thủ đoạn chống tham nhũng căn bản nhất, chính là ngăn chặn tự thân tham nhũng (2013.02.05) 

Thế hệ lãnh đạo mới dẫn đầu bởi Tập Cận Bình được xác lập thông qua Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chính thức kế thừa quyền lực vào tháng 3. Sau khi vị trí lãnh đạo của mình được xác lập, Tập Cận Bình cao giọng hô hào chống tham nhũng. Ngày 22 tháng 1, Tập Cận Bình khi bàn tới vấn đề chống tham nhũng đã chỉ ra: Để chống tham nhũng cần kiên trì “hổ lớn”, “ruồi nhặng” cùng nhau đánh, bất kể dính líu tới ai, đều cần điều tra tới cùng. Tuyên bố này đã dẫn tới sự đồn đoán rộng rãi. Đặc biệt “hổ lớn” bên trong đó càng là gây ra đủ loại đồn đoán, cuối cùng thì nó ám chỉ ai? Hơn nữa, chống tham nhũng được tiến hành nhiều năm, nhưng hiện tượng tham nhũng không những không biến mất, ngược lại càng ngày càng nghiêm trọng.

Trong cuộc chiến chống tham nhũng lần này, mũi giáo thật sự có thể nhằm vào những con hổ lớn ngồi ở chức vị cao ư? Tham nhũng bên trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc thật sự có thể thông qua phương thức đánh cả ruồi nhặng lẫn lão hổ thì sẽ được dẹp bỏ sao? Tập Cận Bình vốn hy vọng “đem quyền lực nhốt vào trong chiếc lồng thể chế”, phòng chống và khắc phục chủ nghĩa bảo hộ địa phương, chủ nghĩa lập thể, tuyệt đối không cho phép xuất hiện tình trạng “ở trên ra chính sách, ở dưới có đối sách” liệu có thực hiện được không? Về những vấn đề này, giáo sư Hạ Minh của Đại học Đô thị New York đã tham gia cuộc phỏng vấn của đài chúng tôi.

RFI: Tập Cận Bình gần đây đã một lần nữa nêu ra vấn đề chống tham nhũng hô hào liêm khiết, điều này có gì khác biệt với chủ trương chống tham nhũng đề xướng liêm khiết mà các quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc một mực hô hào? 

Hạ Minh: Về cơ bản thì không có sự khác biệt nào cả. Thông thường mà nói, với mô hình chuyển tiếp quyền lực như vậy, nếu như ông ta muốn nắm giữ chắc quyền lực trong tay, cần phải đem địa vị ngồi vững, và đầu tiên là cần phải lập uy. Dưới tình hình như vậy, với tình trạng tham nhũng lan tràn như hiện nay, phương thức lập uy tốt nhất có thể là thông qua chống tham nhũng, cải thiện mối quan hệ giữa người dân và chính quyền, từ đó nhận được sự ủng hộ của người dân. Về cơ bản đây là cách làm giống nhau của các lãnh đạo cầm quyền.

RFI: Trong thực tế, trong một thời gian dài thì chống tham nhũng luôn được tiến hành bên trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mà, hiện tượng tham nhũng không những không được loại bỏ triệt để, ngược lại nó không ngừng sinh trường, hơn nữa ngày càng lớn mạnh. Nguyên nhân của nó là do đâu?

Hạ Minh: Nguyên nhân căn bản nhất ở đây là Đảng Cộng sản Trung Quốc lũng đoạn vô hạn độ đối với quyền lực, đồng thời một mực né tránh những lời kêu gọi giám sát dân chủ cũng như đòi hỏi quyền lợi của người dân, ngăn chặn người dân sử dụng truyền thông, báo chí và thể chế tư pháp nhằm tiến hành giám sát. Tất cả mọi cấu trúc quyền lực mang tính thể chế và thực tiễn chính trị như trên đã làm cho Đảng Cộng sản, cũng như thể chế đảng quốc mà nó tạo ra không chịu sự giám sát về quyền lực. Cũng có nghĩa là, không có cách nào đem những người nắm quyền nhốt vào trong lồng, không cách nào khiến cho quyền lực được vận hành dưới ánh mặt trời. Đây là nguyên nhân căn bản nhất khiến cho tham nhũng không cách nào được loại trừ.

RFI: Liên quan đến cách gọi đánh dẹp cả ruồi nhặng lẫn lão hổ thì cũng dẫn tới nhiều đồn đoán, trong đó gây chú ý nhất, đương nhiên không phải là ruồi nhặng, mà là lão hổ, là hổ lớn. Cuộc vận động lần này thật sự có thể động tới những lãnh đạo tầng cao nhất không?

Hạ Minh: Ở đây liên quan đến một vấn đề căn bản nhất, giống như trước đây Trần Vân, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra: Nếu như muốn chống tham nhũng, nếu như muốn cứu nước, vậy thì vong đảng; nếu như không muốn vong đảng, vậy thì sẽ vong quốc. Do vậy với tình hình hiện nay, đối với Tập Cận Bình mà nói, xung đột mâu thuẫn căn bản nhất mà ông ta phải đối mặt, chính là vấn đề mâu thuẫn giữa đảng và quốc gia kinh điển như vậy. Là muốn chỉnh đốn đảng, cứu lấy đảng, tổn hại lợi ích quốc gia? Hay là cứu quốc? Đem loại bỏ đi rất nhiều tài sản có giá trị âm của đảng, thậm chí là ngay cả bản thân đảng cũng cần thay đổi? Trước mắt thì Tập Cận Bình vẫn còn chưa đưa ra được một giải pháp rõ ràng. Hơn nữa ông ta cũng phải đối mặt với thách thức từ việc không đưa ra phương hướng rõ ràng. Nhìn từ căn bản, thể chế Trung Quốc ngày nay cơ bản là bị bắt cóc nằm và lũng đoạn trong tay tầng lớp tư bản thân hữu. Dưới tình hình như vậy, muốn đánh ruồi nhặng thì rất dễ dàng. Bởi vì việc đánh dẹp ruồi nhặng luôn trở thành thủ đoạn có thể bồi dưỡng ra được sự trung thành về chính trị, thay đổi cán bộ cấp cơ sở. Do vậy, bất luận dưới tình huống nào, các lãnh đạo thượng tầng luôn muốn sử dụng phương thức đánh ruồi nhặng để thay thế đi những người mà họ không thích, trở thành một công cụ và thủ đoạn của đấu đá chính trị. Đồng thời tăng cường lòng trung thành chính trị đối với cấp trên của quan chức địa phương.

