Mahathir Mohamad lên tiếng cảnh cáo chống ‘chủ nghĩa thực dân mới’ trong chuyến thăm Trung Quốc
Lucy Hornby | DCVOnline
Thủ tướng Malaysia nhấn mạnh , “Thương mại tự do cũng nên là thương mại công bằng.”
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã lên tiếng cảnh cáo chống “một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân”, trong lới phát biểu rõ ràng cho thấy châu Á không hài lòng về ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Trong chuyến thăm bốn ngày ở Trung Quốc, ông Mahathir bắt tay vào một nhiệm vụ cần tinh tế để thương lượng lại những thỏa thuận về xây dưng đường sắt và ống dẫn dầu trị giá 23 tỉ đô-la đã được người tiền nhiệm, ông Najib Razak đồng ý, đồng thời cố gắng bảo đảm các luồng đầu tư và thương mại mới cho cử tri ở Mã Lai.
Người lãnh đạo Malaysia đã chỉ trích nặng nề những thỏa thuận trước là bình phong cho việc chuyển tiền để giúp bảo trợ 1Malaysia Development Berhad đầy tham nhũng của ông Najib, và đã thề sẽ thương lượng lại bất kỳ “hiệp ước bất bình đẳng” nào. Ông nói hôm thứ Hai tại một cuộc họp báo chung với thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang,
“Tôi đồng ý tự do thương mại là con đường phari đi, nhưng, tất nhiên, thương mại tự do cũng nên là thương mại công bằng.”
Ông Li đã lên tiệng bảo vệ thương mại tự do để trả lời một câu hỏi về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sôi nổi hiện nay.
“Chúng ta nên luôn nhớ rằng mức độ phát triển của quốc gia không giống nhau. Chúng tôi không muốn có một tình trạng đi đến một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với các nước giàu, do đó chúng ta cần thương mại công bằng.”
Một loạt các hoạt động ngoại giao trước chuyến viếng thăm chính thức của Mahathir đã đặt bản lề vào cách giải quyết những căng thẳng xung quanh các dự án cơ sở hạ tầng, đã ký kết như là một phần của Sáng kiến Vành đai và Một Con đường của Trung Quốc nhưng đã khiến Malaysia phải mang gánh nặng nợ đang tăng.
Ông Mahathir cho biết: “Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ thông cảm với những vấn đề mà chúng tôi phải giải quyết và có thể giúp chúng tôi giải quyết một số vấn đề tài chính nội bộ Mã Lai.”
Nghĩa là ông đưa tín hiệu cho Trung Quốc biết rằng tăng nhập cảng sầu riêng và dầu dừa vẫn không đủ.
Mahathir cảnh cáo Trung Quốc chống lại một ‘phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân’
Nhưng trong một tuyên bố chung do Bộ Ngoại giao Malaysia phát hành vào tối thứ Hai, Kuala Lumpur khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục với một phần của Sáng kiến Vành đai Một Con đường – mặc dù có một số đắn đo về chương trình này.
Thủ tướng Mã Lai đã đích danh gọi Trung Quốc là “nước giàu” trước chuyến đi và trong một diềm dưng chân hôm cuối tuần qua tại thành phố Hàng Châu, nơi ông đến thăm nhà sản xuất ô tô tư nhân Trung Quốc Geely và nhóm thương mại điện tử Alibaba.
Geely, năm ngoái đã mua 49% công ty Proton sản xuất ô tô của Mã Lai đang gặp khó khăn, đã đồng ý thành lập liên doanh sản xuất ô tô ở Trung Quốc mang thương hiệu Proton. Ông Mahathir đã thành lập Proton vào những năm 1980 làm nền tảng xây dựng một cơ sở sản xuất của Malaysia. Cuối tuần này, ông thừa nhận rằng Proton có thể học hỏi từ Geely.
Bắc Kinh và Kuala Lumpur cũng đã ký thỏa thuận gia hạn hợp đồng hoán đổi tiền tệ giữa hai nước trong ba năm nữa. Trong khoảng Rmb180bn (26 tỷ đô la) hoặc RM110bn (26,8 tỷ đô la) sẽ được điều chỉnh theo đồng ringgit để phản ảnh sự mất gái của đồng tiền Malaysia kể từ năm 2015.
Ông Nor Shamsiah Mohd Yunus, thống đốc ngân hàng trung ương Malaysia đã tái ký hợp đồng, tuần trước đã tự do hóa các quy định ngoại hối của Malaysia cho các nhà xuất khẩu, trong đó giới quan sát xem như là một nỗ lực để giải tỏa các mối quan tâm của giới đầu tư khi ông Mahathir cố gắng giải quyết mín nợ quốc gia.
© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: US criticizes Vietnam for jailing peaceful activists> | Lucy Hornby | The Finacial Times |August 20, 2018. Stefania Palma tại Singapore đưa tin bổ túc.