Những tín hiệu ủng hộ bitcoin theo chủ nghĩa dân túy của Pierre Poilievre báo hiệu tiền điện tử sắp sụp

ETHAN LOU | DCVOnline

Hồi tháng 3 tôi đã viết tiền điện tử có thể nhìn vào một thị trường gấu. Hồi đó bitcoin dao động quanh mức 40.000 đô la Mỹ. Khi tôi viết bài này, bitcoin đang ở dưới 30.000 đô la Mỹ. Tôi xin lỗi.

Dân biểu đảng Bảo thủ và ứng cử viên lãnh đạo đảng Pierre Poilievre phát biểu trong một cuộc họp báo bên ngoài Ngân hàng Canada, ở Ottawa, vào ngày 28 tháng 4. JUSTIN TANG/THE CANADIAN PRESS

Tuy nhiên, nếu chúng ta đang ở trong một thị trường gấu thực sự thì sẽ còn nhiều nỗi đau trước mặt. Và rất nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta đang đi theo hướng đó.

Một trong những dấu hiệu đó, có thể là cách bitcoin đã đi vào cuộc thảo luận quanh cuộc đua tranh vị trí lãnh đạo Đảng Bảo thủ, qua sự ủng hộ nhiệt tình của ứng cử viên Pierre Poilievre đối với nó. Điều đó gợi lên một câu chuyện xưa đã được nói đến nhiều lần về một người có vẻ ngoài cuộc lại quan tâm đột ngột đến một lĩnh vực đầu tư cụ thể nào đó khiến nó phải tiêu tan.

Có thể ông Poilievre là cậu bé đánh giày.

Giai thoại có lẽ có thật về một công nhân trẻ liên quan đến nhà đầu tư Joe Kennedy, cha của cựu tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy. Ông Kennedy Sr. cho biết ông đã cảm nhận được sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 và cuộc Đại suy thoái tiếp theo dó vì, một ngày nọ, cậu bé đánh giày bắt đầu chỉ cho ông những mẹo đầu tư.

Cá nhân tôi không bao giờ tin một người không đánh bóng đôi giày của chính mình, nhưng giai thoại của ông Kennedy đã sống như một trong những câu châm ngôn đầu tư tuyệt vời.

Có một cảnh tương tự trong phim The Big Short, dựa trên cuốn sách không hư cấu cùng tên. Một nhân vật được mô phỏng theo nhà đầu tư Steve Eisman củng cố niềm tin của ông ta về bong bóng nhà đất sắp nổ sau khi một vũ nữ thoát y nói với anh ta rằng cô ấy đang có sáu khoản thế chấp kếch xù.

Chuyện đó đưa chúng ta đến với ông Poilievre. Ông ấy là một người có học thức và là người phụ trách phê bình tài chính của đảng Bảo thủ và rõ ràng ông ấy biết mình đang nói về điều gì. Nhưng chuyện đó chưa bao giờ là câu phải hỏi, và chuyệnở đây không phải là về vấn đề đó.

Lời răn dạy của câu chuyện cậu bé đánh giày không phải là về một cậu bé cụ thể nào và liệu cậu ta đã cố vấn bất kỳ mẹo kinh doanh nào cho ông Kennedy về chứng khoán hay không. Chung cuộc, chúng ta không nên bỏ qua sự nhạy bén của cậu bé chỉ vì nghề nghiệp của cậu ấy. Vấn đề là khuynh hướng mà cậu bé đại diện.

Nếu bạn đọc gặp một cậu bé đánh giày đang mê cổ phiếu, rất có thể, bạn đã không gặp người duy nhất trên toàn thế giới có niềm đam mê cụ thể đó. Ông Kennedy rút ra được trong tương tác đó là cách mà quá nhiều người thường không quan tâm đến thị trường chứng khoán đã quan tâm đến nó.

Đây là những gì mà việc ủng hộ bitcoin của ông Poilievre cho thấy. Ông ta hầu như không đơn độc trong giới chính khách đã chấp nhận tiền điện tử trong năm qua. Chưa kể đến làn sóng của những người nổi tiếng chính thống, các công ty và nhà đầu tư bán lẻ. Có rất nhiều những cậu bé đánh giày.

Chắc chắn, sự gia tăng quan tâm của người ngoại cuộc thường là điềm báo tốt. Do đó có sự bùng nổ tiền điện tử trong năm qua. Cũng như thập niên hai mươi bùng nổ vào thời điểm cậu bé đánh giầy của ông Kennedy Sr. Chỉ như thế, tại một số thời điểm, giống như cách tất cả các chu kỳ thị trường diễn ra, bữa tiệc phải kết thúc. Kinh nghiệm của ông Kennedy đơn giản chỉ là một lời nhắc nhở về việc đó, mặc dù một nhắc nhở chói tai đã thúc đẩy ông bán hết mọi thứ.

Mặc dù lý thuyết cậu bé đánh giày không phải là chuyện khoa học, nhưng nó đã đứng vứng trước một thí nghiệm của Tạp chí Fortune vào năm 1966, khi nhà báo hỏi những người chọn một cách ngẫu nhiên ở New York về lời khuyên chứng khoán. Các phóng viên kết luận một cách không chính thức rằng “thị trường đã có một con đường đi trước khi mọi người nhận được mẹo về cổ phiếu” — và thị trường chỉ sụp đổ bốn năm sau đó.

Tuy nhiên, bây giờ, giai thoại này xuất phát từ một nhà báo tiền điện tử, về một kinh nghiệm từ năm ngoái. Ông ấy đang cắt tóc và một người thợ cắt tóc đang nói lớn về số tiền ông ấy kiếm được từ bitcoin. Nhà báo hỏi người thợ cắt tóc đã đọc được những nguồn tin tức nào. Người thợ cắt tóc cho biết ông ta không đọc bất cứ thứ gì mà thay vào đó xem kênh YouTube của “BitBoy”.

Sau đó, cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã nói chuyện về tiền điện tử vào tháng Tư. Ông Clinton cũng đã có một bài nói chuyện về tiền điện tử vào năm 2018, sau thời kỳ bùng nổ bitcoin trước đó. Cả hai lần, ông đều nói khi giá đã vượt qua mức đỉnh.

Đó là bối cảnh để xem sự ủng hộ bitcoin của ông Poilievre. Các chính khách thường chỉ có một lý do để nói lên bất kỳ chủ đề nào. Giống như ông Clinton, ông Poilievre đã cảm nhận được rằng ngày càng có nhiều người ngoài phạm vi hoạt động của tiền điện tử đang quan tâm đến chủ đề này — và rằng bằng cách chia sẻ sự nhiệt tình của họ đối với tiền điện tử, những người đó sẽ thích ông ta.

Đó có lẽ là một cuộc đánh cá khôn ngoan. Nhưng xét về diễn biến thị trường, sự nhiệt tình của những người không thường sinh hoạt trong thị trường luôn là một báo hiệu đến hơi trễ. Tại một số thời điểm, khi sự quan tâm của dòng chính gia tăng đối với tiền điện tử thì đó là một dấu hiệu cho thấy đã đến lúc phải cuốn gói đi về.

Giá Bitcoin trong vòng 6 tháng qua. Google Finance

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

Nguồn: Pierre Poilievre’s populist bitcoin support signals impending crypto crash | Ethan Lou | The Globe And Mail | 13 May, 2022.