Một Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao giúp Hoa Kỳ tránh được chiến tranh hạt nhân với Trung Cộng
Franz-Stefan Gady | DCVOnline
Mỹ định tấn công trước để ngăn chặn Mao chế tạo vũ khí hạt nhân.
Đối với Mỹ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC hay TC) dưới thời Mao Trạch Đông là một “quốc gia hạt nhân bất trị” của những năm 1960. Trung Quốc được giới chức hai chính phủ Hoa Kỳ liên tiếp – John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson – coi là một nhà nước cực đoan và vô lý mà chiến lược Be bờ trong Chiến tranh Lạnh của Mỹ không thể áp dụng được. Được biết Tổng thống Kennedy coi một Trung Quốc có vũ khí hạt nhân là “mối đe dọa lớn nhất trong tương lai đối với nhân loại, thế giới tự do và tự do trên trái đất”. Lyndon B. Johnson đã nói với một phóng viên năm 1964 trong vận động tranh cử tổng thống rằng “chúng ta không thể để Barry Goldwater (đối thủ của Johnson) và cả Trung Cộng đều có quả bom vào cùng lúc. Chắc chắn sẽ thối um cả lên.”
Với những hậu quả tai hại có thể đến với Hoa Kỳ nếu Trung Cộng có vũ khí hạt nhân, cả hai chính quyền Kennedy và Johnson đã thảo luận về việc tấn công trước vào các căn cứ vũ khí hạt nhân của Trung Cộng. Trong những thảo luận, một thành viên của Hội đồng hoạch định chính sách của Nhà nước của Bộ Ngoại giao Mỹ, Robert H. Johnson, đã biên soạn hai nghiên cứu cho rằng một Trung Cộng hạt nhân sẽ không làm thay đổi đáng kể cân bằng quân sự ở châu Á, và hệ luận là Hoa Kỳ sẽ không cần phải có những bước gay gắt, kể cả hành động quân sự, trong tương lai gần. Luận văn của Johnson đã giúp mở rộng cuộc thảo luận về các lựa chọn chính sách Mỹ đối với Trung Cộng và có thể đã góp phần vào việc Hoa Kỳ không khởi động cuộc tấn công trước vào các căn cứ hạt nhân của Trung Quốc vào đầu những năm 1960.
Trung Cộng: Nhà nước bất trị của thập niên 1960
Trung Cộng được Hoa Kỳ xem là vừa hung hăng vừa bành trướng vào những năm 1960. TC đã tấn công Ấn Độ vào năm 1962, tiếp tục đe dọa Đài Loan bằng một cuộc xâm lược, và đã hỗ trợ cả Bắc Việt và Bắc Hàn. Trung Cộng cũng đả đảo chủ trương sống chung hoà bình của Hoa Kỳ và Liên bang Sô viết sau cuộc khủng hoảng hoả tiễn ở Cuba năm 1962. Một phân tích của chính phủ Hoa Kỳ năm 1964 cho biết Trung Cộng đã “quyết tâm đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Châu Á” và “sẽ khai thác vũ khí hạt nhân của họ cho mục đích này”. Theo một cố vấn của tổng thống Lyndon B. Johnson vì thái độ bạo dạn công khai của Mao về việc “không thể tránh khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân”, khiến cuộc đối đầu hạt nhân với Trung Cộng “gần như không thể tránh được”.
Mặc dù giới hoạch định chính sách của Mỹ không thống nhất trong cách đối phó với chương trình hạt nhân đang phát triển của Trung Cộng, họ đã cùng kết luận rằng Trung Cộng có vũ trang hạt nhân sẽ đe dọa lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ trên toàn cầu. Francis J. Gavin viết trong cuốn Nuclear Statecraft,
“Nói tóm lại, việc Trung Quốc lên hàng các quốc gia có vũ khí hạt nhân đe dọa làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ ở châu Á, vũ khí hạt nhân sẽ phổ biến trên toàn thế giới, và làm suy yếu sự ổn định địa chính trị ở trung tâm của châu Âu.”
Điểm cuối cùngcủa nhận định trên đã khiên Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm vào những năm 1960. Nếu Hoa Kỳ không thể ngăn chặn Trung Cộng chế tạo được bom, thì các nước khác kể cả những đồng minh như Tây Đức sẽ làm theo và trở thành quốc gia hạt nhân, gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho Hoa Kỳ – gây ảnh hưởng xấu cho quan hệ Mỹ-Sô Viết. Một quan chức Mỹ nói, “Năng lực hạt nhân của Đức thực sự là một nỗi ám ảnh của Liên Xô, dựa trên một nỗi sợ hãi sâu xa về sựu phục hồi quân sự của Đức.”