Nhưng là nếu dính dáng tới lão hổ, như chúng ta đều biết, hiện tại thì truyền thông Phương Tây đã tiết lộ rất nhiều vụ án tham nhũng lớn liên quan đến lão hổ. Hiển nhiên, chúng ta có thể thấy: Tin tức gia tộc Tập Cận Bình dính dáng tới khối tài sản hàng trăm triệu USD đã được Bloomberg News đưa tin vào năm ngoái. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy The New York Times đã liên tục đưa ba bài viết liên quan đến gia tộc Ôn Gia Bảo với số tài sản lên đến 2 tỉ USD. Đây đều là những con hổ lớn.

Ngoài ra, những gì bày ra trước mắt Tập Cận Bình hiện nay chính là vụ án Bạc Hy Lai. Vụ án Bạc Hy Lai dính líu đến tham nhũng, lạm dụng quyền lực, thậm chí là phạm tội hình sự vân vân, hết sức kinh người. Việc này sẽ được xử lý ra sao? Hiện tại với vô vàn những bàn luận, tin đồn rằng một số cao tầng, thậm chí là Ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị đương nhiệm cũng bị điều tra. Bởi vậy, tôi có thái độ bảo lưu sự nghi ngờ đối với việc trước tháng 3 năm nay khi Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch nước, có thể ra tay hành động không vướng tay chân. Thứ hai, các tập đoàn lợi ích với mức độ nào thì sẽ không có phản ứng chống lại những hành động mạnh mẽ của Tập Cận bình? Mà Tập Cận Bình khi đối mặt với những hành động chống đối đó sẽ làm thế nào tự chủ được quá trình chống tham nhũng? Đối với việc này tôi cũng giữ thái độ nghi ngờ. Do vậy, điều quan trọng là nhìn vào Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc vào tháng 3, sau khi Tập Cận Bình ổn định được quyền lực đảng, chính quyền và quân đội, trong thời gian 1, 2 năm tới sẽ có những động tác mạnh mẽ nào, thúc đẩy chính trị Trung Quốc đi về hướng tiến bộ có thực chất.

Cần quan sát xem công cuộc đánh hổ phải chăng sẽ bắt đầu từ bản thân mình. Một thủ đoạn căn bản nhất nhằm chống tham nhũng không phải là việc ngăn chặn người khác tham nhũng, mà là ngăn chặn bản thân mình tham nhũng. Tuyệt đối không được đem cơ hội và thủ đoạn tham nhũng cho bản thân. Có nghĩa là, cần phải loại bỏ cơ hội và đặc quyền tham nhũng của mỗi người.

RFI: Có người cho rằng, sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền đã thổi một luồng gió thanh liêm trong sạch, đây là điều không cần phải bàn cãi. Nhưng mà có một số vấn đề mang tính thể chế không phải dựa vào những điều hô hào là có thể giải quyết. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Hạ Minh: Có nhiều cách làm của Tập Cận Bình trên thực tế là điều đúng đắn. Cũng chính là nói, những cải tiến của ông ta đối với tác phong làm việc, trên phương diện gần dân, tận lực giảm thiểu sự phiền nhiễu đối với người dân, tận lực kéo gần khoảng cách với người dân. Ngoài ra, ở phương diện tác phong công việc, ông ta và Lý Khắc Cường cố gắng giảm bớt đọc theo diễn văn, loại bỏ phong cách quan liêu tại các hội nghị, nói thật, làm việc thật, đây đều là những việc mà các chính trị gia cần phải làm. Trước mắt, Tập Cận Bình và người dân đã có một khoảng thời gian trăng mật. Tuần trăng mật này rất ngắn ngủi. Nếu như ông ta có thể loại dụng tốt tuần trăng mật này, thì có thể làm ra rất nhiều thay đổi. Giống như Hoa Quốc Phong, mặc dù ông ta là một nhà lãnh đạo tương đối yếu đuối, nhưng sau khi Mao Trạch Đông qua đời, sau khi đập tan “Bè lũ bốn tên”, ông đã lợi dụng khoảng thời gian trăng mật để làm ra một loạt động tác lớn, bao gồm việc phủ định “Đại Cách Mạng Văn Hóa”, bình xét lại các vụ án oan sai. Về sau khi Đặng Tiểu Bình quay lại chính trường, lợi dụng tuần trăng mật của ông ta, nhanh chóng chuyển đổi kinh tế, chính trị Trung Quốc. Từ kinh tế kế hoạch nhanh chóng chuyển hướng sang kinh tế thị trường, cải cách mở của, xây dựng đặc khu, phủ định ý thức hệ tả khuynh trước đây.

Ngày hôm nay, Tập Cận Bình sẽ tạo ra những đột phá lớn trong tuần trăng mật của bản thân giống như Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình như thế nào? Thứ nhất, chúng ta cần chờ đợi, nhìn xem bước tiếp theo Tập Cận Bình sẽ bước đi như thế nào; thứ hai, chúng ta cũng cần nhìn thấy: người dân Trung Quốc, lực lượng dân sự xã hội, các lực lượng chính trị phe phái, về cơ bản đều đang vận hành. Giống như sự kiện “tuần báo Phương Nam cuối tuần”, đều phải ánh các lực lượng dân sự Trung Quốc đang không ngừng gây áp lực cho chính phủ mới, gây áp lự cho ban bệ Tập Lý. Nếu như áp lực xã hội tăng lên, bùng phát thành những phong trào xã hội và đối kháng xã hội liên tục, tôi nghĩ rằng đây sẽ là một bước then chốt sẽ đem Tập Cận Bình hướng về phía cải cách xã hội, đi về phía dân chủ hóa.

