Trung Quốc đã tìm thấy khe hở trong cuộc chiến thương mại?

He Huifeng & Keegan Elmer | Trà Mi

Trung Quốc khoe những khu hàng hóa “làm tại Việt Nam” dọc biên biên giới trong lúc đang căng thẳng vì chiến tranh thương mại với Mỹ.

Một viên chức từ thành phố Fangchenggang ở Quảng Tây cho giới phương tiện truyền thông thấy chi tiết về một kế hoạch của khu thương mại xuyên biên giới ở Dongxing-Moncay. Ảnh: He Huifeng

Các khu vực sản xuất dọc vùng biên giới Việt-Trung có thể là chỗ để giới sản xuất Trung Quốc trốn thuế nhập cảng của Mỹ — nếu họ có thể thuyết phục được Việt Nam đồng tình thực hiện kế hoạch.

Một cuộc xung đột thương mại đăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington là một sự kiệnTrung Quốc không trông đợi, nhưng nhà chức trách ở Quảng Tây coi – nơi có bảy “khu vực thương mại xuyên biên giới” với Việt Nam được lên kế hoạch – là một cơ hội.

Biên giới Việt-Trung là nơi đã che chở cho những người quốc gia Việt Nam muốn lật đổ người Pháp vào những năm 1930, và lính du kích của Hồ Chí Minh chiến đấu chống lại quân đội Mỹ trong thập niên 60. Môt phần của biên giới dài 1.300km đã trở thành chiến trường trong một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1979. Bốn thập niên sau đó, nó có thể lại giữ một vai trò quan trọng trong một loại chiến tranh rất khác.

Hôm thứ Sáu Washington và Bắc đã khai hỏa mở đầu cuộc chiến thương mại chuẩn bị leo thang, đánh 25% thuế nhập cảng trên 34 tỷ USD hàng hóa của nhau.

Tại khu vực Quảng Tây, nơi có viện bảo tàng dành riêng cho ông Hồ, người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, nhà chức trách địa phương đang ca tụng những khu vực sản xuất xuyên biên giới, nơi giới xuất cảng Trung Quốc có thể lắp ráp sản phẩm của họ và dán nhãn “made in Vietnam”.

Các khu ngoại quan là một phần của kế hoạch hợp tác rộng lớn hơn mà Bắc Kinh và Hà Nội đã ký kết hồi năm ngoái, trong chiến lược thương mại và hạ tầng cơ sở một vành đai một con đường của Trung Quốc. Nếu họ đồng ý thực hiện, đó có thể là nơi cho giới sản xuất trốn tránh ảnh hưởng vì thuế nhập cảng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Lu Hui, phó thị trưởng Sùng Tả, nói rằng họ muốn tạo ra một khu vực có “công nhân, vốn và vật liệu tự do lưu chuyển”. Ảnh: He Huifeng

Một trong những khu này nằm ở thị trấn Bình Hương, do thành phố Sùng Tả quản lý. Phó thị trưởng Lu Hui cho biết họ muốn tạo ra một khu hợp tác với Việt Nam có “công nhân, vốn và vật liệu tự do lưu chuyển”.

Lu, quảng cáo kế hoạch này trong một chuyến lưu diễn do chính phủ tổ chức, cho biết các sản phẩm sản xuất trong khu vực ở biên giới có thể được dán nhãn là “có nguồn gốc ở Việt Nam” hoặc “có nguồn gốc ở Trung Quốc”.

Wang Fanghong, nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản ở Bình Hương, cho biết vụ tranh chấp với Washington có thể phát triển những khu thương mại ở biên giới. Wang nói, đây “Có thể là một cơ hội” cho thị trấn nhỏ này để tăng tốc độ phát triển. Wang nói thêm,

Giới xuất cảng đang muốn bán hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc “sẽ gặp khó khăn khi gửi trực tiếp sản phẩm sang tới Mỹ và một số sẽ được chuyển qua ngả các nước thành viên khối ASEAN.”

Wang đề nghị những nơi dọc biên giới với Việt Nam như Bình Hương có thể đi thêm bước nữa và biến “thương mại chuyển giao” thành khu “chế biến và sản xuất địa phương”.

Các sản phẩm được sản xuất trong khu vực biên giới có thể được dán nhãn là “có nguồn gốc ở Việt Nam” hoặc “có nguồn gốc ở Trung Quốc”, theo một viên chức Quảng Tây. Ảnh: He Huifeng

Giới chức Trung Quốc đang muốn cổ động kế hoạch này với những doanh nghiệp xuất khẩu ở trung tâm sản xuất ở tỉnh Quảng Đông và đồng bằng sông Dương Tử cho biết họ sẽ có được lao động rẻ từ Việt Nam và một loạt các chính sách ưu đãi của cả hai chính phủ ở bên biên giới.

