Thư giữa Nghị sĩ Janet Nguyen và ông Nguyễn Thanh Tú
Nghị sĩ Janet Nguyen | Nguyễn Thanh Tú
Thư trao đổi về phim Terror in Little Saigon và vụ ám sát ký giả Đạm Phong cùng những nhà báo khác.
January 25, 2016
Mr. Tu Nguyen
3310 N. Braeswood
Houston, Texas 77025
Dear Mr. Nguyen:
Thank you for contacting me regarding my letter to Chairman Paul Steiger on Frontline/ProPublica’s Terror in Little Saigon report. First of all, I would like to express my sincere condolences for the loss of your father, Mr. Dam Phong Nguyen. As a mother and daughter, I cannot begin to imagine the great void his departure left on you and your family and understand your longing for justice.
Regarding my letter, I would like to clarify that my intent was never to criticize the investigation into the
death of your father or any other investigation. The purpose of my letter was to address the blanket
mischaracterization, in the Terror in Little Saigon Report, of the Vietnamese-American community as
political radicalists who will resort to suppressing dissenting opinions through violent means. The Vietnamese-American community has made great contributions to the society, culture and economy of the United States and I hope you will agree that the alleged wrongful actions of a few individuals should not be applied to the Vietnamese-American community as a whole.
I would also like to take this opportunity to state that neither I nor my staff are members of the Viet Tan
Party. To this end, I assure you that requests for assistance, especially those involving human rights, are handled with the utmost professionalism and are sent to the appropriate agencies. As such, I will forward a copy of your letter to California Attorney General Kamala Harris and U.S. Attorney General Loretta Lynch so that they can directly address your petition to reopen the investigation of many murders and assassination cases that occurred in California and throughout the United States, especially the cases involving the five murdered Vietnamese-American journalists that you cited in your letter.
Once again, I thank you for taking the time to contact me regarding this very sensitive issue. If I can be of any assistance to you, please do not hesitate to contact me at [email protected] or (714) 7411034.
Tu Nguyen
3310 N. Braeswood
Houston, Texas 77025
STATE CAPITOL
Sacramento, CA 95814District Office
10971 Garden Grove Blvd
Garden Grove, CA 92843
Xin hiểu rằng, cơ bản của sự liện lạc của tôi ở đây nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với bà về thư hồi âm của bà ngày 25 tháng 1, năm 2016. Tôi vẫn giữ sự kính trọng đối với Thượng Nghị sĩ qua những lời yêu cầu và góp ý trong thư hồi âm của bà, mà chủ đề là những cái chết chưa có câu trả lời của 5 nhà báo Mỹ gốc Việt, được mô tả đầy đủ hơn trong tường thuật của Frontline hoặc Propublica trong phim “Khủng bố ở Little Saigon”.
Xin cho tôi phép một vài lời chia sẻ với Thượng Nghị sĩ tại sao sự hỗ trợ của bà có ý nghĩa rất lớn đối với gia đình chúng tôi, các gia đình bạn đồng nghiệp của cha tôi và cộng đồng người Việt thân yêu của chúng ta.
Thưa bà, chúng ta đã trải qua một cuộc hành trình bằng đường biển đầy tuyệt vọng để trốn thoát khỏi Việt Nam vào năm 1975, khi miền Nam được Hà Nội “giải phóng” vào ngày cuối chiến tranh Việt Nam, hơn một triệu người đã liều mình trên những chiếc tàu ọp ẹp để thoát khỏi sự đàn áp. Rất nhiều anh chị em người Việt của chúng ta đã phải bỏ xác dưới đáy biển đông, rơi vào bụng cá mập, hoặc bị hải tặc giết chết trên Vịnh Thái Lan. Chúng ta hành động như thế vì chúng ta tin tưởng mạnh mẽ vào tự do ngôn luận như một quyền phổ quát của con người. Rủi thay, trong hơn bốn mươi năm qua, tôi nghi ngờ không biết các cơ quan truyền thông dòng chính của người Việt đã đánh mất ý muốn tự do hay không.
