Đã quá lúc Canada cần có một Hiến pháp mới

Taylor Noakes | DCVOnline

Canada hiện có một hiến pháp giành đặc quyền đặc cho các thế hệ trước và giam chúng ta vào một khuôn khổ chính trị lỗi thời.

Ảnh qua BiblioArchives / LibraryArchives trên Flickr, được cấp phé

Trong những giây phút cuối cùng của cuộc vận động tranh cử này, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết ông sẵn sàng thảo luận về việc đổi mới hệ thống bầu cử, miễn là có sự đồng thuận trước.

Tất nhiên, vào năm 2015, ông nói rằng đó là cuộc bầu cử cuối cùng theo hệ thống ‘được ăn cả ngã về không’, và sau đó đã thất hứa, tuyên bố rằng ông không thể tìm được đồng thuận. Trudeau nhận ra rằng người Canada có suy nghĩ riêng của họ về cách nên tiến tới đổi mới hệ thống bầu cử, và quyết định chúng đúng là một trở ngại. Vì vậy, việc đổi mới hệ thống bầu cử đã nằm ngoài cuộc thảo luận ngay sau khi Trudeau đắc cử.

Đây chắc chắn không phải là lần đầu tiên các chính khách quyết định, bất chấp những tu từ về sự thay đổi luôn được đón nhận nồng nhiệt, đất nước này không thể thay đổi. Trong những năm qua, người dân Canada được nghe rất nhiều lý do tại sao các dự án được ưa chuông có tầm vóc quốc gia,  không thể thực hiện được: các đề nghị có thể gây chia rẽ quá lớn; chúng xâm phạm các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của tỉnh bang; chúng đồi có các cuộc đàm phán hiến pháp nhạy bén mà các thủ tướng yêu nước của các tỉnh bang của chúng ta sẽ không dám ‘ép buộc’ người dân.

Phần lớn, người dân — ngoài những người đã cam kết với lý tưởng ly khai khác nhau — dường như không quá quan tâm đến các khu vực thuộc quyền tài phán cấp tỉnh bang hoặc những khó khăn vốn có đối với các cuộc đàm phán  cao cấp giữa các chính khách: một số người trong chúng ta đủ ngu ngốc để tin rằng đây là những gì các chính khách làm. Thay vào đó, sự đình trệ này là kết quả của một giai cấp chính trị nhằm phục vụ cho một nhóm nhỏ trong giới tinh hoa đã điều hành đất nước này từ thời xa xưa và một số cơ sở truyền thông phục vụ họ.

Điều đặc biệt có vấn đề là, trong khi hiến pháp của Canada đã khai triển trong suốt tiến trình lịch sử của đất nước (và trong mỗi trường hợp, nỗ lực nhằm giải quyết một loạt các vấn đề về quản lý và thẩm quyền bị dồn nén), theo bản Hiến pháp năm 1982, chúng ta đã được thông báo chung là không thể tiến hóa thêm được nữa. Do đó, Canada có một hiến pháp đặc quyền cho các thế hệ đi trước một cách không công bằng và giam hãm đất nước của chúng ta vào một khuôn khổ chính trị lỗi thời.

Một số người Canada cho rằng chúng ta tốt hơn người Mỹ — những người mà rối loạn nội bộ phần lớn bắt nguồn từ nỗ lực của một nhóm những người theo chủ nghĩa chính thống về hiến pháp — nhưng rõ ràng là mù quáng đến mức mà lối suy nghĩ bệnh hoạn này đã làm ô nhiễm nền chính trị của chính chúng ta.

Hay nghe ý kiến của một sử gia: không có tài liệu chính trị hoặc điều hành nào trong quá khứ sẽ giải quyết được mong muốn, nhu cầu và nguyện vọng của một quốc gia đang phát triển. Nhiều nhất, các bản hiến pháp trước đây của chúng ta có thể hình thành nền tảng để xây dựng các bản hiến pháp mới — và điều này đã từng xảy ra trong lịch sử.

Hiến pháp năm 1982 tốt hơn nhiều so với Quy chế Westminster hoặc Đạo luật Bắc Mỹ của Anh. Nhưng nó không giải quyết những thực tế mới của Canada, cũng như không đưa ra giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào trong số một loạt các vấn đề và thách thức nghiêm trọng đối với nền dân chủ của chúng ta, cũng như các cuộc khủng hoảng hiện hữu rộng lớn hơn mới chỉ trở nên rõ ràng trong những thập kỷ gần đây.