RFI: Ông có lạc quan đối với phương hướng tương lai 10 năm tới của Trung Quốc không?

Hạ Minh: Cần phải nhìn nhận về xu hướng tương lai của Trung Quốc từ hai góc độ. Một là sự phát triển của xã hội Trung Quốc đã xuất hiện nhiều vấn đề, không những là vấn đề thể chế, cũng không chỉ là vấn đề về Đảng Cộng sản Trung Quốc; có rất nhiều vấn đề về văn hóa xã hội Trung Quốc, thậm chí là của người dân. Cũng có những vấn đề về tư tưởng ở Trung Quốc: Ngu muội, khép kín, dân tộc chủ nghĩa vân ân. Nhưng là, khi chúng ta nhìn từ hai cấp độ, đã nhìn thấy rằng lực lượng dân sự Trung Quốc không ngừng thức tỉnh, các phong trào xã hội không ngừng thủ nghiệm, không ngừng đứng dậy tiếp tục phát triển sau thất bại, tiếp tục chinh chiến. Đặc biệt là từ sau Đại hội 18, trong hơn 1 năm qua, sau khi trải qua sự kiện Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, sự kiện Lệnh Kế Hoạch, giới trí thức Trung Quốc cũng như xã hội dân sự đã có bước thức tỉnh rất lớn. Nhìn từ góc độ này, bất kể là chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc lựa chọn ứng đối với làn sóng này, hay là thuận theo thúc đẩy làn sóng này, thì xã hội Trung Quốc đều đang tiến về phía trước. Vì vậy, tiến bộ của Trung Quốc là một trào lưu xã hội không thể đảo ngược. Tôi hết sức lạc quan về điều này.

Nhưng một phương diện khác làm tôi cảm thấy bi quan là, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho đến tận hôm nay vẫn chưa thể hiện được năng lực để có thể thuận theo dòng chảy lịch sử, đưa Trung Quốc đẩy về phía cuộc phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại, đồng thời hòa nhập vào trong cuộc phục hưng của cộng đồng chung Châu Á, hòa nhập vào xã hội toàn cầu, đặc biệt là hòa nhập vào làn sóng dân chủ hóa. Hiện tại mà nói, Đảng Cộng sản Trung Quốc bất luận là từ phương diện ý thức hệ, chính sách thì họ đều đang kháng cự, thậm chí là bày ra một tư thái thách thức toàn cầu, thậm chí muốn thay đổi, đảo ngược xu thế phát triển dân chủ toàn cầu. Với tình hình như vậy, tôi đặc biệt cảm thấy bi quan. Tôi cho rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc về cơ bản đã bắt ép toàn bộ người dân Trung Quốc, có thể đem lại tai họa cho sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai.

Phỏng vấn 3: Muốn chống tham nhũng, cần phải thực hiện chống tham nhũng mang tính thể chế (2014.04.15) 

Nếu muốn thực sự chống tham những ở Trung Quốc. Nguồn: chinausfocus.com

Vấn đề than nhũng của Trung Quốc đã vây khốn các thế hệ những người cầm quyền ở Trung Quốc từ trước đến nay. Tham quan hoành hành, hủ bại sinh sôi, mặc dù chính quyền triển khai chống tham nhũng, phong trào đánh tham quan không bao giờ ngừng, nhưng hiện tượng tham nhũng ở chốn quan trường không bao giờ ngừng lại, thậm chí còn có xu thế ngày càng nghiêm trọng. Thế hệ lãnh đạo mới do Tập Cận Bình từ khi lên cầm quyền tới nay, một lần nữa phát động chiến dịch quy mô chống tham nhũng. Từ Đại hội 18 tới nay, liên tiếp có hơn 10 quan chức cấp thứ trưởng trở lên ngã ngựa. Thanh gươm chống tham nhũng không chỉ nhằm vào quan chức địa phương, nó cũng chỉ hướng các phần tử tham nhũng trong quân đội. Trong thời gian gần đây, không ngừng có tin tức được đưa về những tướng lĩnh cấp cao vì vấn đề tham nhũng nên bị bắt giữ. Dụng ý của Tập Cận Bình khi chĩa thanh gươm chống tham nhũng sang phía quân đội là gì? Nó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với chuỗi lợi ích khổng lồ trong quân đội? Về vấn đề này, giáo sư Hạ Minh của Đại học Đô thị New York đã tham gia cuộc phỏng vấn của đài chúng tôi.

RFI: Gần đây, sau những tin tức liên tiếp đưa tin rằng cựu Phó chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu đã bị bắt giữ vì vấn đề tham nhũng, truyền thông nhà nước cũng chính thức công bố rằng cựu thứ trưởng Bộ Bảo đảm hậu cần Quân ủy Trung ương là Cốc Tuấn Sơn đã bị bắt vì dính líu đến tham nhũng, nhận hối lộ, lạm dụng chức quyền. Chúng ta đều biết, quân đội là một khu vực đặc biệt nhạy cảm. Ngày nay, ý nghĩa của việc Tập Cận Bình chỉ hướng thanh kiếm chống tham nhũng sang khu vực quân đội là gì?