Đối với người Mỹ gốc Việt, nước Mỹ như chúng ta biết là quê hương của những người yêu chuộng tự do và đất của những người dũng cảm. Tự do có nghĩa là có thể bày tỏ ý kiến của mình mà không sợ bị giết chết, dũng cảm có nghĩa là có can đảm để bảo vệ tính toàn vẹn của báo chí và tự do ngôn luận.
Đối với các nhà báo Việt Nam, giống như cha của tôi, Nguyễn Đạm Phong và Lê Triết, tất cả họ muốn chỉ là có thể làm công việc của họ, để cộng đồng yêu quý của chúng ta được lợi. Thay vào đó, họ đã bị săn đuổi một cách có hệ thống bởi Mặt Trận, cũng được biết với tên Việt Tân. Đã 33 năm qua, họ vẫn chưa bị truy tố. Họ chưa bao giờ bị đưa ra trước công lý. Tôi vẫn còn sống ở đây chỉ đơn giản là vì tôi còn trẻ (19 tuổi), ngây thơ và ngu ngốc và vì thế không phải là mối đe dọa cho họ vào thời điểm đó. Nhưng có lẽ tôi may mắn, bởi vì các tay súng, kẻ đã giết nhiều người trong số các đồng nghiệp của cha tôi, vẫn chưa tìm ra tôi.
Bố tôi đã cống hiến cuộc đời mình cho báo chí. Ông tin rằng tấn công nhà báo là khởi đầu tấn công quần chúng và quyền có được thông tin. Ông sẵn sàng lấy mạng sống của mình để bảo vệ sự thật, bảo tồn sự toàn vẹn của báo chí và xây dựng nền tảng cho các nhà báo người Việt trong tương lai. Toàn bộ cuộc đời của ông được dành ra để giúp đỡ mọi người và cuộc đời đó đã bị 7 viên đạn .ACP ly lấy đi. Ông đã trả giá tột đỉnh. Gia đình tôi vẫn phải trả giá nặng nề, và cộng đồng Việt Nam thân yêu của chúng ta đã mất đi một tiếng nói kiên định.
Thưa bà, làm thế nào tôi có thể giải thích cho các con tôi rằng ông nội các cháu đã liều mình bằng đường biển đầy tuyệt vọng sang Mỹ để có tự do, để rồi ông nội các cháu lại bị chết vì làm báo Tự Do?
Trong hai năm qua, AC Thompson, một nhà báo Mỹ, đã can đảm làm những gì mà truyền thông dòng chính người Việt từ chối làm – đi tìm công lý, để “đồng nghiệp” của ông không chết một cách oan uổng. Như A.C. Thompson đã mạnh mẽ chỉ ra:
“Chúng ta tự nói với mình rằng công việc của chúng ta có ý nghĩa, rằng đáng để mạo hiểm và sẽ được ghi nhớ. Khi một nhà báo bị giết, chúng ta liền thuật lại câu chuyện của họ và để nói với thế giới rằng cuộc đời của họ không lãng phí. Và, vì thế, thật không nên mất quá lâu mới đi tới đây. Đã trễ hơn 30 năm, tôi đã đến trước mộ ông Đạm Phong. Trường hợp của ông đã bị đóng băng ba thập niên, mà không có một bản án hoặc bắt giữ nào, chính mộ bia này nói với chúng ta rằng ông Đạm Phong đã chết cho báo chí.
Sống xứng đáng, cuộc sống của Đạm Phong xứng đáng.”