Hãy xem việc chúng ta giữ vai trò nguyên thủ quốc gia cho một người không được bầu chọn, phải trình báo với một quốc vương nước ngoài và có thể đơn phương quyết định những gì có lợi nhất cho quốc gia về loại chính phủ loại nào điều hành đất nước. Đây là một vị trí không cần có kinh nghiệm chính trị, chính phủ hoặc thậm chí lãnh đạo trước đó.

Chúng ta nên giữ chức vụ toàn quyền, bãi bỏ nó hay biến nó thành một vị trí dân cử? Chúng ta có duy trì mối liên hệ của Canada với Hoàng gia Anh sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời không? Nếu chúng ta chọn chấm dứt mối quan hệ với Hoàng gia — như Barbados đang thực hiện — thì chúng ta sẽ làm gì với các hiệp ước nó đã thương lượng với những nước Bản địa (Indigenous nations)?

Chúng ta có một thượng viện với những nhân vật được bổ nhiệm, không do dân bầu chọn của những cá nhân đều không đủ tiêu chuẩn như nhau, những người đã được giao nhiệm vụ quan trọng là xem xét công việc của Hạ viện.

Chúng ta có hài lòng với hiện trạng không, chúng ta bãi bỏ Thượng viện hay biến nó thành một cơ quan dân cử? Nếu chúng ta đi với lựa chọn sau, chúng ta có giữ nguyên các thượng nghị sĩ được bổ nhiệm hay đi lại từ đầu? Ngoài ra, chúng ta có tìm cách giải quyết việc tước quyền sở hữu trên thực tế hàng thế kỷ (khoan nói gì đến tội diệt chủng) và thành lập một Thượng viện Bản địa được dân bầu, ở đó những người thừa kế hợp pháp của đất nước này được trao quyền phủ quyết đối với Hạ viện?

Chúng ta có một hệ thống bầu cử về mặt căn bản không công bằng trong mọi cuộc bỏ phiếu nếu lá phiếu không bầu cho ứng cử viên đắc cử trong một đơn vị cử tri nhất định và thường dẫn đến kết quả là những đảng kiếm được nhiều phiếu phổ thông lại được ít ghế hơn ở Hạ viện. Như vậy, Hạ viện không thực sự là đại biểu của nhân dân.

Mối quan tâm đến việc đổi mới hệ thống bầu cử rõ ràng là đủ mạnh để các ứng cử viên có thể ứng cử, và nó rõ ràng là người Canada đã chán ngấy tới mức họ sẽ bỏ phiếu ủng hộ đổi mới hệ thống, nhưng quốc gia này vẫn chưa thực sự tìm được những lựa chọn thay thế. Các vấn đề liên quan tiếp theo có thể làm tăng tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu — chẳng hạn như giảm độ tuổi bỏ phiếu, khiến các cuộc bầu cử bắt buộc hoặc bắt buộc được tổ chức vào cuối tuần hoặc vào ngày lễ theo luật định — cũng cần được xét đến, đặc biệt là với tỷ lệ đi bầu thật chán nản trong cuộc bầu cử này.

khoảng 600 cộng đồng và quốc gia bản địa được cho là hoàn toàn độc lập ở Canada có chủ quyền nhưng lại lệ thuộc vào ý tưởng bất chợt của các công ty dầu khí và đối tác của họ trong chính quyền cấp tỉnh bang và lực lượng cảnh sát. Không có gì đáng ngạc nhiên, cũng có hàng trăm yêu sách về đất đai chưa được giải quyết, và mặc dù xã hội quan tâm rõ ràng đến việc hòa giải, sự quan tâm của chính khách đã bốc hơi khi đề cập đến việc giải quyết một số vấn đề quan trọng hơn.

Đây là cách Canada giúp làm nghẹ đi định nghĩa của Liên Hiệp Quốc về tội diệt chủng, đồng thời tiếp tục các chính sách diệt chủng đối với người bản địa.

Sự thay đổi mang tính kiến tạo về quyền tự quyết và chủ quyền của Người bản địa đã xảy ra trong 40 năm qua, không nói gì đến việc đang diễn ra hiện thực về mức độ nỗ lực của quốc gia này nhằm loại bỏ dân số người Bản địa, là những lý do đủ để xây dựng một hiến pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề đã tồn đọng từ lâu này.

Một số vấn đề cụ thể cũng đã nảy sinh chỉ trong vài năm qua chứng tỏ rằng sự thiếu hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động của hiến pháp có thể mang lại lợi ích cho cơ chế chính trị hiện tại.

