Biểu tình tại Ukraina vì quan điểm ‘yêu-ghét’ đối với ‘mẫu quốc Nga’

Andre Mayer, CBC News – DCVOnline lược dịch

YanukovychYanukovych sẽ làm “bất cứ điều gì ông ta có thể” để duy trì quyền lực

Hai mươi năm qua, Ukraine đã bị giằng co giữa những thôi thúc đối cực.

Một là nên nên gìn giữ quan hệ lịch sử với ‘mẫu quốc Nga’ ở phía Đông hay hai là đi tìm mối quan hệ kinh tế lớn hơn – và có thể trở thành thành viên – của Liên minh châu Âu ở phương Tây?

Dân và cảnh sát krain trong cuộc biểu tình ở thủ đo Kiev  (9/12/201). Nguồn: (Vasily Fedosenko / Reuters)
Dân và cảnh sát krain trong cuộc biểu tình ở thủ đo Kiev (9/12/201). Nguồn: (Vasily Fedosenko / Reuters)

Ba tuần trước, Tổng thống Ukraine, Viktor Yanukovych, bỏ EU để theo ngả quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Nga, quyết định đó đã dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ trên đường phố và cảm giác như nhau của rất nhiều người Ukraina cũng như các người quan sát nước ngoài rằng Ukraine đang đi vào một một ngả đường bấp bênh.

Stephen Larrabee Chủ tịch khối An ninh Châu Âu của Rand Corporation cho hay, “Đây là sự khởi đầu của sự kết thúc, theo quan điểm của tôi, của một Ukraina độc lập, ổn định.

Mặc dù những quan sát viên về Ukraina khác không chắc chắn về kết quả sẽ như vậy, và coi cuộc khủng hoảng hiện tại như một cách cân bằng tinh tế phản ánh lòng trung thành không thống nhất tại Ukraina.

Taras Kuzio, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu về Ukraina tại Canada nói, “Chúng ta phải hiểu rằng Viktor Yanukovych không phải là thân Nga và cũng không ủng hộ châu Âu – ông ấy ủng hộ Yanukovych và sẽ làm bất cứ điều gì có thể làm để cố gắng duy trì quyền lực.”

Eugene Chausovsky, một nhà phân tích Nga cho công ty tình báo toàn cầu Stratfor, nói rằng nếu Yanukovych đã chọn theo các thỏa thuận liên kết với EU chứ không phải là liên minh quan thuế của Nga thì “chúng ta cũng sẽ thấy có những cuộc biểu tình, từ một tập thể hoàn toàn khác của xã hội Ukraina. Nó cho thấy sự khó khăn của việc cầm quyền Ukraine. Đó là một đất nước chia đôi.”

Ba tuần biểu tình

Các cuộc xuống đường biểu tình đã nổ ra sau khi ông Yanukovych từ bỏ một “thỏa thuận liên kết” với Liên minh châu Âu vào ngày 22 tháng Mười Một dể chọn đi theo “liên minh quan thuế” với Nga.

Có thỏa thuận liên kết với EU, Ukraine chưa hẳn sẽ là thành viên của EU, nhưg nó sẽ đưa Ukraine vào quan hệ thương mại gần gũi hơn với châu Âu.

Cảnh sát chống bạo động tụ tập gần một chướng ngại vật do những người ủng hộ hội nhập EU dựng lên ở Kiev vào thứ hai.

Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich đã ủng hộ lời kêu gọi đàm phán với phe đối lập để kết thúc tuần biểu tình tại Kiev, nhưng căng thẳng lên cao khi người biểu tình ủng hộ châu Âu dựng rào cản vào khu của họ để chuẩn bị cho sự can thiệp của cảnh sát.

Vladimir Putin, Yulia Tymoshenko (2009). Nguồn: AP Photo/Aleksandr Prokopenko, Pool
Vladimir Putin, Yulia Tymoshenko (2009). Nguồn: AP Photo/Aleksandr Prokopenko, Pool

Nhưng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gây áp lực kinh tế của mình, ông Yanukovych chuyển hướng, gây tác động mạnh đến một số lớn quần chúng Ukraina – những người đang cảm thấy Ukraina đang rơi vào nguy cơ mất quyền tự chủ của nó để làm hài lòng ông chủ đế quốc cũ.

Từ khi ông Yanukovych tuyên bố, Ukraine đã đắm chìm trong những cuộc biểu tình ba tuần qua.

Hôm thứ Bảy 7/12, nửa triệu người đã xuống đường ở thủ đô Kiev, để bày tỏ sự giận dữ mà đỉnh điểm là việc lật đổ bức tượng của người lãnh đạo Liên Xô cũ, Vladimir Lenin .

Phản đối kịch liệt lần này là biểu dương lớn nhất của sự đối kháng công khai kể từ cuộc Cách mạng Cam năm 2004, một phong trào ủng hộ dân chủ đã ngăn Yanukovych trở thành tổng thống vì những cáo buộc gian lận bầu cử.