Hạ Minh: Tôi nghĩ rằng Tập Cận Bình đang xây dựng một thể chế mới. Tôi đem nó gọi là một dạng thể chế an ninh quốc gia. Ông ta là muốn xây dựng một quốc gia an toàn. Cách làm trước đây của Trung Quốc là dựa vào quân đội, về sau chúng ta nhìn thấy dưới quyền của Chu Vĩnh Khang, lại tăng cường thêm cảnh sát vũ trang, lực lượng an ninh quốc gia, công an và đặc vụ chính trị. Hiện tại Tập Cận Bình là muốn đem tất cả thống nhất quản lý, xây dựng một thể chế an ninh quốc gia. Tôi cảm thấy rằng bản thân thể chế an ninh quốc gia đang được xây dựng, nó cho thấy một loại tập trung quyền lực càng mạnh hơn, đồng thời cũng đồng nghĩa với hệ thống an ninh quốc gia sẽ hình thành một sự thúc ước đối với hệ thống quân đội và quyền lực của quân đội hiện hữu. Do vậy rất nhiều cách làm của Tập Cận Bình, cần phải nói là đã động chạm đến một số quyền lực và lợi ích của phe quân đội. Mặt khác, như chúng ta đã biết, một số quan chức cấp cao trong quân đội có mối quan hệ hết sức mật thiết với các thái tử đảng, bởi vì trong thời gian diễn ra “Đại Cách Mạng Văn Hóa” thì rất nhiều con em cán bộ cấp cao đã gia nhập quân đội. Dưới tình hình như vậy, Tập Cận Bình muốn củng cố địa vị của mình thì cần phải có hành động thanh tẩy, đặc biệt là trong quá trình tiếp nhận quyền lực của mình thì ông ta đã gặp phải thách thức đến từ Bạc Hy Lai, mà đằng sau Bạc Hy Lai có thế lực của quân đội ủng hộ.

Bè lũ bốn tên mới xuất hiện, bao gồm Từ Tài Hậu, điều này cho thấy có một bộ phận lực lượng của quân đội có liên hệ với các thái tử đảng, hơn nữa có quan hệ với phe của Bạc Hy Lai. Vì vậy tôi cho rằng đối với Tập Cận Bình mà nói, sự cân nhắc thứ hai có lẽ là ông ta muốn tăng cường sự kiểm soát đối với quân đội. Bởi vậy trong thời gian gần đây chúng ta nhìn thấy trên các bản tin truyền thông Trung Quốc, có mười mấy tướng lĩnh cao cấp ở các quân khu liên tục bày tỏ lòng trung thành, kiên quyết ủng hộ sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Thứ ba, tôi cảm thấy trong hơn mười năm qua quân đội liên tục tăng cường quân bị, dẫn tới phần lớn tham nhũng trong quân đội có liên quan đến nhu cầu mua sắm quân bị, mà trong gần 20 năm qua, tốc độ gia tăng quân bị lên tới 2 chữ số, đã trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ về chi tiêu quân bị. Ở điểm này có rất nhiều lỗ hổng tham nhũng. Do vậy sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, loại tham nhũng này đã trở thành một trạng thái trên quy mô toàn quốc, quân đội đã trở thành nơi mà ông ta cần phải có động thái chỉnh đốn. Bởi vậy ba nhân tố này có thể giải thích tại sao Tập Cận Bình tiến hành chống tham nhũng trong quân đội.

RFI: Tại sao vụ án Cốc Tuấn Sơn điều tra hơn 2 năm mới chính thức khởi tố?

Hạ Minh: Cốc Tuấn Sơn vốn thuộc Bộ Bảo đảm hậu cần, có liên quan tới hậu cần trang bị. Ông ta dính dáng tới rất nhiều lợi ích, cũng rất nhiều ngân sách của quân đội. Ở trong vụ việc này dính líu tới rất nhiều cán bộ cấp cao, đặc biệt là thái tử đảng, hơn nữa còn liên quan đến rất nhiều doanh nghiệp quốc phòng nhà nước. Những dính dáng lợi ích ở đây là rất lớn. Số tiền mà Cốc Tuấn Sơn tham nhũng sẽ không được sử dụng cho một mình ông ta, ông ta nhất định đem tiền đưa tới rất nhiều nơi. Cốc Tuấn Sơn giao nộp tiền lên cấp trên, hiển nhiên là liên quan đến Quân ủy Trung ương cùng rất nhiều bộ nghành khác liên quan đến ngân sách và tài chính. Dưới tình hình như vậy, muốn động tới các nhân vật phía sau trong Quân ủy Trung ương, bởi vì bản thân quân đội là nơi có đặc quyền, rất khó để động đến bầu sữa của họ; mặt khác, bởi vì Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn bọn họ dính líu đến những vấn đề lớn hơn đó là liên quan đến sự biến động của cả hệ thống chính trị khi dính dáng tới những nhân vật như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai. Như vậy thì xử lý sự việc ở đây hết sức phức tạp.

RFI: Triển khai chống tham nhũng, liền sẽ đối mặt với vô số trở ngại từ các tập đoàn lợi ích. Chính quyền Bắc Kinh bởi vậy sẽ gặp phải đáp trả?

Hạ Minh: Đối với Tập Cận Bình mà nói, ông ta biết rằng sẽ gặp phải rất nhiều lực cản. Nếu ông ta muốn dựa vào thể chế và cấu trúc hiện hành, có lẽ không những chống tham nhũng không cách nào tiếp tục được, ông ta có khả năng sẽ bởi vì bị chống trả mà trở thành vật hy sinh. Bởi vậy về mặt chế độ, quyền lực và sự tập trung đã được thực hiện một cách rõ ràng. Tập Cận Bình hiện nay về cơ bản đã bỏ qua sức ảnh hưởng của vị trí thủ tướng, xây dựng hệ thống tập quyền của bản thân; bỏ qua hệ thống Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, tăng cường kiểm soát đối với vị trí Chủ tịch nước. Vị trí Chủ tịch nước vốn là một chức vị không có thực quyền, hiện tại Tập Cận Bình lại đem nó biến thành một chức vụ thể hiện quyền lực thực tế, làm như vậy chính là vứt bỏ đi hệ thống Đại biểu Đại hội nhân dân toàn quốc. Thậm chí chúng ta có thể nhìn thấy: Ông ta thay đổi cơ cấu ra quyết sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cơ cấu trước đây vốn là “cửu long trị thủy”, mỗi người quản lý một ban nghành, lẫn nhau tôn trọng quyền lực và địa vị mỗi người trong các ban nghành này; hiện tại Tập Cận Bình một người kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch của một loạt các ủy ban quan trọng. Ông ta đã đánh vỡ sự phân công vốn có trong Ban thường vụ Bộ chính trị như trước, lại một lần nữa đem toàn bộ quyền lực tập trung vào trong tay mình. Dựa vào Ủy ban An ninh quốc gia, dựa vào chức vụ Tổng bí thư, lại nắm trong tay Ban bí thư Trung ương, tiếp đó sử dụng chức vụ Chủ tịch nước nhằm có được địa vị cao hơn trên trường quốc tế. Chức vụ chủ tịch của hai ủy ban quân sự, ông ta cũng nắm vào trong tay, mặc dù Tập Cận Bình có gặp phải một số trở lực, nhưng ông ta đã lợi dụng phương thức tập trung quyền lực để phá vỡ các loại trở lực này. Nhưng ở bên trong chỗ này có một điều rất nguy hiểm, chính là chúng không biết được Tập Cận Bình sau khi phá vỡ các hệ thống đảng, chính quyền, quốc hội vốn có, cũng có nghĩa là sau khi Tập Cận Bình tiến hành cuộc đảo chính Hiến pháp như vậy, ông ta muốn làm cái gì.