Những chính sách này, theo các tài liệu quảng cáo cho các kế hoạch, sẽ làm giảm hậu cần, nhân sự và chi phí về thuế.

Giới sản xuất có thể tiết kiệm được đáng kể về tiền lương công nhân, theo giới chức Trung Quốc, những người cho biết công nhân sản xuất trong ngu vực này được trả mức lương bằng một phần ba của những người ở đồng bằng sông Châu Giang.

Công nhân nhà máy ở Thâm Quyến và Quảng Đông được trả lương trung bình 5.000 nhân dân tệ một tháng (750 đô la Mỹ), so với mức trung bình hàng ngày từ 80 đến 100 nhân dân tệ (12 đô la Mỹ đến 15 đô la Mỹ) mà công nhân ở miền bắc Việt Nam kiếm được. Giới hữu trách cho biết các nhà máy ở các khu vực xuyên biên giới cũng sẽ được bảo vệ, tránh được mối đe dọa thường xuyên vì những cuộc biểu tình và các cuộc đình công mà các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam đang gặp phải.

Giới chức Trung Quốc nói rằng tiền lương trả cho công nhân sẽ thấp hơn đáng kể ở các khu vực sản xuất xuyên biên giới. Ảnh: EPA

Tháng trước, những người biểu tình đã đốt xe cảnh sát, làm bẩn mặt tiền những tòa nhà chính phủ và làm nhà máy của Trung Quốc ngưng hoạt động trên khắp Việt Nam. Đó là lần bùng nổ chống Trung Quốc tệ nhất kể từ năm 2014, khi công nhân phản đối kế hoạch thiết lập ba khu đặc khu kinh tế của chính phủ; nơi đó giới đầu tư có thể thuê đất cả 99 năm. Những người biểu tình lo ngại những đặc khu kinh tế như thế sẽ sẽ bị lợi ích của Trung Quốc chi phối.

Những khu vực này không phải là những khu vực được quy hoạch dọc biên giới với Trung Quốc, nhưng nỗi bất an ngày càng tăng đối với nước láng giềng mạnh ở phía là một trong nhiều rào cản mà nhà chức trách Trung Quốc sẽ phải vượt qua. Một vấn đề khác là phải thuyết phục được Bắc Kinh trao cho họ quyền tự trị lớn hơn trong những khu thương mại như ở Bình Hương, theo tổ chức hành chính đặc biệt “hai quốc gia, một khu vực thương mại tự do”.

Nhưng thuyết phục được Hà Nội để đẩy mạnh tiến trình này cũng có thể sẽ gặp nhiều thử thách. Là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và là nước đã ký kết Thỏa thuận Toàn diện và Tiến bộ Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam cho đến nay vẫn thận trọng về các khu vực sản xuất xuyên biên giới này. Trong khi Việt Nam đã đồng ý với những kế hoạch, công việc xây dựng các khu kỹ nghệ và cơ sở hạ tầng cần thiết đang trì trệ.

Theo Nguyễn Anh Thu Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế và Kinh doanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội, một người nghiên cứu kinh tế của các khu vực xuyên biên giới thì hai bên vẫn cần phải khai triển nhưng chi tiết về việc hợp tác.

“Ngay cả trong thời kỳ chính trị khó khăn đối với Trung Quốc, chúng ta vẫn xuất khẩu sang cho họ. Đây là lý do tại sao các nhà chức trách ở vùng lân cận của Trung Quốc ở Quảng Tây và các quan chức của Việt Nam ngồi xuống và bàn thêm về cách hợp tác, đặc biệt là về thương mại và nó sẽ có lợi cho cả hai bên là điều rất cần thiết.”

Khi đề cập đến thương mại hiện tại đi qua các khu vực dọc biên giới, bà Thu nói, “Không có mô hình hợp tác rõ ràng [cho các khu vực dọc biên giới] — những gì hiện có ở đó không có tính bền vững và rất khó để đạt được lợi ích.”

Hiện tại, không có nhiều khả năng về kỹ nghệ ở các khu vực đó. Bà Nguyễn Anh Thu nói thêm

“Có những hàng nhập vào từ Trung Quốc đến Việt Nam để được sản xuất rồi xuất cảng sang thị trường Mỹ, nhưng họ phải đi xa hơn, từ biên giới đến Hà Nội hoặc các khu vực khác. Các khu kỹ nghệ ở các tỉnh biên giới chưa phát triển tốt, nhưng có một số hy vọng trong tương lai.”