Tương tự như A.C. Thompson, tôi rất tán đồng tinh thần bảo vệ giá trị và danh dự của Ông/Bà dành cho cộng đồng Việt nam chúng ta. Sống trên một đất nước thượng tôn luật pháp như Hoa kỳ, chúng ta đều được giáo dục rằng chỉ có Công lý mới đem lại sự thật và trả lại danh dự cũng như rửa sạch mọi điều bịa đặt xấu xa trên bất kỳ cá nhân hay tập thể nào. Tôi khẩn cầu Ông/Bà hãy hành động vì lương tâm Công Lý và tinh thần Trọng Pháp để yêu cầu các cơ quan thẩm quyền mở lại hồ sơ liên quan đến án mạng của cha tôi và 4 nhà báo gốc Việt khác.
Tôi thành thực biết ơn sự quyết tâm của bà trong việc giữ vững nguyện tắc phóng viên ở Mỹ không thể bị sát hại mà không bị trừng phạt, đi đầu trong nỗ lực đi tìm thủ phạm của chúng tôi và lên tiếng cho cha tôi và các đồng nghiệp của ông. Tôi mong muốn sẽ làm việc và hỗ trợ bà trong các nỗ lực này. Sự lãnh đạo của bà để giúp bảo tồn tính toàn vẹn của báo chí và bảo vệ quyền tự do ngôn luận quan trọng hơn bao giờ hết. Cám ơn sự lãnh đạo, lòng can đảm và tình nhân loại của bà.
Trân trọng,
Nguyễn Thanh Tú,
Con trai của một người cầm bút bị giết
trong việc theo đuổi chân lý và công lý
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Thư do ông Nguyễn Thanh Tú gởi. DCVOnline minh họa.
Sau khi đọc 2 bức thư trao đổi giữa TNS Janet Nguyễn và Ông Nguyễn Thanh Tú, tôi có đôi điều xin thưa với cả 2 vị:
1. Với TNS Janet Nguyễn, căn cứ vào những điều Bà nói trong thư Bà trả lởi Ông Nguyễn Thanh Tú, nếu bà thực hiện đúng tinh thần và nội dung của bức thư này, thì tôi thấy Bà đã hành xử đúng tư cách và cương vị của một đại biểu dân cử trong một đất nước tự do, và bà rất xứng đáng nhận được lá phiếu của tôi cũng như của gia đình và bè bạn tôi cùng tất cả những nạn nhân của cộng sản Việt Nam nếu Bà ra tái ứng cử trong nhiệm kỳ tới. Tôi cũng tin rằng chính cách hành xử này sẽ quyết định giá trị của di sản về sự nghiệp công vụ của Bà chứ không phải là địa vị, tiền bạc, và thế lực của Bà và của những người ủng hộ tài chính cho Bà. Nó cũng sẽ quyết định di sản này trong tương lại có sẽ được gia đình, con cháu, và bằng hữu của Bà nhắc đến với niềm tự hào và lòng tri ân, ngưỡng mộ,, hay là với nỗi hổ thẹn và lòng tiếc hận về một cơ hội bị bỏ lỡ.
2. Với Ông Nguyễn Thanh Tú, tôi xin thành thật cảm ơn ý chí kiên trì tìm kiếm công lý của Ông. Ông đã tỏ ra xứng đáng với thân phụ Ông, người đã dũng cảm thực hiện đúng thiên chức của một nhà báo là tìm kiếm và bảo vệ sự thật, bất chấp sự thách thức của dối trá và sự đe dọa của bạo lực. Nhưng quan trọng hơn cả là Ông đã tỏ ra xứng đáng với truyền thống thượng tôn luật pháp và công lý của đất nước vĩ đại này, xứng đáng với lý tưởng tự do, dân chủ mà biết bao nhiêu đồng bào Việt Nam của Ông liều chết bỏ nước ra đi để tìm kiếm.
Tôi tin rằng theo luật hình sự Hoa Kỳ, không có giới hạn thời hiệu cho các vụ án giết người tàn bạo, thì những kẽ ám hại thân phụ của Ông sớm muộn gì cũng sẽ phải đền tội. Và chăng, sát nhân thì phải giả tử, đó cũng còn là luật muôn đời của Thượng đế.
Nguyễn Công Dân