Sau chuyến thăm của Pompeo, Việt Nam đưa người Mỹ bị hành hung ra xét xử
Conor Finnegan | DCVOnline
Việt Nam đã ra lệnh đưa một người Mỹ bị công an hành hung đang bị giam cả tháng nay ra tòa xét xử, ngay cả sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo đặt vẫn đề này với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm tuần này tại Hà Nội.
Đối với gia đình của ông William Nguyễn, 32 tuổi bị buộc tội phá rối trật tự công cộng, đó là một dấu hiệu cho thấy chính phủ Mỹ đã không làm đủ để đưa Nguyễn ra khỏi Việt Nam và có thể còn một đoạn đường dài trước mặt.
Victoria Nguyễn, chị của Will, nói về Bộ Ngoại giao trong một cuộc phỏng vấn với ABC News:
“Họ không thực sự coi trọng và thúc đẩy Việt Nam về việc này. Họ gần như tránh nói về nó và gạt đi những lo ngại của tôi hoặc những vấn đề tôi đã nêu ra. Thật là chán nản.”
Hôm thứ Tư, bộ Ngoại giao đã không trả lời các yêu cầu bình luận về việc Will sẽ xét xử hoặc những thất vọng của gia đình ông. Nhưng phát ngôn viên Heather Nauert cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai rằng Pompeo “đã nêu trường hợp của William Nguyễn và khuyến khích Hà Nội có một giải pháp nhanh chóng cho trường hợp của William Nguyễn.”
Sinh ở Houston, Texas, tốt nghiệp đại học Yale và đang có học bổng theo học chương trình thạc sĩ tại Trường Chính sách công Lee Kuan Yew. Tháng trước, trong thời gian nghỉ trước khi tốt nghiệp, Will đã đến thăm Việt Nam như ông và gia đình đã đi gần như hàng năm trong nhiều năm qua.
Khi Will đang ở đó, cuộc biểu tình nổ ra vào ngày 10 tháng 6 tại các thành phố lớn trên toàn quốc chống lại một chính sách kinh tế mới cho các công ty nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc, thuê đất trong đặc khu khu kinh tế. Theo Victoria Nguyễn, Will tham gia cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vì ông tự hào là người Mỹ gốc Việt và coi đó là “một nhiệm vụ công dân … để hỗ trợ người dân Việt Nam và quyền tự do hội họp của họ.”
Victoria nói thêm, “Anh ấy không phải là một người bạo lực.” Và cho biết rằng anh đang cố gắng can ngăn người khác không hành động bạo lực trong cuộc biểu tình.
Khoảng 150 người đã bị bắt trong những cuộc biểu tình, và tin tức của các nhóm nhân quyền cho biết những người bị chính phủ bắt giữ đã bị tra tấn hoặc bị đánh bằng gậy.
Trong một video về cuộc biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh, người xem thấy Will nằm dưới đất bị đấm và sau đó bị kéo lê qua các đường phố. Anh ta bị thương, máu phủ bên trái đầu và một phần của khuôn mặt, và một người nào đó cố gắng chụp một túi màu cam trên đầu anh ta.
Trong một video khác ở những khoảnh khắc sau đó, người xem thấy Will đang đứng đờ đẫn ở phía sau của một xe tải cảnh sát, và đang vẫy tay chào ai đó ở đằng xa; video cho thấy Will bị thương ở trên đầu, ở phía bên trái. Khi chiếc xe tải đang di chuyển ra khỏi tầm máy thu hình người ta thấy một sĩ quan cảnh sát đang xô đẩy với Will ở phía sau.
Từ đó, gia đình của Nguyễn đã không thể liên lạc với Will, và anh ta đã không được phép gặp một luật sư mặc dù đã bị giam giữ hơn một tháng. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với ABC News vào tháng Sáu,
“Chúng tôi rất quan tâm đến những video cho thấy vết thương và cách đối xử William … tại thời điểm ông bị bắt giam, và chúng tôi đã nói với chính quyền Việt Nam vè những lo ngại.”
Các nhân viên lãnh sự của đại sứ quán Mỹ đã có thể thăm ông ta hai lần, vào ngày 15 tháng 6 và 29 tháng 6, người phát ngôn nói thêm rằng ông ấy “có sức khỏe tốt và nói rằng anh ta không cần điều trị y tế” trong lần đầu tiên, năm ngày sau bắt giữ. Các chuyên gia cho rằng việc cho nhân viên lãnh sự thăm hỏi Will là một dấu hiệu tích cực cho thấy Việt Nam sẵn sàng làm việc với nhà chức trách Mỹ.