Lựa chọn quân sự
Năm 1959, Hoa Kỳ đã biết việc Mao Trạch Đông bắt đầu chương trình vũ khí hạt nhân. (Thật ra Mao đã ra lệnh chế tạo bom hạt nhân từ năm 1955). Giới tình báo của Mỹ ước tính Trung Cộng sẽ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên vào khoảng năm 1963-64. Theo một Ước tính Tình báo Quốc gia năm 1960 (NIE),
“sự tự tin kiêu ngạo của Trung Quốc, nhiệt tình cách mạng, và cái nhìn méo mó của TC về thế giới có thể khiến Trung Cộng đánh giá sai lầm những rủi ro. Nguy cơ này sẽ tăng lên nếu Trung Cộng chế được vũ khí hạt nhân.”
Hoa Kỳ đã phải đối phó với tình cảnh bom hẹn giờ, cùng lúc nhiều nhà hoạch định chính sách thấy một cuộc chiến tranh với Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Vào thời điểm đó, quyền Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Curtis LeMay cho biết, “Với dự đoán về khả năng hạt nhân của Trung Quốc sẽ có, câu trả lời tự nhiên là sớm muộn gì cũng có chiến tranh.”
Kennedy đã nghiên cứu việc sử dụng “một chiếc máy bay không dấu hiệu để đi phá huỷ các căn cứ của Trung Cộng”. Hoa Kỳ cũng thăm dò lựa chọn cùng hợp tác quân sự với Liên Xô nhưng bị bác bỏ. Dù Tổng thống Hoa Kỳ theo đuổi đường lối ngoại giao để ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Cộng, kể cả sáng kiến Cấm Thí nghiệm (vũ khí hạt nhân), ông đã yêu cầu Ngũ giác đài chuẩn bị một danh sách những lựa chọn quân sự để tiêu diệt khả năng chế vũ khí hạt nhân của Trung Cộng. Theo Lyle J. Goldstein, các lựa chọn đó gồm “xâm nhập, phá hoại, xâm lăng bằng lực lượng của người Trung Hoa Quốc gia, bao vây đường biển, Nam Hàn xâm chiêm Bắc Hàn, oanh kích vào các căn cứ vũ khí hạt nhân, và sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật vào một số mục tiêu đã chọn.” Tuy nhiên, Lầu năm góc nhấn mạnh, nếu không có sự hợp tác của Liên Xô thì hành động quân sự của Mỹ về lâu dài cũng sẽ không ngăn chận được một Trung Cộng có khả năng hạt nhân.
Trả lời của Bộ Ngoại giao
Trong khi Kennedy đang cứu xét một cuộc chiến tranh đề phòng chống lại khả năng vũ khí hạt nhân của Trung Cộng, một số giới chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trở nên nghi ngờ về tính hoang mang và hiếu chiến của phía Toà Bạch Ốc. Trưởng ban Soạn thảo Chính sách của Bộ Ngoại giao lúc đó, Walt Rostow, đã chú lại vào tháng Bảy năm 1963 là ngay cả khi Bắc Kinh đã phát triển vũ khí hạt nhân, họ vẫn “muốn duy trì sức mạnh hạt nhân của nước họ như là một sự ngăn chặn đáng tin có thể làm cho Trung Cộng còn phải thận trọng hơn nữa trong cuộc đụng độ sức mạnh với Mỹ”. Quan điểm của Rostow bị ảnh hưởng của bản nháp tài liệu tựa đề, “Một vụ nổ hạt nhân và Năng lực Hạt nhân của Trung Cộng” do nhân viên ban Soạn thảo Chính sách của Bộ Ngoại giao Robert H. Johnson biên soạn với sự hợp tác chặt chẽ với giới chức từ Lầu năm góc, CIA, Cơ quan Kiểm soát và Giải trừ vũ khí, và Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ.
