Phóng viên ảnh Thái Lê Minh qua đời
JULIE WATSON (AP) | DCVOnline
Ông Thái Lê Minh làm phóng viên cho hãng thông tấn AP và tạp chí TIME trong chiến tranh Việt Nam qua đời ngày 10 tháng 10 tại một dưỡng đường ở Encinitas, nơi ông sống trong bảy năm qua, con gái ông bà, Thái Quỳnh, nói với Associated Press. (Ảnh bên của AP/Thái Quỳnh)
Bà Quỳnh cho biết ông là con trai cả của một gia đình buôn bán tại thành phố cảng Hội An; ông đã trở thành một thành viên của Đoàn báo chí Sài Gòn và việc cho The Associated Press vào những năm 1950; sau đó ông làm việc với tạp chí TIME, ghi lại hình ảnh cuộc nội chiến bắc nam.
Ông có liên lạc mật thiết trong chính phủ và giới tướng lãnh của miền Nam Việt Nam và nổi tiếng là người đã giúp các nhà báo nước ngoài tại Việt Nam, gia đình ông cho biết. Ông Thái Lê Minh cũng là là một nhiếp ảnh gia được Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu ưa chuộng; năm 1967 Tổng thống Thiệu đã yêu cầu ông Thai Lê Minh chụp cho bức chân dung chính thức.
Ông Thái Lê Minh đã ghi lại những hình ảnh căng thẳng ở Sài Gòn khi chiến tranh leo thang, kể cả những tấm hình các cuộc biểu tình của các nhà sư và sinh viên Phật giáo. Năm 1963, ông đã giúp tạp chí TIME mở một văn phòng ở Sài Gòn.
Quân nhân Mỹ thường xuyên ghé lại tiệm chụp ảnh của ông ở Sài Gòn để chụp ảnh châm dung gởi về cho gia đình. Ông Lê Minh cũng thường mời lính Mỹ đến ăn tối và du ngoạn với gia đình ông, bà Thái Quỳnh, con gái ông, cho biết.
Cựu phóng viên Tạp chí TIME Bill Marmon cho biết Thái Lê Minh là người đầu tiên ông gặp ở Việt Nam. Ông Marmon gọi ông Lê Minh là “người bảo bọc và một cố vấn đáng quý” trong thời gian ông làm việc tại Việt Nam. Ông còn nhớ lại việc ông Thái Lê Minh mạo hiểm lái xe với ông đi từ Sài Gòn, Việt Nam, đến Phnom Penh, Campuchia.
Ông Marmon viết trong một email gời đến gia đình ông Thái Lê Minh, “Tôi biết rằng nhiều phóng viên khác cũng chia sẻ món nợ này (với tôi).”
Cựu phóng viên Tạp chí TIME Zalin Grant gọi ông Lê Minh lad một người “cực kỳ can đảm” đông thời lúc nào cũng vui vẻ giúp đỡ các phóng viên khác.
Gia đình ông cho biết khi mới bắt đầu sự nghiệp chụp ảnh ông Lê Minh cộng tác với tạp chí ParisMatch của Pháp. Ông có mặt ở trận Điện Biên Phủ năm 1954 và tiếp theo đã tham dự Hiệp định Geneva, kết thúc chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam.
Thái Lê Minh và gia đình ông đến Hoa Kỳ vào ngày 23 tháng Tư năm 1975, sau nhiều tháng làm việc sau hậu trường để giúp di tản các nhân viên của tạp chí TIME. Ông định cư tại Los Angeles, và tiếp tục làm việc tại đó với tạp chí TIME và điều hành một doanh nghiệp riêng chụp ảnh hàng ngàn người tị nạn cộng sản Việt Nam.
Ông rời tạo chí TIME, nghỉ hưu từ năm 1984 nhưng vẫn tiếp tục chụp ảnh.
Gia đình ông cho biết, lúc còn là một thiếu niên, ông đã rời Việt Nam để tham dự Học viện Quân sự Côn Minh ở miền nam Trung Hoa. Ông tham gia phong trào Trung Hoa quốc gia, chính phủ Quốc Dân Đảng, trong vai trò sĩ quan tình báo, giúp xác định người ủng hộ Nhật Bản trong chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai,
Ông Thái Lê Minh bị bắn bên hông và mang viên đạn trong người cho đến lúc qua đời. Ông rút lui khỏi phong trào Trung Hoa Quốc gia sau khi Pháp tái lập kiểm soát ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới II. Quân đội cộng sản Trung Hoa sau đó đã đánh đuổi chính phủ Quốc Dân Đảng sang đảo Đài Loan.
Ông Lê Minh làm giáo viên ở Hội An nột thời gian ngắn trước khi sang Lào với vợ mở trường dạy học. Ông tiếp tục làm nhiếp ảnh gia hoàng gia Lào trước khi trở về Việt Nam vào năm 1953.
Quả phụ của ông, bà Ying, đang sinh sống ở Carlsbad, California, có 6 con và 6 cháu.
© 2014 DCVOnline
Nguồn: Le Minh Thai, a photojournalist who covered the Vietnam War for The Associated Press and Time Life, has died. He was 93. JULIE WATSON Associated Press, Oct 25, 2014.
u00dd tu00f4i tu1eebng lu00e0 trung su0129 chiu1ebfn u0111u1ea5u, cu0169ng ti toe biu1ebft chu1ee5p u1ea3nh, ” su1ee1 hu1eefu” ncu00e1i Retina cu0169ng haya hay. Nhu01b0ng vu1eeba uu00fdnh tru1eadn, vu1eeba chu1ed9p u1ea3nh saonu0111u01b0u1ee3c, nu00ean lu1ea5y lu00e0m tiu1ebfc ! nSu00e1ng nay, xem lu1ea1i phim chiu1ebfn tru01b0u1eddng, theo du00f5i lu00ednh Nhu1ea3y Du00f9 giu1ea3i tu1ecfankhu vu1ef1c Lu0103ng Cha Cu1ea3, Saigon, thu00e1y mu1ea5y lu00ednh Du00f9 u0111ang bu00f3c bu00e1nh traoncho tu00f9 binh Cu1ed9ng su1ea3n xu01a1i, vu00e0 cho hu00edt hu00e0 thuu1ed1c Quan tiu1ebfp vu1ee5.nCu00f2n u00dd trg su0129 tui, cuu1ed1i thu00e1ng Ba 1975 cu00f2n…phu1ea5t phu01a1 bu00ean cu1ea7u La Ngu00e0..nTu1eebng u0111ou00e0n du00e2n chu00fang chu1ea1 loan tu1eeb miu1ec1n cao xuu1ed1ng, bu00f3ng in du00e0i hu1eaftnhiu bu00ean quu1ed1c lu1ed9… Lu1ea1 ghu00ea ta…tru00e2u bu00f2, gia su00fac, ku1ec3 cu1ea3 ngan ngu1ed7ng vu1ecbt gu00e0nkhu00f4ng cu1ea7n buu1ed9c du00e2y hay nhu1ed1t trong chuu1ed3ng, cu1ee9 thu1ebf lu1ec3n nghu1ec3n bu01b0u1edbc theoncon ngu01b0u1eddi..chu1ea1 giu1eb7c. Tru00e2u bu00f2 gia su00fac mu00e0 cu0169ng su1ee3 Mu00e1c Lu00ea sao, cu00e0 ?