Cuối cùng Yanukovych đã được bầu làm tổng thống vào năm 2010, thắng Yulia Timoshenko với số phiếu rất nhỏ; Yulia Timoshenko, một trong những nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng, sau đó đã bị bỏ tù về tội tham nhũng mà những người ủng hộ cho rằng chỉ là sự vu vạ.

Mối quan hệ phức tạp

Với 46 triệu dân, Ukraina từ lâu đã là một nơi nhiều tranh cãi trong địa chính trị châu Âu.

Ukraine trong vài trăm năm đã là một phần của đế quốc Nga. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, Ukraina đã trở thành một nước độc lập và bắt đầu thiết lập quan hệ kinh tế lớn hơn với Liên minh châu Âu, gây bực bội cho nước Nga.

Ngay đến bây giờ, hơn 20 năm sau khi Ukraine độc lập, nhiều người Nga vẫn không chấp nhận quyền tự chủ của Ukraine, Larrabee nói.

“Họ không thấy Ukraina là một quốc gia độc lập. Trong thâm tâm, họ đã không bao giờ chấp nhận điều này.”

Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ thời tổng thống Jimmy Carter, từng viết rằng “không có Ukraine, Nga không còn là một đế quốc, nhưng khi Ukraine bị mua chuộc và sau đó đó trực thuộc thì Nga tự động trở thành một đế quốc.”

Nhưng liên hệ giữa hai quốc gia này không chỉ là vấn đề lịch sử. Nga là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraina, và là nguồn cung cấp dầu khí.

Trong những năm qua, Nga đã giảm giá khí đốt để đổi lấy nhượng bộ Ukraina, gồm cả phần mở rộng các hợp đồng thuê căn cứ hải quân Nga trên lãnh thổ Ukraina ở vùng Biển Đen.

Tổng thống Nga Vladimir Putin treo lơ lửng lời hứa của giá khí thiên nhiên thấp hơn nếu Ukraine gia nhập liên minh thuế quan Nga, nhóm này còn gồm các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Belarus và Kazakhstan.

Putin cũng nói là nếu Ukraina ký thỏa thuận liên kết EU, nhiều hàng hóa của Ukrain sẽ bị cấm cửa vào thị trường Nga.

“Ukraine có một mối quan hệ phức tạp với Nga, và thật khó nói đó là tích cực hay tiêu cực,” Chausovsky nói.

Một nhân vật gây chia rẽ

Một nhân vật gây tranh cãi, ông Yanukovych bị đổ lỗi cho việc ngược đãi Timoshenko người hiện đang bị cầm tù bảy năm vì lạm quyền để ký kết một thỏa thuận khí đốt với Nga. Những người chỉ trích nói rằng Timoshenko bị tống giam là một trường hợp trả thù chính trị.

Giới quan sát thấy việc bỏ tù Timoshenko, cũng như một số cải cách chính trị chưa được hoàn thành, là những lý do Liên minh châu Âu đã không nhận Ukraina là thành viên chính thúc trong EU.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, phải, và người đồng nhiệm Ukraina Viktor Yanukovych của mình, trái, phản ứng sau khi ký kết thỏa thuận tại Moscow, 17 tháng 12 2013. Nguồn: AP
Tổng thống Nga Vladimir Putin, phải, và người đồng nhiệm Ukraina Viktor Yanukovych, trái, sau khi ký kết thỏa thuận tại Moscow, 17 tháng 12 2013. Nguồn: AP

Nhưng Chausovsky nói rằng không chắc Yanukovych đã giám xin gia nhập Liên minh EU.

“Từ quan điểm của Yanukovych, ông ấy không muốn có sự lựa chọn giữa EU và Nga.”

Chausovsky nói Ukraine “phải giữ thế cân bằng hai bên để duy trì chủ quyền, độc lập. Nghieng về một phía, Nga hoặc Liên minh châu Âu, sẽ làm tổn hại mối quan hệ với phía bên kia.”

Trong khi rất khó để đánh giá ý kiến của công chúng, Chausovsky ước tính các cuộc thăm dò cho thấy có khoảng 60 phần trăm dân số Ukraine ủng hộ EU.

Nhưng con số này không đúng ở miền đông Ukraine, nói chung dan chúng có cảm tình với Nga hơn.

Hôm thứ Hai 9/12, Yanukovych cho biết ông sẽ gặp gỡ với một số cựu tổng thống Ukraina để tìm cách để xoa dịu cuộc khủng hoảng hiện tại .

Kuzio nói rằng nếu ông Yanukovych quyết định dập tắt các cuộc biểu tình, Ukraine có thể “trên một dốc rơi vào cuộc nội chiến.” Ông tin rằng không giống như nước láng giềng Belarus, Ukraine sẽ không cúi đầu những trước đòi hỏi của Nga.

“Năm mươi hoặc 60 phần trăm dân số sẽ không bao giờ đồng ý với một loại chế độ độc tài, thân Nga,” Kuzio nói.

© 2013 DCVOnline


Nguồn: Divided Ukraine roiled by protest, love-hate with ‘Mother Russia’. By Andre Mayer, CBC News, Dec 09, 2013. Updated: Dec 11, 2013.