Aung San Suu Kyi đâu rồi khi Miến Điện cần bà?

Nafees Syed | Trà Mi dịch

forgotenĐã đến lúc Aung San Suu Kyi đứng lên vì dân thiểu số Rohingya đang bị bức hại Đã đến lúc Aung San Suu Kyi đứng lên vì dân thiểu số Rohingya đang bị bức hại.

Hình ảnh người di cư Rohingya trên một chiếc thuyền tìm trôi dạt tới gần Thái Lan hồi giữa tháng 5, 2015 Photo credit: CHRISTOPHE Archambault / AFP / Getty Images
Hình ảnh người tị nạn Rohingya trên một chiếc thuyền tìm trôi dạt tới gần Thái Lan hồi giữa tháng 5, 2015. Nguồn ảnh: CHRISTOPHE Archambault / AFP / Getty Images

Trong tháng này, chính quyền Barack Obama đã hai lần lên tiếng về những gì các chuyên gia gọi là “dấu hiệu cảnh báo sớm về tội diệt chủng” ở Miến Điện. Cuối tuần rồi, Tổng tống Obama nói rằng Miến Điện phải chấm dứt phân biệt đối xử với dân thiểu số Rohingya để có thể thành công trong cuộc chuyển đôi dân chủ. Trợ lý Ngoại trưởng Anne Richard tiếp theo với một lời nhắc nhở mạnh hơn nữa, “Chúng tôi rất mong thấy mọi người trong giới lãnh đạo Miến Điện lên tiếng về nhân quyền và để thấy rằng họ nên giúp người Rohingya.” “…mọi người trong giới lãnh đạo Miến Điện” trong câu này là để nhằm vào biểu tượng dân chủ Aung San Suu Kyi, người dường như không có quan điểm hoặc quan điểm mù mờ về vấn đề dân thiểu số Rohingya ở Miến Điện.

Những người đoạt giải Nobel – và có thể sẽ là ứng cử viên tổng thống – được thế giới coi là là một tín hiệu của hy vọng cho Miến Điện, nhưng cuộc khủng hoảng Rohingya làm mờ nhạt uy tín tranh đấu cho dân quyền của Aung San Suu Kyi. Trong lúc hàng ngàn người Rohingya phải chạy trốn để tị nạn – tại các nước láng giềng  như Indonesia, Malaysia, và ngay cả Nepal đang bị động đất tàn phá – cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ trước cuộc đàn áp người thiểu số ở Miến Điện. Họ bị nhóm Phật tử cực đoan tàn sát dã man. Nhiều doanh nghiệp của họ đã bị thiêu hủy. Chính phủ đã đem nhốt họ vào các trại tập trung, nơi họ đang cần thực phẩm, nước, và trợ giúp về mặt y tế. Những tổ chức cứu trợ đang cố gắng để giúp họ lại bị ngăn cản không được vào Miến Điện. Trong khi đó, phản ứng của bà Aung San Suu Kyi trước các vấn đề nhân quyền lớn nhất Miến Điện hiện nay quả là quá sốc.

Năm 2012, Aung San Suu Kyi nói bà “không biết” người Rohingya có thể dân Miến Điện hay không. Khi nói như thế là Aung San Suu Kyi đã cùng quan điểm, ủng hộ chính sách của chính phủ Miến Điện coi như dân Rohingya không hiện hữu. Trong thực tế, giới chức Miến Điện đe dọa sẽ là tẩy chay một hội nghị trong khu vực gần đây để giải quyết cuộc khủng hoảng về dân di cư nếu các quốc gia tham gia sử dụng từ “Rohingya”. Trong thực tế dân tộc Rohingya đã sinh sống ở Miến Điện trong nhiều thế kỷ – Một số học giả cho rằng họ là người bản địa ở tiểu bang Rakhine.

Ý kiến ​​gần đây hơn của Aung San Suu Kyi là không có người cứu cỗi, “Nếu tôi lên tiếng cho nhân quyền, [người Rohingya] sẽ chỉ bị bách hại, máu sẻ đổ nhiều hơn.” Tại sao lại tránh né như thế? Aung San Suu Kyi đang chạy theo o bế thành phần Phật giáo chiếm đa số ở Miến Điện, những người mang nặng lòng thù hận dân tộc Rohingya.

Miến Điện ở dưới chế độ quân phiệt kể từ năm 1962. Sau khi cuộc bầu cử quốc gia năm 1990, quân đội từ chối bàn giao quyền lực cho đảng thắng cuộc của Suu Kyi. Thay vào đó, họ quản thúc bà Suu Kyi tại nhà thêm mười lăm năm. Trong thời gian đó, chính khách yểu điệu và duyên dáng này trở thành một anh thư quốc tế. Khuôn mặt của bà và những cánh hoa trên mái tóc của Suu Kyi trở thành biểu tượng của sự kiên nhẫn khi đương đầu với sự đàn áp chính trị. Nhưng từ năm 2010, năm Suu Kyi được trả tự do, Miến Điện đã mở rộng sinh hoạt dân chủ, cho phép bầu cử tự do hạn chế, nới lỏng sự kiểm soát các phương tiện truyền thông, và thả tù nhân chính trị.