Một bản báo cáo 100 trang đã được phân phát vào tháng 10 năm 1963 cho một số viên chức chọn lọc. Nhưng không rõ Tổng thống Kennedy đã có khi nào thấy tập tài liệu đó hay chưa. Kết luận của tập báo cáo rất bình thản. Bản báo cáo kết luận “trừ một số hạn chế thêm đối với cuộc tấn công của Mỹ vào Hoa Lục, nhu cầu muốn có khả năng về năng lực hạt nhân của Trung Cộng không áp đặt được gì hơn đối với khả năng trả đũa của Mỹ trước những cuộc gây hấn ở châu Á (…)” Ngay cả các hoả tiễn đạn đạo liên lục địa cũng sẽ không “loại bỏ được sự bất cân xứng cơ bản này”. Hơn nữa, những vấn đề quân sự căn bản mà chúng ta sẽ phải đối diện dường như giống như những gì chúng ta phải đối phó hiện nay: các cuộc thăm dò quân sự , chiến tranh biên giới tương đối thấp” và “cuộc chiến tranh cách mạng” được Trung Cộng hỗ trợ.
Nói tóm lại, nghiên cứu này cho rằng Hoa Kỳ nên theo đuổi các chính sách hiện tại đối với Trung Cộng (“các chính sách hiện nay không đòi hỏi sự thay đổi nào”) dựa trên cơ sở ngăn chặn hạt nhân.
Tác động
Theo các học giả William Burr và Jeffrey T. Richelson, nghiên cứu của Bộ Ngoai giao đó đã có một tác động tức thời và được Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Dean Rusk tán thành, theo nhân viên An ninh Quốc gia Robert Komer. Komer làm việc cho cố vấn an ninh quốc gia McGeorge Bundy, người chủ trương có những hành động phòng ngừa, nếu kết luận của Johnson là đúng, “chúng ta sẽ có ít động lực hơn” để tấn công các căn cứ hạt nhân của Trung Cộng. Burr và Richelson lập luận, bản báo cáo tuy không ngăn cản những kế hoạch quân sự tại Lầu Năm Góc và ở CIA, nhưng
“có thể đã đủ để cho một số giới chức cao cấp tạm dừng lại để suy nghĩ về những tác động chính sách của việc sử dụng vũ lực. Với tất cả các thảo luận về việc huỷ diệt các căn cứ hạt nhân của Trung Cộng, không một ai ở bên dân sự đã đem ý tưởng đó ra phân tích chi tiết.”
Theo kết quả của nghiên cứu và khả năng chuyên môn của ông, Johnson đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị một báo cáo mang tính chất chính xác hơn vào mùa thu năm 1963 về các lựa chọn chính sách liên quan đến một Trung Cộng vũ trang hạt nhân (bản báo cáo vẫn chưa được giải mật, mặc dù Johnson đã công bố phần đã được giải mật trong đó.) Trong khi Johnson đang cộng tác chặt chẽ với CIA và Lầu năm góc thì Kennedy bị ám sát và Lyndon B. Johnson tuyên thệ nhậm chức Tổng thống. Tổng thống Johnson không có nhận định chính thức nào về chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử của Trung Cộng. Trong riêng tư Tổng thống Johnson vẫn không loại trừ khả năng xẩy ra cuộc tấn công phòng thủ.
Nghiên cứu thứ hai phát hành vào tháng 4 năm 1964 đã đưa ra các lựa chọn quân sự khác nhau, tuy nhiên kết luận rằng họ, Trung Cộng, chỉ trì hoãn chương trình vũ khí hạt nhân trong vòng 4 hoặc 5 năm. Và một cuộc tấn công sẽ có rất nhiều rủi ro và có thể sẽ đẩy Trung Cộng vào thế trả đũa tại các căn cứ của Đài Loan và của Hoa Kỳ ở Châu Á. Vị trí của Liên Xô cũng không rõ ràng và khả năng “hành động trả đũa (…) không thể bị loại bỏ”.
Trong khi Johnson tuyên bố rằng hành quân bí mật của quân đội là “hành động khả thi nhất về mặt chính trị” (không ai nghiêm túc tính tới một cuộc xâm lăng trên mặt đất), và ông khuyến cáo chỉ nên sử dụng nó chỉ trong trường hợp có sự gây hấn của Trung Quốc. Thật vậy, kết luận của Johnson phản ảnh những gì ông viết trong bản báo cáo trước: “Tầm quan trọng của khả năng hạt nhân của Trung Quốc không đủ để biện minh cho việc Mỹ có hành động liên quan đến việc phải trả giá chính trị cao hay những rủi ro về quân sự lớn. Cuối tháng 4 năm 1964, Dean Rusk gửi một bản nghiên cứu cho tổng thống. Phản ứng của Tổng tống Johnson không được ghi nhận, mặc dù ông đã chủ trì một cuộc họp vào tháng Chín với một nhóm chủ trương chống lại “hành động quân sự đơn phương mà không bị ai gây gây sự” đánh vào các căn cứ hạt nhân của Trung Cộng trừ khi có các cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ, hay Liên Xô đồng ý tham gia bằng quân sự. Du cuộc vận động tranh cử Tổng thống vào tháng 11 khiến lập trường của Johnson ôn hoà nhiều hơn, khi ông tranh cử với ứng cử viên diều hâu Barry Goldwater, kết luận rút ra từ buổi họp cũng phản ảnh các khuyến cáo của Robert H. Johnson trong báo cáo của ông.