Mặc dù như chúng ta đã thấy, hiện tại thì chiến dịch chống tham nhũng của ông ta được tiến hành rất mạnh mẽ. Xung quanh vụ án Chu Vĩnh Khang chúng ta có thể nhìn thấy được hàng nghìn hàng vạn người trên khắp toàn quốc bị ảnh hưởng; hơn nữa rất nhiều lãnh đạo ở cấp huyện cũng bị dính líu, thể chế Tập Cận Bình Vương Kỳ Sơn thực sự đã có những hành động mạnh mẽ và sâu rộng hơn so với các thế hệ lãnh đạo trước trong việc chống tham nhũng. Nhưng là chúng ta không biết được bước tiếp theo bọn họ sẽ đi theo hướng nào. Có hai loại khả năng: Một là trở thành nhà độc tài, chúng ta có thể nhìn thấy một số dấu hiệu từ tình hình hiện tại. Bao gồm sự phản đối của ông ta đối với xã hội dân sự, thách thức đối với các giá trị phổ quát của nhân loại, đối với việc xét xử một loạt các nhân vật như luật sư Hứa Chí Dũng, rồi thì sự phong tỏa đối với mạng internet cùng một loạt những người nổi tiếng xã hội. Điều này chỉ rõ Tập Cận Bình có khả năng bước lên một con đường đi về phía chủ nghĩa phát xít hết sức nguy hiểm. Mặt khác, Tập Cận Bình có hay không trở thành một Tưởng Kinh Quốc của Trung Quốc? Điều này còn chờ vào quan sát. Nhưng mà, tôi cảm thấy rằng khả năng ông ta lựa chọn con đường thứ hai tương đối nhỏ. Bởi vì tôi xuất phát từ góc độ suy xét tới ý thức và tố chất của cá nhân ông ta, cũng như xét về về tố chất và viễn kiến của những người xung quanh ông ta, thì khả năng ông ta đi theo lựa chọn đầu tiên rất lớn.

RFI: Liệu có hay không khả năng tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng dưới tiền đề không khởi động cải cách thể chế chính trị và giành được thắng lợi triệt để?

Hạ Minh: Nhìn từ tình hình hiện nay, chiến dịch chống tham nhũng này không phải là chống tham nhũng được tiến hành một cách triệt để. Muốn chống tham nhũng, cần tiến hành chống tham nhũng mang tính thể chế. Chỉ cần có tham nhũng, đều cần phải loại bỏ nó. Tiến hành chống tham nhũng mang tính thể chế, liền sẽ phải bắt tay từ cơ chế phòng ngừa tham nhũng. Hiện tại, điều đầu tiên là ông ta không hề bắt tay vào công tác phòng ngừa tham nhũng, cũng có nghĩa là ông ta không hề ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực công, quan chức chính phủ vô pháp vô tiên, có thể đứng trên tất cả pháp luật, ông ta đã không thực hiện những công tác thiết thực nhằm vào vấn đề phòng ngừa, không hề tiến hành cải cách về mặt Hiến pháp. Ngược lại, ông ta đã có hành động phá hoại đối với Hiến pháp, nhằm đem lại quyền lực càng lớn hơn cho bản thân. Chính điều này sẽ tạo ra càng nhiều cơ hội tham nhũng hơn trong tương lai. Mặt khác, ông ta không chống tham nhũng xuất phát từ thể chế, mà là chống tham nhũng phe phái. Đương nhiên là ở hiện tại, Tập Cận Bình ở một mức độ nhất định, đã đón lấy được nhu cầu phát triển và tâm trạng chung hiện nay ở Trung Quốc, phương hướng chống tham nhũng của ông ta chủ yếu nhắm về phe phái thế lực tương đối bảo thủ hiện nay ở Trung Quốc. Do vậy chúng ta nhìn thấy: Bất luận từ Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, hay là Từ Tài Hậu, bọn họ đều thuộc về tập đoàn quan liêu tả khuynh, Maoist. Còn đối với rất nhiều lời cáo buộc, rất nhiều vấn đề ví dụ như đối với gia tộc Ôn Gia Bảo, trước mắt thì về cơ bản ông ta không tập trung xuống tay.

Hiện tại trong và ngoài nước cũng có tin đồn, Tập Cận Bình muốn chống tham nhũng cần chỉ thanh kiếm về hướng hổ to, hổ già, hiện tại đang là điều tra gia tộc của Lý Bằng, phe của Lý Bằng cũng đang rất căng thẳng. Bởi vậy chúng ta nhìn thấy, chiều hướng mũi tên của ông ta chỉ, ở bên trong ngầm bao gồm cả nhu cầu của dư luận. Đặc biệt chúng ta có thể thấy, hệ thống duy trì ổn định xã hội, hệ thống chính pháp do Chu Vĩnh Khang quản lý đã đem lại nhiều án oan sai cho người dân, trong 20 năm qua đã đem lại nhiều tai họa cho người dân Trung Quốc. Ngoài ra đối với những thế lực như gia tộc Lý Bằng, sự lũng đoạn của gia tộc Lý Bằng trong lĩnh vực điện lực, cũng như sự phát tích của gia tộc này kể từ sau “Lục Tứ”, những khoản nợ máu đối với “Lục Tứ”, đều khiến cho tôi tin rằng từ trong nội tâm đều ủng hộ đối với việc làm này. Bởi vậy tôi cảm thấy Tập Cận Bình có khả năng ăn khớp với ý muốn của người dân.