Theo một nhà báo Việt Nam cho hay trong khi đó, Washington và Hà Nội đã có một cuộc điều tra chung về các trường hợp hàng hóa bị cáo buộc là có xuất xứ tại Việt Nam khi chúng thực sự được sản xuất ở Trung Quốc, để tránh phải đóng thuế nhập cảng.

Roger Châu cũng cho biết có sự phản đối về những khu vực sản xuât xuyên biên giới từ phía Việt Nam. Ông nói,

“Nhiều người Việt Nam lo ngại về số lượng đầu tư của Trung Quốc ngày càng tăng trong nước. Họ thấy các nhà máy Trung Quốc đang gây ô nhiễm nghiêm trọng, họ lo lắng về việc hối lộ và các vấn đề đất đai.”

Ý tưởng tạo ra các khu vực dọc biên giới để tạo thuận lợi cho thương mại không phải là mới và chính phủ Trung Quốc hỗ trợ các khu vực tương tự khác ở biên giới với Myanmar, Lào, Nga và Kazakhstan — mặc dù nỗ lực thiết lập một khu vực tương tự với Bắc Hàn đã thất bại.

Theo thỏa thuận với Việt Nam, Trung Quốc sẽ đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực chế xuất dọc biên giới — gồm các cơ sở được thiết kế để đẩy nhanh thủ tục quan thuế và vận chuyển hàng hóa qua các trạm kiểm soát dễ dàng hơn. Các cơ sở này dự tính sẽ trải dài 20 đến 100 km vuông ở cả hai bên biên giới.

Một công ty Trung Quốc được nhà nước hậu thuấn đã chi 451,6 triệu đô la Mỹ ở phía biên giới Trung Quốc thuộc vùng Longbang-Trà Lĩnh. Ảnh: Handout

Đầu tư Phú quý Quảng Tây Tĩnh Tây là một trong những công ty Trung Quốc đầu tư vào khu vực này. Xiong Hongming, phó chủ tịch của công ty được chính phủ hậu thuẫn, cho biết họ có ngân sách 3 tỷ nhân dân tệ cho khu vực Longbang-Trà Lĩnh. Ông cho biết công ty của ông đã chi 1,9 tỷ nhân dân tệ, phần lớn ở phía Trung Quốc của cơ sở ở đây.

Xiong cũng thừa nhận rằng một mục đích của khu vực này sẽ là cung cấp cho các giới sản xuất cơ hội “tránh thuế nhập cảng nặng nề của Washington đối với hàng hóa Trung Quốc”.

Nhưng hiện tại, nhiệm vụ cấp bách nhất của Xiong là xắp xếp các cuộc họp với các cán bộ cấp cao ở phía bên kia biên giới thuộc tỉnh Cao Bằng, để bảo đảm họ luôn cam kết thực thi kế hoạch. Ông ta sẽ bắt đầu với đề nghị cho 100 công ty sản xuất Trung Quốc thiết lập ở phía biên giới Việt Nam của khu vực, và đầu tư ban đầu của họ sẽ cho phép việc xây dựng nhà máy bắt đầu.

Theo Liu Kaiming, người đứng đầu Viện Quan sát đương đại ở Thâm Quyến, một tổ chức phi chính phủ giám sát điều kiện làm việc của giới sản xuất Trung Quốc, theo yêu cầu của các nhà xuất cảng Trung Quốc đang tìm cách bảo vệ chống lại sự phẫn nộ của Trump.

Liu nói thêm rằng các khu vực xuyên biên giới có thể là một vùng thí nghiệm tốt cho các doanh nghiệp xuất cảng muốn vận chuyển hàng hóa qua các quốc gia khác, hoặc thậm chí di chuyển các hoạt động của họ đến những nơi khác trong khu vực. Ông nói,

“Nhưng vấn đề là, liệu chính phủ Việt Nam có đồng ý hay không.”

Bài viết này đã đăng trong ấn bản của Tờ Nam Hoa Tảo Báo (South China Morning Post) dưới tiêu đề là: “Chiến tranh thương mại được xem là cơ hội tốt dọc biên giới Việt Nam”

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Has China found a trade war loophole? Officials tout ‘made in Vietnam’ zones on border amid US tensions. He Huifeng & Keegan Elmer | scmp.com | 10 July, 2018.