Trong một đoạn video do chính quyền Việt Nam công bố gần đây người ta thấy Will xin lỗi vì đã cản trở giao thông và gây rắc rối cho gia đình mình và hứa sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc biểu tình chống chính phủ nào khác nữa.
Tòa Đại sứ Việt Nam tại Washington không trả lời điện thoại hoặc email yêu cầu bình luận.
Đó là một loại thú nhận bị ép buộc, để ghi âm rất thường thấy ở Việt Nam, một quốc gia theo chế độ cộng sản và độc đảng mặc dù nó đã hiện đại hóa và đổi mới trong vài chục năm qua cho phép dân chúng có một số tự do về kinh tế và nhân quyền. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình thường bị đàn áp bằng bạo lực và sau đó có nhiều vụ bắt giữ kéo dài, đồng thời giới truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ, với những hạn chế lớn đặc biệt về những diễn ngôn chính trị.
Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh cáo trên trang web du lịch rằng
“Công dân Mỹ đã bị giam giữ vì các hoạt động chính trị (gồm cả việc chỉ trích chính phủ hoặc chính sách trong nước và nước ngoài hoặc ủng hộ những chế độ thay Đảng Cộng sản), tàng trữ tài liệu chính trị và các hoạt động tôn giáo không được chấp thuận (nhà chức địa phương trách cũng đã bắt giữ công dân Hoa Kỳ đã viết bài trên blog hoặc thảo luận ở các phòng hội thoại trên mạng mang tính chính trị hoặc chỉ trích chính phủ.”
Nhưng gia đình của Nguyễn vẫn cho rằng ngay cả khi William bị cấm tham gia biểu tình, thì cách đối xử tàn bạo của nhà chức trách Việt Nam với ông là thái quá và Hoa Kỳ cần yêu cầu Việt Nam phải thả ông ngay lập tức.
Nỗ lực của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa đủ đối với gia đình ông William Nguyễn, họ ngại rằng Pompeo quá “ngoại giao” về sự kiện này, và chỉ thúc giục “giải quyết nhanh” thay vì đòi “trả tự do ngay lập tức”, và chưa làm đủ để buộc các cơ quan hữu trách Việt Nam phải chịu trách nhiệm. Victoria Nguyễn nói với ABC News
“Vấn đề là Ngoại trưởng Pompeo đã không đòi trả tự do ngay lập tức cho William, nhưng lại nói chúng ta hãy ngoại giao về việc này và giúp anh ấy được thả ra càng sớm càng tốt. Bộ Ngoại giáo đã không làm việc hết sức để đòi thả anh ấy ngay lập tức. Anh đã bị đánh đập và kéo lê … Không có bất kỳ ai nhận trách nhiệm hết.”
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao đã phản biện ý kiến cho rằng Hoa Kỳ đã không làm đủ hồi tháng Sáu, nói với ABC News rằng giới hữu trách Mỹ
“đã liên lạc với chính phủ Việt Nam ngay sau khi họ biết về vụ bắt giữ ông Nguyễn. Đại sứ và Tổng lãnh sự đã đưa vấn đề của William nhiều lần với các đối tác của họ và sẽ tiếp tục làm như vậy … Sự an toàn của ông Nguyễn và sự an toàn của tất cả công dân Hoa Kỳ là mối quan tâm tối đa của Hoa Kỳ.”
Mặc dù phong trào chống Trung Quốc đang thịnh hành ở nhiều nơi ở Việt Nam, quốc gia này đã phát triển mối quan hệ kinh tế với cường quốc láng giềng phương bắc – nước mà Hoa Kỳ đang cạnh tranh. Một số trong giới phân tích ngại rằng như thế có thể có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ nhắm mắt làm ngơ trước các vụ đàn áp nhân quyền của chính quyền Việt Nam, vì quyền lợi và quan hệ kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ.
Francisco Bencosme, Người Quản lý vận động ở châu Á Thái Bình Dương của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết:
“Rõ ràng là nhân quyền đã xếp lại phía sau. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng họ đã đặt những vấn đề này với chính quền Việt Nam, nhưng chúng không có ưu tiên — và chúng không được xem trọng vì tình hình chỉ trở nên tồi tệ hơn.”
© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: — After Pompeo visit, Vietnam to put American beaten and held on trial . By CONOR FINNEGAN | ABC News | Jul 12, 2018.