Phỏng vấn 4: Tập Cận Bình chống tham nhũng sẽ không đụng chạm đến quả đầu chính trị (2015.02.17) 

 Sau hai năm kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, trong chiến dịch chống tham nhũng “ruồi nhặng lão hổ đều bị đánh”, đích xác đã lôi ra được một số con hổ bự quyền cao chức trọng. Nhưng mà, phong trào chống tham nhũng oanh liệt hoành tráng lại thường xuyên bị những lời chỉ trích là “chống tham nhũng mang tính chọn lọc”. Đặc biệt là thực tế thì cho đến nay phong trào chống tham nhũng vẫn chưa động chạm đến “Thế hệ cách mạng đỏ thứ hai”, và nó đã trở thành một trong những tiêu điểm được chú ý rộng rãi. Gần đây, Ngân hàng Dân sinh Trung Quốc China Minsheng Banking Corporation đã lộ ra vụ án tham nhũng của Tổng giám đốc Mao Hiểu Phong – một nhân vật có bối cảnh “thế hệ cách mạng đỏ thứ hai”. Mối quan hệ mật thiết giữa Ngân hàng Dân sinh Trung Quốc và cổ đông lớn nhất ngân hàng này là công ty An Bang cũng bị truyền thông tiết lộ. Sau đó, người kiểm soát trên thực tế đối với công ty An Bang đã phủ nhận mọi liên hệ đối với công ty. Những nhân vật có liên quan liên tục rút khỏi trận địa, liệu điều này đồng nghĩa với việc phong trào chống tham nhũng phải chăng sẽ dính dáng tới hàng trăm gia tộc đỏ hiện đang nắm giữ lấy mạch máu kinh tế Trung Quốc? Chúng ta xin mời giáo sư Hạ Minh của Đại học Đô thị New York bàn về chủ đề này.

RFI: Sau khi mối quan hệ giữa công ty An Bang và Ngân hàng Dân sinh Trung Quốc được tiết lộ đối với dư luận, những thái tử đảng có liên quan mỗi người đều có cách nói riêng, cực lực chối bỏ mối liên hệ giữa bản thân và công ty. Ông giải thích như thế nào về hiện tượng này?

Hạ Minh: Tôi nghĩ rằng từ một góc độ nào đó mà nói, Tập Cận Bình nêu lên khẩu hiệu lớn về chống tham nhũng, đương nhiên là ông ta muốn đi cứu đảng, cứu quốc. Nhưng là ở dưới khẩu hiệu to lớn về chống tham nhũng, chính là dẫn tới sự đầu độc lẫn nhau trong chốn quan trường Trung Quốc, cũng có nghĩa là mọi người đều muốn đem đối phương đẩy ra trước sân khâu, trở thành tế phẩm cho phong trào chống tham nhxung. Sau đó điều thứ nhất chính là bảo đảm vị trí của bản thân, đồng thời có thể mở rộng lợi ích thiết thân.

Bởi vậy tôi nghĩ rằng nhìn từ mối quan hệ giữa Công ty An Bang và Ngân hàng Dân sinh Trung Quốc, bản chất cốt lõi ở đây không phải là một phong trào chống tham nhũng, bản chất lớn hơn ở đây là dưới bối cảnh được thúc đẩy bởi phong trào chống tham nhũng, đã kích hoạt nội đấu trong giới quan trường Trung Quốc cũng như quá trình tái cơ cấu về quyền lực cũng như sự hãm hại lẫn nhau. Ở đây có hai nhân tố càng là gia tăng thêm quá trình tranh giành quyền lực. Một nhân tố là kinh tế Trung Quốc đang trên đà xuống dốc của sự phát triển. Cũng chính là nguồn tài nguyên của kinh tế Trung Quốc đang ngày một thiếu hụt, dưới tình trạng thiếu hụt tăng dần này, tất cả những người tham gia vào bòn rút tài sản và trò chơi quyền lực càng cảm thấy bị thôi thúc, cường độ cạnh tranh càng tăng cao. Nhân tố thứ hai là đó là nhân tố thời gian. Đối với những người chơi các trò chơi chính trị, kinh tế ở Trung Quốc hôm nay, bọn họ còn lại bao nhiêu thời gian để bọn họ còn có thể chơi trò chơi này? Tôi nghĩ rằng thời gian quãng dự đoán đang ngày càng cấp tốc thu ngắn lại. Cũng có nghĩa là, những người như bọn họ tin tưởng rằng, họ không thể nào tiếp tục chơi trò chơi này thêm 10 năm, hoặc là 20, 30 năm nữa. Dưới tình hình như vậy, một là nguồn tài nguyên kinh tế đang không ngừng ít đi, thiếu hụt tài nguyên ngày càng cấp bách; mặt khác thì thời gian dự đoán đang không ngừng thu ngắn lại. Chính hai nhân tố này đã tăng tốc quá trình lựa chọn cũng như đấu đá nội bộ giữa các tầng lớp quả đầu chính trị ở Trung Quốc hiện nay.