Trung Quốc trở thành nước có vũ khí hạt nhân
Vào ngày 16 tháng 10 năm 1964, Trung Cộng cho nổ vũ khí hạt nhân đầu tiên tại căn cứ thí nghiệm Lop Nor ở Tân Cương. Vài giờ sau khi cuộc thí nghiệm xảy ra, Tổng thống Johnson tuyên bố khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với châu Á:
“Ngay cả khi Cộng sản Trung Hoa mai kia có phát triển được năng lực hạt nhân thật sự, nó sẽ không ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của Hoa Kỳ để đối phó với các yêu cầu của các quốc gia châu Á hầu giúp giải quyết tình trạng gây hấn của Trung Cộng.”
Một tuần sau đó, Tổng thống đã ủy thác một nhóm nhân sĩ nghiên cứu về những đề nghị để “phòng ngừa sự lan tràn của vũ khí hạt nhân”. Các nghiên cứu của Robert H. Johnson đã bị chỉ trích gay gắt trong các cuộc họp và giới chủ trương giảm vũ khí hạt nhân (bằng những cuộc tấn công đề phòng) đã nghi ngờ giá trị của những kết luận của Johnson. Ngũ Giác Đài cũng đã lưu chuyển một báo cáo vào tháng 12 năm 1964 để cố bác bỏ những phân tích của Johnson.
Tuy nhiên, Burr và Richelson nhấn mạnh rằng ủy ban đã bác bỏ chính sách gay gắt chống phổ biến vũ khí hạt nhân và “theo cách giải quyết của Robert H. Johnson bằng cách tránh các đề nghị tấn công vào các căn cứ hạt nhân của Trung Cộng”. Điều này không ngăn cản việc Hải quân Hoa Kỳ đưa tuần dương hạm vũ trang đạn đạo đến Thái Bình Dương vào tháng 12 năm 1964 và gửi 15 máy bay ném bom hạt nhân B-52 đến Guam. Tháng 1 năm 1965, ủy ban đề nghị xét lại chính sách của Mỹ đối với Trung Cộng và đề nghị đàm phán một hiệp định không để lan tràn vũ khí hạt nhân và cấm thí nghiệm toàn diện, bên cạnh một số đề nghị khác. Tổng thống Johnson, tuy nhiên đã không tức thời nghe theo các đề nghị đó vì chính quyền của ông đã lún ngày càng sâu hơn vào sự tham chiến ở miền Nam Việt Nam. (Tuy nhiên, sau cùng ông đã thương lượng Hiệp ước Không phổ biến Hạt nhân vào năm 1968.)
Dù lo ngại về khả năng hạt nhân đang phát triển của Trung Cộng sẽ đôi khi trỗi dậy trong những năm và thập niên sau năm 1964, Hoa Kỳ không còn nghĩ đên việc dùng các cuộc tấn công đề phòng nữa. Chỉ tám năm sau khi Trung Quốc có khả năng chế vũ khí hạt nhân, Mỹ và Trung Cộng đã ngầm trở thành một liên minh chống lại Liên Xô
Kết luận
Có rất nhiều lý do tại sao Hoa Kỳ không chọn tấn công Trung Quốc. Trước tiên, người ta vẫn chưa rõ chính phủ Hoa Kỳ thực sự muốn dùng quân sự đến đâu trước và ngay sau khi Trung Cộng thử nghiệm hạt nhân lần đầu tiên. Thứ nhì, có xác xuất cao để Mỹ thất bại trong các cuộc tấn công tiêu diệt căn cứ vũ khí hạt nhân vì những khó khăn về hậu cần và độ chính xác khi tấn công mục tiêu mà thiếu tin tình báo. Thứ ba, tấn công bằng quân sự chỉ có thể trì hoãn nhưng không thể chận đứng chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Cộng. Do đó, nó chỉ có thể là một giri pháp ngắn hạn.