Thủ tướng tỉnh bang Alberta Jason Kenney có thể đưa người dân Alberta vào một cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc về các khoản thanh toán cân bằng, rõ ràng, dựa trên tiền đề sai lầm là Alberta đang chi cho các chương trình xã hội hào phóng của Quebec. Như nó chẳng quan trọng đây không phải là cách tính toán về thanh toán cân bằng. Tương tự, Thủ tướng tỉnh bang Quebec François Legault được cho biết rằng ông có thể đơn phương thay đổi hiến pháp dựa trên tiền đề sai lầm rằng tiếng Pháp đang bị đe dọa ở Quebec, mặc dù báo cáo điều tra dân số gần đây nhất cho thấy rằng số người Canada có thể nói ngôn ngữ này đã tăng đều đặn kể từ ngày thanh lập Liên bang.

Sau đó, có tất cả các vấn đề mới nảy sinh trong những năm kể từ khi Hiến pháp được đem về nước, không có hy vọng được giải quyết nếu không có một vòng đàm phán mới, gồm cả việc cắt giảm quyền lực của chính phủ liên bang.

Việc giải quyết đại dịch sai cho thấy chúng ta đã cho phép điều này đi xa đến mức nào: Trudeau đã thực hiện một cách chính yếu là không can thiệp, và cho phép các tỉnh bang quyết định theo cách riêng của họ. Thật ngạc nhiên, chúng ta chê cách giải quyết dùng ‘quyền của các tiểu bang’ không hiệu quả mà người Mỹ đã áp dụng, ngay cả khi những người cầm quyền ở Canada không làm gì tốt hơn.

Đại dịch, giống như tình trạng khẩn cấp về khí hậu, là một vấn đề đang diễn ra đòi hỏi phải có những giải pháp dài hạn mới và đang phát triển, và một chính phủ liên bang trung ương mạnh để thiết lập các tiêu chuẩn, phương pháp ứng phó và chính sách quốc gia.

Còn rất nhiều điều nữa: Liệu các thành phố lớn nhất của Canada vẫn phụ thuộc vào chính quyền cấp tỉnh bang, hay nên được trao cho phương tiện để tự lực phát triển hơn? Có nên bầu chọn nhánh hành pháp của chính phủ, tách biệt với cơ quan lập pháp, vì tất cả chúng ta đều phải bỏ phiếu cho ai đó đại diện cho địa phương mà chúng ta đang sống, nhưng rốt cuộc lại bỏ phiếu cho một nhân vật lãnh đạo quốc gia? Các tỉnh bang có nền kinh tế phần lớn phụ thuộc  vào việc khai thác tài nguyên có nên tiếp tục được phép làm điều này trong thời đại khẩn cấp về khí hậu hay không? Nếu không, làm thế nào chúng ta đảm bảo người dân của các tỉnh bang đó không bị thua thiệt?

Còn những cải tiến đối với Đạo luật Y tế Canada, chẳng hạn như dịch vụ chăm sóc răng miệng và thuốc men thì sao? Hay một lưới điện quốc gia để khỏi phải dùng những nguồn năng lượng không thể tái tạo? Chúng ta có thực sự muốn trở thành một phần tử của NATO không? Hoặc NAFTA? Với sự thành công đã chứng minh được của CERB, có phải đã đến chúng ta lúc cân nhắc tiến tới hệ thống lương căn bản bảo đảm cho mọi người hay không? Và bất kỳ điều nào trong dự án này có nên để một mình chính quyền tỉnh bang quản lý hay không?

Hệ thống chính phủ Liên bang và Tỉnh bang của Canada. Nguồn: https://www.craigmarlatt.com

Cuối cùng, những người cầm quyền sẽ phải giải quyết thực tế là đất nước chúng ta không thực sự đạt kết quả tốt như đã tưởng, và chúng ta cần một chính phủ liên bang có khả năng lãnh đạo các dự án quốc gia lớn mà không bị chủ nghĩa cản trở cấp tỉnh bang liên tục cản trở. Đại dịch và phản ứng yếu ớt của chính phủ đối với cuộc khủng hoảng khí hậu đều chứng tỏ rằng Canada đang hoạt động như một liên bang rất lỏng lẻo, hoạt động bất bình thường, gây nguy hiểm chết người.

Canada cần một hiến pháp mới phản ảnh chính xác hơn ý muốn của người dân sống ở đây.

Tác giả | Taylor C. Noakes là một nhà báo độc lập ở Montreal.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Canada Is Long Overdue For A New Constitution | Taylor Noakes | Passage | Nov. 29, 2021.