Mà mức độ sâu sắc của tranh đấu nội bộ chủ yếu đi theo lực lượng: Một là lực lượng tư bản quan liêu. Mà nguồn tư bản quan liêu chia thành hai bộ phận: Một bộ phận lâu năm hơn, là thế hệ sau của những nhà cách mạng đỏ đã giành lấy giang sơn, cũng chính là “Hồng nhị đại[2]“. Một bộ phận khác chính là một nhóm những người lên nắm quyền kể từ sau “Cải cách mở cửa”, là những cán bộ thông qua trí thức của bản thân, hoặc lên đại học, vừa hồng vừa chuyên, do chủ trương trẻ tuổi hóa, tri thức hóa, chuyên môn hóa được Đặng Tiểu Bình đề xuất. Những người này lên nắm quyền, vừa không tham gia Trường Chinh[3], cũng không giành chiến thắng trong chiến tranh, bọn họ thăng tiến chủ yếu là nhờ hệ thống ngoại vi của đảng, chủ yếu là hệ thống tổ chức đoàn thanh niên, bởi vậy bọn họ không phải là “Hồng nhị đại”, mà là “Quan nhị đại”. Điều này cũng giải thích tại sao sau 30 năm Cải cách mở cửa, dưới sự cầm quyền của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, một số lượng lớn các “Quan nhị đại” đã nhận được chỗ tốt hết sức to lớn. Mà những “Quan nhị đại” này vừa hết sức tham lam không từ thủ đoạn, loại tâm thái nhà giàu xổi trong một đêm cùng sự điên cuồng đã vượt qua “Hồng nhị đại”. Trong khi đó thì có rất nhiều “Hồng nhị đại” bị thúc ước bởi ý thức hệ, có rất nhiều người vẫn là ở trạng thái nghèo hèn trong sạch. Dưới tình hình như vậy, giữa “Quan nhị đại” và “Hồng nhị đại” xảy ra mâu thuẫn rất gay gắt. Hiện tại thì đối với hai tập đoàn tư bản quan liêu này, thứ mà họ thực sự muốn đó chính là cướp đoạt của cải của người dân Trung Quốc đã tạo ra sau 30 năm Cải cách mở cửa. Ở đây dính dáng tới cuộc đọ sức của các doanh nghiệp dân doanh, tư bản dân doanh và tư bản quan liêu. Như vậy thì chúng ta nhìn thấy cuộc hỗn chiến giữa ba lực lượng này.

RFI: Ông cho rằng, Tập Cận Bình có đủ dũng khí và sự táo bạo nhằm đem ngọn giáo chống tham nhũng chỉ sang “Hồng nhị đại” và các tập đoàn thân hữu lợi ích?

Hạ Minh: Tôi cho rằng Tập Cận Bình không thể nào kéo tóc trên đầu ông ta thoát khỏi được quả địa cầu. Tôi nghĩ rằng, Tập Cận Bình, đầu tiên là sẽ không động dao mổ đối với gia tộc của ông ta. Thứ hai, ông ta sẽ không vui lòng đi đào xới hai địa phương lớn mà ông ta trước đây đã từng công tác – Chiết Giang và Phúc Kiến, đặc biệt là đối với những vấn đề dính líu tới cấp cao hưn. Nếu như ông ta thiết lập hai tỉnh này trở thành cấm khu, vậy thì tôi nghĩ rằng ông ta sẽ có điểm yếu trong vấn đề chống tham nhũng. Nếu như có điểm yếu, vậy thì ông ta nhất định sẽ chỉnh đốn lại nền tảng quyền lực của mình; căn cứ theo cách làm hiện tại, nền tảng quyền lực hiện tại của Tập Cận Bình chủ yếu là nằm ở bên phía “Hồng nhị đại”. “Hồng nhị đại” hiện nay đã tiến hành chia rẽ và thanh trừ. Phe của Bạc Hy Lai đã bị đuổi ra khỏi cuộc chơi, thậm chí tôi tin rằng những người thân, người nhà của Bạc Hy Lai cũng sẽ có sự đầu hàng nào đó trước thế lực của Tập Cận Bình. Vì vậy tôi cảm thấy rằng ở Trung Quốc hiện tại, Tập Cận Bình có lẽ là dựa trên nền tảng quyền lực của thế hệ đỏ thứ hai. Để rồi tiếp sau đó Tập Cận Bình sẽ khai đao đối với những người mà Tập cho rằng sẽ phá hỏng giang sơn của ông ta, phá hỏng chính quyền của ông ta, đặc biệt là bọn họ tích lũy tài phú thậm chí còn nhanh hơn cả bản thân tích lũy, bởi vì “Hồng nhị đại” như Tập Cận Bình bọn họ đều là bắt đầu sự nghiệp trong chốn quan trường và dần leo lên trên bậc thang quyền lực. Trong khi đó thì rất nhiều “Quan nhị đại” chính là sử dụng quyền lực của cha mẹ nhằm trực tiếp đổi thành lợi ích kinh tế. Bởi vậy tốc độ mà bọn họ tích lũy tài sản rất nhanh chóng. Bọn họ bước chân vào thâu tóm nhiều nghành nghề “mới nổi”, điều này có một chút khác biệt với các lĩnh vực truyền thống của “Hồng nhị đại”. Các lĩnh vực mà “Hồng nhị đại” thao túng phần nhiều vẫn là các lĩnh vực kinh tế thực thể làm chủ, hoặc tiến quân vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng đô thị. Nhưng các lĩnh vực mà “Quan nhị đại” chiếm lĩnh, nhiều nhất chính là ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, quản lý ngoại tệ, ngoài ra còn liên quan đến viễn thông, điện thoại di động, phát thanh truyền hình, giải trí, văn hóa nghệ thuật vân vân. Bởi vậy tôi cho rằng nếu như chúng ta chú ý tới Tập Cận Bình, có lẽ mũi giáo của chống tham nhũng tập trung nhiều hơn về phía những người thuộc Quan nhị đại. Tôi nghĩ rằng phong trào chống tham nhũng của ông ta sẽ không động chạm tới những lợi ích kinh tế, tài sản được hình thành từ quyền lực quả đầu của chính quyền Trung Quốc. Cũng có nghĩa là, Tập Cận Bình chống tham nhũng sẽ không động chạm đến vấn đề quyền lực chính trị quả đầu đang ăn cắp quyền lực chính quyền, mà nó chỉ là phòng chống một số người, không để họ đem toàn bộ của cải xã hội tham nhũng hết, dẫn tới bản thân không thể sử dụng những tài phú này để hưởng thụ, đồng thời dùng những tài phú này giải quyết mâu thuẫn của xã hội Trung Quốc.