Thứ tư, vẫn có thể có khả năng Liên Xô sẽ can thiệp và đứng về phía Trung Cộng trong tường hợp Mỹ tấn công. Thứ năm, Hoa Kỳ sẽ vi phạm các tiêu chuẩn của chính mình bằng những cuộc tấn công lén lút giống như vụ Nhật đánh Trân Châu Cảng và việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp này. Thứ sáu, theo những cuộc đối thoại giữa Tổng thống với các cố vấn quân sự của ông, Hoa Kỳ không ngại bị Trung Cộng trả thù bằng vũ lực hạt nhân bằng sức nạnh biển người của họ – “650 triệu người thống nhất và có ý chí mạnh” với sức mạnh đó họ “có thể đánh bại bất cứ kẻ thù nào”, như bài xã luận của tờ Nhật báo Nhân Dân nhấn mạnh sáu ngày sau khi Trung Quốc cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên vào tháng 10 năm 1964.
Những báo cáo của Robert H. Johnson đã giúp nhấn mạnh những lý do chống lại chiến tranh phòng ngừa, và đưa ra các giải pháp khác với những quan điểm hiếu chiến cho giới hoạch định chính sách Hoa Kỳ về cách giải quyết vấn đề hạt nhân của Trung Quốc. Khó mà biết mức độ ảnh hưởng những nghiên cứu đó đối với Lyndon B. Johnson. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì nữa, những nghiên cứu đó đã thành công trong việc đưa ra một đánh giá có sắc thái và không hốt hoảng về những hệ luận của một Trung Cộng vũ trang hạt nhân đối với Hoa Kỳ. Robert Johnson nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1999, “Vấn đề là để bảo đảm, càng nhiều càng tốt, tất cả các bộ phận của chính phủ đều hát cùng một điệu”. Và điều đó không phải là “sẽ xảy ra tự động”.
Xét lại những phản ứng không đồng nhất của chính phủ Hoa Kỳ hiện nay đối với chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn và việc liên tục đề cập đến hành động quân sự cần thiết, thì việc khiến chính phủ phải “hát từ cùng một điệu” về một vấn đề rất phức tạp không phải là một thành tựu nhỏ. Hy vọng tốt nhất của chúng ta là ở một nơi nào đó trong bộ máy quan liêu ở Washington DC, một hậu thân thế kỷ 21 của của Johnson có thể nói lọt tai một viên chức chính quyền cao cấp có liên hệ mật thiết với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và đưa ra một viến cảnh có sắc thái về cuộc xung đột hạt nhân trên bán đảo Đại Hàn.
Franz-Stefan Gady là phó biên tập viên của The Diplomat.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: How a State Department Study Prevented Nuclear War With China.
The U.S. considered preemptive strikes to prevent Mao from attaining nuclear weapons. By Franz-Stefan Gady, The Diplomat. October 25, 2017.
LOÀI NGƯỜI VÀ
VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Loài người khi ở trong rừng
Ăn lông ở lỗ cũng không hại gì
Nhưng khi thời đại văn minh
Hạt nhân quả chuyện giật mình vậy thôi !
Nhưng dù có nó trong tay
Mà còn Dân chủ rủi may vẫn tùy
Trừ phi qua chỗ Độc tài
Nó thành vũ khí giết người đâu thương !
Khác nhau bởi vậy hai đường
Độc tài ghê rợn hơn là Tự do
Độc tài duy kẻ Đầu trò
Tha hồ múa gậy vườn hoang khác nào !
Còn như Dân chủ Tự do
Vì toàn xã hội dễ đâu chuyên quyền
Nên chi ở khắp mọi miền
Điều nguy hại nhất Độc tài hạt nhân !
Hai đàng dồn lại triệu lần
Dân toàn bột nhão khỏi cần nói chi
Giờ như tụi Bắc Cao Ly
Cộng thêm thằng Ủn chỉ thì vậy thôi !
Riêng nay Trung Quốc xưa rồi
Cái thời cuồng tín hiện đều cũng qua
Cho hay lòng Mác “bao la”
“Độc tài Vô sản” quả đà hô lên !
“Đỉnh cao nhân loại” rộng thênh
Hoàn toàn tiên đoán mọi lò sát nhân
Chuyện này giờ có chi cần
Chứng minh rằng Mác triệu lần toàn sai !
NGÀN KHƠI
(01/11/17)