Nhà sư và Phật tử Miến Đện sống ở Thái Lan trog một cuộc biểu tình ngoài Tòa đại sứ Myanmar ở Bangkok ngày 24 tháng 7, 2012. Những người biểu tình đòi chấm dứt cuộc khủng hoảng tại tiểu bang Kachin, đòi thả các tù nhân chính trị của Miến Điện, đòi quyền trở về Myanmar và quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2015 ở Myanmar. Nhưng họ nói “KHÔNG” với dân tộc thiểu số Rohingya, “lòng chợt (hết) từ bi bất ngờ”. Nguồn: Flickr.com
Nhà sư và Phật tử Miến Điện sống ở Thái Lan trog một cuộc biểu tình ngoài Tòa đại sứ Myanmar ở Bangkok ngày 24 tháng 7, 2012. Những người biểu tình đòi chấm dứt cuộc khủng hoảng tại tiểu bang Kachin, đòi thả các tù nhân chính trị của Miến Điện, đòi quyền trở về Myanmar và quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2015 ở Myanmar. Nhưng họ nói “KHÔNG” với dân tộc thiểu số Rohingya, “lòng chợt (hết) từ bi bất ngờ”. Nguồn: Flickr.com
Nguồn: TIME Magazin July 1, 2013
“Có một vai trò trong Liên Hiệp Quốc không làm cho bà thành một người phụ nữ đáng kính. Ở nước tôi, bà chỉ là một con điếm.” – sư ông Ashin Wirathu phê bình một công sứ Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Nguồn: TIME Magazin July 1, 2013

Nhưng tự do, dân chủ, và quyền tự do ngôn luận mới của Miến Điện không giúp gì cho dân tộc Rohingya. Với lập trường cứng rắn là người Rohingya phải bị trục xuất hoặc phải vào sống ở các trại tập trung, Tổng thống Thein Sein đã được đa số quần chúng ủng hộ. Nhà sư cực đoan Ashin Wirathu, người xuất hiện trên bìa của Time là “bộ mặt của khủng bố Phật giáo” đã sử dụng quyền tự do ngôn luận ông mới có để tuyên truyền hận thù qua Facebook và YouTube. Ngay cả những nhóm ủng hộ dân chủ cũng lên tiếng phỉ mạ dân tộc Rohingya.

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đảng của Aung San Suu Kyi, thì cũng chẳng tốt gì hơn. Ko Ko Gyi, một đàng viên hàng đầu của NLD, một người hoạt động trong nổi tiếng trong cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1988, gọi dân tộc thiểu số đang bị bức hại là “khủng bố”. Người phát ngôn Nyan Win của NLD nói, “Dân Rohingya không phải là công dân của chúng tôi.” Khi Giám đốc thông tin Htin Linn Oo của NLD lên tiến chống lại chủ nghĩa cực đoan Phật giáo, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã cách chức ông. Bây giờ, ông đang bị khởi tố vì “phỉ báng tôn giáo”.

Lực lượng ủng hộ dân chủ của Miến Điện cần phải nhớ rằng dân chủ không chỉ là của đa số. Hitler, đã được bầu một cách dân chủ và đã lợi dụng tình trạng bất ổn trong nước và lòng hận thù sắc tộc để củng cố quyền lực. Có lẽ đó là lý do tại sao tổ chức Holocaust Museum ở Mỹ đã thực hiện một “chuyên đi làm chứng” sang Miến Điện hồi tháng 3 năm 2015 và đã lên tiếng cảnh báo về các dấu hiệu của sự diệt chủng.

Dân chủ đặt cơ sở trên quyền con người, bình đẳng và công bằng – không có chỗ trong một nền dân chủ cho những loại pháp luật và tội phạm phân biệt đối xử chống lại nhân loại, ngay cả khi có một số người bao biện cho chúng nói rằng đó là “ý muốn của đa số”. Chưa biết Aung San Suu Kyi sẽ được phép tranh cử trong cuộc bầu cử sắp tới hay không, nhưng là một người lãnh đạo có ảnh hưởng đến phong trào dân chủ của Miến Điện, lập trường của bà gây một hiệu ứng không thể xóa nhòa về tương lai của Miến Điện.

Để tiếp tục là tiếng nói chống lại chế độ quân phiệt ở Miến Điện, Aung San Suu Kyi phải kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp người Rohingya.

Aung San Suu Kyi. Nguồn:  www.dailymail.co.uk
Aung San Suu Kyi. Nguồn: www.dailymail.co.uk

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Where’s Aung San Suu Kyi When Burma Needs Her? By Nafees Syed, Foreign Policy, June 8, 2015.