RFI: Ông có cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiếp tục được tiến hành trong thời gian dài? Trong tương lai thì cuộc chiến chống tham nhũng sẽ được xuất hiện dưới hình thức nào? Cuộc chiến chống tham nhũng năm 2015 sẽ xuất hiện điều gì đáng chú ý?

Hạ Minh: Chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc có được kéo dài hay không, chủ yếu được quyết định bởi hai nhân tố. Một là nhân tố chủ quan Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, bọn họ có cho rằng bản thân đã loại bỏ hết những mối đe dọa đến sự tồn vong của chính quyền hay chưa. Tôi tin rằng cho với tình hình trước mắt, bọn họ nghĩ rằng vẫn chưa thanh trừ sạch sẽ. Bởi vì bọn họ vẫn đang nói, có những con hổ to hơn cần phải đánh; vậy thì ai là con hổ càng to hơn? Hiện tại vẫn chưa phải là thời điểm cuối cùng, do vậy chúng ta cũng không thể biết. Bởi vậy nếu nhìn từ góc độ chủ quan của họ, chống tham nhũng vẫn chưa kết thúc. Mặt khác, nhìn từ góc độ khách quan, thì họ lại muốn nó kết thúc, nhưng là có một hiệu ứng “cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”. Cũng có nghĩa là, những tập đoàn lợi ích mà họ đã động chạm nhất định sẽ trả đũa. Ngoài bản thân Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, có rất nhiều mảnh ghép quyền lực, trong tay họ vừa nắm giữ quyền lực chính trị, lại có thực lực về kinh tế. Những mảnh ghép này không những tụ tập ở Bắc Kinh, mà còn phân bố ở rất nhiều thành phố khắp Trung Quốc, từ Thượng Hải đến Quảng Đông, Thâm Quyến hay Hong Kong, đều là những địa phương tập trung các mảnh ghép quyền lực chính trị ở Trung Quốc.

Thái độ của tất cả những thế lực đầy quyền lực này đối với cuộc chiến chống tham nhũng của Tập Cận Bình đầu tiên là lo lắng, lo lắng rằng lửa có thể cháy lan đến bản thân họ. Thứ hai là một loại sợ hãi, lo lắng rằng Tập Cận Bình chống tham nhũng như vậy, cuối cùng tăng tốc quá trình tranh giành quyền lực bên trong Đảng Cộng sản, gia tăng sự cưỡng bức của Tập Cận Bình đối với hệ thống quan liêu, điều đó không những đưa tới sự tạo phản của người dân, mà cuối cùng có thể dẫn tới sự tạo phản của quan chức. Bởi vậy những quan chức này hiện tại biểu hiện ra một loại phức cảm căng thẳng, tiêu cực hoặc là đối địch, thậm chí là nhanh chóng rời khỏi hệ thống quan liêu, hoặc tham gia vào thương trường, hoặc là chạy trốn ra nước ngoài, tất cả những hiện tượng này sẽ dẫn tới sự sụp đổ của cả thể chế quan liêu Trung Quốc. Tôi tin rằng hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều khán giả đang quan sát trò chơi quyền lực của Tập Cận Bình, bọn họ không những có tư cách làm khán giả, hơn nữa còn có quyền lợi đưa ra những bình phẩm, đánh giá về trò chơi. Những người như vậy có thể tính là những nguyên lão, Ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị trong đảng dưới thời cầm quyền của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, con số này chừng 20 người. Ở một trình độ nào đó hình thành nên một vòng tròn quyền lực, tạo nên sự thúc ước và đe dọa đối với quyền lực của Tập Cận Bình. Trong nội bộ của họ, có sự trao đổi lẫn nhau, cũng có những cuộc họp nhỏ dưới mọi danh nghĩa, từ đó tạo thành ảnh hưởng đối với Tập Cận Bình. Đây chính là điều mà Tập Cận Bình lo lắng và gọi là “bình luận bừa bãi về Trung ương đảng”. Do vậy tôi nghĩ rằng, cuộc chiến chống tham nhũng của Tập Cận Bình có thể kéo dài bao lâu, ở một mức độ rất lớn được quyết định bởi việc bao giờ thì đối thủ của ông ta tiếp tục phản đòn mà không dừng lại. Ở mức độ nào đó thì ông ta cho rằng Trung ương đảng của ông ta vẫn còn bị bình luận ác ý, bừa bãi thì ông ta vẫn không có cảm giác an toàn; hai nhân tố khách quan và chủ quan này đã quyết định cuộc chiến chống tham nhũng hiện hành, ít nhất là dưới góc nhìn hiện tại, tôi vẫn chưa nhìn thấy điểm cuối cùng.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Hạ Minh, “Đế quốc mặt trời đỏ”, Chương 5.

[1] Lavrentiy Pavlovich ( 1899 – 1953): Là một chính trị gia Liên Xô, nguyên soái Liên Xô và là người phụ trách an ninh quốc gia và cảnh sát mật Liên Xô dưới thời Stalin trong Thế chiến II. Beria là một trong những lãnh đạo an ninh cầm quyền lâu dài nhất và có ảnh hưởng lớn nhất trong thời Stalin. Tháng 3 năm 1953, Stalin qua đời, ông là một trong bộ ba cầm quyền trong thời gian này cùng với G. Malenkov và V. Molotov. Tuy nhiên, Khruschyov đã tiến hành một cuộc đảo chính dưới sự hỗ trợ của các tướng lĩnh quân đội, bắt giam Beria và kết án ông phản quốc. Beria bị xử bắn ở tầng hầm của tổng hành dinh quân khu Moskva bởi tướng Pavel Batitsky.

[2] Hồng nhị đại: Thế hệ con cháu của những khai quốc công thần, lãnh đạo đảng và quốc gia

[3] Vạn lý Trường chinh: Là một cuộc rút lui quân sự của Hồng Quân Cộng sản Trung Hoa, với hành trình bắt đầu từ Giang Tây, tiến về phía tây tới Tây Tạng rồi đi ngược lên phía bắc, tới tận Diên An của tỉnh Thiểm Tây.